domain, domain name, premium domain name for sales

Thứ Tư, 14 tháng 9, 2011

50 nhà kinh tế tiêu biểu - Steven Pressman, p9, THOMAS ROBERT MALTHUS


THOMAS ROBERT MALTHUS (1766 – 1834)

Ông là nhân vật gây nhiều tranh cãi nhờ học thuyết dân số nổi tiếng.

Ông được sinh ra trong một gia đình đại địa chủ giàu có nên ông được thừa hưởng sự giáo dục tốt.  Lúc nhỏ, cha ông dạy ông tại nhà. Về sau ông học gia sư, rồi đi học tại trường tư. Sau đó thì học tại trường Đại học Jesus.

Năm 1788, ông trở thành Đức cha Malthus.

Năm 1793, ông làm giảng viên của trường Jesus và làm cha phó xứ của Okewood.

Trong một lần tranh luận với cha ông về khả năng cải thiện điều kiện kinh tế của con người, ông đã đọc vài cuốn sách và viết tiểu luận về dân số. Tiểu luận này được xuất bản lần đầu tiên vào năm 1798. Cuốn tiểu luận đã giúp ông trở nên nổi tiếng và sau đó vào năm 1805 ông nhận chức giáo sư lịch sử, chính trị học, thương mại và tài chính tại trường Tân Đông Ấn gần London, nơi chủ yếu đào tạo những người sẽ đảm nhận vị trí quản lý công ty Đông Ấn[1] ở Ấn Độ.

Trong cuốn Tiểu luận về dân số, Malthus đưa ra những lập luận chống lại những người thuộc trường phái chủ nghĩa không tưởng khi cho rằng có thể cải thiện đời sống kinh tế của con người. Malthus cho rằng điều đó là không thể bởi nghèo đói và cơ cực là số phận không thể tránh khỏi của phần lớn con người trong xã hội. Hơn thế nữa, mọi nỗ lực sẽ chỉ làm mọi việc xấu hơn. Bởi giả sử nếu có cải cách xã hội khiến người nghèo giàu hơn thì các gia đình lao động nghèo đó sẽ lại nhanh chóng sinh thêm nhiều con để rồi họ lại nghèo trở lại. Vì thế, ông chống lại bất kỳ những nỗ lực nào nhằm giúp đỡ người nghèo. Ngoài ra, đất đai là có hạn, quy luật lợi suất giảm dần cũng khiến cho những mảnh đất mới sẽ tạo ra ít lương thực hơn trước nên khi dân số tăng thì chắc chắn sẽ dẫn đến thiếu lương thực và dẫn đến đói nghèo.

Tiểu luận về địa tô, ông định nghĩa lợi nhuận chính là phần trả cho nhà tư bản về đóng góp của anh ta vào sản xuất hàng hoá và anh ta xứng đáng được hưởng nó bởi những công nhân có máy móc công cụ thì có năng suất cao hơn những công nhân không có trang thiết bị đó. Ngoài ra, độ màu mỡ khác nhau giữa những mảnh đất sẽ là nguyên nhân khiến địa tô nhận được khác nhau. Vì vậy địa tô cao chính là kết quả của sự thịnh vượng về kinh tế và là thước đo cho sự thịnh vượng. Ông cũng giải thích nguyên nhân sự dư thừa hàng hoá là do cầu không đủ hay chi tiêu quá ít, còn giá cả tăng cao là do chi tiêu nhiều trong nền kinh tế.

Cuốn Những nguyên lý kinh tế chính trị học, ông giải thích nguyên nhân sự suy thoái của nước Anh lúc đó là do nhà tư bản nhận được thu nhập quá nhiều nên khi đầu tư máy móc, thuê nhân công vận hành khiến chi phí tăng cao, nhà tư bản ít lời thì họ muốn giữ tiền hơn là đầu tư. Ngoài ra, sử dụng máy móc khiến cho tăng năng suất nhưng giảm số lượng nhân công nên làm tăng thất nghiệp. Vì vậy cần đánh thuế nhà tư bản. Đối với tầng lớp địa chủ, ông tin rằng họ sẽ chi tiêu hầu hết thu nhập của họ hoặc là thuê người phục vụ hoặc là mua sắm xa xỉ. Vì vậy không nên đánh thuế địa chủ.

Ông là vị tiền bối quan trọng đối với trường phái Keynes do sự giải thích về suy thoái hay dư thừa của nền kinh tế (dư thừa là do cầu không đủ hay chi tiêu quá ít và ngược lại suy thoái là do hàng hoá tăng giá khi chi tiêu quá nhiều). Ngoài ra, tên của ông gắn liền với thuật ngữ Malthusian luôn mang hàm ý bi quan về khả năng cải thiện đời sống kinh tế của loài người. Ông cũng là nhân vật đại diện cho trường phái Hậu cổ điển - Kinh tế chính trị học tầm thường.



[1] Xem thêm công ty Đông Ấn ở bài viết về Thomas Mun.


--- CÒN TIẾP ---

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét