domain, domain name, premium domain name for sales

Thứ Tư, 22 tháng 4, 2015

Phân tích cổ phiếu SZL - Sonadezi Long Thành

Phân tích SZL chỉ là một điển hình để thực hành với tiêu chuẩn mới mà nhà đầu tư đã  lọc data theo phương pháp đầu tư mới. Để mọi người cùng trao đổi và kiểm chứng xem liệu một cổ phiếu với giá trị tiền lớn như vậy sẽ có mức tăng trưởng như thế nào trong tương lai.

1.       Tóm tắt sơ về SZL
-          Thành lập từ năm 2003 với vốn ban đầu là 50 tỷ, đến nay SZL đã có vốn điều lệ lên đến 200 tỷ và tổng tài sản là gần 1,25 ngàn tỷ.
-          Hoạt động chính là xây dựng và vận hành các dự án như KCN Lòng Thành, các khu dân cư, đô thị sinh thái đi kèm…
2.       Phân tích báo cáo tài chính
Tôi chỉ xin được phân tích những điểm mà tôi xem là nổi bật và theo tiêu chuẩn của 3 nhà đầu tư huyền thoại.
-         Theo tiêu chuẩn lọc cổ phiếu của Lão Trịnh
(Tiền và tương đương tiền + tiền đàu tư gửi ngân hàng – tổng nợ vay ngân hàng ngắn và dài hạn) chia (Tổng số cổ phiếu) = 17.5k, bằng 95% giá thị trường hiện tại 18.5k (22/4/2015)
Do đó, tiêu chuẩn cổ phiếu an toàn và có tiềm năng tăng trưởng tốt SZL đã đạt được. Lý do như giải thích trong tiêu chuẩn này là “nếu công ty vẫn giữ tiền mặt khổng lồ như hiện tại, thì chí ít công ty vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng ổn định như hiện tại, còn nếu công ty dùng tiền cho các cơ hội tương lai thì tốc độ tăng trưởng sẽ vượt trội hơn”.
-          Theo tiêu chuẩn LN
Tại quý 1/2015 công ty có sự gia tăng LN 10% so với cùng kỳ quý 1/2014 và LN năm 2014 tăng hơn 10% so với LN năm 2013. Tăng trưởng dựa trên tăng doanh thu và giảm chi phí từ hoạt động kinh doanh chính => thỏa điều kiện phát triển bèn vững.
-          Chỉ tiêu LN/ Doanh thu
Công ty đang duy trì một biên lợi nhuận trên doanh luôn lớn hơn 25%, một tỷ suất đều đặn mà hiếm một công ty nào đạt và duy trì ổn định được
-          Tiêu chuẩn cung cầu và sản phầm
SZL cung cấp dịch vụ KCN, và các dịch vụ xây dựng tại KCN Long Thành, với một vị trí thuận tiện như: giáp cao tốc Long Thành – Giầu Dây, Cách sân bay quốc tế Long Thành khaongr 10km (khả năng sẽ sơm có quyết định), giáp HCM, BÌnh Dương, Vũng Tàu…Nói chung về sản phẩm thì SZL đáp ứng được rất tốt như cầu NĐT, còn về vị trí thì đang rất cạnh tranh với các KCN khác.
-          Tiêu chuẩn sự ủng hộ của các định chế tài chính
Cơ câu cổ đông rất cô đặc với sở hữu của các tổ chức lớn như Tổng công ty phát triển KCN, Quỹ Đầu tư phát triển tỉnh ĐN, Amercan LLC….Do đó, công ty sẽ có được sự ủng hộ và trợ giúp mạnh mẽ của các tổ chức này và tạo một điều kiện vô cùng thuận lợi trong HĐKD.
Tóm lại, những tiêu chuẩn trên đây là tôi đã lồng ghép của nhà đầu tư Graham và W. Oneil, tôi nhận thấy SZL thỏa gần hết điều kiện để đầu tư. Tiếp theo để chác chắc tôi sẽ phân tích thêm tiêu chuẩn của Warrant Buffet
Link: http://duyviet90.blogspot.com/2015/04/chien-luoc-au-tu-co-ban-cua-ba-nha-au.html
-          Tiêu chuẩn hoạt động kinh doanh đơn giản
Các khoản phải thu và HTK chiếm tỷ trọng cao trong bảng CĐKT đều từ hoạt động dịch vụ cho thuê và xây dựng, thu tiền sau và rất ổn định.
TSDH chiếm tỷ trọng lớn chủ yếu là các khoản chi phí xây dựng khu công nghiệp nhà xưởng còn dở dang, các khoản tri phí trả trước tiền thuê cũng chiếm tỷ trọng cao.
Về các khoản nợ, công ty không có vay nợ ngân hàng và chủ yếu là các khoản phải trả do các chi phí liên quan đến hoạt động kịch vụ xây dựng và thuế
Nói tóm lại, tiêu chuẩn hoạt động kinh doanh của SZL rất đơn giản, rất dễ hiểu đúng theo yêu cầu của WB.
-          Tiêu chuẩn cổ tức
Tiêu chuẩn này của SZL không phù hợp với mong muốn của WB, nhưng lại rất được đa số NĐT Việt Nam mong muốn. Công ty thường xuyên chi trả mức cổ tức cao khoảng 15%/ năm và tôi cũng đang kỳ vọng công ty sẽ chi trả khoảng tương ướng vậy trong năm 2015.
-          Chọn thời điểm mua
WB không vội vàng trong quá trình mua cổ phiếu, ông thường canh những lúc thị trường giảm mạnh để mua và khi mua thì không quan tâm biến động thị trường nữa. SZL thì tôi thấy đi sideway quá lâu, và so sánh với các công ty cùng ngành thì mức độ tăng của SZL đang rất khiêm tốn. Do đó, việc mua tại vùng 18-18.5 và không quan tâm đến biến động thị trường nữa là phương án được xem là thích hợp nhất.

Áp dụng chút PTKT thì SZL đang cho dấu hiệu sẽ test lại vùng giá 25k trong trung hạn và hướng tới mục tiêu giá vượt 32k theo mẫu hình chiếc cốc tay cầm trong dài hạn.

3. Tổng kết:
Tóm lại sau khi áp dụng chiên được đầu tư của ba NĐT huyền thoại tôi nhận thấy SZL là cổ phiếu hội đủ những tiêu chuẩn để có thể đầu tư trung và dài hạn. Với mục tiêu trung hạn là 25k, dài hạn lên vượt 32k

Thứ Ba, 21 tháng 4, 2015

Chiến lược đầu tư cơ bản của ba nhà đầu tư huyền thoại

Hôm nay nay tôi xin được tóm tắt sơ qua những nguyên tắc chính trong đầu tư của 3 thiên tài đầu tư cơ bản (Warrant Buffet, Benjamin Graham và William J. ONeil), để những bài phân tích tiếp theo tôi sẽ phân tích những cổ phiếu theo dung 3 tiêu chí này.

1.       Chiến lược đầu tư của huyền thoại Warrant Buffet
ž  Đầu tư là đầu tư vào công ty chứ không phải đầu tư vào cổ phiếu. Có nghĩa sau khi phân tích lựa chọn được cổ phiếu ông thường không quan tâm đến giá cả thị trường nhiều mà tâp trung nắm giữ dài hạn. Cho đến khi những yếu tố mà ông quan tâm thỏa mãn hoặc có sự vi phạm quan trọng trong một vài yếu tố chính ảnh hưởng đến quá trình phát triển của doanh nghiệp. Vì là quỹ lớn nên ông thường kiểm soát được hoạt động, nhưng trước đây ông cũng như chúng ta, chỉ chọn cổ phiếu tốt và nắm giữ.

ž  Những câu hỏi đưa ra trước khi chọn cổ phiếu.
-          Cty có phát triển tốt không, có lợi thế cạnh tranh không? Warren Buffett chỉ muốn mua CP của Cty có lợi thế cạnh tranh cao; hoặc là Cty dẫn đầu thị trường của ngành kinh doanh chính của nó; hoặc là có thương hiệu được khách hàng đánh giá cao. Ông không muốn đầu tư vào những Cty không có lợi thế cạnh tranh và chỉ có thể cạnh tranh bằng cách giảm giá bán. Ông còn xét xem Cty mà ông sắp đầu tư có nguy cơ bị Cty lớn mạnh khác nhảy vào cạnh tranh hay không. Ông là người sáng chế ra từ “economic moat” ngụ ý Cty đó có lợi thế cạnh tranh và tạo ra “hàng rào” ngăn cản sự cạnh tranh của các Cty khác.
-          Cty đó có mô hình kinh doanh đơn giản không? Warren Buffett chỉ đầu tư vào các Cty có mô hình đơn giản, dễ hiểu, không quá phức tạp. Ông chỉ đầu tư vào những ngành mà ông biết rất rõ.
-          LN Cty tốt, tăng trưởng ổn định không?
-          Tỷ số nợ trên vốn có thấp không? Tỷ số LN trên nợ có cao không? Giả sử LN không đạt được mức kỳ vọng, Cty có khả năng trả được nhũng món nợ đến hạn không?
-          Tỷ lệ LN trên vốn đầu tư có tốt không? Đây là một trong những chỉ số mà Buffett đặc biệt quan tâm. Ông chỉ đầu tư vào những Cty tạo ra mức LN tốt.
-          Chi phí vận hành của Cty có ở mức chấp nhận được hay không?
-          Dòng tiền mặt để đầu tư có đủ lớn để tạo ra LN và sự tăng trưởng?
-          Cty có giữ lại LN để tái đầu tư hay không? Việc Cty chia cổ tức hay không chia cổ tức là một trong những điểm khác biệt giữa Benjamin Graham và Warren Buffett. Benjamin Graham cho rằng Cty nên chia cổ tức cho nhà đầu tư. Đối với ông, cổ tức được chia tốt hơn cổ tức được giữ lại trong Cty. Trong khi đó, Warren Buffett muốn Cty giữ lại LN để tái đầu tư. Ông cho rằng, nếu như Cty đang làm ra LN tốt - bằng hay cao hơn mức lãi suất mong muốn - thì Cty nên giữ LN lại để tái đầu tư. Khi đó Cty sẽ trở thành một máy in tiền với tốc độ ngày càng tăng cao nhờ hiệu ứng tuyệt vời của lãi suất kép.
-          Ban lãnh đạo có giỏi, có tầm nhìn, có bề dày thành tích về quản lý kinh doanh, có đạo đức không? Buffett chỉ đầu tư vào những Cty ông tin rằng ban lãnh đạo có năng lực.
ž  Chọn thời điểm mua:
-          Ông không bao giờ vội vã mua những CP có biên độ an toàn không rõ ràng. Thường thì ông sẽ đợi khi thị trường vào giai đoạn điều chỉnh hoặc khi thị trường đang thời kỳ giảm giá mạnh. Khi đó ông sẽ mua được CP của Cty với giá thấp hơn giá trị nội tại của nó. Phương pháp đầu tư đơn giản này đã giúp ông thành công lớn và trở thành một trong những người có tài sản lớn nhất thế giới.
ž  Không quan tâm :
-          Với chiến lược đầu tư nói trên Warren Buffett không quan tâm nhiều đến sự lên xuống của giá cả thị trường chứng khoán cũng như chu kỳ kinh tế. Nói đúng hơn ông chỉ quan tâm đến việc lên xuống giá khi ông chọn thời điểm mua. Khi đã mua rồi, ông không quan tâm đến sự lên xuống của giá nữa.
-          Một điểm nữa khá đặc biệt là ông rất ít quan tâm đến việc đa dạng hóa danh mục đầu tư. Nhiều NĐT đã nghiên cứu và thực hiện thành công các phương pháp đa dạng hóa danh mục đầu tư tức là chọn nhiều CP của các Cty khác nhau, ngành khác nhau có tác dụng bổ sung, tương hỗ nhằm đạt được LN cao nhất có thể trong khi giảm rủi ro đến mức thấp nhất. Warren Buffett không theo trường phái đa dạng hóa này. Ông cho rằng nếu đã chọn được doanh nghiệp tốt để đầu tư thì sẽ đạt LN cao và rủi ro thấp. Việc đa dạng hóa danh mục đầu tư, tức là chọn thêm những CP khác vào danh mục đầu tư sẽ giảm LN cao tạo ra từ Cty/CP chính yếu.
-           Theo ông, nếu “lỡ” đầu tư vào doanh nghiệp có lãi suất thấp hơn kỳ vọng, thì hãy rút ra càng sớm càng tốt, vì càng để lâu, NĐT càng bị lỗ và vì thế mất cơ hội đầu tư ở Cty tốt. Còn nếu đã đầu tư đúng Cty làm ăn hiệu quả, thì đừng rút tiền gốc và cổ tức ra khỏi doanh nghiệp. Càng để lâu bao nhiêu thì LN sinh ra càng cao bấy nhiêu
2.       Chiến lược đầu tư của huyền thoại Benjamin Graham
Benjamin Graham đưa ra ba tiêu chuẩn chính trong đầu tư giá trị của mình, đó là: Chỉ tiêu LN, chỉ tiêu doanh thu, chỉ tiêu lợi nhuận/doanh thu.

ž  Chỉ tiêu LN
-           Thu nhập dòng hay LN sau thuế có thể được xem xét bằng tổng LN hay xét trên một đơn vị CP (EPS). Một Cty có sự gia tăng về tốc độ tăng trưởng thu nhập khi tốc độ tăng trưởng thu nhập của quý sau cao hơn quý trước.
-          Một CP tốt có tốc độ gia tăng về tăng trưởng thu nhập cao hơn so với 3 hay 4 quý trước liền kề. Tăng trưởng của chỉ số thu nhập ít nhất là 25% so với cùng quý của năm trước. EPS hàng năm của CP tốt ít nhất phải tăng trưởng 25% so với 3 năm trước đó.
-          Theo cách nghĩ thông thường thì nên chọn mua những CP có P/E thấp (P/E: Chỉ số giá chia cho thu nhập của mỗi CP), và cho rằng những CP có chỉ số này cao là đắt và không nên mua.
-          Thực tế cho thấy, những CP tốt nhất thường có chỉ số này cao. Nên chọn CP của những Cty thua lỗ trước khi Cty đó trở lại trạng thái có lãi khi các NĐT khác phát hiện ra nó.
-          Một số tiêu chí chọn lựa CP căn cứ vào chỉ tiêu LN bao gồm: Dựa vào thực hiện thu nhập quan trọng hơn thu nhập dự kiến; lựa chọn những Cty có tốc độ tăng trưởng thu nhập ít nhất 25% ở quý gần nhất; lựa chọn Cty có sự gia tăng về tốc độ tăng trưởng thu nhập ở 3 hay 4 quý gần nhất; lựa chọn Cty có thu nhập hàng năm tăng trưởng ít nhất 25% so với mỗi năm của 3 năm trước.
ž  Doanh thu (Lượng hàng bán).
-          Lượng hàng bán là chỉ tiêu quan trọng nhất để đo lường một Cty có sức mạnh hay không và là nhân tố chính của tăng trưởng. Khi chọn lựa CP tốt hãy tìm Cty có tốc độ bán hàng mạnh để làm tiền đề cho tăng trưởng thu nhập.
-          Một số biểu hiện có thể xem xét khi một Cty gia tăng lượng hàng bán như nhiều khách hàng hơn, khách hàng tăng lượng mua, Cty giới thiệu sản phẩm mới hoặc thâm nhập vào thị trường mới, Cty cải thiện sản phẩm cũ.
-          Tiêu chí để xác định Cty có tăng trưởng bán hàng tốt nếu 3 quý gần nhất có sự tăng lượng hàng bán lớn hơn hoặc bằng 25% so với quý gần nhất trước đó
-          Cần xem xét kỹ chỉ tiêu doanh thu vì đôi khi lượng hàng bán vẫn ẩn chứa những vấn đề. Cty có thể quá phụ thuộc vào một số khách hàng, phụ thuộc quá nhiều vào một số mặt hàng hay quá phụ thuộc vào thị trường xuất khẩu.
-          Với những nhà bán lẻ, nếu mở thêm một cửa hàng mới cũng làm tăng thêm lượng hàng bán ngay cả khi lượng hàng bán ở những cửa hàng cũ đang xấu đi.
-          Cũng cần lưu ý đến việc Cty thêm vào lượng hàng bán được mà thực tế nó chưa xảy ra, hay các đơn đặt hàng mà không được chuyển đi hay chưa thu được tiền bán đã được hạch toán làm gia tăng lượng hàng bán.
ž  Chỉ tiêu LN/doanh thu
-          LN ròng đánh giá tỷ lệ chuyển doanh thu thành thu nhập. Trên quan điểm của nhà đầu tư, nên tìm những Cty có sự tăng về tỷ lệ LN dòng/doanh thu. Con số này càng lớn thì Cty có sự tốt lên về quản lý và có sự tốt lên trong các hoạt động.
-          LN ròng có thể là đầu mối chủ yếu tìm CP để mua và nên so sánh chỉ số này giữa các Cty có ngành nghề tương đồng. Tiêu chí để xác định cho chỉ tiêu này là LN trước thuế ít nhất đạt 18% doanh thu. Yêu cầu LN sau thuế luôn đạt 10% trở lên.
-          Tuy nhiên, cũng cần phải xét cả những chỉ tiêu cơ bản khác như tăng truởng thu nhập. Mức tăng về LN ròng sẽ ít đi nếu doanh thu giảm, ngoại trừ có sự thay đổi về chiến lược của Cty khi cắt giảm những dây chuyền sản xuất không hiệu quả. Nếu LN có xu hướng giảm, đó có thể là tín hiệu cho thấy Cty đang đánh mất lợi thế cạnh tranh.
3.       Chiến lược đầu tư của huyền thoại William J. ONeil (CAN SLIM)
-          Các tiêu chuẩn chính
C: Current Quaterly Earnings Per Share (lãi ròng trên mỗi CP của quý gần nhất)
A: Annual Earnings Increases (sự gia tăng lãi ròng hàng năm)
N: New Products, New Management, New Highs (sản phẩm mới, sự quản lý mới, mức giá trần mới)
S: Supply and Demand (nguồn cung và cầu)
L: Leader and Laggard (CP đầu bảng và CP tụt hậu)
I: Institutional Sponsorship (sự ủng hộ của các định chế tài chính và đầu tư)
M: Market Direction (định hướng thị trường)
ž  Tiêu chuẩn C: Current Quaterly Earnings Per Share (lãi ròng trên mỗi CP của quý gần nhất)
-          William nhận định rằng, hầu hết các CP tốt đều có sự gia tăng LN so với cùng quý năm trước đó và tỷ lệ tăng càng cao thì chứng tỏ CP càng có nhiều triển vọng. Theo ông, các NĐT trước khi bỏ tiền ra mua CP cần xem xét tới sự gia tăng mạnh mẽ LN của CP đó, cụ thể là mức tăng trưởng của lãi ròng trên mỗi CP trong 3 tháng gần nhất.

-          Nhưng phải tìm hiểu sự gia tăng LN này ở đâu và như thế nào? William cho rằng NĐT có thể nghiên cứu các báo cáo tài chính có kiểm toán của Cty niêm yết, cùng với việc thăm dò các các kênh thông tin khác như báo chí, người quen... Điều quan trọng là các NĐT cần coi trọng độ tin cậy và tính đồng nhất của thông tin, chẳng hạn có thể có điều gì đó không đúng, nếu doanh thu của Cty tăng 20%, trong khi lãi ròng chỉ tăng 5%.
ž  Tiêu chuẩn A: Annual Earnings Increases (sự gia tăng lãi ròng hàng năm)
-          Theo ONeil, CP tốt là CP có mức gia tăng LN đều đặn trong vòng 5 năm trước đó. Các NĐT cần đặc biệt lưu ý tới các CP có mức gia tăng LN hàng năm ổn định và đạt trên 25%, tuy nhiên nên chú ý tới chu kỳ kinh doanh của từng ngành, từng Cty. Theo ONeil, tiêu chí này có thể giúp bạn loại bỏ khoảng 80% các CP tồi.
-          Để có được sự chính xác về mức gia tăng LN, NĐT cần nghiên cứu tất cả các thông tin liên quan đến Cty mà họ muốn đầu tư. Các thông tin này bao gồm lịch sử và đặc điểm của Cty, tình hình tài chính, các chi tiết của đợt phát hành CP và tổ chức bảo lãnh phát hành CP. NĐT có thể tìm các thông tin này trong Bản thông cáo phát hành, trong Báo cáo tài chính của Cty hoặc từ các Cty dịch vụ tư vấn đầu tư. Các quyết định đầu tư chỉ nên đưa ra khi bạn đã có đủ cơ sở thông tin về CP cũng như về mức tăng trưởng lãi ròng hàng năm.
ž  Tiêu chuẩn N: New Products, New Management, New Highs (sản phẩm mới, sự quản lý mới, mức giá trần mới)
-          Những nghiên cứu của William chỉ ra rằng giá CP tăng sẽ bắt nguồn từ một số nhân tố nội tại nào đó. Những nhân tố này thường là sản phẩm mới của Cty, ban giám đốc mới, phương thức quản lý mới hay mức giá trần mới của CP trên thị trường chứng khoán.
-          Do vậy, sẽ không bao giờ thừa nếu các NĐT quan tâm đến những nhân tố nội tại này. Nếu xét thấy những nhân tố này có sự ổn định, không có biểu hiện đột biến theo chiều hướng xấu, thì đó sẽ là một CP có nhiều triển vọng tăng trưởng trên thị trường chứng khoán.
ž  Tiêu chuẩn S: Supply and Demand (nguồn cung và cầu)
-          Trong KD, quy luật cung cầu luôn có ảnh hưởng rất lớn đến giá thành sản phẩm, và đầu tư CK cũng không phải là một ngoại lệ. Giá CP cũng chịu tác động từ quy luật cung cầu. William cho rằng CP của các Cty đại chúng, có quy mô lớn, sản phẩm chất lượng không phải lúc nào cũng đáng để mua, bởi lượng cầu của những CP này khá lớn, trong khi nguồn cung lại ít nên giá thường bị đẩy lên cao giả tạo, không phản ánh đúng giá trị thực tế của CP cũng như rất khó sinh LN lớn.
Chính những CP có số lượng lưu hành thấp trên thị trường mới có nhiều triển vọng và có khả năng tăng giá hơn so với các CP có số lượng lưu hành lớn. Từ đó suy ra, CP được các nhà quản trị hàng đầu nắm giữ với tỷ lệ lớn thường là những CP có độ an toàn cao. William đặc biệt lưu ý tới các CP được Cty mua lại và CP của các Cty có tỷ lệ nợ dài hạn trên vốn tự có vừa phải, bởi theo ông thì tỷ lệ này càng cao bao nhiêu Cty sẽ càng phải đương đầu với áp lực trả lãi trong tương lai nhiều bấy nhiêu. Các NĐT nên so sánh tỷ số này ở Cty mình dự định đầu tư với tỷ số nợ bình quân ở các Cty trong cùng ngành, đồng thời phân tích thêm khả năng thanh toán để có đánh giá xác thực hơn về mức độ nợ của
Cty.
ž  Tiêu chuẩn L: Leader and Laggard (CP đầu bảng và CP tụt hậu)
-          Theo ONeil, NĐT trên thị trường chỉ nên mua 2 hay 3 CP tốt nhất trong nhóm những CP đầu bảng hiện tại, còn lại nên dành tiền cho những CP có khả năng sinh lời trong tương lai. Ðặc biệt, các NĐT cần tránh mua những CP có mức tăng trưởng cao nhưng không bền vững, chẳng hạn như CP lên giá theo trào lưu, theo sự kiện nổi bật… bởi vì các CP này được đánh giá là những CP tụt hậu, không sớm thì muộn cũng mất giá.
ž  Tiêu chuẩn I: Institutional Sponsorship (sự ủng hộ của các định chế tài chính và đầu tư)
-            Định chế tài chính đầu tư ở đây thường là các cơ quan chức năng, các cơ quan chính phủ chuyên về tài chính đầu tư. Các cơ quan này có thể nắm giữ một số lượng CP nhất định của các Cty nào đó, nhờ vậy mà Cty sẽ có sự ủng hộ và trợ giúp mạnh mẽ từ những cơ quan này, một điều kiện vô cùng thuận lợi cho hoạt động kinh doanh, khiến giá CP tăng mạnh. Tuy nhiên, một số lượng quá lớn các định chế tài chính đầu tư nắm giữ CP lại trở thành yếu tố bất lợi, vì điều đó đồng nghĩa với việc nguồn cung sẽ hạn chế bởi các cơ quan ít khi muốn bán từng phần CP của mình, đẩy tính thanh khoản của CP xuống thấp.
ž  Tiêu chuẩn M: Market Direction (định hướng thị trường)
-          Cho dù bạn hoàn toàn chính xác khi nhận định về cả 6 tiêu chí kể trên, nhưng đến tiêu chí định hướng thị trường bạn mắc phải sai lầm thì sẽ có đến 5 trong số 7 CP bạn mua sẽ mất giá và khiến bạn thua lỗ. Yếu tố thị trường là rất quan trọng bởi nó ảnh hưởng mạnh mẽ đến giá CP. Khi hàng loạt các CP cùng ngành trên thị trường bị mất giá, thì giá CP của Cty mà bạn lựa chọn chắc chắn cũng sẽ sụt giảm theo. Ngược lại, nếu giá CP của các Cty này tăng theo sự phát triển của thị trường thì CP bạn mua vào cũng được “ăn theo” những chỉ số tích cực đó. Do đó, William nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc nghiên cứu các đồ thị biến động giá chứng khoán theo ngày, theo tuần và theo tháng trước mỗi quyết định đầu tư CP.
4.       Tóm lại:
-          Chìa khoá PT trong đầu tư CP là tìm ra những CP có tiềm năng tăng trưởng lớn nhất trong thời điểm bạn mua chúng. Nói cách khác, bạn phải có kỹ năng phán đoán, xem xét và phân tích vấn đề cùng với việc hoạch định một kế hoạch đầu tư thích hợp để xác định thời điểm mua vào những CP mạnh và bán đi những CP yếu.
-          Các quyết định lựa chọn CP cần được dựa trên sự phân tích và phối kết hợp giữa các yếu tố định lượng và định tính. Sự khác biệt giữa NĐT giá trị thành công và thất bại chính là ở phần định tính, đó chính là tâm lý, cảm nhận và sự kiên định – Lão Trịnh

Sự thật đằng sau việc hoán đổi cổ phiếu BID và MHB

Như đã hứa với NĐTs, hôm nay tôi sẽ giải thích cau chuyện hoán đổi cổ phiếu giữa BID và MHB, và cũng áp dụng cho những trường hợp khác. Đây cũng chính là động lực quan trọng, và là cơ hội cho NĐT tham giá trong năm 2015. Bằng việc hiểu cuộc chơi, hiểu được hàm ý của nhà tạo lập đang muốn áp lên thị trường, chúng ta sẽ có những dự đoán sát sườn và có quyết định chính xác khi đám đông sợ hãi.
Tại sao giá BID trên thị trường đang là 19k/cp, trong khi MHB giá trên OTC chưa đến 5k/cp mà lại có sự hoán đổi bằng nhau. Điều này chẳng phải cổ đông hiện hữu của BID thiệt và cổ đông của MHB được lợi quá nhiều ư. Để tìm hiều bản chất của vấn đề tôi xin đưa ra 2 Kịch bản, tuy nhiên cả 2 giả thiết này cùng hướng tới một kết quả => giải quyết vấn đề lợi ích nhóm.
- Kịch bản 1: Thực hiện thành công
Trong thông báo tại ĐHCĐ BIDV có cho biết sẽ thực hiện phát hành hoán đổi cổ phiếu BID và MHB theo tỷ lệ 1:1 vì cả 2 đều thuộc phần lớn sở hữu nhà nước. Nếu điều này thành sự thật thì những cổ đông MHB bổng nhiên rớt từ trên trời xuống một đống vàng, vì giá cổ phiếu tăng gấp 3-4 lần. 
Thực chất của vấn đề lại chính từ sở hữu của MHB, chủ yếu của nhà nước và của những cán bộ đầu ngành và những người gọi là tai to, bụng bự. Họ đã có những thỏa thuận ngầm và chia sẽ lợi ích cho nhau nếu thành công. Với trường hợp này thì chúng ta ít thấy MHB được chuyển nhượng trên thị trường, và BID sẽ phải giảm giá về vùng ít nhất 16k cho đến khi hoán đổi thành công. Cá nhân tôi xác định chủ quan kịch bản này khó xảy ra, mà nó sẽ nằm ở kịch bản 2.
- Kịch bản 2: Thực hiện không thành công.
Việc hoán đổi một cách phi lý này thực chất sẽ chịu sự phản đối của rất nhiều tổ chức và ảnh hưởng xấu đến quá trình tái cơ cấu NH với NĐT ngoại. Và thực chất việc này những người trên đã xác định là không thể thành công, vậy tại sao họ làm vậy? 
Mục đích chính của việc làm này cũng chủ đích giúp nhóm lợi ích có thể thoát hàng được ở giá cao. Ví dụ, MHB đang có giá 5k/cp và bây giờ có quyết định đổi 1:1 với BID thì dĩ nhiên họ bán 10-15k/cp thì những người mua được vẫn có lời => Nhưng thực chất họ đã bán được gấp đôi gấp ba giá hiện tại (thoát hàng giá cao). Và cuối cùng của vấn đề đơn giản chỉ là BID đưa ra 2 tình huống xử lý:
1, Tỷ lệ hoán đổi phải thay đổi để đảm bảo lợi ích của các cổ đông BID (sau khi nhóm lợi ích thoát hết hàng ở MHB), tỷ lệ này có thể là 1:2, hoặc 1:3.
2, Thông tin báo chí đưa bây giờ đã đạt được mục đích giúp nhóm lợi ích thoát và chuyển nhượng MHB, và giờ đây đính chính bán lại cho đối tác hoặc là tìm phương án sáp nhập với một ngân hàng khác...
Cá nhân tôi thiên về kịch bản 2, và trọng hợp hạ tỷ lệ hoán đổi. Và để nhận biết phương án 2 cũng rất dễ, chỉ bằng việc quan sát BID nếu >=17k là đang thực hiện phương án 2. Vì chẳng có lý do gì, tôi thực hiện phương án 1 mà lại không bán tháo BID để mua MHB cả.
Tóm lại:
Bài viết này chỉ dùng để viết riêng cho BID, nhưng tôi xin nhấn mạnh răng vấn đề này chính là động lực chính trong năm 2015, vì sao phải kéo dòng Bank trong các phân tích trước của tôi.
VCB, BID, CTG là những ngân hàng quốc doanh được đẩy lên giai đoạn đầu để thực hiện điều này, do đó nhóm này chạy trước 1 chu kỳ so với những cổ phiếu khác cùng ngành. Đánh giá tiếp theo của tôi vẫn là MBB, và năm nay BANK vẫn là trụ đỡ giúp VNINDEX lên 650-700 như những dự báo trước đây của tôi.
Phần thêm: Chart BID vẽ cho kịch bản 2, tiếp tục chờ cơ hội vượt đỉnh và xu hướng tiếp tục tăng

Thứ Hai, 20 tháng 4, 2015

Phân tích giá mục tiêu MBB theo dòng tiền

Trong bài viết về " Dòng cổ phiếu vua sẽ chạy như thế nào" rất nhiều NĐT nhắn tin hỏi riêng tôi vì sao không phân tích luôn CTG, và vì sao cổ phiếu MBB nó không tăng. Bài viết này tôi xin trả lời cầu hỏi về MBB trước, bài tiếp theo tôi sẽ lý giải động lực chính để dòng ngân hàng tăng, và lý giải luôn thủ thuật tại sao BID lại hoán đổi tỷ lệ 1:1 với MHB.
- Giống như những phân tích trước, đầu tiên tôi phân tích dòng tiền.
Dòng tiền MBB bắt đầu từ khi niêm yết lên sàn với giá 10k, sau đợt rủ hàng cũng chẳng làm NĐT bán ra. Tiếp đó MBB liên tục hình thành trend tăng khá từ tốn, từ giá 10k lên 13.5k trong hơn 2 năm với giá trung bình chia thành 2 giai đoạn.

+ Giai đoạn 1: đa số NĐT lớn, tổ chức và cán bộ công nhân viên đươc mua ưu đã ở vùng giá trước niêm yết đều ở giá trung bình khoản 10k. Những đối tượng này sau khi bị rung lắc vẫn tồn tại và quyết bám trụ với MBB trừ khi họ phải lời cả 100% (ít nhất lên 20k mới bán)
+ Giai đoạn 2: Những NĐT mới, các quỹ lớn nhỏ tham gia sớm hơn trung bình từ giá 11-12k, tuy nhiên chỉ có một vài quỹ giữ được, còn lại đã mất kiên nhẫn và bán ngay tại sóng đầu năm 2014. Sau đó, một lực lượng đặc biệt, gọi là quỹ kền kền bắt đầu thu gom trong năm 2014 cho kế hoạch 2015 ở vùng giá 12-13k.
- Sau 2 giai đoạn, bây giờ đến giai đoạn vẽ bức tranh tươi sáng cho năm 2015 về ngành ngân hàng, để giải quyết rất nhiều vấn đề sở hữu chéo, lợi ích nhóm và tái cấu trúc ngân hàng (giải thích trong bài biết sau). Và MBB được cơ cấu là 1 trong 5 ngân hàng trụ cột của nhà nước trong thông điệp của thủ tướng NTD "Việt Nam chỉ nên có 5 ngân hàng trụ cột thực sự lớn".
- Lý do MBB chưa tăng nhanh như BID, VCB, CTG là vì 3 ngân hàng kia chịu sự điều tiết lớn từ chính phủ và NHNN để giải quyết vấn đề sáp nhập (giải quyết lợi ích nhóm) trước. Sau khi giai đoạn 1 được cơ bản lên kế hoạch, giai đoạn 2 sẽ là lúc những ngân hàng tiếp theo được kéo lên. Trong đó MBB được cơ cấu là cổ phiếu đầu tiên và sẽ bán bới một phần cho đối tác ngoại. Những cổ phiếu NHTM khác sẽ ăn theo như cùng sóng.

- Về đồ thị kỹ thuật:
Tôi chỉ xin nói sơ lược những điểm chính
+ Trend dài hạn vẫn là trend tăng => xu hướng vẫn tiếp tục cho đến cuối năm 2015
+ Nhìn chart tuần đang có dấu hiệu giống với mẫu hình "cốc tay cẩm" (chỉ là có nét giống, chứ chưa đủ điều kiện của mẫu hình này)
+ Trong ngắn hạn MBB đang được hỗ trợ khối lượng lớn tại vùng giá từ 13-13.5k => Vùng này rất an toàn
Kết luận:
- Vùng mua trung bình của MBB theo cả 2 phương pháp đều nằm ở 13-13.5k
- Kết hợp với những phân tích trước xuyên suốt của tôi về MBB, tôi vẫn tự tin đưa ra giá mục tiêu năm 2015 cho MBB ở mức giá 18-20k
Bài viết này không phải để khuyến khích mọi người mua theo, tuy nhiên nhận xét cá nhân thì MBB là cổ phiếu an toàn, tăng trưởng và phù hợp với NĐT lớn muốn an âm và tìm kiếm cơ hội lớn của sóng BANK năm 2015.
Tham khảo thêm:
http://duyviet90.blogspot.com/2015/02/dong-co-phieu-vua-cua-2015-bank-se-i.html
http://duyviet90.blogspot.com/2015/03/ke-hoach-bat-ay-sau-ot-suy-giam-thang-3.html


Thứ Hai, 6 tháng 4, 2015

Tại sao GAS mua cổ phiếu quỹ thất bại?

Những phân tích này tôi đã phân tích và tư vấn rất nhiều lần cho NĐT trên room skype, nhưng hôm nay tôi xin tóm tắt ngắn gọn lại nhằm mục đích lưu giữ và cảnh báo NĐT cẩn trọng đối với việc mua cổ phiếu quỹ của các công ty.


Câu hỏi được đặt ra và cũng được rất nhiều người thắc mắc là tại sao GAS, PVD được mua nhiều cổ phiếu quỹ và sau lại không mua được?

-          Trước khi đi trả lời câu hỏi trên, tôi xin nhấn mạnh vấn đề sau:
Đa số các NĐT ở VN thường sử dụng các phương pháp phân tích sau để đầu tư chứng khoán
+ Phân tích cơ bản: hay được những nhà đầu tư có nền tảng tài chính sử dụng
+ Phân tích kỹ thuật: Những người có đam mê và đầu tư nghiên cứu cả chuyên và không chuyên (học bài bản)
+ Phân tích dòng tiền: Quan trọng, dễ hiểu và được đa số mọi người dung (cả chuyên và không chuyên)
ð  Cho dù các bạn thông thạo một trong những phương pháp trên, hay kết hợp chúng lại cũng chưa đủ ở thị trường VN này. Vấn đề ở một thị trường nhỏ như VN là cần phải có thông tin, hiểu được mục đích của người tạo lập muốn làm gì trong thời gian tới, kết hợp với phân tích ở trên mới thành công được.

-          Bây giờ đi trả lời câu hỏi tại sao GAS và PVD được mua cổ phiếu quỹ?

Đầu tiên nói về động lực của thị trường năm 2014 là nhà tạo lập muốn dung dòng P kéo thị trường nhằm mục đích làm sôi động thị trường chứng khoán nhằm IPO các doanh nghiệp nhà nước, các vấn đề của BĐS, sử lý nợ xấu, hay sở hữu chéo NH… Nói chung mọi thứ đang theo kế hoạch nếu như không có việc giá OIL thế giới giảm mạnh, điều này đã làm hỏng kế hoạch của nhà tạo lập.

Chart: Biểu đồ giá OIL

Trong dự báo đợt suy giảm tháng 12 của tôi, tôi đã nhận định năm 2015 dòng Ngân hàng sẽ dẫn sóng dự tính ở quý 2, thế nhưng dòng NH lại lập tức tăng nóng ngay trong quý 1 cho thấy Nhà tạo lập VN đã bế tắc tại thời điểm cuối năm 2014.
Link: http://duyviet90.blogspot.com/2014/12/thi-truong-ang-o-au-va-chung-ta-phai.html
Bước đầu tiên làm thay đổi cục diện năm 2015 là kéo sớm dòng NH hơn 1 quý so với dự tính bán đầu (đáng ra phải quý 2), kết hợp với đó là thông báo mua cổ phiếu quỹ GAS, PVD…

Việc mua cổ phiếu quỹ GAS và PVD (2 mã dẫn đầu dòng P) nằm ở vấn đề của nhóm lợi ích của nhà tạo lập và ban lãnh đạo của 2 mã này. Vì trong quá trình dẫn dắt sóng những người này đã thu gom rất nhiều cổ phiếu này, không chỉ họ mua, đối tác, người thân, người quen….tất cả đều có thông tin và thu mua bất kỳ giá nào dưới 60k (GAS) và 70k (PVD).

Chart: Mua cổ phiếu quỹ của GAS

Vậy khi kế hoach thất bại, họ ngay lập tức lên kế hoạch thoái vốn, nhưng không thể làm ồ ạt. Đa phần thoát ở vùng đỉnh, phần còn lại thoát từ từ cho đến gần cuối năm. Số kẹt lại của ban quản trị, của người thân cũng phải tìm cách thoát và cách tốt nhất đó chính là dung tiền của công ty mua lại (cổ phiếu quỹ) và kéo dòng NH lên ngay để tạo hiệu ứng tốt cho thị trường.

Vậy là Kế hoạch dùng tiền của công ty mua lại cổ phiếu của người nhà, của nhóm lợi ích… Kéo dòng NH làm thị trường tăng vượt kỳ vọng kế hoạch của tôi, điều mà nhiều NĐT có thể nhận ra khi mà NH chưa có tín hiệu gì tích cực trong quý 1 mà lại chạy rất mạnh.

Tôi rất là tiếc vì trong bài nhận định chiến lược cho 2015 đã đề cập tới tất cả KH của tôi về sức mạnh dòng NH trong năm 2015, động lực thay thế dòng P để tiếp tục thực hiện ý đồ 2014 và 2015 của nhà tạo lập. Tuy nhiên, nhận đinh của tôi là phải sau quý 1, và với việc thay đổi kế hoạch của nhà tạo lạp cũng làm tôi lỡ đi cơ hội bắt đúng điểm của dòng NH.

Cuối cùng tôi xin nhấn mạnh tới tất cả các NĐT cần chú ý tới vấn đề mua cổ phiếu quỹ (cuối năm 2015 sẽ đến lượt dòng bank)để tránh bị lừa, và trong phân tích chứng khoán VN cần hiểu được Nhà tạo lập đang muốn gì?

Chúc mọi người giao dịch thành công!

Thứ Sáu, 3 tháng 4, 2015

Phá giá VND ảnh hưởng như thế nào tới thị trường chứng khoán VN

Sau một loạt bài viết về thị trường được rất nhiều NĐT quan tâm, có một câu hỏi mà rất nhiều NĐT hỏi riêng tôi là “Vấn đề tỷ giá có ảnh hưởng như thế nào đến chứng khoán không?”. Hôm nay thông qua bài viết này xem như tôi muốn giải thích chung cho tất cả mọi người luôn.

Sơ lược tại sao năm 2014-2015 lại có áp lực mạnh về tỷ giá VND như vậy:
-          Tín hiệu kinh tế Mỹ phục hồi mạnh mẽ hơn khu vực các nước phát triển khác làm cho đồng bạc xanh lên giá
-          Việc FED ra tín hiệu cắt gói QE, và nâng lãi suất  dẫn đến đồng USD mạnh lên

                                                Hinh:  Biểu đồ sức mạnh đồng USD
-          Hai nguyên nhân trên là nguyên nhân về mặt bản chất kinh tế, còn về yếu tố đằng sau thì rất nhiều, mà ở đó Mỹ cân nhắc thiệt hơn từ việc làm đồng USD tăng giá.
+ Thứ nhất, Mỹ muốn phát ra tín hiệu cho các tập đoàn của Mỹ phải từ từ rút vốn về tái thiết lại nước Mỹ hung mạnh. Và tới đây sẽ có một cuộc khủng hoảng mới và người Mỹ sẽ ít chịu ảnh hưởng.
+ Thứ hai, Mỹ cân đối liệu việc USD lên giá có làm cho NGA và TQ lo lắng với vấn đề này hay không. Cái này thì MỸ đã tính toán thiệt hơn, xem liệu những khoản dự trừ USD và những khoản vay các nước bằng USD cái nào hơn => phần lợi thuộc về MỸ, trả ít nợ hơn, nước khác nợ Mỹ thì phải khó khan hơn trong vấn đề trả nợ.
+ Vấn đề XK của Mỹ bị thiệt hại đã được cân đối với NK và các dòng vốn đổ vào MỸ đầu tư, và Mỹ sẽ vẫn có lợi.

Việt Nam có nên phá giá hay không?
Tôi không muốn phân tích quá xâu theo chiều hướng kinh tế, cái này các bác có thể đọc ở báo chí thì rõ hơn. Tôi chỉ nói sơ lược qua vài điểm chính như sau:
-          VN đang cân đối giữa XK và NK xem tỷ trọng cái nào lớn hơn và lâu nay thì chính sách vẫn là yêu tiên XK, do đó phá giá VND là điều nên làm. Trong ngắn hạn thì Chính Phủ cân nhắc tới cơ cấu xuất khẩu, xem liệu mặt hàng xuất khẩu thực chất không tính khu vực FDI của chúng ta là bao nhiêu => thấy rằng XK đang ít hơn nhập khẩu (bản chất xuất khẩu tỷ trọng lớn của FDI)
-          Chính phủ muốn phá giá hay không còn xét trên toàn cảnh mục tiêu vĩ mô của Chính Phủ đang muốn làm gì, năm nay họ muốn giữ vĩ mô ổn định nhằm nhiều mục tiêu phát triển thị trường, tạo điều kiện cho kinh tế phát triển =>do đó muốn giữ.
-          Áp lực của dòng vốn ngoại rút về nước đang rất là cao, liên tục đang nhập siêu trong mấy tháng đầu năm, cộng với việc nhiều nước phá giá ngoại tệ của họ cũng làm hàng hóa VN đắt đỏ hơn => phá giá VND.
Những phân tích  trên đây chỉ mang tính chất kinh tế, nếu mọi người đọc thì chẳng hiểu vì sao NHNN không phá giá đi, có lợi thế cơ mà? Phần tiếp theo mới nói lên vấn đề thực sự.

          

                                
                 Chart: Mức độ mất giá euro và yên so với USD, VND đang neo khá chặt

Phá giá VND ảnh hưởng như thế nào tới thị trường chứng khoán và khi nào mới phá giá?
-          Thứ nhất, thị trường VN ảnh hưởng rất lớn bởi dòng vốn ngoại, trong đó dòng vốn đầu cơ ngắn hạn cũng chiếm tỷ trọng rất cao, và dòng vốn này ra vào thị trường rất nhanh chóng. Ngay khi dòng vốn này nhận thấy VN không thể nào giữ nguyên tỷ giá trong khi áp lực tăng giá ngày một cao => Họ lập tức bán các tài sản thanh khoản khác (trong đó có chứng khoán), chuyển qua đầu cơ USD, và nếu NHNN phá giá thì ngay lập tức họ có khoản lợi khổng lồ.
-          Thứ 2, NHNN đang cần nhắc tới các vấn đề nợ công và đảo thêm những khoản nợ mới, cộng với việc họ biết được khối ngoại đang tập chung đầu cơ vào tỷ giá => NHNN cố gắng dung tất cả các nguồn lực để giữ tỷ giá ổn định, giảm chi phí cơ hội của nhóm đầu cơ tỷ giá kia, và tranh thủ thực hiện tái cơ cấu các khoản nợ công.
-          Xét trên vấn đề lợi ích nhóm thì ngân hàng cũng cân nhắc xem lợi ích từ bên nào cao hơn, có hay không cố gắng kìm chế để giúp đỡ các tập đoàn NN tái cơ cấu nợ, hay phá giá để các tổ chức quốc tế quay lại đổ tiền vào đầu tư tiếp. Nếu bên nào lợi ích hơn thì sẽ làm

Phá giá VND ảnh hưởng như thế nào tới thị trường chứng khoán
-          Với tính toán như thế nào thì việc phá giá mạnh VND sẽ phải được thực hiện trong năm nay (không phải bằng 1% còn lại) và điều này thực chất làm cho dòng vốn ngoại rút ra thị trường thời gian gần đây quay lại thị trường, ngoài ra còn thu hút thêm những vốn đầu cơ ngoại mới. Đơn giản vì:
                 Một quỹ ngoại đầu tư 1tr USD vào HAG, tức là 1tr cp HAG (giả sử tỷ giá là 21.5kđ/usd và giá hag là 21.5k), tôi thấy khả năng phá giá VND ngay lập tức tôi bán HAG lấy tiền đổi ra USD.
                Nếu giờ phá giá VND khoảng 2% lên 22kđ/usd => 1tr USD bây giờ tôi có thể mua được hơn 1.02tr cp HAG (giả sử giá không đổi) => Thu khoản lợi từ việc hoán đổi này.
ð  Vậy thì chắc chắn tôi không cần biết phá giá ảnh hưởng như thế nào đến vĩ mô, nhưng tôi thấy rằng vốn ngoại đã rút sẽ quay lại mua ròng cổ phiếu VN vì nó rẻ tương đối hơn.
ð  Vấn đề khối ngoại muốn rút đi sẽ được hạn chế, và vấn đề mua ròng lại quay lại và có hiệu ứng tích cực lên thị trường

Khi nào mới phá giá?
-          Với những lập luận lợi ích nhóm ở trên thì tôi nghĩ NHNN sẽ cố gắng giữ tỷ giá thêm một thời gian để:
+ Một là cho vốn đầí cơ tỷ giá của NN bị mất chi phí cơ hội
+ Hai là, tranh thủ cho các tập đoàn tổ chức và nhà nước cơ cấu các khoản nợ có lợi.
ð  Do đó thời gian cho phá giá sẽ nằm ở cuối năm cỡ tháng 9 – 12/2015
ð  Tuy nhiên, theo cá nhân tôi nhận thấy áp lực đang rất là căng, và NHNN không còn đủ công cụ để can thiệp giữ tỷ giá được nữa => phá giá sớm hơn khoảng tháng 7        

(1000 LIKE ĐỂ THỐNG ĐỐC PHÁ GIÁ VNĐ ĐỂ CHỨNG KHOÁN TĂNG LÊN 650 ĐIỂM NÀO)




Thứ Tư, 1 tháng 4, 2015

Quy trình điều hành một công ty mới hoạt động

Khi xác định thành lập một công ty thì những người góp vốn phải hoạch định trong đầu mọi chi tiết về đường đi của công ty. Sau khi phác thảo trong đầu về mọi việc cần làm thì chúng ta đi vào từng bước cụ thể như sau:

Bước 1: Xây dựng đề án HĐKD
- Làm đề án thành lập công ty và xây dựng kế hoạch hoạt động cho công ty trong 1-3 năm gần nhất.
  + Tên, tên viết tắt, tên tiếng anh, tên web, tên mail...
  + Vốn điều lệ, tỷ lệ góp vốn
  + Ngành nghề kinh doanh
  + Người đại diện theo pháp luật và các nhiệm vụ khác...
- Chiến lược kinh doanh ngắn hạn, nhưng khoản thu ngắn hạn
- Sơ đồ tổ chức công ty
- Chi phí xây dựng và mua sắm trang thiết bị lần đầu
- Chi phí hoạt động thường xuyên
- Kế hoạch góp vốn lần đầu

Bước 2: Xây dựng cơ sở pháp lý

- Làm giấy phép ĐKKD: Sau khi có giấy phép ĐKKD thì trong vòng 1 tháng doanh nghiệp phải kê khai và đóng thuế môn bài, tránh chậm trễ bị phạt.
- Đăng ký mã số thuế
- Mở tài khoản ngân hàng
- Thông báo cổ đông góp vốn
- Mua hóa đơn...

Bước 3: Tuyển đội ngủ nhân sự và trình bày cơ cấu tổ chức

- Tuyên các bộ phận cần thiết như:
  + Hành chính/Nhân sự
  + Kế toán/Tài chính
  + Bộ phận kinh doanh và làm việc trược tiếp tùy lĩnh vực của công ty
- Cơ cấu tổ chức cần có Giám đốc và trưởng phòng để điều hành trực tiếp

Bước 4: Bố trí những công việc ban đầu khi thành lập

- Làm logo, các form mẫu cho hồ sơ, bao thư, email
- Đồng phục, con dấu
- Sổ công văn, số hợp đồng, công văn
- Danh mục tài sản
- Công tác lưu trữ hồ sơ
- Chuẩn bị website, email riêng của công ty
- Thuê văn phòng, sữa chữa và trang bị nội thất

Bước 5: Xây dựng quy định nhân sự

- Sau khi có sơ đồ tổ chức thì bộ phận nhân sự hoàn thiện lại và mô tả từng nhiệm vụ và công việc từng vị trí cụ thể.
- Soạn thảo mẫu hợp đồng lao động và HĐLĐ với các cán bộ nhân viên.
- Xây dựng quy chế tuyền dụng
- Xây dựng các chính sách:
  + Quy chế bảng lương, thang lương.
  + Quy chế ban hành tài liệu
  + Quy định công tác, công tác phí
  + Quy trình trả lương
  + Quy trình văn phòng phẩm, mua hàng, điều xe, cấp xăng
  + Các quy định về chính sách phúc lợi như: taxi, ngoài giờ, lương tháng 13, trợ cấp đi lại, cơm trưa, lái xe ngoài giờ, điện thoại, đồng phục, nghĩ lễ, nghỉ phép, chấm công, nghĩ thai sản, ....

Bước 6: Xây dựng quy định kế toán

- Mua phần mềm kế toán
- Quy chế tài chính: Trong quy chế tài chính trước khi có bộ phận tài chính và kiểm soát thì công ty phải xây dựng được quy trình tài chính chặt chẽ và đảm bảo tuân thủ các nguyên tắc kế toán
  + Người thu tiền và người chi tiền không được là một người (tách bạch ngân quỹ và kế toán)
  + Các quy định về chi tiêu đủ ràng buộc, và tranh để một người nắm quá nhiều công đoạn trong quy trình chạy của dòng tiền.
- Quy định thu chi
  + Xây dựng quy trình tạm ứng tiền, các form mẫu cần thiết.
  + Xây dựng các quy trình chi tiền, quy trình liên quan đến công tác ứng và hoàn ứng tiền và các         form mẫu cần thiết
- Mua hàng
- Các khoản phải thu - phải trả
- Công nợ

Bước 7: Công bố tới toàn thể nhân viên về chiên lược và tầm nhìn của công ty

- Trong ngày đầu bắt đầu làm việc, TGĐ/ CT HĐQT sẽ công bố chiến lược và định hướng pháp triển công ty. Cam kết những quyền lợi của những người đặt nền móng đầu tiên cho công ty.
- Công bố nhiệm vụ công việc và trách nhiệm của từng bộ phận, từng nhân viên trong giai đoạn đầu
- Cam kết và hứa sẽ cùng phát triển cùng công ty và toàn thể Cán bộ nhân viên

(Còn nữa...)

                                                                                           Theo nguồn: Lão Trịnh


Phương pháp thở trong võ học

 Trong võ thuật nhấn mạnh “Tâm hợp ý”, “Khí hợp lực”, khí cần trầm lặng, dùng khí đẩy lực, cho nên chức năng hô hấp có ảnh hưởng rất đặc biệt. Theo định nghĩa khoa học thì hô hấp là quá trình lấy oxy từ ngoài vào và thải khí cacbonic từ trong ra của cơ thể sinh vật.tap-tho-bunghit-tho-sau
 Hô hấp trong luyện tập võ thuật theo sự biến hóa của các động tác mà thành, lúc nào hít vào (hấp), lúc nào thở ra (hô) đều có nguyên tắc. Ví dụ khi thực hiện các động tác gập chân thu lại, hoặc đưa mình lên, co tay về, đưa chân lên để đá ra thì hít vào. Khi thực hiện các động tác hạ mình xuống hoặc kết thúc động tác đá chân , đấm tay và các động tác khác đi đến dứt điểm đều thở ra và yêu cầu động tác thở sâu, dài, nhẹ nhàng. Luyện tập võ thuật cần phải biết thở theo nguyên tắc “động hấp – tịnh hô”.
 Hô hấp có phương pháp sẽ nâng cao được lượng khí trao đổi làm tăng cường thể chất, gia tăng phế hoạt lượng của phổi và tiêu trừ sự ứ huyết trong cơ thể. Y học võ cổ truyền cho rằng, thở bụng như một hài nhi là lối thở tự nhiên chưa bị tác động bởi cuộc sống, cách sống, ảnh hưởng tới lượng khí ra vào phổi. Đó là lối thở đúng nhất để hòa hợp với thiên nhiên. Thuật ngữ chuyên môn y võ gọi cách thở này là hiệp khí.hit-tho-2
 – Đề khí (ngước lên thở): Ở tình huống này do động tác từ thấp ngẩng lên cao, dùng phương pháp đề khí, phương pháp này là hóp bụng, mở lồng ngực, cơ bả vai co lại. Thở sâu ngực, để cho khí chuyển từ dưới lên, khí tống đầy nâng trọng tâm cơ thể lên có lợi cho di chuyển để thực hiện các động tác bước ngang, nhảy, đá, như động tác song phi, quay đá gió, lộn trên không…
 – Trầm khí: Khi thực hiện động tác từ cao xuống thấp, dùng phương pháp trầm khí, phương pháp này là quá trình hô hấp thở bụng cổ điển, thông qua cơ hoành cách, vận động cơ hoành theo làn sóng, làm cho khoang bụng nhu động. Do đó động tác hơi thở có tiếng kêu. Khi thở trầm khí yêu cầu “trầm khí đan điền”, điều này làm cho ngực mở rộng, thành bụng chắc, hạ thấp trọng tâm cơ thể, đạt đến sự ổn định chắc chắn, khổ luyện cứng như đá. Những động tác thấp, chân bước trước sau, động tác ngồi tòa sen… dễ làm phương pháp trầm khí.

 – Tụ khí: Phương pháp tụ khí là sau khi  vào giữ khí, đồng thời các động tác tay dùng lực thở đẩy khí toàn thân, đó là hình thức dùng lực trong võ thuật. Chúng không những tăng lực, phát lực mà còn loại bỏ được yếm khí xuất hiện, ảnh hưởng không tốt đến hệ tuần hoàn.
Võ sư Lê Kim Hòa

Luyện nhãn công

Trong thực chiến chớp nhoáng, đầu tiên phải dùng mắt nắm bắt mục tiêu sau đó mới quyết định tấn công hay phòng thủ: “Đầu tiên luyện mắt, thứ hai can đảm, thứ ba quyền cước”.

634927520910308100_ly tieu long
Phương pháp:

1. Người đối luyện dùng khăn tay vẫy trước mắt người luyện tập (người luyện không nháy mắt), ban đầu vẫy xa xa, dần dần vẫy sát mắt.

2. Người đối luyện liên tục đánh qua đánh lại trước mắt người luyện (người luyện không nháy mắt và chú ý vào đầu quyền).
3. Úp mặt vào một chậu nước sạch và mở mắt nhìn.
4. Đứng thẳng, mắt nhìn vào chăm chú vào một vật ở thật xa hoặc 1 vật đang chuyển động.
5. Ngồi trên xe, chạy nhanh, mắt quan sát đếm cây bên đường.
6. Tập đếm các con thú nhỏ như: chim, kiến, bầy gà con…
7. Người đối luyện mở 2 tay cách xa 80cm, sau đó nhanh chóng làm các động tác tay khác nhau hoặc co 1 ngón, người luyện quan sát sự biến hoá.
8. Buổi sáng, sau khi ngủ dậy, hô hấp thật sâu, sau đó mở tròn mắt nhìn vào bụi cây gần đó. Tưởng tượng có thể nhìn xuyên qua lá cây. 5 phút sau quay đầu ra sau rồi quay lại nhìn đúng lá cây ban đầu.
Theo Thể Thao TP HCM