domain, domain name, premium domain name for sales

Thứ Bảy, 17 tháng 1, 2015

Hiện tượng chiêm tinh học năm 2015

Năm 2014 đã hết và năm mới lại tới. Năm 2015 đã được chọn là Năm ánh sáng quốc tế để kỉ niệm rất nhiều sự kiện khoa học liên quan tới ánh sáng - một đối tượng cơ bản của vậ lý và thiên văn học. Cũng như mọi năm, năm 2015 sẽ cho phép người yêu thích bầu trời quan sát được nhiều hiện tượng thiên văn thú vị. Dưới đây là danh sách và lịch trình xảy ra các hiện tượng có thể quan sát tại Việt Nam.



1. Mưa sao băng Qudrantids có cực điểm vào đêm và rạng sáng ngày 3-4 tháng 1. Đây là trận mưa sao băng trung bình với mật độ lúc cực điểm khoảng 40 sao băng mỗi giờ. Nó có vùng trung tâm là chòm sao Bootes.

2. Sao Mộc ở vị trí trực đối với Mặt Trời vào tối mùng 6 tháng 1. Đây là thời điểm Sao Mộc nằm ở vị trí đối diện với Mặt Trời mà Trái Đất nằm ở giữa, do đó đây là lúc người từ Trái Đất có thể thấy rõ nhất phần bề mặt được chiếu sáng của nó. Một chiếc kính thiên văn nghiệp dư có thể giúp bạn theo dõi hành tinh này.

3. Sao Kim và Sao Hỏa giao hội ngày 22 tháng 2. Hai hành tinh sáng này sẽ nằm rất gần nhau trên bầu trời phía Tây sau lúc Mặt Trời lặn.

4. Nguyệt thực toàn phần ngày 4 tháng 4. Hiện tượng xảy ra khi Mặt Trăng đi vào vùng bóng tối của Trái Đất do Mặt Trời gây nên. Việt Nam có thể quan sát toàn bọ pha toàn phần của hiện tượng này.

5. Mưa sao băng Lyrids ngày 22, 23 tháng 4. Mưa sao băng loại nhỏ , chỉ với khoảng 20 sao băng mỗi giờ vào lúc cực điểm. Tuy vậy, do rơi vào đêm đầu tháng âm lịch, nếu điều kiện thời tiết thuận lợi người quan sát vẫn có thể thấy rõ hiện tượng này.

6. Mưa soa băng Eta Aquarids ngày 5, 6 tháng 5. Mưa sao băng cỡ trung bình với mật độ lúc cực điểm khoảng hơn 30 sao băng mỗi giờ. Mặc dù vậy, do rơi vào gần thời điểm Trăng tròn nên số sao băng có thể được nhìn thấy ngay cả khi thời tiết lý tưởng bị giảm đáng kể.

7. Sao Thổ ở vị trí trực đối ngày 23 tháng 5. Sao Thổ sẽ nằm ở vị trí thuận tiện nhất để quan sát do nó nằm phía bên kia so với Mặt Trời đối với người quan sát từ Trái Đất. Bạn có thể quan sát nó cùng vành sánh rất đẹp (Saturn's ring) bằng một chiếc kính thiên văn nghiệp dư.

8. Mưa sao băng Delta Aquarids có cực điểm ngày 28, 29 tháng 7. Đây là mưa sao băng nhỏ với mật độ lúc cực điểm khoảng 20 sao băng mỗi giờ. Do cực điểm nằm rất gần thời điểm Trăng tròn nên về cơ bản nó chỉ có thể được quan sát với mật độ nhỏ ở những nơi có điều kiện khí quyển và thời tiết lý tưởng.

9. Mưa sao băng Perseus có cực điểm ngày 12, 13 tháng 8. Một trong những mưa sao băng lớn nhất hàng năm, được gây ra bởi những mảnh vụn còn sót lại của sao chổi Swift-Tuttle trên quĩ đạo Trái Đất. Nó có thể đạt trên 60 sao băng mỗi giờ vào lúc cực điểm. Năm 2015, nếu không có biến cố về thời tiết mưa sao băng này sẽ rất thuận lợi để quan sát vì nó có cực điểm vào lúc không Trăng.

10. Mưa sao băng Orionids cực điểm ngày 21, 22 tháng 10. Mưa sao băng loại trên trung bình với cực điểm có thể đạt 20 đến 30 sao băng mỗi giờ. Rạng sáng khi Trăng đã lặn sẽ là thời điểm tốt nhất để quan sát hiện tượng này.

11. Sao Kim và Sao Mộc giao hội lúc rạng sáng ngày 26 tháng 10. Hai hành tinh sáng nhất trên bầu trời sẽ nằm ở gần sát nhau trên bầu trời. Hãy nhìn về bầu trời phía Đông khi trời còn tối, trước lúc Mặt Trời mọc lên để thấy rõ hiện tượng này.

12. Sao Kim, Sao Mộc và Sao Hỏa giao hội rạng sáng ngày 28 tháng 10. Hai ngày sau hiện tượng giao hội ngày 26, Sao Hỏa sẽ tham gia vào cuộc gặp gỡ của các hành tinh này. Hãy nhìn về bầu trời phía Đông trước lúc Mặt Trời mọc. Với một chiếc kính thiên văn nhỏ, bạn cũng sẽ dễ dàng hơn để quan sát các hành tinh này.

13. Mưa sao băng Leonids có cực điểm ngày 17, 18 tháng 11. Mưa sao băng Leonids năm 2015 sẽ là trận mưa sao băng trung bình, không còn lớn như trước đây. Nó cho phép bạn quan sát vào lúc cực điểm khoảng 20 sao băng mỗi giờ. Rạng sáng ngày 18/11 sẽ là thời điểm quan sát lý tưởng nhất. Khi Mặt Trăng đã lặn, nếu thời tiết thuận lợi đây vẫn sẽ là hiện tượng  rất đáng chú ý.

14. Mặt Trăng và Sao Kim giao hội rạng sáng ngày 7 tháng 12. Hãy nhìn về bầu trời phía Đông trước lúc Mặt Trời mọc để quan sát hai thiên thể sáng nhất bầu trời đêm này khi chúng nằm rất gần nhau.

15. Mưa sao băng Geminids có cực điểm ngày 13, 14 tháng 12. Mưa sao băng lớn nhất trong năm, với cực điểm có thể lên tới hơn 100 sao băng mỗi giờ. Nó có vùng trung tâm là chòm sao Gemini (Song Tử).  Rơi vào thời điểm không Trăng, nếu không có biến cố thời tiết thì đây sẽ là điều kiện lý tưởng nhất để bạn quan sát trận mưa sao băng lớn nhất này.


Đặng Vũ Tuấn Sơn
(Chủ tịch VACA)

Thứ Năm, 1 tháng 1, 2015

Cách chữa lẹo mắt theo dân gian

leo-mat
Lẹo mắt nhiều người bị. Xem qua để biết cách chữa nếu lỡ bị nha mọi người


Các triệu chứng nhận biết bị lẹo mắt
- Mi mắt sưng.
- Cảm giác cộm ở mắt, chảy nước mắt
- Ở chỗ đau có nổi lên 1 khối rắn đỏ to bằng hạt gạo.
- Mắt hơi đỏ, ngứa, đau.
- Sau 3-4 ngày lẹo mưng mủ và vỡ
- Lẹo thường mọc ở bờ mi, dính chặt vào vùng mi mắt

Nguyên nhân gây lẹo mắt
- Do viêm mi mắt
- Sử dụng khăn chung với người khác
- Sử dụng quá nhiều mỹ phẩm
- Ăn nhiều đồ ăn cay nóng
- Bị rối loạn tiêu hóa, cản trở sự hấp thụ dinh dưỡng

Mẹo chữa lẹo mắt nhanh chóng không để lại sẹo
Cách 1:
Dùng 1 nắm lá trầu không giã nát, cho vào 1 cái cốc, chế nước sôi vào, rồi đưa miệng cốc lên gần mắt (cách khoảng 10cm để tránh bị bỏng) để xông hơi cho mắt.
Ngày làm 2 lần, sau 2-3 ngày lẹo sẽ biến mất mà không để lại sẹo xấu cho bạn.

Cách 2:
Dùng cán đũa bếp hơ vào than hoa nóng rồi quấn vào 1 cái vải xô rồi áp vào mắt để trị chứng sưng đau, ngứa ngáy. Bạn sẽ thấy dễ chịu.
Làm như vậy khoảng 5-10 lần cùng 1 lúc. Ngày làm 2 lần. Cách này cũng khá hiệu nghiệm, chỉ sau 2-3 ngày lẹo mắt cũng sẽ biến mất.

Lưu ý:
- Tránh dụi tay lên mắt
- Vệ sinh mắt hàng ngày
- Không sử dụng chung khăn với người khác
- Không nên soi gương, trang điểm hoặc sử dụng mỹ phẩm lên vùng mắt đến khi lẹo khỏi hẳn.
- Tránh ăn đồ cay nóng, chứa chất kích thích

Cách phòng ngừa bị lẹo mắt
- Tẩy trang sạch sau khi trang điểm mắt
- Tránh trà mắt
- Tráng môi trường bụi bặm
- Đeo kính mắt mỗi khi ra đường để tránh bụi bẩn
- Tránh dùng đồ trang điểm chung, khăn mặt, khăn tắm với người khác

Tổng hợp từ Tri Thức Trẻ