domain, domain name, premium domain name for sales

Chủ Nhật, 13 tháng 10, 2013

Đầu tư chứng khoán: Phân tích bao nhiêu là đủ?

Nếu nghề nghiệp của bạn là bác sĩ, kĩ sư, hoặc kế toán, càng đọc nhiều sách chuyên ngành, hiểu biết sâu rộng về kiến thức chuyên môn, nhiều năm kinh nghiệm làm nghề sẽ giúp tay nghề bạn càng ngày càng cao và càng khó bị tầng lớp trẻ soái ngôi. Nhưng làm đầu tư thì chưa hẳn! Có lẽ không có ngành nghề nào mà ranh giới giữa chuyên gia & newbie lại mong manh như nghề đầu tư. Đầu tư thành công đòi hỏi 1 số tố chất riêng & sự nhạy bén, "không phải cứ cần cù, sống lâu bù thông minh là có thể thay thế được" (theo Shadow). Đẹp trai tài giỏi & cáo già như Ackman 1 phút sơ sẩy vẫn phải cắt lỗ 50% như các nhà đầu tư non tay mới vào nghề.

Nhiều nhà đầu tư thường bị lỗi tâm lí illusion of control (ảo tưởng về khả năng kiểm soát). Khi họ nghiên cứu rất kĩ một cổ phiếu trước khi mua, phân tích cơ bản, kĩ thuật, tin nội gián, biết tường tận đội lái nào sẽ đánh lên ở đâu, rung lắc mốc nào…, họ tin rằng hiểu biết của họ dư sức giúp họ kiểm soát được đường đi của cổ phiếu họ nắm giữ.(Cuối cùng bị đội lái úp sọt-->lỗ nặng). Ngược lại, 1 số nhà đầu tư khác lại không hề nghiên cứu tí gì về cổ phiếu của mình mua mà dựa hoàn toàn vào tư vấn của Broker hoặc mua cổ phiếu nóng theo các cao thủ phím cho. Các nhà đầu tư mới vào thị trường thường chơi kiểu này & phần lớn là lỗ nặng. E thuộc thành phần thích tích phân, phân tích kĩ càng, lọ mọ đọc báo cáo tài chính, nghiên cứu ngành, model DCF hoành tráng. Đến lúc model hoàn chỉnh, excel báo cổ phiếu ngon bổ rẻ, hí hửng xem lại bảng giá thì cổ phiếu chạy được vài chục % mất rồi, không còn rẻ nữa.

Nghiên cứu quá nhiều cũng không ổn, không nghiên cứu gì thì lỗ chắc. Vậy phải hiểu biết sâu tới đâu trước khi nhấn nút mua? Rất may có cuốn Margin of Safety của Seth Klarman đã giúp e giải đáp thắc mắc này. Theo sách viết thì dù có nghiên cứu kĩ đến đâu thì cũng có 1 số thông tin quan trọng các nhà đầu tư thông thường sẽ không biết được, vì vậy nhà đầu tư cần phải học kĩ năng ra quyết định dựa trên những gì mình hiểu biết về công ty đó. Dù bạn có biết tất tần tật về công ty cũng không chắc mua vào đã có lãi. Tìm kiếm thông tin để đầu tư cũng tuân theo nguyên tắc 80/20: 80% thông tin cần thiết mà bạn có thể kiếm được thường đến từ 20% thời gian tìm kiếm. Hơn nữa, các thông tin về ngành, số liệu vĩ mô biến động liên tục, khiến bạn phải liên tục cập nhật tin tức. Nếu ai cũng biết những thông tin như nhau thì bạn sẽ không còn lợi thế về thông tin nữa. Vì vậy, các nhà đầu tư thành công thường không chờ đợi đến lúc hiểu biết hoàn hảo về doanh nghiệp mới ra quyết định đầu tư. Họ được đánh giá cao nhờ sự nhạy bén & quyết đoán của mình khi đi những nước cờ có nhiều rủi ro. Thời gian chờ đợi thu thập quá đầy đủ thông tin có thể khiến các nhà đầu mất cơ hội mua cổ phiếu giá thấy và biên an toàn không còn nữa.
confidence_vs_accuracy
Thực tế, nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng thu thập càng nhiều thông tin càng khiến bạn tự tin quá mức, chứ không tăng độ chính xác lên được. Sự tự tin quá mức rất nguy hiểm trong đầu tư. Vì vậy, chỉ cần bạn trả lời được 8 câu hỏi sau trước khi đầu tư là coi như đã hoàn thành được 80% quá trình phân tích trước khi quyết định đầu tư:
1/ Mô hình kinh doanh của công ty có dễ hiểu và dễ điều hành không?
2/ Công ty có tăng trưởng ổn định về doanh thu và EPS trong 5-10 năm qua không? (sự ổn định quan trọng hơn tốc độ tăng trưởng)
3/ Công ty sẽ làm ăn ổn và có lợi nhuận tốt hơn trong 5-10 năm tới không? (dự đoán nhu cầu sản phẩm & dịch vụ của doanh nghiệp trong tương lai)
4/ Công ty sử dụng lợi nhuận giữ lại như thế nào?
5/ Công ty có lợi thế cạnh tranh bền vững không? (sức mạnh giá, lợi nhuận biên, dẫn đầu ngành, rào cản gia nhập…)
6/ Ban lãnh đạo điều hành doanh nghiệp tốt như thế nào? (phân bổ vốn, ROE, corporate governance, so sánh với đối thủ cạnh tranh)
7/ Công ty có đòi hỏi phải đầu tư capex nhiều đều đặn mỗi năm để tăng trưởng không?
8/ Công ty có tạo ra nhiều tiền & tốn ít chi phí không?

Phần lớn checklist này cũng giống với cách chọn công ty tuyệt vời và tránh công ty ăn hại của Buffett.

Nguồn: Vfpress.vn

Chủ Nhật, 6 tháng 10, 2013

Những sai lầm trong tư duy thường ngày

original

Hãy đọc và xem thử bạn đã từng có những suy nghĩ sai lầm như vậy không nhé
1/ Sai lầm 1: Thiên kiến xác nhận (Confirmation Bias)
Chúng ta thường xuyên tìm kiếm những thông tin có tính khẳng định với niềm tin của mình. Con người biểu hiện thiên kiến này khi họ thu thập hoặc ghi nhớ thông tin một cách có chọn lọc, hay khi họ giải thích về một điều gì đó theo nhận thức thiên vị. Ảnh hưởng của thiên kiến xác nhận mạnh hơn đối với các vấn đề từng gây xúc động, hoặc những đức tin đã ăn sâu vào tâm thức.
thinking-conf-bias
Những ví dụ hằng ngày
  • Những người tin bói toán thường ghi nhớ những điều thầy bói nói đúng và nâng ông ta thành “thần thánh”
  • Hoặc, chúng ta thường xuyên chứng minh mình có giác quan thứ 6 bằng cách phạm phải sai lầm “nhắc tào tháo thì tào tháo đến ngay”. Những khi mình nhắc đến tào tháo nhưng tào tháo không tới thì chúng ta có nhớ đâu.
  • Hoặc một ví dụ liên quan đến giá Stock như sau:
Một công ty dự đoán giá cổ phiếu công ty X tuần tới sẽ giảm hoặc tăng. Họ gởi mail đến khách hàng với nội dung “Nếu họ dự đoán đúng, bạn hãy trả cho họ 100k. Nếu như sai, họ sẽ hoàn tiền cho bạn.” Dĩ nhiên bạn sẽ cảm thấy không tin tưởng lắm. Tuy nhiên, tuần sau bạn thấy họ đoán trúng tuần trước và nhận được 1 email y chang như email ngày trước. Nếu đúng 7 ngày liên tiếp, bạn nghĩ “Oh, công ty này toàn nhân tài đoán trúng.” Xác suất trúng 7 ngày liên tục là 1/128. Bạn nghĩ là rất thấp. Tuy nhiên công ty này tất nhiên không chỉ gởi mail cho 128 người thôi. Họ gởi cho 128 triệu chẳng hạn. Ngày đầu họ gưởi 64 triệu email “Tăng” và 64 triệu “giảm”. Ngày 2 họ gởi email cho 64 triệu người trúng ngày trước, ½ số đó gởi email “Tăng”, ½ còn lại gởi email “giảm”….7 ngày liên tục như vậy, họ sẽ có 1 triệu người đoán trúng => họ nhận được 100 triệu mà không mất mát j cả.
Bạn mắc sai lầm vì bạn chỉ có thông tin để confirm công ty này tài giỏi chứ bạn không có bằng chứng ngược lại. Tình huống này được gọi là “thiên kiến xác nhận” (confirmation bias)
thinking-conf-bias3
2/ Sai lầm 2: Ảo tưởng
Sai lầm này được phân tích rõ trong cuốn sách có tựa đề “The Art of Thinking” của Rolf Dobelli – Swimmer’s Body Illusion. Thay vì lấy ví dụ nguyên gốc trong sách về body của một vận động viên sẽ có được do quá trình tập luyện, mình sẽ lấy ví dụ dễ hiểu hơn
Những người phụ nữ thường hay tin những quảng cáo mỹ phẩm trên Ti vi sẽ khiến làn da của bạn sẽ đẹp như model đóng quảng cáo. Khi đó, bộ não của bạn sẽ nghĩ rằng làn da đẹp như thế là kết quả của sử dụng mỹ phẩm. Nhưng đó là sai lầm, những người đóng quảng cáo đó có phải sử dụng mỹ phẩm mà đẹp lên không? Xin thưa là không, làn da đó không phải kết quả của mỹ phẩm mà là yếu tố để chọn người đóng quảng cáo. Họ vốn sinh ra đã đẹp sẵn rồi chứ không phải vì sử dụng mỹ phẩm mà đẹp lên. Bộ não con người vẫn cho làn da chính là kết quả của mỹ phẩm và sử dụng nó.
20130801121424_copy_of_1346923384_my_pham_ohui_the_
Nếu như không có những ảo tưởng như thế này, 50% quảng cáo sẽ không đạt hiệu quả :)
3/ Sai lầm 3: Con người thường nuối tiếc những điều đã mất
Mình đã check nhiều người bạn của mình về tình huống này, 10 người thì đến 7 người rơi vào sai lầm này. Tình huống như sau:
Bạn sắp đi du lịch ở nơi A và số tiền bạn bỏ ra để đặt tour là 1 triệu. Ngay sau khi đặt tour và thanh toán xong, bạn nhận được thông tin quảng cáo đi tour một nơi khác với giá 500K nhưng tour này sẽ hấp dẫn, mang lại cho bạn nhiều trải nghiệm hơn và bạn cũng đã mua nó.
Biết rằng 2 tour này đều cùng một ngày, vé không được refund hay chuyển nhượng gì cả. Trong trường hợp này, bạn sẽ chọn chuyến du lịch nào? Hãy đặt mình vào tình huống thực tế và cảm nhận xem bạn nghĩ gì và quyết định như thế nào.
Như mình nói trước là có 7/10 người chọn chuyến 1 triệu. Tức là 7/10 người này đã mắc sai lầm “Con người nuối tiếc những thứ đã mất.” Thử nghĩ, dù bạn đi chuyến 500k hay 1 triệu, bạn chắc chắn cũng phải bỏ túi ra 1.5 triệu rồi, vậy tại sao bạn không chọn chuyến du lịch 500k để có nhiều trải nghiệm hơn?
Điều này được giải thích là do con người chú ý đến mất mát trong quá khứ hơn là tối đa hóa những lợi ích nhận được. Bạn bỏ ra 1,5 triệu và bạn nghĩ bạn nên đi chuyến 1 triệu vì ít ra bạn cũng xài được 1 triệu/1.5 triệu còn hơn là 500K/1.5 triệu. Não bộ con người sai lầm ở chỗ đó, thay vì nuối tiếc những gì bạn KHÔNG THỂ lấy lại được, bạn nên tối đa hóa lợi ích nhận được chứ. Đúng không?
4/ Sai lầm 4: Áp đặt kết quả quá khứ vào kết quả sẽ nhận được trong tương lai
Hãy tưởng tượng bạn tung đồng xu có hai mặt. Xác suất của mỗi mặt trong một lần tung là ½. Nếu như 5 lần đầu đều ra một mặt, trong lần tung thứ 6, bạn sẽ dễ tung được mặt còn lại hơn. Đó là sai lầm vì xác suất tung mặt nào trong mỗi lần tung đều là 50:50.
Sai lầm này có thể thường thấy ở những người mê cờ bạc. Họ chơi nhiều ván, có thắng có thua. Nếu như lần này thua, họ sẽ nếu họ chơi tiếp họ sẽ lấy lại những gì đã mất vì quá khứ họ đã thắng nên họ mong đợi điều đó xảy ra như thế một lần nữa. Đó là sai lầm của áp đặt kết quả quá khứ vào điều sẽ xảy ra trong tương lai. Chơi hết ván này đến ván khác, mất không biết bao nhiêu tiền nhưng vẫn cứ cố gắng nghĩ ngợi “Chơi thêm một ván, thắng mình sẽ lấy lại tất cả những gì đã mất.” Nhưng ai biết được chuyện gì sẽ xảy ra, xác xuất thắng thua đều bằng nhau. Càng suy nghĩ như vậy, bạn sẽ ngày một lún sâu vào con đường nợ nần.
thinking-gamblers-fall
5/ Sai lầm 5: Quyết định dựa trên hiệu ứng neo đậu
Nhận thức đầu tiên của bạn tác động đến những nhận thức và quyết định sau này. Hãy lấy ví dụ về trường hợp mua một chiếc xe. Giá trên nhãn của chiếc xe là 25,000$ nhưng người bán cho bạn một giá ưu đãi là 20,000$. Thật là một món hời. Đây được gọi là hiệu ứng neo đậu ( the anchoring effect ). Niềm tin của bạn về giá trị của chiếc xe neo đậu ở mức 25,000$.

Nguồn: Vfpress.vn