domain, domain name, premium domain name for sales

Thứ Sáu, 20 tháng 12, 2013

Chu kỳ hoạt động của các bộ phận trong cơ thể

Trung bình, nữ giới mất 10-20 phút để đạt được cực khoái trong khi nam giới chỉ cần 2-3 phút.

bieu-do-co-the-3835-1387444608.jpg
Nguồn: Vnexpress.net

Nhận định thị truờng tuần từ 22/12 đến 27/12

Thị truờng có một tuần giao dịch khá ấn tuợng khi chỉ số VNI đóng cửa ở mức 504.45 điểm, với khối  giao dịch duy trì ở mức cao đều đặn. Điểm qua những thông tin mạnh tác động đến thị truờng:

Thứ nhất, là việc cơ cấu lại danh mục của hai quỹ ETF là VNM và FTSE, với việc khối luợng mua bán của khối ngoài diễn ra rất tích cực, đăch biệt là phiên thứ 6 (20/12) khi mà chỉ riêng phiên ATC khối luợng giao dịch hơn 40 triệu cổ phiếu chiếm 1/3 khối luợng giao dịch toàn phiên. Sau khi hai quỹ cơ cấu danh mục xong, thị truờng sẽ ổn định và tiếp tục xu huớng.
Thứ hai, từ việc thông tin về cuộc họp của FED quyết định giảm gói QE3 từ 85 tỷ mỗi tháng còn 75 tỷ. Cũng như nhận định truớc khuyến nghị, thì việc QE3 chưa bị rút trong năm 2013 sẽ tiếp thêm động lực tăng cho thị truờng chứng khoán thế giới trong đó có thị truờng chứng khoán Việt Nam. Theo dự báo gói QE3 này sẽ đuợc giảm dần qua các kỳ họp của FED và FED tiếp tục cam kết duy trì mức lãi suất ở mức thấp nhằm duy trì các mục tiêu về làm phát và tỷ lệ thất nghiệp mục tiêu một cách bền vững.
Đây là hai thông tin giúp thị truờng ổn định tâm lý  và tiếp tục xu huớng tăng trong trung hạn và dài hạn.
Khuyến nghị:
Đa số các mã tăng khá mạnh sau thông tin cuộc họp của FED, dòng tiền đầu cơ tiếp tục đổ vào thị truờng. Tuy nhiên, các mã trụ chưa tăng mạnh chứng tỏ thị truờng rất còn cơ hội và tăng bền vững trong ngắn hạn.
Chỉ số VNI đang chạm mức hỗ trợ 503-504, dự đoán phiên đầu tuần  và phiên ngày thứ 3 sẽ có sự phân hóa và giảm nhẹ ở những mã đã tăng mạnh truớc đó 2 phiên. Đây là vùng giá tốt để chúng ta canh mua vào cơ cấu danh mục.
Hàng cơ bản: FCN, PAN, DVP, VSC…
FCN: mua vùng giá 18.5-19,  mục tiêu giá 22
Công ty FECON chuyên thi công kỹ thuật nền móng và công trình ngầm, là một trong những công ty lớn nhất trong lĩnh vực này và ký đựoc những hợp đồng lớn từ tập đoàn Samsung, Fosima Hà Tĩnh, Lọc hóa dầu Nghi Sơn… dự báo lợi nhuận trong quý 4 này cao do hoặc định từ các hợp đồng ở quý 3 và mức doanh thu tốt ở quý 4. Mức EPS dự báo 2013 khoảng 3.5k, với mức P/E =7 dự báo mức giá phải nằm tầm 25k
PAN:  mua vùng giá 36-37
Công ty Cổ phần xuyên thái bình duơng chuyên dịch vụ dọn vệ sinh cho ác công trình và xử lý chất thải. Là một trong hai công ty hàng đầu Việt Nam về lĩnh vực này và đứng đầu khu vực. Công ty ký đuợc những hợp đồng lớn từ Betexco và các tập đoàn khác. Dự đoán EBS 2013 ở mức 4k, với mức P/E ở mức 10, dự đoán giá phải đạt 40k trong ngắn hạn
DVP: Mua vùng 42.5 – 43, giá mục tiêu 50
Công ty cảng Đình Vũ là một trong những công ty cảng bốc dỡ hàng đầu Việt Nam, đuợc dự đoán sẽ tiếp tục tăng truởng mạnh mẽ cùng với tiềm năng tăng truởng xuất khẩu của Việt Nam trong những năm tới.
EPS 2013 dự báo =5k, với mức P/E ở mức 10, dự báo ngắn hạn công ty đạt mức giá 50k
Hàng đầu cơ:
HQC mua khi giá điều chỉnh trong phiên thứ 2 hoặc thứ 3, giá mua 7.3-7.5, mục tiêu giá 9.5 -10
IJC mua khi ngay phiên thứ 2, đặt biệt khi giá vuợt 9.3, mục tiêu giá 10.5
TLH mua giá 7.5-7.7, giá mục tiêu 9
DCS mua 3.9-4, giá mục tiêu 4.5 -5

Thứ Hai, 9 tháng 12, 2013

Phân tích cổ phiếu theo Price Action

Hôm nay lên Vfpress thấy có bài phân tích cổ phiếu theo truờng phái Price Action khá hay và lạ lẫm, nên mạo muội xin phép tác giả đựoc lưu lên blog để tiện theo dõi và nghiên cứu. 


Bước đầu tiên hiểu một cách đơn giản nhất về Nến.


Price Action là phân tích hành đông của giá đi kèm với khối lượng, nhiều người nghĩ rằng với phương pháp này thì bạn phải “lột sạch” cái Chart của bạn ra, nhưng tôi không nghĩ thế, với kinh nghiệm của mình tôi nghĩ bạn vẫn nên cho vào Chart của bạn thêm 1 Indicator mà nó thể hiện được “xung lực” của giá, chẳng hạn MACD hay RSI chẳng hạn, tôi thường nói vui là “mặc Bikini cho chart còn hơn để nó cởi truồng” :). Nhưng nhớ là Chart của bạn chỉ nên có giá, khối lượng và duy nhất một Indicator đó thôi, nhiều hơn thì lại thành Indicator Action mất rồi, lúc ấy tẩu hỏa nhập ma thì buồn lắm.


Quay lại với chủ đề chính, nhiều người thường cố tình làm phức tạp hóa cây nến, trong những năm sống với thị trường tôi đã gặp khá nhiều dạng nhà đầu tư và các chuyên gia, có những người khi tôi hỏi về nến họ có thể kể cho tôi một list danh sách dài dằng dặc các loại nến nào là Hammer, Dark Cloud Cover, Piercing Line, Bullish Engulfing, … dễ đến cả hàng tá thứ, nhưng khi tôi hỏi họ những nguyên lý và cơ chế hình thành từng cây nến thì chẳng mấy ai trả lời được, họ nhớ quá nhiều dẫn đến họ chả biết gì về những gì họ nhớ và cuối cùng là đầu óc phân tích của họ chẳng khác gì tấm hình bên dưới là mấy.


Capture


Chúng ta đã thấy điên não chưa nào, vậy làm gì để xóa bỏ cái cục nợ này, cách tốt nhât là đơn giản hóa cái mớ lý thuyết đó đi, còn cách đơn giản thế nào thì giờ chúng ta cùng bước tiếp vậy.

Quay về với thời kỳ cổ điển nhất, nến chỉ có 3 dạng cơ bản là UpBar, DownBar (2 nến này đánh dấu kết thúc xu hướng) và ConsolidateBar (cùng cố xu hướng), triết lý đầu tư của nến chỉ ở 3 dạng này mà thôi, không nhiều hơn.


candle3-overview


Nhiều người sẽ cho rằng tôi bị hâm, người ta biết cả mớ nến thế kia còn không ăn thua gì đằng này lại cổ hủ bám lấy 3 cái nến cổ truyền của dân tộc. Thực ra tôi không phải là không thể nhớ được, tôi đã từng đọc vanh vách từng nến khi tôi mới vào nghề và tôi đoán nó cũng đơn giản với các bạn, nhưng việc hiểu và ứng dụng nó mới là khó, thực ra 3 cây nến trên đã chứa trong nó tất cả những nến và mẫu hình nến mà sách báo hay các trang web nói, tại sao tôi lại dám tự tin phát biểu như thế, mời các bạn đọc tiếp bài viết tiếp theo sẽ hiểu.

Bước 2: Gộp nến

Nến là dạng cơ bản nhất và cũng có thể nói nó phản ánh trung thực nhất trong các indicator, nến cực kỳ quan trọng cho định hướng trend của chúng ta, nến báo cho chúng ta biết các NĐT muốn gì và đang làm gì ..... để hiểu rõ về nến thì chúng ta phải học cách quan sát nến từ quá khứ ==> hiện tại ==> để đoán ra phần nào tương lai của cây nến tiếp theo ... Trong bài viết trước, tôi đã từng nói bản thân 3 cây nến kinh điển DownBar, UpBar và Consolidatebar đã ấn chứa trong nó tất cả các loại nến và mẫu hình nến mà các bạn được học, hôm nay tôi sẽ chứng minh điều đó.

Để chắc chắn mọi người đều có cùng “hệ quy chiếu” thì đòi hỏi mọi người phải cùng nhau hiểu về nguyên lý hình thành cây nến đã, tấm hình bên dưới nói rõ về nguyên lý hình thành cây nến, có người hiểu có người chưa nhưng tốt nhất là chúng ta đều cần phải hiểu.


candlestick


Nhắc lại một chút:
Cấu tạo của Nến bao gồm 4 yếu tô: Open (Mở cửa), High (Cao nhất), Low (Thấp nhất), Close (Đóng cửa). Từ 4 yếu đó này chúng ta chia nến ra 3 thành phần. Bóng trên, Bóng dưới và Thân, đây chính là linh hồn của cây nến.

Như vậy là tất cả chúng ta đều đã có cùng chỗ đứng và giờ thì cùng bước tiếp thôi nào J. Tiêu đề của bài đăng tôi để là “Kỹ năng gộp nến”, chắc khá nhiều bạn đã từng nghe đến khái niệm này nếu các bạn từng đầu tư trên thị trường ngoại hối, nhưng chưa ai đưa vào nó áp dụng trong chứng khoán cả, hôm nay thật may mắn vì tôi được giới thiệu và thực nghiệm cùng các bạn.

Phương pháp gộp nến khá đơn giản:
Giá mở cửa của cây nến gộp = Giá mở cửa của cây nến thứ nhất.
Giá đóng cửa của cây nến gộp = Giá đóng cửa của cây nến cuối cùng.
Giá cao nhất của cây nến gộp = Giá cao nhất của các cây nến.
Giá thấp nhất của cây nến gộp = Giá thấp nhất của các cây nến.


candle5-blend1


Bên trên là một ví dụ đơn giản gộp 2 cây nến thành 1 cây nến, giờ thị bạn hãy thử lấy tất cả các mẫu hình nến trên tất cả các tạp chí, website và gộp nến lại xem nó có ra 3 cây nến kinh điển mà tôi đã nói không nhé :)

Bạn hoàn toàn có thể cộng gộp 1,2,3,4,…n cây nến để tạo thành một cây nến, nhưng với kinh nghiệm nhiều năm đầu tư của mình thì tôi khuyên bạn nên chọn 3 cây nến là phù hợp nhất. Dưới đây là hình ảnh gộp nến trong Chart của tôi, vì code gộp nến tự động nên nhiều lúc bạn thấy nó gộp nến khá buồn cười và thể hiện tín hiệu không rõ ràng lắm, vì thế tôi vẫn thường dùng mắt và kinh nghiệm của mình để gộp nến là nhiều. Khi gộp nến bạn cần phải nhớ bản thân nến nếu nó đứng 1 mình thì độ tin cậy chỉ 40-60% nhưng nếu nó được kèm với các mức kháng cự và hỗ trợ thì độ tin cậy là cực kỳ cao.


123


Vậy là việc tìm hiểu về kỹ năng gộp nến đã xong. Đó là lý thuyết, còn thực tế trải nhiệm thế nào thì bạn cứ ttự mình gộp nến nhé, dần dần khi nhìn chart bạn sẽ tự động vẽ ra cây nến gộp được, hãy nhớ thật kỹ, nến chỉ phát huy tác dụng tối đa nếu nó kết hợp với các mốc kháng cự, hỗ trợ và khối lượng, nếu không kết hợp được mấy cái này thì bạn gộp nến hay đến mấy cũng chỉ tốn công và gần như vô nghĩa! 

Bước 3: Tìm hiểu về Cản tĩnh và động.

Chắc nhiều người đã nghe về vùng cản, đây là vùng mà xu hướng hiện tại của giá có khả năng cao sẽ bị chặn lại. Vậy tại sao lại có cản động và cản tĩnh, cái này do tôi tự sáng tạo ra và đặt tên nên chắc nghe hơi ngộ ngộ.

Trước tiên là cản tĩnh: Đây là đường kẻ ngang màu xanh thẫm trong hình, nó là đường nối tập hợp các điểm mà tại đó giá phản ứng mạnh nhất trong lịch sử, thông thường các đường cản tĩnh sẽ tạo thành các đường song song với khoảng cách giữa các đường khá đều nhau. Công dụng của đường cản tĩnh là để bạn xác định được điểm phản ứng mạnh của giá, lúc này cộng với kỹ năng gộp nến và quan sát Volume bạn sẽ biết được giá có khả năng phản ứng đảo chiều tại đây hay không, ngoài ra cản tĩnh còn dùng để cúng cố sức mạnh cho cản động.

Cản động: Đây đường kẻ ngang màu đỏ, nó được tạo thành bởi vùng khu vực đi ngang của lần tích lũy hay phân phối cuối cùng nằm trong một đợt sóng tăng hoặc giảm giá dài hạn trước đó. Tại sao tội gọi là nó cản động, vì trong một xu hướng tăng hay giảm sẽ có nhiều khu vực tích lũy và phân phối, vì thế sẽ có nhiều vùng cản tạo thành, chỉ vùng cản cuối cùng bị giá bứt phá mới là vùng cản động thực sự. Giải thích thật khó hình dung, các bạn xem trong hình sẽ rõ hơn. Cản động là điểm cực kỳ then chốt để bạn xác định điểm mua bán.

12 

Việc xác định cản tĩnh và cản động là cực kỳ quan trọng, nó rất dễ nhầm lẫn nếu bạn không kết hợp thêm chỉ số đo xung lượng giá, tôi nghĩ bạn nên dùng RSI hoặc MACD để đo lường, tính hiệu quả là rất cao. Trong bài tiếp theo “cây nến chỉ hướng” các bạn sẽ được biết chúng ta xác định vùng cản tĩnh và vùng cản động để làm gì.

Ngoài lề chút: Tôi thường không dùng biểu đồ giá dạng cơ bản để tìm vùng cản vì dễ gây nhầm lẫn,thay vào đó tôi dùng biểu đồ giá dạng cải biên đã có sự kết hợp giữa giá, xung lượng vào trên cùng một biểu đồ nến, lúc này cây nến sẽ phản ánh đúng những thứ tôi cần hơn, bạn nào có khả năng viết code có thể giựa trên ý tưởng này viết code cho mình, bạn nào không biết code thì đành phải kết hợp thêm 1 indicator RSI hoặc MACD cùng với biểu đồ giá để phân tích vậy.

Bước 4: Cây nến chỉ hướng.
Bài viết trước tôi đã đề cập đến các bạn 2 loại cản là cản tĩnh và cả động, trong đó cản tĩnh dùng để xác định điểm đảo chiều của giá, vùng cản động dùng để xác định điểm mua bán. Trong bài viết này tâm điểm của chúng ta sẽ là vùng cản động.

Quay lại với chủ đề của bài đăng đó là Cây Nến Chỉ Hướng. Đây là cái tên tôi tự đặt cho cây nến này ví đối với tôi nó là cây nến xác nhận cho xu hướng cũ đã chính thức bị phá vỡ và thay bằng xu hướng mới, bạn nào thấy không hay có thể đặt cho mình cái tên khác kêu hơn, nhưng trong nội dung bài viết từ giờ đi tôi sẽ gọi nó là “cây nến chỉ hướng” (miếng cơm của tôi) :)! Vậy cây nến chỉ hướng được xác định thế nào? Tôi không giỏi văn cho lắm nhưng đại loại thì có thể nhớ máy móc thế này: Nó là cây nến bứt phá ngưỡng cản động với khối lượng đủ lớn (nhưng không lên quá lớn, chỉ khoảng gấp 1,5-2 lần Volume trung bình là được), để dễ hình dung tôi có lấy ví dụ ở bên dưới, trong đó đường năm ngang màu xanh là cản tĩnh, đường màu đỏ là cản động và cây nến được tôi khoanh xanh là cây nến chỉ hướng.

cay nen chi huong 

Vậy chúng ta giao dịch với cây nến chỉ hướng làm sao? Đây là câu hỏi tùy thuộc vào mức độ kỳ vọng lợi nhuận và chấp nhận rủi ro của mỗi người, trong bài viết này tôi xin đưa ra cách “đi tiền” của mình, còn bạn nào có cách hay hơn thì xin hãy chia sẻ với cả nhà.

mua ban 

Trong trường hợp mua: Tôi ra tiền 2 lần, lần 1 tôi mua 30% số tiền tôi đã tính sẵn là sẽ dành để mua cổ phiếu đó, tôi mua lần 1 tại điểm đóng của của cây nến chỉ hướng, tức vừa bứt phá cản động. Thường thì sau khi bứt phá cản động, giá sẽ giảm nhẹ lại từ 1-2 phiên để test lại vùng cản động, nếu vùng cản động đủ mạnh giá sẽ bứt phá chạy tiếp lúc này tôi sẽ mua lần 2 với 70% còn lại khi giá vừa bượt vùng đỉnh của khu vực tích lũy trước đó, còn nếu vùng cản động yếu, giá rớt sâu xuống khỏi vùng cản động với khối lượng tăng cao, lúc này tôi sẽ bán ra bằng mọi giá.

Trong trường hợp bán: Tôi sẽ bán 50% số cổ phiếu khi giá chính thức xác nhận cây nến chỉ hướng giảm, lúc này tôi quan sát tiếp, nếu vùng cản động thành kháng cự mạnh và giá rớt tiếp tại đây tôi sẽ bán 50% còn lại.

Quay lại với biểu đồ tuần cả Hnxindex thì tôi sẽ giao dịch thế này.

hnxindex 

Như vậy tôi đã giới thiệu xong với các bạn toàn bộ lý thuyết về Price Action trong 4 bài viết, những bài viết tiếp theo sẽ là những bài viết kèm giữa kiến thức mở rộng và phân tích trực tiếp chỉ số , mã cổ phiếu để mọi người quan tâm cùng thảo luận, chia sẻ.

Ngoài lệ một chút: Có bạn hỏi tôi là sử dụng khung thời gian nào là phù hợp với Price Action. Đúng là tôi và các bạn chưa có dịp thảo luận về sử dụng khung thời gian nào để giao dịch tốt nhất với Price Action, có nhiều người sẽ sử dụng khung thời gian Daily, nhưng với kinh nghiệm của mình tôi nhĩ khung thời gian Weekly mới là phù hợp nhất với Price Action!

Bước 5: Hiểu về sự tương tác giữa 3 nhân tố: Price – Volume – Spread.

Đã nhắc đến price Action hay VSA thì không thể nào không nhắc tới 3 nhân tố trên, có nhiều sách báo họ thường ví von nghe rất kêu như Volume là chìa khóa của sự thật, giá là kim chỉ nam của cung cầu,…… Nhưng “đời không đẹp như mơ”, thực tế thì ai cũng biết những năm qua từ khi thị trường chứng khoán sinh ra cộng với đó là những rảo cản giao dịch như biên độ, T+,… đã làm cho toàn bộ lý thuyết này dường như chỉ đúng một phần ở Việt Nam. Chính vì thế khi áp dụng phân tích 3 nhân tố trên vào Việt Nam chúng ta phải linh động chỉnh sửa lại những lý thuyết một chút để phù hợp hơn với Việt Nam của chúng ta, bài viết này tôi sẽ vừa nêu ra lý thuyết cổ điển vừa đưa ra quan điểm khắc phục những điểm yếu trong lý thuyết đó ở Việt Nam, có thể quan điểm của tôi đôi lúc chưa phù hơp hoặc thiếu sót, lúc ấy mong cả nhà bổ xung để chúng ta hoàn thiện hơn.

Quay lại với 3 nhân tố, thì quan điểm của tôi về 3 nhân tố trên tại thị trường chứng khoán Việt Nam là như sau:
- - Price (O-H-L-C): Nó cho tôi biết ý đồ của những “tay to” đối với cổ phiếu.
- - Volume: Nó cho tôi biết hành động của các nhà đầu tư tham gia mua bán cổ phiếu.
- - Spread (độ biến động): Nó cho tôi biết trạng thái hiện tại của Hưng phấn và Sợ hãi.
Như vậy nếu kết hợp được 3 nhân tố trên thì tôi có thể biết được: Ý đồ của nhà cái, hành động của các thành viên trong bàn và tâm lý của họ là thế nào. Biết được những cái này thì tâm tôi sẽ đủ “tịnh” để tránh được những cạm bẫy từ sự ham muốn và sợ hãi mà không một Indicator hay System chạy theo giá nào có thể phản ảnh cho tôi.

4 quá trình của một cổ phiếu.
Con người sinh ra thì cũng có quy luật: Sinh – Lão – Bệnh – Tư, thiên nhiên cũng tuân theo quy luật: Xuân – Hạ - Thu – Đông, nền kinh tế cũng không tránh khỏi việc Phục Hồi – Tăng Trưởng – Bão Hòa – Suy Thoái, mọi thứ đều tuần hoàn theo quy luật của vũ trụ. Chứng khoán cũng không ngoại lệ, tất cả đều tuân theo quy luật Tích Lũy – Tăng Trưởng – Phân Phối – Suy Giảm, không kể phá sảnJ! Có nhiều định nghĩa khác nhau về 4 giai đoạn trên, nhưng tôi thì không theo một thể thống gì cả, tôi bám theo định nghĩa của riêng mình.

Giai đoạn tích lũy: Thường thì một cổ phiếu không thể đang giảm mà tăng cái vèo được, nó cần có những giai đoạn tích lũy, trong giai đoạn này giá sẽ đi ngang hoặc giảm nhẹ với khối lượng sụt giảm mạnh. Đây là giai đoạn mà người bán cũng đã bán gần hết, số còn lại thì lỗ quá nên “đầu tư giá trị” luôn nữa và người mua cũng không thấy hứng thú, giá nó cứ đứng im, thỉnh thoảng đung đưa vài lệnh lô lớn. Giai đoạn này bạn sẽ nhận thấy có từ 3-5 cây nến upBar, high Spread với Volume đột biến dãn cách nhau, ý đồ của tay to lộ rõ ở những chỗ thế này.

Giai đoạn phân phối: Tương tự như giai đoạn giảm, giai đoạn tăng giá của cổ phiếu cũng phải kết thúc bằng 1 thời kỳ phân phối trước đó. Phân phối là khi bạn nhìn thấy những cây Upbar, high spread với khối lượng trung bình và những cây Downbar, high spread với khối lượng lớn. Giai đoạn này bạn cũng sẽ thấy có từ 3-5 cây nến Downbar, high Spread với Volume đột biến dãn cách nhau, đây là những điều bạn phải chú ý.

Còn 2 giai đoạn tăng giá và giảm giá thì các bạn cũng biết rồi đấy, theo lý thuyết thì khối lượng đi cùng giá nghĩa là khối lượng củng cố cho giá, nghĩa là sao? Nghĩa là khi giá tăng khối lượng tăng thì đà tăng được củng cố, khi giá tăng khối lượng giảm nghĩa là đà tăng đang yếu dần,….. tương tự với cây nến giảm. Điều này không hoàn toàn đúng, đặc biệt với Việt Nam khi biên độ trần sàn làm giới hạn việc mua bán, nhiều lúc giá tăng khối lượng giảm là tốt, và giá tăng khối lượng tăng là xấu,…. Tôi nghĩ người đưa ra cái lý thuyết này không sai nhưng thiếu, thiếu vì không đưa thêm Spread vào, nếu bạn đưa Spread vào thì bạn sẽ thấy được toàn bộ bản chất của vấn đề.


Cẩn thận khi đầu tư cổ phiếu nóng

TTCK ấm dần là điều đáng mừng cho nền kinh tế và cho mỗi nhà đầu tư. Tuy nhiên, nhà đầu tư cần thiết phải nhìn lại những bài học trong quá khứ để tránh lạc vào đường đua của những “đội lái” lợi dụng điều kiện tốt của thị trường để làm giá cổ phiếu.

Sau một thời gian dài trầm lắng và bị chi phối mạnh bởi dòng tiền nước ngoài, TTCK Việt Nam gần đây đã chứng kiến sự trỗi dậy của dòng tiền trong nước. Lãi suất thấp, triển vọng kinh tế bớt sóng gió đã kích thích sự tham gia tích cực hơn của giới đầu tư. Đi kèm với sự hưng phấn đang ấm dần, những mầm nấm độc cũng bắt đầu có cơ hội để sinh sôi nảy nở. Những “đội lái” sau thời gian dài nằm im đang quay trở lại với những pha tung hứng “làm giá” tinh vi. Trước khi TTCK thực sự bước vào chu kỳ hồi phục rõ nét, trước khi những cây nấm độc có cơ hội gây hại, chúng ta cần thiết phải nhìn lại bài học trong quá khứ để tránh lặp lại những mất mát không đáng có. Bài học lần này mang tên PVA.

Giá tăng 20 lần, TV HĐQT bán ra, cổ đông lớn bán sạch

Còn nhớ trong khoảng thời gian 1 năm kể từ Quý 3/2009 đến Quý 2/2010, giá PVA đã tăng tới 20 lần. Điều đáng nói là cũng trong thời gian này, lợi nhuận của PVA không có gì nội trội, thậm chí vào quý 4/2009, lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh chính bị lỗ -3.4 tỷ và dòng tiền hoạt động liên tục bị âm. Các cổ đông nội bộ ồ ạt bán ra, bao gồm cả thành viên trong HĐQT, Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc, và đáng chú ý là có cả PVX, cổ đông lớn với vốn góp ban đầu chiếm tới 51%. Chỉ trong vòng 3 tháng, PVX đã 2 lần đăng ký bán ra, lần đầu là 25% vốn điều lệ (5/11-3/12/2009) và lần thứ 2 là 11.5% vốn điều lệ (8/3-8/4/2010). Trong năm 2010, PVX tiếp tục bán ra và đến cuối năm 2010, PVX đã không còn sở hữu bất kỳ cổ phiếu PVA nào.

Tài chính có vấn đề

Nhìn lại báo cáo tài chính của PVA trong thời gian này thì thấy có rất nhiều điểm đáng nghi vấn mà khi đó nhiều người đã bỏ qua. Chi tiết nổi bật nhất là các khoản mục liên quan đến lợi nhuận và dòng tiền.

Với hoạt động kinh doanh chính là xây dựng và kinh doanh BĐS, nguồn thu nhập chính của PVA lại đến từ các khoản lợi nhuận bất thường. Trong quý 4/2009, khoản thu nhập khác trị giá 20 tỷ của PVA đã giúp PVA thoát hiểm khi hoạt động chính bị lỗ (-3.4 tỷ). Vào quý 3/2010, khoản thu nhập tài chính bất thường lên đến 89 tỷ đã khiến lợi nhuận PVA tăng vọt. Ngoài 2 quý kể trên, lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh của PVA rất ít ỏi, chỉ giao động quanh mức 2-5 tỷ/quý.

Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh và đầu tư của PVA thường xuyên âm, dẫn đến PVA phải liên tục phát hành tăng vốn và tăng vay nợ để bù đắp. Vốn điều lệ của PVA có tốc độ tăng chóng mặt, từ 45 tỷ lên 100 tỷ trong quý 4/2009, rồi từ 100 tỷ lên 218 tỷ trong quý 4/2011. PVA thậm chí đã có kế hoạch tăng vốn gấp 6 lần, từ 100 tỷ lên 600 tỷ nhưng không thành. Dù vậy, tỷ lệ nợ/vốn CSH của PVA không hề giảm, trung bình trong 12 quý của 3 năm 2009, 2010 và 2011, tỷ lệ này là 4.3x; còn riêng trong 4 quý của 2009 thì tỷ lệ này là 4x.

Chi phí quản lý doanh nghiệp của PVA cũng rất đáng ngờ, từ chỗ chỉ chiếm 2.6% doanh thu trong năm 2007 và 2008 đã tăng lên 8.6% trong năm 2009 với con số tuyệt đối tăng lên hơn 4 lần, từ 4.5 tỷ 2008 lên 18.6 tỷ 2009 và 31.7 tỷ 2010.

Tình hình tài chính thiếu lành mạnh, lợi nhuận mỏng, vay nợ lớn, dòng tiền âm, vung tiền chi tiêu quá chớn, nhưng cổ phiếu PVA vẫn tăng giá chóng mặt. Vậy điều gì làm nên sự “hấp dẫn” của PVA đến vậy?

Những chiêu trò và sự nhẹ dạ

TTCK là thị trường của kỳ vọng và các “nhóm lợi ích” đã rất biết cách khai thác đặc điểm này trong trường hợp của PVA.

Một dự án nổi lên là tâm điểm trong các buổi roadshow, các bài phát biểu báo chí và lan truyền trong các diễn đàn cuối 2009, đầu 2010 là Khu Công Nghiệp Hoàng Mai với dự án khủng 1 tỷ USD do Kobe Steel (Nhật bản) đầu tư. PVA nắm 51% của PVCOM, công ty sở hữu khu công nghiệp Hoàng Mai, 48% do Vietnam Investment Partner (Nhật bản) nắm giữ và 1% của 1 cá nhân.

Kobe Steel dự định đầu tư một nhà máy sản xuất sắt xốp sử dụng nguồn quặng sắt từ mỏ Thạch Khê, Hà Tĩnh, mỏ sắt lớn nhất Việt nam. Theo giới thiệu của PVA, Kobe Steel không chỉ thuê đất tại KCN Hoàng Mai với giá cao, mang lại lợi nhuận 50 tỷ/năm cho PVA từ năm 2011, mà còn sẵn sàng thuê PVA làm tổng thầu xây lắp với tổng giá trị 8.000 tỷ, hứa hẹn mang lại 400 tỷ lợi nhuận cho PVA trong 4 năm (!) Đây là những con số khổng lồ nếu so với lợi nhuận 2009 của PVA chỉ có 30 tỷ, trong đó có đến 25 tỷ là thu nhập bất thường.

Không chỉ dừng lại vậy, một loạt các dự án khác của PVA cũng được trình diễn, bao gồm dự án Tòa nhà Dầu khí Nghệ An 25 tầng, dự án cải tạo Khu A- Khu nhà ở chung cư Quang Trung, dự án nhà ở Trường Thi, Khu đô thị Hoàng Mai được cấp phép 60 héc-ta đang xin tăng lên 75 héc-ta, Khu công nghiệp Đông Hồi 600 héc-ta, Khu đô thị sinh thái ven Sông Lam 1.000 héc-ta, Khu Resort Cửa Lò 27 héc-ta…

Thực sự nếu chỉ nghe như vậy, bất kỳ ai cũng phải lóa mắt trước viễn cảnh quá sáng lạn của PVA. Bản thân PVA cũng hùng hồn đưa ra kế hoạch lợi nhuận lên đến 150 tỷ trong 2011, tăng 50% so với 2010 trong khi 100 tỷ lợi nhuận 2010 có đến 82 tỷ là thu nhập bất thường do bán 25% cổ phần tại PVCOM. Trên thực tế, lợi nhuận 2011 của PVA chỉ là 1.3 tỷ, chưa bằng 1% kế hoạch đề ra.

Trên thị trường thời điểm đó cũng đã có một số nghi ngờ về tính khả thi của các dự án của PVA cùng kế hoạch “in giấy lấy tiền”. Tuy nhiên, trong bối cảnh mà đầu tư tài chính là mốt, đầu tư ngoài ngành là thực tế khách quan và đầu tư BĐS là toàn thắng, không ít chuyên viên phân tích non tay đã bị cuốn vào ma trận của PVA. Báo cáo phân tích của SHS vào tháng 6/2010 đã đưa ra giá mục tiêu của PVA là 107.000đ/cp. Báo cáo phân tích của PSI tháng 6/2010 đã ra giá mục tiêu 71.000đ/cp và dù đã điều chỉnh giảm tương đối sau đó, báo cáo tháng 12/2010 của PSI vẫn giữ mức giá mục tiêu đến 47.000đ/cp.

Cũng phải kể đến một hiện tượng mới nổi khác của thời kỳ đó là sự bung mạnh các sản phẩm cho vay tài chính. Một số công ty chứng khoán vì tranh giành thị phần đã đưa ra những mức margin cao chưa từng có. Kết hợp với đội ngũ môi giới ngấm ngầm hay công khai quảng bá cho các cổ phiếu nóng, những CTCK này đã đưa NĐT vào vòng xoáy “mua là thắng, bán là thua”, chấp nhận mạo hiểm tối đa hòng tăng được doanh số. PVA với chỉ 4.5 triệu cổ phiếu và sau đó tăng lên 10 triệu cổ phiếu đang lưu hành là một công cụ rất “vừa tay” của các “đội lái” mọc lên như nấm vào thời điểm đó.

Rõ ràng, có cả yếu tố chủ quan lẫn khách quan đã làm nên hiện tượng PVA cuối 2009, đầu 2010. Nhưng dù với lý do gì, người lãnh hậu quả vẫn là những NĐT nhẹ dạ hoặc vì lòng tham đã đuổi quả bong bóng PVA.

Hậu quả

PVA sau một thời gian cơm không lành canh chẳng ngọt với hàng loạt kiện cáo của đối tác tại PVCOM đã phải bán hết cổ phần tại đây cho chính Vietnam Investment Partner. Dự án xây dựng nhà máy 1 tỷ USD của Kobe Steel bị trì hoãn do Kobe không mua quặng sắt từ CTCP Sắt Thạch Khê như PVA công bố. Thay vào đó Kobe Steel đã theo đuổi một bước đi dài hơn, trở thành cổ đông góp vốn vào mỏ sắt Thạch Khê vào năm 2013, đảm bảo nguồn nguyên liệu ổn định hơn cho nhà máy của họ sau này. Mất cổ phần tại PVCOM, không có hợp đồng xây dựng nhà máy tỷ đô và với cung cách quản trị tài chính tối tăm đã khiến cho PVA thua lỗ kéo dài. Giá cổ phiếu rớt liên tục và cuối cùng lại trở về với mức giá ban đầu. PVA từ một hiện tượng trở thành một chỉ số cảnh báo “xả hàng” khi hàng loạt các CTCK phải ép khách hàng bán ra.

Chịu lỗ lớn, bị các CTCK ép bán cũng chưa phải là tất cả những gì NĐT phải gánh chịu. Hàng loạt nhà đầu tư đã bị “bán đứng” với chiêu hủy phát hành tăng vốn ngay sát ngày chốt quyền. Sự kiện này xảy ra vào 18/8/2011 khi PVA bất ngờ hủy kế hoạch tăng vốn 1:4.45, 1 ngày trước ngày chốt quyền. Những NĐT vì không tin tưởng vào việc sử dụng vốn hiệu quả của PVA đã buộc phải bán ra cắt lỗ khiến PVA giảm giá thảm hại. Tuy nhiên ngay sau hủy kế hoạch tăng vốn, giá PVA lại tăng trần. Ở một thị trường mà thông tin thiếu minh bạch như Việt Nam, rõ ràng những người bên trong đã biết thông tin này từ trước và mua vào trong những ngày cuối, đẩy KLGD của PVA tăng đột biến. Họ đã lãi lớn trên cổ phiếu của cổ đông ngoài, những người đã bị “qua mặt” một cách trắng trợn.

Bài học

TTCK có trí nhớ khá ngắn, chả vì thế mà sau trường hợp PVA, vẫn còn nhiều NĐT lặp lại sai lầm ở những cổ phiếu khác. Trong số đó có một cổ phiếu không hề xa lạ, chính là cổ đông lớn một thời của PVA. PVX đã từng là một cổ phiếu rất nóng, thậm chí còn được hâm nóng trở lại với các chiêu trò không mới khi giá đã rớt thê thảm xuống dưới mệnh giá. Thực tế thì với KQKD quá kém cỏi, PVX khó thoát được số phận phải rời sàn.

Việt Nam là quốc gia được xếp hạng rất thấp về bảo vệ nhà đầu tư, không chỉ ở các hành vi thường ngày của các doanh nghiệp mà ở cả các khung pháp lý. Vì vậy, thay vì trông chờ được bảo vệ, NĐT cần phải tự bảo vệ mình. Trước khi đầu tư, NĐT phải nghiên cứu thật kỹ càng về cổ phiếu mình định mua. Phải đánh giá được triển vọng doanh nghiệp, tình hình tài chính và mức độ minh bạch của công ty. Khi quyết định đầu tư, NĐT phải coi đó là quyết định của mình, dựa hiểu biết và lý trí của chính mình. Mua bán theo tâm lý, mua theo những khuyến nghị thiếu cơ sở, tin vào “game” do những môi giới thiếu đạo đức tô vẽ hay đơn giản là đặt niềm tin mù quáng vào người khác mà không xuất phát từ hiểu biết của mình là những điều cần phải tránh.

Trở lại với PVA, con thuyền đang chìm dần mang theo tài sản, mồ hôi công sức của nhiều NĐT và người lao động. Thay vì ở lại đến phút chót, vị thuyền trưởng của con tàu PVA đã không ngần ngại rời bỏ con tàu với hàng trăm nghìn cổ phiếu bị bán ra trong những năm trước. Trong lần tháo chạy gần như cuối cùng vào đỉnh sóng tháng 1/2013, vị Chủ tịch của PVA còn không buồn công bố thông tin, buộc UBCK phải xử phạt 40 triệu, bằng 1/7 giá trị ông này thu về.

Thời gian là thuốc thử hữu hiệu nhất cho mọi giá trị. TTCK Việt Nam còn quá non trẻ nhưng đã khẳng định được những giá trị cần phải có ở một TTCK giai đoạn ban đầu. Công khai, minh bạch và bảo vệ NĐT là những giá trị mà TTCK Việt Nam cần khẳng định và theo đuổi, không chỉ bằng các quy định của pháp luật mà còn bằng cả thái độ của chính các NĐT. 
                                                                            Tham khảo: Vfpress.vn

Chủ Nhật, 8 tháng 12, 2013

Tác động của các gói nới lỏng định luợng (QE) của Mỹ tới thị truờng chứng khoán

Với các nhà đầu tư chứng khoán Việt Nam việc quan tâm đến kinh tế Hoa Kỳ và các chính sách của FED là cực kỳ quan trọng. Một thực tế không thể phủ nhận là từ đầu năm 2013 đến giờ nguồn vốn FII vào Việt Nam trên 220 triệu USD đấy chính là nguồn cơn của những cơn sóng lên của thị trường chứng khoán trong bối cảnh kinh tế Vĩ mô cũa Việt Nam đang ở vùng đáy khó khăn. Việc FED ngưng các gói QE sẽ tác động lớn đến dòng vốn FII vào VN cũng như tác động xấu đến tỷ giả. Từ đó tác động kép và gây xáo trộn kinh tế Vĩ mô.

[IMG]
Thời gian tới, tức là sang năm 2014 chúng ta những nhà đầu tư chứng khoán Việt Nam cũng phải chuẩn bị tư tưởng cho việc FED ngưng các gói định lượng. Bài viết này tổng hợp các gói QE của Mỹ từ 2008 đến giờ và phân tích ảnh hưởng đến kinh tế vĩ mô Việt Nam.

Cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ năm 2008 FED phải liên tiếp hạ lãi suất xuống mức thấp kỷ lục 0 - 0,25% và liên tục tung ra các gói QE khổng lồ để"giải cứu" nền kinh tế.

QE1
Tháng 11/2008, Mỹ đã tung ra gói QE1 khi cuộc khủng hoảng tài chính đang trong giai đoạn căng thẳng nhất. FED đã hạ lãi suất đồng USD về 0 - 0,25% và chi ra khoảng 1.700 tỷ USD để mua các chứng khoán nợ có tài sản thế chấp đảm bảo (MBS) và trái phiếu kho bạc để thúc đẩy nền kinh tế. QE1 bản chất là Fed cứu trợ, mua các tài sản xấu, bơm thanh khoản cho các định chế tài chính. FED không sử dụng số tiền vào việc mở rộng tín dụng, kích thích sản xuất, tiêu dùng, tuy nhiên, số tiền này vẫn nằm lại trong “két” của NHTW (tài khoản các TCTD mở tại NHTW). Gói QE1 mục đích là trấn an tâm lý bằng cách tăng cường thanh khoản, cải thiện chất lượng tài sản cho các định chế tài chính, một biện pháp được xem là kịp thời lúc đó.

QE2:

Dưới tác động của QE1, nền kinh tế Mỹ đã phục hồi trong một giai đoạn ngắn nhưng sau đó lại có dấu hiệu suy giảm. Do đó, từngày 3/11/2010 đến hết tháng 6/2011, FED quyết định bơm thêm 600 tỷ USD cho chương trình QE2 để mua trái phiếu chính phủ kỳ hạn từ 2 - 10 năm.

Việc Fed đưa ra gói QE2, không bơm trực tiếp vào các NHTM, định chế tài chính mà là muốn làm cho mặt bằng Lãi suất dài hạn giảm xuống để kích thích tổng cầu. Fed tăng lực cầu TPCP (loại từ 2 đến 10 năm là chủ yếu), mỗi tháng bình quân khoảng 75 tỷ. Mua TPCP để giảm LS trái phiếu này xuống, đó cũng là giảm lãi suất dài hạn của thị trường
qe
Chính sách lãi suât thấp – nới lỏng kéo dài, cùng với kế hoạch “bơm tiền – QE2”, đã đẩy đồng USD xuống mức thấp, đó là một trong những lợi thế Mỹ tạo ra để duy trì thế thượng phong trong cuộc chiến phá giá, cạnh tranh xuất khẩu, khôi phục kinh tế, giảm tỷ lệ thất nghiệp

Operation Twist (OT)

Để “giải cứu” và tiếp tục kích thích nền kinh tế Mỹ, FED đã triển khai chương trình “Operation Twist” hay còn gọi là QE 2,5, bao gồm hai gói có trị giá 400 tỷ USD và 267 tỷ USD. Nội dung chính của chương trình này là hoán đổi trái phiếu mà cụ thể là bán trái phiếu chính phủ Mỹ kỳ hạn ngắn (đáo hạn dưới 3 năm) và mua lại trái phiếu chính phủ Mỹ kỳ hạn dài (đáo hạn từ 6-30 năm).

Mục đích là ép Ls dài hạn xuống để kích thích đầu tư và tiêu dùng, thị trường nhà ở, kích thích cho vay từ các NH .Khác với biện pháp nới lỏng định lượng (QE), "Operation Twist" của FED không bơm thêm tiền vào nền kinh tế và cũng chẳng làm tăng kích cỡ bảng cân đối kế toán của Ngân hàng Trung ương. Mục đích của FED là bán trái phiếu ngắn hạn để mua trái phiếu chính phủ dài hạn nhằm san bằng các "đường cong lãi suất trái phiếu". Việc bẻ các đường cong lãi suất trái phiếu chính là lý do tại sao chương trình lại có tên gọi "Operation Twist". Tuy nhiên, cách thức của hai công cụ này cùng là mua trái phiếu chính phủ nên giới phân tích đã ví von “Operation Twist” là một QE 2.5.

QE3:

Tuy nhiên, sau 2 gói QE1 và QE2 và Operation Twist nền kinh tế Mỹ vẫn không có nhiều dấu hiệu khởi sắc. Chính phủ Mỹ quyết định tung ra gói QE3 vào tháng 9/2012, đồng thời cam kết tiếp tục giữ lãi suất ngắn hạn ở mức gần 0% ít nhất đến giữa năm 2015. FED tiến hành mua số lượng MBS trị giá 40 tỷ USD/tháng bằng cách phát hành tiền và mua lại tài sản của các ngân hàng.

QE3 là gói chính sách tiền tệ mà FED đưa ra tạo điều kiện cho vay với lãi suất thấp nhất để doanh nghiệp (DN) Mỹ phát triển, phục hồi kinh tế. QE3 được thực hiện song song với chương trình “Operation Twist”. Như vậy, ước tính tổng cộng mỗi tháng FED sẽ nắm giữ khoảng 85 tỷ USD trái phiếu dài hạn.

sp va qe
Trên thực tế, gói QE3 đã đem lại những tác động tích cực đến nền kinh tế Mỹ. Thông qua các chỉ số như GDP, chỉ số việc làm, chỉ số thị trường BDS đều cho kết quả khả quan.

sp 500 va bond and fed
Như vậy, với 3 gói QE được FED tung ra trong những năm vừa qua đã giúp Mỹ tăng lượng tiền trong lưu thông, giảm lãi suất thấp gần mức 0%, từ đó giúp các tập đoàn và DN tiếp cận được với nguồn vốn một cách dễ dàng. Trên thực tế, gói cứu trợ này đã chứng minh tính hiệu quả của nó khi nền kinh tế Mỹ phục hồi nhanh chóng ngoài dự kiến.

balane shhett nhtw
Về phía FED, việc cơ quan này liên tục tung ra các gói QE khổng lồ đã làm tăng tài sản nợ trong Bảng cân đối tài sản, do một lượng lớn tiền được “bơm vào” nền kinh tế không được trung hòa, tạo áp lực lạm phát. Hơn nữa, việc hoán đổi trái phiếu dài hạn bằng trái phiếu ngắn hạn mặc dù không làm thay đổi tổng tài sản của FED nhưng đã làm giảm chất lượng tài sản của FED

Các dấu hiệu kinh tế Vĩ mô của Mỹ đang sáng sủa hơn :

Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) đánh giá kinh tế Mỹ tiếp tục tăng trưởng ổn định với hầu hết các ngành kinh tế và khu vực đều có những chuyển biến tích cực.

Theo thông báo của Fed, tốc độ tăng trưởng kinh tế Mỹ trong quý 3 năm nay đạt 2,8% và dự kiến sẽ ở mức 2% trong quý 4. Các nhà bán lẻ Mỹ hy vọng mùa mua sắm cuối năm sẽ là động lực giúp khu vực này tăng trưởng.

Bất động sản, du lịch và vận tải cũng được đánh giá tăng trưởng ổn định, trong khi ngành ôtô tăng trưởng mạnh. Trong khi đó, hoạt động của ngành ngân hàng khá bình ổn do nhu cầu vay tiền tăng. Ngân hàng ở một số vùng thậm chí đã đủ khả năng nới lỏng các tiêu chuẩn cho vay.

cpi gdp us
Thông báo của Fed cũng nêu rõ sức ép về lương và giá cả vẫn nằm trong tầm kiểm soát. Kim ngạch xuất khẩu tăng 1,8% lên 192,7 tỷ USD. Thâm hụt thương mại trong tháng 10 giảm 5,4% xuống còn 40,6 tỷ USD từ mức 43 tỷ USD trong tháng 9.

Tỉ lệ thất nghiệp ở Mỹ trong tháng 11 đã hạ xuống còn 7%, mức thấp nhất trong vòng 5 năm.

chi so viec lam

Mọi người lo ngại rằng tỷ lệ thất nghiệp không tăng chính là cơ hội để Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) bắt đầu cắt giảm chương trình mua trái phiếu vào tháng 12 này.Việc cắt giảm đang đến gần – tháng 12, tháng 1, tháng 2, và tháng 3 năm sau. Và FED sẽ chờ đợi điều gì để quyết định ngưng các gói định lượng:
  1. Sự tăng trưởng là bền vững chứ không phải tạm thời( lo ngại GDP trong quý IV đang ở mức dưới 2%).
  2. Đảm bảo các chính sách đưa ra sẽ không gây tổn hại cho nền kinh tế.
CRT Capital đã tiến hành khảo sát những nhà đầu tư trên thị trường trái phiếu. Kết quả thu được cho thấy 11% tin Fed thực hiện cắt giảm vào tháng 12. Nhưng tỷ lệ đặt cược sẽ lớn hơn nếu số lượng việc làm tăng lên ít nhất 258.000. Trong trường hợp đó, các nhà đầu tư mong đợi lợi suất trái phiếu 10 năm sẽ ở mức 3%. Trong khi đó cổ phiếu được tiên đoán sẽ giảm 2% đến 3%.
Với nhà đầu tư chứng khoán Việt Nam chúng ta cũng nên chuẩn bị tư tưởng cho việc FED rút dần các gói định lượng. Câu hỏi là KHI NÀO chứ không phải NHƯ THẾ NÀO.Vì những dấu hiệu khả quan của kinh tế Mỹ và các gói QE cũng đã đến lúc hồi cáo chung.
Và Ảnh hưởng đến kinh tế Vĩ Mô Việt Nam khi FED ngưng các gói QE:
Tiền rẻ ( QE)------> thi trường DM--------> TT EM-------> frontier.

Với sơ đồ luồng tiền khi Mỹ tung ra các gói đinh lượng QE, Việt Nam là nước thuộc nhóm frontier.Cũng thuộc một trong những nước có nguy cơ bị ảnh hưởng tiêu cực do các nguồn vốn nước ngoài đảo chiều từ việc chấm dứt QE. Tuy nhiên mức độ tác động đến thị trường tài chính VN sẽ thấp hơn INDO hay Ấn Độ do sự tham gia chưa sâu vào thị trường tài chính thế giới cũng như kiểm soát chặt trong lưu chuyển vốn của chính phủ Việt Nam. Có chăng là sự tác động đến FII vào TTCK và áp lực phần nào lên tỷ giá. Nhìn chung sẽ không biến động mang tính khủng hoảng, rút vốn ào ạt như năm 2008 khi khối ngoại bán tống bán tháo thị trường tài sản Việt Nam

Khi ngưng QE mức lãi suất chung toàn cầu sẽ tăng lên làm giảm các nguồn vốn vào Việt Nam, kể cả vốn FDI, hoặc làm cho chúng trở nên đắt đỏ hơn. Khi đó, những yếu kém mang tính cơ cấu của Việt Nam như thâm hụt vãng lai và thâm hụt ngân sách lớn sẽ tác động kép đến kinh tế Vĩ mô.

Nguồn: Vfpress.vn

Thứ Năm, 5 tháng 12, 2013

Phân tích cơ cấu nợ công của Việt Nam

Ngày 12/11, Quốc hội đã thông qua nghị quyết về việc điều chỉnh dự toán ngân sách nhà nước năm 2013 và dự toán ngân sách nhà nước năm 2014, trong đó, trần bội chi ngân sách Nhà nước cho 2 năm được nâng lên 5,3% GDP. 


Theo dự thảo Nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước năm 2014, Quốc hội nhất trí quyết tổng số thu cân đối ngân sách nhà nước là 782.700 tỷ đồng; tổng số chi cân đối ngân sách nhà nước là 1.006.700 tỷ đồng; mức bội chi ngân sách nhà nước là 224.000 tỷ đồng, tương đương 5,3% GDP.
Vậy là sau kỳ họp Quốc Hội thì trần bội chi của 2 năm 2013 và 2014 đều đựoc nâng lên 5.3%, điều này giúp Chính Phủ có thêm tiền để chi tiêu đầu tư và trả nợ. Liệu điều này có đưa nuớc ta vào nguy cơ khủng khoảng nợ công như các nuớc Châu Âu đã gặp phải hay không, chúng ta cùng đi phân tích cơ cấu nợ công của Việt Nam qua các con số.
Thâm hụt ngân sách kéo dài và có xu thế tăng nhanh.

a1 

Cơ cấu chi ngân khố cho “chi thường xuyên” lớn. Đây là những khoản chi để duy trì vận hành bộ máy như chi lương, vận hành và “khó cắt giảm”. Số liệu của Tổng cục thống kê không tìm thấy chi tiết cho các năm 2009-2011. Nếu ghép số liệu chi trả nợ công từ Bộ hộ, sau khi điều chỉnh chênh lệch, phần chi trả nợ các năm 2010 và 2011 lần lượt là 56 ngàn tỷ và 74 ngàn tỷ (điều chỉnh giảm phần chênh lệch 10 ngàn tỷ). Như vậy, phần “chi thường xuyên” cho năm 2010 vào khoảng 484 ngàn tỷ, nó tăng lên thành 566 ngàn tỷ năm 2012 tức là 17% trong 2 năm. Nhìn chung, chi thường xuyên và chi trả nợ tăng lên trong khi chi đầu tư phát triển giảm dần. Thu ngân khố giảm kể từ 2011. Xu thế này khó có cải thiện trong bối cảnh kinh tế như hiện nay.

Áp lực nợ công đến hạn tăng đột biến

 a2 

Xem xét cơ cấu nợ trái phiếu, số nợ gốc đến hạn trong năm 2014 cao hơn so với số nợ đến hạn 2013 khá nhiều, theo tính toán tại Bảng 2, số nợ gốc đến hạn tăng thêm là 58 ngàn tỷ so với 2013.

 a3 

Trong giai đoạn 2010 – 2012, trung bình, số trả nợ nội địa tăng khoảng 20 ngàn tỷ/năm, trong đó nợ gốc tăng khoảng 12 – 13 ngàn tỷ. Nếu ước số trả nợ năm 2013 khoảng 125 đến 130 ngàn tỷ, số nợ đến hạn 2014 có thể lên tới 170 – 180 ngàn tỷ. Xu thế này (nợ gốc đến hạn tăng) vẫn tiếp tục trong năm 2015. Hãy so sánh số liệu này với số thu ngân khố để đánh giá tình hình tài chính. (Ghi chú: tiền lãi phải trả dự tính giao động từ giảm nhẹ đến tăng nhẹ, do mặt bằng lãi suất trái phiếu năm 2013 giảm về 6,xx% đến 8,xx% so với mức 10,xx% đến 12,xx% bình quân giai đoạn 2010-2012, nhưng nợ gốc tăng thêm bình quân hơn 100 ngàn tỷ/năm, số lãi đã trả năm 2012 là 39 ngàn tỷ, xin xem thêm bản tin nợ công)

                                                                                        Tham khảo: Vfpress.vn



Thứ Ba, 26 tháng 11, 2013

Tìm hiểu về quỹ ETF của FTSE

FTSE Vietnam Index là chỉ số làm cơ sở tham chiếu cho quỹ ETF FTSE Vietnam UCITS do Deutsche Bank quản lý. Chỉ số này bao gồm các công ty thuộc FTSE Vietnam All-Share Index còn đủ room nước ngoài và đáp ứng được các tiêu chuẩn đã đề ra.

1. FTSE Vietnam Index Series là gì?
FTSE Vietnam Index Series bao gồm hai chỉ số FTSE Vietnam Index và FTSE Vietnam All-Share Index.
(1) FTSE Vietnam Index: Là cơ sở tham chiếu cho quỹ ETF FTSE Vietnam UCITS, chỉ số này bao gồm các công ty thuộc FTSE Vietnam All-Share Index còn đủ room nước ngoài và đáp ứng được các tiêu chuẩn đã đề ra.
(2) FTSE Vietnam All-Share Index: Chỉ số này bao gồm các công ty nằm trong top 90% vốn hóa thị trường và đáp ứng được các tiêu chuẩn đã đề ra.
FTSE Vietnam Index Series bắt đầu được tính toán từ ngày 26/04/2007 với giá trị 1,000.
FTSE Vietnam Index Series tính tỷ trọng các cổ phiếu thành phần theo vốn hóa thị trường có thể đầu tư được (sau khi đã áp dụng trọng số đầu tư) trong việc tính toán chỉ số.
Chỉ số giá (Price Index) và chỉ số Tổng tỷ suất lợi nhuận (Total Return Index) được công bố vào cuối mỗi ngày làm việc và được tính theo đơn vị VND, USD, EUR, bảng Anh và yên Nhật. Các chỉ số Tổng tỷ suất lợi nhuận được tính dựa trên các điều chỉnh ngoài cổ tức.
Tất cả các loại cổ phiếu phổ thông được phát hành và niêm yết trên Sở GDCK TPHCM (HOSE) đều có thể được đưa vào FTSE Vietnam Index Series đồng thời phải đáp ứng được một số tiêu chí lựa chọn khác được trình bày ở phần dưới. Cổ phiếu không đủ điều kiện:
- Cổ phiếu ưu đãi và cổ phiếu nợ có thể chuyển đổi sẽ bị loại trừ cho đến khi được chuyển đổi.
- Công ty có hoạt động kinh doanh chính là đầu tư tài sản, chẳng hạn như các công cụ đầu tư vốn cổ phần (Hệ thống tiêu chuẩn phân ngành ICB 8985) và các công cụ đầu tư không phải vốn cổ phần.
2. Thuật toán để tính chỉ số
i. Giá
Một cổ phiếu có thể bị loại nếu FTSE nhận thấy dữ liệu giá không chính xác và không đáng tin cậy.
Giá sử dụng để tính toán là giá giao dịch cuối cùng trong ngày của cổ phiếu từ dữ liệu thị trường địa phương.
ii. Thuật toán
FTSE Vietnam Index Series được tính theo phương pháp Paasche.
Tại một ngày cụ thể, hai chỉ số thuộc FTSE Vietnam Index Series được xác định bằng cách tính chênh lệch phần trăm về vốn hóa thị trường của chỉ số giữa thời điểm đóng cửa của ngày hôm đó và đầu ngày.
Cụm từ “vào đầu ngày” được định nghĩa là mức đóng cửa của phiên trước đã được điều chỉnh theo sự thay đổi về vốn, thay đổi tỷ lệ tự do chuyển nhượng, thêm, bớt,… Các điều chỉnh có hiệu lực bất cứ khi nào nguồn vốn thay đổi, vì thế diễn biến của FTSE Vietnam Index Series phản ánh tâm lý của nhà đầu tư.
3. Tiêu chí và hoạt động xem xét định kỳ
a) Các ngày xem xét
  • Ngày chốt dữ liệu: Dữ liệu sử dụng cho đợt xem xét được xác định dựa trên giá đóng cửa của ngày thứ 6 cuối cùng trong tháng 2, tháng 5, tháng 8 và tháng 11.
  • Ngày công bố: Ngày Thứ Sáu đầu tiên của tháng cuối quý (tháng 3, 6, 9, và 12)
  • Ngày thực hiện: Ngày Thứ Sáu thứ ba của tháng cuối quý (tháng 3, 6, 9, và 12)
  • Ngày có hiệu lực: Ngày Thứ Hai của tuần tiếp theo Ngày thực hiện
Tại kỳ xem xét, tỷ trọng của các cổ phiếu thành phần thuộc FTSE Vietnam Index - chỉ số tham chiếu cho FTSE Vietnam UCITS ETF - sẽ bị giới hạn nếu lớn hơn 15%.
b) Quy trình xem xét
- Đối tượng xem xét mở rộng (review universe) bao gồm tất cả các cổ phiếu đủ điều kiện (Tất cả các loại cổ phiếu thông thường được phát hành và niêm yết trên HOSE; loại trừ cổ phiếu ưu đãi, cổ phiếu nợ và cổ phiếu của các công ty có hoạt động kinh doanh chính là đầu tư tài sản).
- Các công ty trên được sắp xếp theo vốn hóa thị trường đầy đủ (tức là trước khi áp dụng tỷ trọng có thể đầu tư được) theo thứ tự giảm dần.
- Sau khi áp dụng 3 tiêu chí sàng lọc dưới đây, các cổ phiếu còn lại sẽ tạo thành chỉ số mở rộng (Index Universe).
Riêng FTSE Vietnam Index sẽ áp dụng thêm tiêu chí sàng lọc room nước ngoài còn lại.
Tiêu chí 1: Quy mô
Các công ty có vốn hóa lọt vào top 88% vốn hóa toàn thị trường của đợt xem xét mở rộng sẽ được thêm vào FTSE Vietnam All-Share Index.
Các cổ phiếu hiện tại của FTSE Vietnam All-Share Index có vốn hóa không thuộc top 92% vốn hóa toàn thị trường của đợt xem xét mở rộng sẽ bị loại.
Tiêu chí 2: Thanh khoản
Mỗi cổ phiếu bị kiểm tra thanh khoản định kỳ hàng quý vào tháng 3, tháng 6, tháng 9 và tháng 12 thông qua việc tính toán giá trị giao dịch bình quân ngày trong 3 tháng gần nhất.
Giá trị giao dịch bình quân hàng ngày trong 3 tháng gần nhất được tính bằng cách lấy giá trị giao dịch bình quân mỗi ngày (Giá đóng cửa x Tổng khối lượng giao dịch hàng ngày) trong 3 tháng trước kỳ xem xét. Các ngày không có giao dịch (tổng khối lượng giao dịch hàng ngày bằng 0) cũng được tính toán.
- Các cổ phiếu không tạo ra ít nhất 20% giá trị giao dịch bình quân ngày trong 3 tháng gần nhất của FTSE Vietnam All-Share Index sẽ không đủ điều kiện để nằm trong chỉ số này.
- Các cổ phiếu thuộc FTSE Vietnam All-Share Index không tạo ít nhất 10% giá trị giao dịch bình quân ngày trong 3 tháng gần nhất của chỉ số này sẽ không đủ điều kiện để tiếp tục có mặt trong chỉ số.
- Các cổ phiếu mới niêm yết chưa giao dịch được 3 tháng trước kỳ xem xét chỉ số sẽ không đủ điều kiện để có mặt trong cả hai chỉ số.
- Trong đó, giá trị giao dịch bình quân ngày của FTSE Vietnam All-Share Index trong 3 tháng gần nhất được tính bằng cách lấy bình quân giá trị giao dịch ngày trong 3 tháng gần nhất của tất cả các cổ phiếu thành phần hiện tại trước kỳ xem xét.
FTSE Vietnam Index sẽ sử dụng quy trình lọc thanh khoản như trên, nhưng sẽ áp dụng gấp đôi tỷ lệ yêu cầu (40%/20%). Ví dụ, các cổ phiếu thuộc FTSE Vietnam Index không tạo ít nhất 20% giá trị giao dịch bình quân hàng ngày của FTSE Vietnam Index trong 3 tháng sẽ không đủ điều kiện để được đưa vào FTSE Vietnam Index.
Các cổ phiếu thuộc FTSE Vietnam Index không đáp ứng được tiêu chí về thanh khoản sẽ không đủ điều kiện để được đưa vào chỉ số cho đến khi đáp ứng được tiêu chí về thanh khoản trong 2 kỳ xem xét liên tiếp. Ví dụ, một cổ phiếu thành phần không đáp ứng được tiêu chí thanh khoản tại kỳ xem xét tháng 3 sẽ không đủ điều kiện để được đưa vào FTSE Vietnam Index cho tới khi đạt được yêu cầu về thanh khoản trong hai kỳ xem xét vào tháng 6 và tháng 9.
Tiêu chí 3: Tỷ lệ cổ phiếu tự do chuyển nhượng
* Đối với các cổ phiếu thành phần chỉ số:
- Các cổ phiếu thành phần có tỷ lệ tự do chuyển nhượng lớn hơn 5% nhưng nhỏ hơn hoặc bằng 15% sẽ bị loại khỏi chỉ số nếu có vốn hóa nhỏ hơn 25,000 tỷ đồng hoặc nằm ngoài top 10 về vốn hóa thị trường tại kỳ xem xét.
- Các cổ phiếu thành phần có tỷ lệ tự do chuyển nhượng nhỏ hơn hoặc bằng 5% sẽ bị loại khỏi chỉ số.
* Đối với các cổ phiếu chưa thuộc chỉ số:
Tại kỳ xem xét, một cổ phiếu chưa thuộc chỉ số nhưng có tỷ lệ tự do chuyển nhượng lớn hơn 5% nhưng nhỏ hơn hoặc bằng 15% sẽ được xem là đủ điều kiện để được đưa vào chỉ số nếu có vốn hóa trên 45,000 tỷ đồng hoặc nếu được xếp vào top 5 công ty có vốn hóa thị trường cao nhất đồng thời đáp ứng được tất cả các tiêu chí khác.
Room còn lại cho nhà đầu tư nước ngoài (Foreign Ownership Availability): Áp dụng cho FTSE Vietnam Index
Bên cạnh các quy định về giới hạn sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài (NĐTNN), FTSE Vietnam Index còn sử dụng room còn lại của NĐTNN để xác định các cổ phiếu thành phần của chỉ số.
Room còn lại của NĐTNN được tính bằng cách loại bỏ các cổ phiếu đã được nắm giữ bởi NĐTNN khỏi giới hạn tổng room nước ngoài được phép sở hữu. Ví dụ, nếu NĐTNN nắm giữ 32% cổ phần của một công ty với tổng room là 49%, thì room còn lại của NĐTNN sẽ là 17% (49% - 32% = 17%). Room còn lại của NĐTNN sẽ được làm tròn tới số nguyên gần nhất.
- Một cổ phiếu có room còn lại của NĐTNN là 2% hoặc thấp hơn sẽ không đủ điều kiện để có mặt trong FTSE Vietnam Index.
- Việc thay đổi room còn lại của NĐTNN sẽ được thực hiện vào các kỳ xem xét hàng quý.
c) Các quy tắc thêm/bớt cổ phiếu tại đợt xem xét định kỳ:
Các quy tắc thêm/bớt cổ phiếu tại đợt xem xét định kỳ được xây dựng nhằm đem lại sự ổn định trong việc chọn lựa các cổ phiếu thành phần của FTSE Vietnam Index đồng thời đảm bảo rằng chỉ số này sẽ tiếp tục đại diện cho thị trường thông qua việc thêm/bớt các cổ phiếu đã tăng/giảm giá mạnh. Các cổ phiếu thành phần của FTSE Vietnam Index được chọn lựa từ FTSE Vietnam All-Share Index.
- Một cổ phiếu sẽ được thêm vào tại đợt xem xét định kỳ nếu vốn hóa thị trường có thể đầu tư (investable market capitalisation) của cổ phiếu này lớn hơn 1% vốn hóa thị trường của FTSE Vietnam Index trước bất kỳ thay đổi nào tại đợt xem xét định kỳ.
- Một cổ phiếu thành phần của FTSE Vietnam Index sẽ bị loại tại đợt xem xét định kỳ nếu vốn hóa thị trường có thể đầu tư của cổ phiếu này nhỏ hơn 0.5% vốn hóa thị trường của FTSE Vietnam Index trước bất kỳ thay đổi nào tại đợt xem xét định kỳ.
- FTSE Vietnam Index sẽ loại các cổ phiếu thành phần có room còn lại của NĐTNN bằng 2% hoặc thấp hơn. Tuy nhiên, những cổ phiếu đó sẽ chỉ được xem xét để thêm vào tại các kỳ xem xét định kỳ khi room còn lại của NĐTNN tăng lên trên 10%.
- Mỗi chỉ số trong FTSE Vietnam Index Series sẽ không duy trì một số lượng cổ phiếu thành phần cố định. Các cổ phiếu thành phần bị loại khỏi hai chỉ số do bị tạm dừng giao dịch, bị thâu tóm… sẽ không được thay thế. Cũng sẽ không có một cổ phiếu thành phần nào thuộc hai chỉ số này bị loại để phù hợp với lượng phát hành mới hay các công ty mới phát sinh từ việc tái cấu trúc của các cổ phiếu thành phần.
- Khi một công ty bị loại khỏi FTSE Vietnam Index Series sau đợt xem xét định kỳ, những thay đổi đối với chỉ số đã được xác định nhưng trước khi những thay đổi định kỳ được thực hiện, chỗ trống sẽ không được lấp đầy cho đến kỳ xem xét vào quý tiếp theo.
* Những trường hợp ngoại lệ: Trong trường hợp một tỷ lệ lớn các cổ phiếu thành phần của FTSE Vietnam Index có room còn lại của NĐTNN bằng 2% hoặc thấp hơn, và tổng số lượng các cổ phiếu thành phần tại kỳ xem xét của FTSE Vietnam Index giảm xuống dưới 10, chỉ số này sẽ duy trì số lượng nhỏ nhất là 10 cổ phiếu thành phần mà không tính tới room còn lại của NĐTNN.
10 cổ phiếu thành phần này sẽ được duy trì cho đến khi có thêm các công ty mới để đưa vào FTSE Vietnam Index đạt được yêu cầu về room còn lại của NĐTNN. Nếu trường hợp này xảy ra, các công ty mới được thêm vào sẽ thay thế các công ty nhỏ nhất có room còn lại của NĐTNN bằng 2% hoặc thấp hơn.
Để chỉ số được giới hạn, tất cả các công ty trong FTSE Vietnam Index phải có room còn lại của NĐTNN lớn hơn 2%.
d) Những thay đổi đối với các công ty thành phần
(1) Phát hành mới
Cổ phiếu phát hành mới sẽ đủ điều kiện để có mặt trong FTSE Vietnam Index khi đáp ứng được các yêu cầu tại đợt xem xét định kỳ hàng quý tiếp theo.
(2) Loại và thay thế
Nếu một cổ phiếu thành phần bị hủy niêm yết, hoặc ngừng giao dịch, hoặc đang liên quan đến một đề nghị thâu tóm hoàn toàn tự nguyện đã được công bố mà mức độ chấp thuận đã đạt ít nhất 85%; hoặc theo quan điểm của FTSE, đây không còn là một cổ phiếu thành phần đáp ứng được các điều kiện đã nêu trong phần Những quy tắc cơ bản, cổ phiếu thành phần này sẽ bị loại khỏi chỉ số và không được thay thế cho đến kỳ xem xét tiếp theo.
Mỗi lần loại và thay thế tương ứng sẽ có hiệu lực đồng thời. Những thông báo được đưa ra sau thời điểm kết thúc quá trình tính toán chỉ số được áp dụng một cách bình thường trước khi bắt đầu quá trình tính toán chỉ số cho ngày làm việc tiếp theo. Trong trường hợp thâu tóm, sự kiện đủ tiêu chuẩn là tuyên bố về một đề nghị thâu tóm hoàn toàn tự nguyện.
Các cổ phiếu thành phần bị loại theo mục trên nhưng sau đó vẫn tiếp tục giao dịch sẽ được xem xét để đưa lại vào chỉ số tại kỳ xem xét tiếp theo, đồng thời khoảng thời gian kể từ khi bị loại cho đến ngày xem xét được công bố phải đạt ít nhất 6 tháng.
(3) Sáp nhập, tái cấu trúc và thâu tóm
- Nếu hai công ty thành phần của FTSE Vietnam Index Series được hợp nhất với nhau, công ty sau hợp nhất sẽ là một cổ phiếu thành phần của chỉ số, do đó sẽ xuất hiện một chỗ trống. Chỗ trống này sẽ không được thay thế cho tới kỳ xem xét tiếp theo.
- Nếu một công ty thành phần của FTSE Vietnam Index Series bị thâu tóm bởi một công ty không thuộc thành phần chỉ số thì công ty gốc này sẽ bị loại. Công ty được tạo thành sẽ được đưa vào chỉ số nếu đáp ứng các điều kiện. Nếu công ty được tạo thành không đủ chuẩn để thêm vào thì chỗ trống không được thay thế cho tới kỳ xem xét tiếp theo.
- Nếu một công ty thành phần bị chia tách thành 2 hay nhiều công ty, thì các công ty được tạo thành sẽ được duy trì trong chỉ số tương ứng cho tới kỳ xem xét tiếp theo.
(4) Tạm ngừng giao dịch
- Nếu một cổ phiếu thành phần bị tạm ngừng giao dịch, cổ phiếu này vẫn có thể được duy trì trong các chỉ số tại mức giá bị tạm ngừng trong vòng tối đa 20 ngày làm việc. Trong thời gian đó, FTSE có thể loại bỏ cổ phiếu thành phần này ngay lập tức tại giá trị bằng 0 trong trường hợp cổ phiếu này được nhận định không giao dịch trở lại.
- Trong trường hợp một cổ phiếu thành phần bị tạm ngừng giao dịch qua buổi trưa của ngày làm việc thứ 20 (và phương án loại cổ phiếu này không được thực hiện), thì theo thông thường cổ phiếu thành phần sẽ bị loại khỏi các chỉ số vào ngày giao dịch thứ 21 tại giá trị bằng 0. Trong trường hợp lý do tạm ngừng giao dịch không gây thiệt hại đến cổ phiếu thành phần, và sự tạm ngừng này được dự báo chỉ diễn ra trong thời gian ngắn, cổ phiếu thành phần sẽ được giữ lại tại mức giá bị tạm ngừng giao dịch.
- Nếu kết quả của hai quá trình trên là một cổ phiếu thành phần bị loại khỏi FTSE Vietnam Index Series, cổ phiếu thành phần đó sẽ không được thay thế cho đến kỳ xem xét tiếp theo.
(5) Tái niêm yết của một cổ phiếu thành phần bị tạm ngừng giao dịch
Những công ty đủ điều kiện niêm yết trở lại có thể được đưa vào chỉ số tại kỳ xem xét tiếp theo nếu đáp ứng được yêu cầu.
Nếu một công ty được niêm yết trở lại sau hơn 3 tháng bị tạm ngừng giao dịch liên tục, công ty đó sẽ được xem như cổ phiếu mới.