domain, domain name, premium domain name for sales

Thứ Ba, 13 tháng 9, 2011

50 nhà kinh tế tiêu biểu - Steven Pressman, p8, JEREMY BENTHAM


JEREMY BENTHAM (1748 – 1832)

Ông nổi tiếng với vai trò là nhà triết học và nhà cải cách xã hội.

Ông được sinh ra trong một gia đình giàu có, cha là luật sư. Ông được cho là đã thuộc long bảng chữ cái từ trước khi biết nói.

Dù học và được phong luật sư vào năm 1769 nhưng chưa bao giờ ông hành nghề luật sư. Điều này một phần do ông không thích luật. Nhưng quan trọng hơn, ông mong muốn thay đổi thế giới hay ít nhất là cải thiện tình hình ở Anh nên đọc rất rộng trong lĩnh vực triết học và học thuyết chính trị. Ông đóng vai trò là nhà cải cách xã hội và cố gắng thuyết phục các nhà chính trị và công chúng Anh thực hiện những đường hướng do ông vạch ra để nâng cao đời sống tại Anh. Những khuyến nghị của ông như kiểm soát tỉ lệ sinh, trao quyền bầu cử cho người trưởng thành kể cả phụ nữ, hợp pháp hoá các tổ chức đoàn thể, phát triển dịch vụ dân sự và cải cách đạo luật nhà tù và hình phạt… khiến ông trở nên nổi tiếng và trở thành người lãnh đạo nhóm “phái cấp tiến triết học”.

Đóng góp đáng kể duy nhất của ông vào kinh tế học là cuốn Bảo vệ cho vay nặng lãi, được xuất bản vào năm 1787. Ông cho rằng quy định trần lãi suất là không hợp lý và sẽ gây hậu quả tiêu cực vì sẽ khiến cho những người không vay được sẽ phải vay với lãi suất cao hơn, nhất là người nghèo không có mối quan hệ quen biết để nhờ cậy. Ngoài ra, những bộ luật tồi sẽ khiến cho long tin và quan hệ xã hội, kinh tế bị phương hại. Adam Smith lúc đầu ủng hộ luật cho vay nặng lãi nhưng sau khi đọc xong sách của ông đã thừa nhận sai lầm và cũng đồng ý không nên có sự can thiệp của nhà nước vào lãi suất.

Ngoài ra, Bentham còn nổi tiếng với tác phẩm Giới thiệu về các nguyên lý đạo đức học và pháp luật. Ông đưa ra ý niệm về lợi ích và quan điểm tối đa hoá lợi ích vào phân tích kinh tế. Mục tiêu cần làm là làm bất cứ gì để tối đa hoá niềm vui ròng hay tổng niềm vui trừ đi tổng đau đớn.
  • Ông cho rằng con người có thể đo lường được niềm vui và đau đớn của bản thân dựa trên 7 khía cạnh: cường độ, thời gian, độ chắc chắn, sự gần gũi hay xa cách, sự phong phú, sự thuần khiết và số cá nhân có thể san sẻ niềm vui đó. Ông cũng nêu ra 14 loại niềm vui thường gặp như giàu có, hiểu biết, quyền lực, thanh danh, trí tưởng tượng phong phú, lòng tốt và sự ác ý… hay 12 sự đau đớn thường gặp như thất vọng, hối tiếc và ham muốn…
  • Ông cũng xác định những yếu tố khác ảnh hưởng đến niềm vui và nỗi đau như sức khoẻ, giới tính, tuổi tác, giáo dục và sức mạnh ý chí. Bentham cho rằng tất cả các niềm vui là bình đẳng bất kể nguồn gốc của chúng vì niềm vui là như nhau nên chính sách không nên chỉ ủng hộ cho người giàu.
  • Bentham cho rằng nhà nước có thể giúp tăng hạnh phúc ròng cho công dân qua giáo dục để tăng hiểu biết hay để hành động có đạo đức hay dùng luật pháp để trừng phạt những hành động không tối đa hoá hạnh phúc.

Cuốn Cẩm nang Kinh tế chính trị học của ông là tác phẩm lần đầu tiên đã sử dụng việc xem xét chi phí – lợi ích trong việc đánh giá chi tiêu công cộng. Ông cho rằng nếu lợi ích từ chi tiêu nhà nước hơn chi tiêu do thuế gây ra thì nên tiến hành chi tiêu và ngược lại.

Dẫu rằng thuyết lợi ích của ông còn nhiều khó khăn trong việc so sánh vì sự không rõ ràng giữa lợi ích của người này là nỗi đau của người khác hay sự mâu thuẫn kỳ lạ giữa đạo đức và lợi ích, công bằng và hạnh phúc của mọi người nhưng bằng việc đưa ra sự giải thích về nguyên lý lợi ích chi tiết cũng như lập luận về việc sử dụng ý niệm này trong phân tích kinh tế học, Bentham xứng đáng với danh hiệu “cha đẻ của chủ nghĩa vị lợi”.


--- CÒN TIẾP ---

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét