domain, domain name, premium domain name for sales

Thứ Hai, 19 tháng 9, 2011

6 người Nhật bơi đến Đài Loan để tỏ lòng tri ân về nỗ lực cứu trợ động đất

Sáu người Nhật đã bơi đến bờ biển phía đông của Đài Loan ngày hôm nay sau 52 giờ đối đầu với sóng to và gió lớn.

Trưởng nhóm Kazuya Suzuki giải thích ý nghĩa của cuộc bơi vượt biển của nhóm vận động viên này là để bày tỏ sự tri ân đối với những sự trợ giúp mà Đài Loan đã dành cho Nhật Bản sau thiên tai động đất và sóng thần hồi tháng 3.

Sáu vận động viên này đã xuất phát vào sáng sớm thứ Bảy để thực hiện hành trình bơi dài 150 kilômét, bắt đầu từ đảo Yonaguni ở miền nam Nhật Bản. 

Các vận động viên đã bơi thay phiên nhau 30 phút một lần.

Đài Loan đã cử các nhân viên cứu hộ và gởi đóng góp cựu trợ trị giá hơn 260 triệu đôla đến Nhật Bản tiếp theo sau thiên tai đã khiến gần 20.000 người chết hoặc mất tích.


Nguồn: http://www.voanews.com/vietnamese/news/asia/japan-taiwan-swimmers-09-19-2011-130131913.html

Thứ Tư, 14 tháng 9, 2011

50 nhà kinh tế tiêu biểu - Steven Pressman, p10, ROBERT OWEN


ROBERT OWEN (1771 – 1858)

Ông là người tiên phong của chủ nghĩa xã hội Anh, nhân vật hàng đầu trong phong trào Chủ nghĩa xã hội không tưởng suốt đầu thế kỷ 19.

Ông sinh ra trong một gia đình bình thường ở một thị trấn nhỏ miền Trung xứ Wale. Ông được học rất ít ở trường mà chủ yếu tự học.

Năm 10 tuổi, ông cùng với anh trai lên đường đi Londonđể làm giàu. Ông đã làm qua nhiều công việc khác nhau. Thời gian sau, ông và vài đối tác hùn vốn mua lại nhà máy của cha vợ và từ đây ông bắt đầu đem lý thuyết cải cách xã hội ứng dụng vào thực tế tại nhà máy này.

Khi mới tiếp quản New Lanark, cả vùng chỉ có 1.500 gia đình và khoảng 500 trẻ em cơ nhỡ. Điều kiện sống và làm việc của họ tồi tệ, không đảm bảo vệ sinh. Trộm cắp, say rượu xảy ra thường xuyên. Phúc lợi là điều không tưởng. Ông đã yêu cầu công nhân đóng góp 1/6 lương của họ vào quỹ và ông bắt đầu xây dựng thêm một tầng trên để mỗi gia đình có hai phòng ở. Ông cũng cho xây dựng đường sá, thu gom rác, đặt hàng hoá thiết yếu giá thấp, lập quỹ cộng đồng chung, chống lại lao động trẻ em, không thuê lao động trẻ em dưới 10 tuổi, xây dựng công viên và sân chơi cho trẻ em, giáo dục trẻ từ 1 đến 10 tuổi miễn phí…

Sau vài năm ông đã biến New Lanark thành cộng đồng điển hình và ông được công nhân tôn sùng. Tuy nhiên, ông bị áp lực vì mục tiêu lợi nhuận bởi những người đồng sở hữu và cả đối thủ cạnh tranh. Từ đó ông nhận ra rằng những cải cách của ông phải được thực hiện trên toàn xã hội thì mới thật sự có hiệu quả.

Nhờ ông vận động mà đạo luật công xưởng lần đầu tiên được thông qua năm 1819. Dù đạo luật không được hiệu quả hoàn toàn nhưng một nguyên tắc quan trọng đã được hình thành. Lần đầu tiên chính phủ đã quy định hoạt động kinh doanh của các chủ nhà máy và nhà nước đã có trách nhiệm bảo vệ những người quá yếu ớt không đủ sức bảo vệ mình.

Năm 1815 do chiến tranh với Pháp kết thúc. Cầu hàng hoá giảm dẫn đến nạn thất nghiệp lan tràn. Ông đưa ra lập luận thay vì Bảo hiểm thất nghiệp thì chính phủ nên xây dựng các làng nhỏ để mọi người trong làng tự cung cấp hàng hoá cho chính họ. Thế nhưng kế hoạch của ông bị giễu cợt và không được thực hiện.

Năm 1824, ông sang Mỹ với hy vọng ý tưởng của ông sẽ được áp dụng tại Tân thế giới. Nhưng cuối cùng cũng lại thất bại.

Những năm cuối đời ông thất vọng, bi quan hơn và mất hẳn những lạc quan thời tuổi trẻ.

Dù không phát hiện ra quan hệ kinh tế, không mô hình, lý thuyết hay phân tích nào nhưng đóng góp quan trọng nhất của ông chính là quan điểm không tưởng về một xã hội hoàn hảo.


--- CÒN TIẾP ---

50 nhà kinh tế tiêu biểu - Steven Pressman, p9, THOMAS ROBERT MALTHUS


THOMAS ROBERT MALTHUS (1766 – 1834)

Ông là nhân vật gây nhiều tranh cãi nhờ học thuyết dân số nổi tiếng.

Ông được sinh ra trong một gia đình đại địa chủ giàu có nên ông được thừa hưởng sự giáo dục tốt.  Lúc nhỏ, cha ông dạy ông tại nhà. Về sau ông học gia sư, rồi đi học tại trường tư. Sau đó thì học tại trường Đại học Jesus.

Năm 1788, ông trở thành Đức cha Malthus.

Năm 1793, ông làm giảng viên của trường Jesus và làm cha phó xứ của Okewood.

Trong một lần tranh luận với cha ông về khả năng cải thiện điều kiện kinh tế của con người, ông đã đọc vài cuốn sách và viết tiểu luận về dân số. Tiểu luận này được xuất bản lần đầu tiên vào năm 1798. Cuốn tiểu luận đã giúp ông trở nên nổi tiếng và sau đó vào năm 1805 ông nhận chức giáo sư lịch sử, chính trị học, thương mại và tài chính tại trường Tân Đông Ấn gần London, nơi chủ yếu đào tạo những người sẽ đảm nhận vị trí quản lý công ty Đông Ấn[1] ở Ấn Độ.

Trong cuốn Tiểu luận về dân số, Malthus đưa ra những lập luận chống lại những người thuộc trường phái chủ nghĩa không tưởng khi cho rằng có thể cải thiện đời sống kinh tế của con người. Malthus cho rằng điều đó là không thể bởi nghèo đói và cơ cực là số phận không thể tránh khỏi của phần lớn con người trong xã hội. Hơn thế nữa, mọi nỗ lực sẽ chỉ làm mọi việc xấu hơn. Bởi giả sử nếu có cải cách xã hội khiến người nghèo giàu hơn thì các gia đình lao động nghèo đó sẽ lại nhanh chóng sinh thêm nhiều con để rồi họ lại nghèo trở lại. Vì thế, ông chống lại bất kỳ những nỗ lực nào nhằm giúp đỡ người nghèo. Ngoài ra, đất đai là có hạn, quy luật lợi suất giảm dần cũng khiến cho những mảnh đất mới sẽ tạo ra ít lương thực hơn trước nên khi dân số tăng thì chắc chắn sẽ dẫn đến thiếu lương thực và dẫn đến đói nghèo.

Tiểu luận về địa tô, ông định nghĩa lợi nhuận chính là phần trả cho nhà tư bản về đóng góp của anh ta vào sản xuất hàng hoá và anh ta xứng đáng được hưởng nó bởi những công nhân có máy móc công cụ thì có năng suất cao hơn những công nhân không có trang thiết bị đó. Ngoài ra, độ màu mỡ khác nhau giữa những mảnh đất sẽ là nguyên nhân khiến địa tô nhận được khác nhau. Vì vậy địa tô cao chính là kết quả của sự thịnh vượng về kinh tế và là thước đo cho sự thịnh vượng. Ông cũng giải thích nguyên nhân sự dư thừa hàng hoá là do cầu không đủ hay chi tiêu quá ít, còn giá cả tăng cao là do chi tiêu nhiều trong nền kinh tế.

Cuốn Những nguyên lý kinh tế chính trị học, ông giải thích nguyên nhân sự suy thoái của nước Anh lúc đó là do nhà tư bản nhận được thu nhập quá nhiều nên khi đầu tư máy móc, thuê nhân công vận hành khiến chi phí tăng cao, nhà tư bản ít lời thì họ muốn giữ tiền hơn là đầu tư. Ngoài ra, sử dụng máy móc khiến cho tăng năng suất nhưng giảm số lượng nhân công nên làm tăng thất nghiệp. Vì vậy cần đánh thuế nhà tư bản. Đối với tầng lớp địa chủ, ông tin rằng họ sẽ chi tiêu hầu hết thu nhập của họ hoặc là thuê người phục vụ hoặc là mua sắm xa xỉ. Vì vậy không nên đánh thuế địa chủ.

Ông là vị tiền bối quan trọng đối với trường phái Keynes do sự giải thích về suy thoái hay dư thừa của nền kinh tế (dư thừa là do cầu không đủ hay chi tiêu quá ít và ngược lại suy thoái là do hàng hoá tăng giá khi chi tiêu quá nhiều). Ngoài ra, tên của ông gắn liền với thuật ngữ Malthusian luôn mang hàm ý bi quan về khả năng cải thiện đời sống kinh tế của loài người. Ông cũng là nhân vật đại diện cho trường phái Hậu cổ điển - Kinh tế chính trị học tầm thường.



[1] Xem thêm công ty Đông Ấn ở bài viết về Thomas Mun.


--- CÒN TIẾP ---

Thứ Ba, 13 tháng 9, 2011

50 nhà kinh tế tiêu biểu - Steven Pressman, p8, JEREMY BENTHAM


JEREMY BENTHAM (1748 – 1832)

Ông nổi tiếng với vai trò là nhà triết học và nhà cải cách xã hội.

Ông được sinh ra trong một gia đình giàu có, cha là luật sư. Ông được cho là đã thuộc long bảng chữ cái từ trước khi biết nói.

Dù học và được phong luật sư vào năm 1769 nhưng chưa bao giờ ông hành nghề luật sư. Điều này một phần do ông không thích luật. Nhưng quan trọng hơn, ông mong muốn thay đổi thế giới hay ít nhất là cải thiện tình hình ở Anh nên đọc rất rộng trong lĩnh vực triết học và học thuyết chính trị. Ông đóng vai trò là nhà cải cách xã hội và cố gắng thuyết phục các nhà chính trị và công chúng Anh thực hiện những đường hướng do ông vạch ra để nâng cao đời sống tại Anh. Những khuyến nghị của ông như kiểm soát tỉ lệ sinh, trao quyền bầu cử cho người trưởng thành kể cả phụ nữ, hợp pháp hoá các tổ chức đoàn thể, phát triển dịch vụ dân sự và cải cách đạo luật nhà tù và hình phạt… khiến ông trở nên nổi tiếng và trở thành người lãnh đạo nhóm “phái cấp tiến triết học”.

Đóng góp đáng kể duy nhất của ông vào kinh tế học là cuốn Bảo vệ cho vay nặng lãi, được xuất bản vào năm 1787. Ông cho rằng quy định trần lãi suất là không hợp lý và sẽ gây hậu quả tiêu cực vì sẽ khiến cho những người không vay được sẽ phải vay với lãi suất cao hơn, nhất là người nghèo không có mối quan hệ quen biết để nhờ cậy. Ngoài ra, những bộ luật tồi sẽ khiến cho long tin và quan hệ xã hội, kinh tế bị phương hại. Adam Smith lúc đầu ủng hộ luật cho vay nặng lãi nhưng sau khi đọc xong sách của ông đã thừa nhận sai lầm và cũng đồng ý không nên có sự can thiệp của nhà nước vào lãi suất.

Ngoài ra, Bentham còn nổi tiếng với tác phẩm Giới thiệu về các nguyên lý đạo đức học và pháp luật. Ông đưa ra ý niệm về lợi ích và quan điểm tối đa hoá lợi ích vào phân tích kinh tế. Mục tiêu cần làm là làm bất cứ gì để tối đa hoá niềm vui ròng hay tổng niềm vui trừ đi tổng đau đớn.
  • Ông cho rằng con người có thể đo lường được niềm vui và đau đớn của bản thân dựa trên 7 khía cạnh: cường độ, thời gian, độ chắc chắn, sự gần gũi hay xa cách, sự phong phú, sự thuần khiết và số cá nhân có thể san sẻ niềm vui đó. Ông cũng nêu ra 14 loại niềm vui thường gặp như giàu có, hiểu biết, quyền lực, thanh danh, trí tưởng tượng phong phú, lòng tốt và sự ác ý… hay 12 sự đau đớn thường gặp như thất vọng, hối tiếc và ham muốn…
  • Ông cũng xác định những yếu tố khác ảnh hưởng đến niềm vui và nỗi đau như sức khoẻ, giới tính, tuổi tác, giáo dục và sức mạnh ý chí. Bentham cho rằng tất cả các niềm vui là bình đẳng bất kể nguồn gốc của chúng vì niềm vui là như nhau nên chính sách không nên chỉ ủng hộ cho người giàu.
  • Bentham cho rằng nhà nước có thể giúp tăng hạnh phúc ròng cho công dân qua giáo dục để tăng hiểu biết hay để hành động có đạo đức hay dùng luật pháp để trừng phạt những hành động không tối đa hoá hạnh phúc.

Cuốn Cẩm nang Kinh tế chính trị học của ông là tác phẩm lần đầu tiên đã sử dụng việc xem xét chi phí – lợi ích trong việc đánh giá chi tiêu công cộng. Ông cho rằng nếu lợi ích từ chi tiêu nhà nước hơn chi tiêu do thuế gây ra thì nên tiến hành chi tiêu và ngược lại.

Dẫu rằng thuyết lợi ích của ông còn nhiều khó khăn trong việc so sánh vì sự không rõ ràng giữa lợi ích của người này là nỗi đau của người khác hay sự mâu thuẫn kỳ lạ giữa đạo đức và lợi ích, công bằng và hạnh phúc của mọi người nhưng bằng việc đưa ra sự giải thích về nguyên lý lợi ích chi tiết cũng như lập luận về việc sử dụng ý niệm này trong phân tích kinh tế học, Bentham xứng đáng với danh hiệu “cha đẻ của chủ nghĩa vị lợi”.


--- CÒN TIẾP ---

50 nhà kinh tế tiêu biểu - Steven Pressman, p7, ADAM SMITH


ADAM SMITH (1723 – 1790)

Ông được hầu hết mọi người coi là cha đẻ của Kinh tế học do cách nhìn nhận của ông về chủ nghĩa tư bản như một hệ thống kinh tế giúp người ta đều có thể giàu lên. Ông là người đầu tiên thấy được lợi ích từ việc có cạnh tranh và ủng hộ nền kinh tế giảm bớt sự can thiệp của nhà nước nhằm ngăn tình trạng độc quyền.

Smith sinh năm 1723, ở một thị trấn nhỏ gần Edinburgh, Scotland. Cha ông là một luật sư, mất trước khi ông sinh ra. Ông được mẹ và những người bảo trợ theo di chúc của cha ông nuôi nấng. Ông là người có niềm đam mê rất lớn đối với sách vở. Vào tuổi 14, ông được gửi tới trường Đại học Glasgow, nơi ông nghiên cứu đạo đức, toán học và kinh tế chính trị.

Năm 1740, ông giành được học bổng đi Oxford và học tại trường Balliol trong 6 năm sau đó. Do thời lượng bài giảng ít nên ông dành nhiều thời gian học tập và nghiên cứu ở thư viện, đặc biệt cho những môn văn học, triết học và lịch sử.

Năm 1751 ông được mời làm Giáo sư về Logic tại đại học Glasgow, sau đó 1 năm thì làm Giáo sư Triết học đạo đức.

Tác phẩm thành công đầu tiên của ông là Lý thuyết về những xúc cảm đạo đức, giải thích cách thức con người tiếp nhận những cảm giác đạo đức cho phép họ phân biệt được đúng sai. Và nhờ tác phẩm này mà ông được mời làm gia sư cho Công tước Buccleuch tại Pháp. Công việc làm gia sư có nhiều thời gian rảnh rỗi để đọc và suy ngẫm cũng như nhờ ở Pháp nên ông có dịp gặp gỡ những người đứng đầu của phái trọng nông như Francois Quesnay. Ở Pháp 3 năm và sau đó ông dành 10 năm để hoàn thành tác phẩm Của cải của các dân tộc, xuất bản vào năm 1776 và tác phẩm này đã đem lại cho ông giàu có và danh tiếng.

Tác phẩm Của cải của các dân tộcvới lý thuyết Bàn tay vô hình đã giả định rằng con người hành động theo lợi ích cá nhân. Nhưng nó lập luận rằng một cá nhân trong lúc hành động vì bản thân sẽ vô tình mà đóng góp tốt cho cộng đồng.

Ông cũng cho rằng chính cơ khí hoá và phân công lao động giúp cho kinh tế tăng trưởng. Và điều này cũng được chứng minh bởi Cuộc cách mạng công nghiệp tại Anh thời đó. Bởi phân công lao động sẽ giúp thao tác nhanh, bớt được thời gian chuyển từ khâu này sang khâu khác, công nhân tập trung hơn, không phải suy nghĩ nhiều và ít tốn sức hơn.

Thêm vào đó, ông cũng nhận thấy khi sản lượng tăng thì cần phải có xuất khẩu để bán được hàng hoá làm lợi cho nước Anh và cũng tránh sự dư thừa trong nước. Bên cạnh đó, nước ngoài cũng được hưởng lợi nhờ mua được hàng hoá giá rẻ từ nước Anh. Và vì vậy, ông ủng hộ thương mại tự do, chỉ trích đối với chính sách của chủ nghĩa trọng thương[1]. Ông phản đối việc đánh thuế ngay cả đó là đánh thuế trả đũa những nước đặt hàng rào đối với hàng hoá nước Anh bởi ông cho rằng một chính sách xấu không khắc phục được một chính sách xấu khác và rồi nếu có mất việc thì những người công nhân Anh cũng sớm tìm được việc ở những ngành nghề khác và có năng suất cao hơn. Và việc đánh thuế sẽ tạo ra sự phân bổ sai lệch hay không hiệu quả nguồn lực, gây ra tổn thất cho xã hội.

Ông chống lại độc quyền vì cho rằng độc quyền là kẻ thù của tự do thương mại, của tăng trưởng kinh tế nhanh. Ông nêu ra 4 hậu quả của độc quyền: giá cao, không hoàn thiện nhiều, quyền lực của độc quyền càng lớn càng dễ gây sức ép lên chính phủ và sự phân bổ sai và kém hiệu quả nguồn lực.

Tuy nhiên, ông cho rằng an ninh quốc gia quan trọng hơn sự giàu có. Nếu thương mại khiến cho quân sự nước khác mạnh hay nước Anh bị giảm sức mạnh thì không nên ủng hộ. Ông thấy được 4 chức năng quan trọng của nhà nước: ngăn chặn độc quyền, đảm bảo an ninh quốc phòng bằng cách chi tiêu vào quốc phòng, cảnh sát và toà án và cuối cùng là tác động ngoại lai (ngoại tác). Đó cũng là lý do ông ủng hộ Đạo luật Hải quân và chi tiêu vào quốc phòng…

Theo Smith lợi ích của cá nhân và quốc gia cùng tồn tại trong một chỉnh thể hài hoà sẽ dẫn đến phát triển kinh tế và thịnh vượng lâu dài. Vì vậy để chi tiêu công cộng thì cần thu thuế theo nguyên tắc:
  • Tỉ lệ: mọi người trả thuế với tỉ lệ như nhau từ thu nhập của họ. Khác với hiện nay thuế là dạng lũy tiến nhưng thời của ông thì người giàu chịu thuế ít hơn người nghèo, thuế lũy thoái.
  • Người nộp thuế phải biết rõ số thuế và hạn nộp. luật thuế cẩn phải ổn định và không nên thay đổi tùy tiện.
  • Đánh thuế vào thời điểm và theo phương pháp thuận tiện nhất cho người nộp. Ví dụ KHÔNG nên đánh thuế khi tài sản tăng giá trị mà NÊN đánh thuế khi tài sản được bán.
  • Thuế tốt nhất là thuế có chi phí thu ít nhất. Không nên xây dựng hệ thống thuế tận thu khiến quá nhiều người phải chịu thuế vì sẽ khiến người ta trốn thuế. Hình phạt cũng không nên quá khắc nghiệt khiến những người trốn thuế phải khuynh bại.

Cùng với Marx và Keynes, Smith được coi là một trong ba nhân vật quan trọng nhất trong Kinh tế học. Cho dù Smith có thực sự là cha đẻ của Kinh tế học hay không thì chắc chắn một điều ông là cha đẻ của lĩnh vực "tài chính công" khi miêu tả rõ vai trò của nhà nước trong việc thúc đẩy nền kinh tế, cũng như việc làm thế nào nhà nước có thể tăng thu ngân sách.


[1] Do phái Trọng thương đề cao vai trò của nhà nước trong việc can thiệp vào kinh tế như thu thuế để ngăn chặn nhập khẩu


--- CÒN TIẾP ---

Thứ Hai, 12 tháng 9, 2011

Lập dự toán xây dựng, p7, Bảng 4

Bảng 4
BẢNG TỎNG HỢP DỰ TOÁN CHI PHÍ XÂY DỰNG
STT Nội dung chi phí
hiệu
Cách tính Thành
tiền
(1) (2) (3) (4) (5)
A Chi phí trực tiếp T CPVL+CPNC+CPCM+Acc+Tt 5,000,559
1 Chi phí vật liệu CPVL 1,543,377
2 Chi phí nhân công CPNC 3,184,352
3 Chi phí máy thi công CPCM 150,865
4 Vật tư bên A cung cấp Acc 0
5 Chi phí trực tiếp khác
(2.5% cho dân dụng trong đô thị)
Tt 121,965
B Chi phí chung (6.5% cho
công trình dân dụng)
C T * % 325,036
C Thu nhập chịu thuế tính trước
(5.5% cho công trình dân dụng)
TL (T + C)*% 292,908
D Chi phí xây dựng trước thuế G T + C + TL 5,618,503
E Thuế GTGT GTGT G * % 561,850
F Chi phí xây dựng sau thuế Gxd G + GTGT 6,180,353
E Chi phí nhà tạm tại hiện trường để ở và điều hành thi công Gxdnt 0
Tổng cộng chi phí xây dựng 17,979,208
Ghi chú:
- A1, A2, A3: lấy từ bảng 3, 3 ô màu hồng
- A4: tùy thực tế
- A5: tra bảng Định mức chi phí trực tiếp khác để biết hệ số, theo thông tư 04, từ 1%-6.5%
- B: tra bảng Tỷ lệ chi phí chung và Thu nhập chịu thuế (CTTT) để biết hệ số
- C: tra bảng Tỷ lệ chi phí chung và Thu nhập chịu thuế (CTTT) để biết hệ số


--- CÒN TIẾP ---

Lập dự toán xây dựng, p6, Bảng 3

Bảng 3
BẢNG ĐƠN GIÁ XÂY DỰNG TỔNG HỢP
STT Mã hiệu Hạng mục & Diễn giải ĐVT Khối
lượng
Đ.giá
tổng hợp
Chi phí
vật liệu
Chi phí
nhân công
Chi phí
máy
Tổng
cộng
(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7a) (7b) (8a) (8b) (9a) (9b) (10)
1 AB.11313 Đào móng băng, rộng <=3m,
sâu <=1m, cấp đất III
m3 13.0091 174,195 0 0 174,195 2,266,123 0 0 2,266,123
2 AF.12310 Bêtông đà kiềng đá 1x2, chiều
cao <=4m, vữa M200 C2223
(bêtông M200, XM PC30, độ sụt
6-8cm, đá dmax=20mm
m3 1.275 1,491,771 863,752 1,101,284 541,932 690,963 86,088 109,762 1,902,008
3 AK.31210 Ốp chân tường, kích thước gạch
120x300mm
m2 2.31 307,560 191,382 442,093 98,384 227,267 17,794 41,103 710,463
Cộng hạng mục 1,973,526 1,055,134 1,543,377 814,511 3,184,352 103,881 150,865 4,878,594
Ghi chú:
- (1), (2), (3), (4) và (5): lấy từ bảng 1
- (6) = (7a)+(8a)+(9a): đơn giá của công việc thực hiện, bằng tổng đơn giá của các thành phần vật liệu, nhân công và máy thi công
- (10) = (7b)+(8b)+(9b), chi phí tổng của công việc, bằng tổng chi phí của các thành phần
- các ô tổng của 7b, 8b, 9b (màu hồng) sẽ được chuyển sang bảng 4


--- CÒN TIẾP ---