domain, domain name, premium domain name for sales

Thứ Ba, 24 tháng 11, 2015

Series Bài Viết về Thương Mại Quốc Tế: Phương Thức Thanh Toán Bằng L/C


Thay vì nói về các nguyên lý mang tầm vĩ mô liên quan đến tài chính công, ngân hàng, tiền tệ, hay thị trường tài chính, hôm nay, tôi muốn tiếp tục viết series về Thương Mại Quốc Tế. Bài viết này sẽ không mang nặng tính học thuật như nhiều bài viết trước - muốn hiểu bạn cần có kiến thức khá tốt về kinh tế học cơ bản, mà bạn chỉ cần có một chút kiến thức về Luật Thương Mại Quốc Tế - bởi tôi sẽ đề cập đến vấn đề pháp lý khi ngân hàng xử lý L/C của bạn để chấp nhận thanh toán L/C cho bạn hay không? Một chút hiểu biết về các phương thức giao nhận trong Ngoại Thương nữa và chúng ta có thể bắt đầu cuộc chơi.
Không phải quá tự hào về trường đại học mà tôi đang theo học nhưng tôi đồng ý với quan điểm của một số giảng viên rằng chỉ có ở Ngoại Thương- FTU, bạn mới được giảng kỹ về 2 thứ: Phương Thức Thanh Toán Quốc Tế và Vận Đơn Đường Biển- B/L (Bill of lading- Tôi sẽ viết về vận đơn trong bài viết về Vận tải và giao nhận trong ngoại thương vào một ngày đẹp trời nào đó) (vận tải bằng đường biển là phương thức chủ yếu trong mua bán hàng hóa quốc tế bên cạnh đường bộ, đường sắt và đường hàng không). Tất nhiên, vẫn còn rất nhiều điều thú vị khác khi bạn được học những môn mang tính nghiệp vụ rất cao do các giảng viên đầy kinh nghiệm ở các khoa Kinh tế giảng dạy. Tôi rất thích khoa đó và thực sự kính phục hiểu biết của họ cũng như tính hài hước của họ. Môn luật kinh doanh cũng khá thú vị. Sau đây là những kiến thức cốt lõi về phương thức thanh toán quốc tế:
1. Hình thức
Thực ra thanh toán quốc tế không nhất thiết phải bằng phương thức L/C. Có rất nhiều hình thức thanh toán quốc tế tùy thuộc vào cách thức và hoàn cảnh của vụ mua bán đó. Ví dụ, nếu khoảng cách không quá xa và số tiền không quá lớn bạn có thể thanh toán bằng tiền mặt, séc hoặc chuyển tiền. Tuy nhiên, rủi ro sẽ là tương đối lớn nếu bạn không hiểu tí tẹo gì về pháp luật và thực tế rằng việc bạn đã hoàn thành nghĩa vụ thanh toán luôn phải được xác nhận của một bên thứ 3 để đảm bảo quyền cho bạn sau này như ngân hàng - chú ý rằng trong các định chế tài chính thì chỉ có ngân hàng mới được phép thực hiện chức năng thanh toán hợp pháp cho công ty bạn. Tuy nhiên, trong mua bán hàng hoá quốc tế, bạn nên chú ý một số điều sau đây: khoảng cách giữa các cá nhân xa, hệ thống pháp luật không đồng nhất, khó giải quyết các tranh chấp kể các bên có thống nhất trong hợp đồng về phương thức giải quyết tranh chấp đi chăng nữa thì rất khó để cưỡng chế cá nhân nước ngoài phải thanh toán hay bồi thường cho bạn trừ khi họ muốn vậy. Chính vì thế, để đảm bảo bạn được thanh toán khi giao hàng thì bạn nên nhờ đến một bên thứ 3 có uy tín giữa hai có thể cưỡng chế đối tác bằng cách phong tỏa tài khoản và chuyển một vấn đề quốc tế thành vấn đề luật pháp có thể giải quyết trong nội bộ nhờ sức mạnh của thế giới tài chính: Ngân hàng. Với sự giúp đỡ của ngân hàng, bạn có thêm một số lựa chọn an toàn hơn (không có hình thức thanh toán nào là tuyệt đối an toàn. Vẫn tồn tại rủi ro bạn sẽ không nhận được một xu nào. Đối tác của bạn có thể quỵt tiền một cách trắng trợn đầy hợp pháp. Tôi sẽ viết về điều này khi nói về các điều luật): nhờ thu kèm chứng từ hoặc nhờ thu không kèm chứng từ, hoặc phương thức thanh toán bằng L/C. L/C có lẽ là phương thức thanh toán phổ biến nhất trong giao dịch thương mại quốc tế từ trước đến nay và không phải ngẫu nhiên các chuyên gia về luật vẫn hay khuyên bạn dùng phương thức này nhưng vẫn cần phải cẩn thận với nó.
Lưu ý: Có một sai lầm tai hại rằng người ta thường tuyệt đối hóa vấn đề. Ai bảo với bạn rằng L/C chỉ dùng khi buôn bán hàng hóa quốc tế. Để đảm bảo an toàn với những thương vụ lớn và tránh nợ xấu, ngay cả mua bán hàng hóa trong nước, bạn cũng nên tiến hành thanh toán bằng L/C bởi đây là phương thức ràng buộc pháp lý khá mạnh giữa các pháp nhân cho nên công ty bạn có thể giảm thiểu rủi ro về việc thằng đối tác của bạn không trả tiền. Còn quy trình thanh toán L/C và khía cạnh pháp lý sẽ được tôi trình bày sau đây.
2. Quy trình thanh toán bằng L/C: Nếu có thời gian ngồi vẽ sơ đồ thanh toán bằng L/C thì sẽ dễ dàng hơn cho các bạn khi theo dõi một quy trình thanh toán khép kín có mặt của 4 bên: A, đại diện ngân hàng cho A, B và đại diện ngân hàng cho B trong thanh toán. Tuy nhiên, để nhanh chóng, cho phép tôi trình bày ngắn gọn. Tôi sẽ chú thích các lưu ý luôn trong từng mục thay vì việc viết tách phân lưu ý ra như phong cách trước đây.
2.1. Hai pháp nhân ký kết hợp đồng thương mại quốc tế và thống nhất phương án thanh toán bằng L/C. Hãy nhớ rằng mọi thứ trong hợp đồng phải càng rõ ràng càng tốt. Tranh chấp xảy ra chủ yếu không phải là do các bên cố tình lừa đảo nhau mà là do các bên không hiểu nhau. Mục đích về kinh tế có thể khiến đối tác lâu năm trở mặt thành thù chứ chưa nói đến việc mua bán hàng hóa quốc tế vốn có tính chất khá phức tạp. Hãy tuân thủ đúng hợp đồng.
2.2. Bên mua làm thủ tục yêu cầu ngân hàng mở L/C cho người thụ hưởng là bên bán. Lát tôi sẽ viết về những lưu ý về mặt pháp lý.
2.3. Ngân hàng đại diện cho bên mua (A) mở L/C theo đúng yêu cầu của người mua (B) và chuyển L/C sang ngân hàng thông báo (ngân hàng đại diện cho bên mua) để báo cho người bán biết về việc thư tín dụng đã được mở. Bạn nên xác nhận thằng đối tác của mình đã nhận được thông báo hay chưa bởi vì rất có thể hắn sẽ nói sau này nếu tranh chấp là nó chưa nhận được thông báo mở L/C của bạn. Và trong trường hợp ngược lại bạn cũng nên làm tương tự để đảm bảo giá trị pháp lý cho hợp đồng của bạn.
2.4. Ngân hàng đại diện cho bên bán thông báo và chuyển bản gốc L/C cho người bán. Nhớ kiểm tra L/C thật cẩn thận.
2.5. Người bán xem xét L/C so với hợp đồng để đề nghị sửa đổi, bổ sung, điều chỉnh hoặc chấp nhận giao hàng. Nên quy định mọi thứ rõ ràng ngay từ đầu và bạn nên áp dụng một chút lý thuyết trò chơi để lường trước tất cả các trường hợp dù là nhỏ nhất có thể xảy ra. Tránh thay đổi sau này bởi sẽ rất bất lợi cho bạn trong đàm phán sau này, giá trị pháp lý không cao như bản gốc. Hãy tập thói quen làm việc chặt chẽ, tránh kiểu làm ăn: “Tin tưởng nhau là chính”. Hãy tiến hành mọi biện pháp để bảo vệ an toàn cho bạn nếu có thể. Tốn thời gian một chút nhưng bạn xây dựng được uy tín, lòng tin ở đối tác cũng như tránh được một mớ các rủi ro
2.6. Người bán lập bộ chứng từ thanh toán sau khi giao hàng và gửi đến ngân hàng thông báo để được thanh toán.
2.7. Ngân hàng thông báo chuyển bộ chứng từ cho ngân hàng mở L/C.
2.8. Ngân hàng mở L/C tiến hành kiểm tra bộ chứng từ. Nếu chứng từ phù hợp với L/C thì tiến hành thanh toán cho ngân hàng thông báo. Nếu chứng từ không phù hợp với L/C thì từ chối thanh toán và trả lại bộ chứng từ.
2.9. Ngân hàng thông báo L/C ghi có và báo có cho người bán.
2.10. Ngân hàng mở L/C trích tài khoản và báo nợ cho người mua.
2.11. Người mua xem xét chấp nhận trả tiền cho ngân hàng mở L/C.
2.12. Ngân hàng mở L/C trao bộ chứng từ cho người mua để nhận hàng.
3. Khía cạnh pháp lý: Làm sao để đảm bảo ngân hàng thanh toán cho bạn? Khi ngân hàng từ chối thanh toán thì phải xử lý thế nào?
Có hai điều khi bạn tiến hành thanh toán bằng L/C. Điều số 1: Ngân hàng không làm việc dựa trên hợp đồng của các bạn, ngân hàng chỉ làm việc dựa trên L/C. Điều số 2 là đừng quên điều số 1. Thằng đối tác là thằng mở L/C (giáp lưng) và nó có quy định về các giấy tờ cần thiết trong bộ chứng từ cần thiết để mang đến ngân hàng và đòi thanh toán. Và các giấy tờ mà thằng đối tác nó yêu đề cập khi mở L/C ở ngân hàng đại diện cho nó có thể có một số giấy tờ hoàn toàn khác so với những gì đã quy định trong hợp đồng. Chính vì thế, khi nhận được thông báo từ ngân hàng đại diện cho bạn, hãy kiểm tra thật kỹ danh sách các chứng từ mà bạn cần thu thập xem nó có trùng khớp nhau không? Nếu không trùng khớp thì bạn nên thông báo với thằng đối tác của bạn để sửa lại L/C cho phù hợp với hợp đồng. Bởi nếu bạn thu thập chứng từ chỉ dựa trên hợp đồng thì ngân hàng sẽ từ chối thanh toán. Sẽ rất phiền phức đầy vì thằng đối tác nó lấy hàng rồi, còn tiền thì bạn không nhận được xu nào. Đối chiến theo hợp đồng trong điều khoản thanh toán thì bạn có thể đã vi phạm hợp đồng và đừng mong nhận được xu nào trừ khi đối tác của bạn là kẻ tử tế như Đường Tăng chẳng hạn.
Một chú ý khác cũng không cần đòi hỏi quá nhiều thời gian của bạn là bạn cần phải so sánh thời gian L/C hết hạn và thời gian bạn thu thập các chứng từ. Một số chứng từ có thể quy định như: biên bản nhận hàng. Bạn cần phải hiểu ý nghĩa của các con số ở chỗ này. Điều này đòi hỏi bạn không chỉ có ngồi trong thư viện mà biết hết được mà cần một chút kinh nghiệm ở đây. Đối tác của bạn có thể mở L/C có thời hạn 30 ngày kể từ lúc bạn giao hàng và ngân hàng chỉ chấp nhận thanh toán trong khoảng thời gian đó. Lời khuyên là nên yêu cầu đối tác của bạn mở L/C trong thời hạn khoảng 90 ngày vì rất nhiều lý do. Ví dụ: bạn cần thu thập giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa. Một số nước như Philipines thì bạn có thể mua được giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa này nhưng ở một số quốc gia khác thì không dễ thế và cần đến 60 ngày để có được giấy chứng nhận đó. Hay biên bản hàng rời, biên bản hàng nguyên, giấy kiểm dịch độngt thực vật vân vân và vân vân. Rất có thể 30 ngày là không đủ cho nên bạn cần xem xét L/C để xem bạn có thể thu nhập các giấy chứng nhận cần thiết trong khoảng thời gian L/C không và yêu cầu thằng đối tác mở L/C thay đổi cho phù hợp. Hoặc yêu cầu kéo dài thời gian L/C có hiệu lực trong khoảng 90 ngày. Đây là một điểm rất quan trọng mà chẳng mấy công ty của Việt Nam chú ý cả trong khi bọn nước ngoài quá quen với việc làm ăn chặt chẽ rồi nên rất ít mắc lỗi. Đó là những khía cạnh liên quan đến pháp lý trong thương mại quốc tế.
Bạn bị ngân hàng từ chối thanh toán do bộ chứng từ không phù hợp và thời hạn của L/C sắp hết thì xử lý thế nào? Bạn có thể liên hệ với thằng đối tác để bảo lãnh cho bạn. Ngân hàng lúc này sẽ chấp nhận thanh toán. Hoặc cách khác là bạn có thể xin ngân hàng đại diện cho bạn viết đơn bảo lãnh cho bạn. Cách xử lý cuối tuy hơi kém hiệu quả nhưng nếu công ty bạn đang cần nguồn tiền gấp thì cũng có thể áp dụng: gọi trực tiếp đến ngân hàng thằng đối tác và cam kết hàng đã được giao để ngân hàng thanh toán L/C cho bạn.
Tài liệu tham khảo: Thanh Toán Quốc Tế, Giao Nhận và Vận tải trong Ngoại Thương, Pháp Luật Kinh Doanh Quốc Tế, UCP 600.

Thứ Tư, 18 tháng 11, 2015

Các bước để xây dựng một Sân Golf

How to Build a Golf Green

Many golf enthusiasts build golf greens in their back yards so they can practice putting without traveling to a golf course and paying fees. While you can build a golf green by grooming the grass you have or by planting grass, if you want a green that meets the standards of the U.S. Golf Association (USGA), you must excavate the area, bring in gravel and topsoil, and install irrigation and drainage systems.





 


  1. Build a Golf Green Step 1
    1
    Choose a location. Your green should be built on a spot that has sandy soil, plenty of sun and good drainage. The location must also allow for breezes to come through in order to keep the grass healthy.
    Ad
  2. Build a Golf Green Step 2
    2
    Excavate the area of your golf green to a depth of 20 inches (51 cm). Be sure to remove all the existing sod so you don't have to contend with weeds.
  3. Build a Golf Green Step 3
    3
    Design the green. It should have a variety of slopes to challenge you, but ultimately slope away from the center. This will prevent puddles from forming after it rains.
    • If you want to have a depression in your green, you must install a drain pipe beneath it to carry away the water. However, this won't work if you build a green in a climate where the puddle will freeze during winter.
  4. Build a Golf Green Step 4
    4
    Install the drainage system in 8-inch (20 cm) trenches to ensure that water will drain away from the center. Duct tape the connections and wrap the pipes so they won't come apart or you'll have to dig up your green to make repairs later.
  5. Build a Golf Green Step 5
    5
    Put in an irrigation system if necessary. Keep in mind that adequate, even irrigation is the key to keeping turf healthy. Watering your green with a garden hose is time-consuming and tends to irrigate unevenly.
    • It's easiest to use your municipal water source if you do not live in an area that restricts water usage during droughts. If you choose a different water source (well, rainwater, gray water, etc.), you will have to more carefully monitor the effect of the water on your turf and irrigation system. Some water sources may clog sprinkler nozzles or introduce harmful chemicals.
    • You can water your green with garden sprinklers or drip lines connected to timers, but you will spend a lot of time moving them on and off the green. An underground system with pop-up sprinklers can be fully automated.
    • Install a residential sprinkler system rather than one designed for a golf course. Golf course irrigation systems operate at higher pressures in order to spread the water over a wider area. However, since you only have one green to irrigate, a residential system will work well and is less expensive.
  6. Build a Golf Green Step 6
    6
    Cover the area with a 4-inch (10 cm) layer of pea gravel. The gravel will hold water near the roots when you irrigate the green, but will allow water to pass through quickly during heavy rain so the grass doesn't drown. Compact the gravel layer.
  7. Build a Golf Green Step 7
    7
    Add 2 inches (5 cm) of sand on top of the gravel and compact it.
  8. Build a Golf Green Step 8
    8
    Top the sand with about 14 inches (35 cm) of topsoil that consists of 60 percent sand and no more than 20 percent clay. It's best if you buy the right soil and bring it in, but you can test the soil you've got to see if it meets USGA standards. Compact this layer.
  9. Build a Golf Green Step 9
    9
    Seed or sod your green. Sodding often results in an uneven green, so seed instead if you have the time and patience to care for the grass until it matures. The variety of grass you will use for your green will largely depend on your climate.
  10. Build a Golf Green Step 10
    10
    Mark the edges of your green by sodding the perimeter with rougher grass. You may want to add a vapor barrier around your green before sodding to keep the surrounding area from sucking water away or adding water to your green.
  11. Build a Golf Green Step 11
    11
    Buy your cups, pins and flags from a supplier of golf course equipment.You may also want a cup changer that will allow you to change the position of your cup. You will also need to buy a special mower and mow your new green every day. You might be able to pick up a used one for less than $5000.00

Thứ Ba, 17 tháng 11, 2015

Phân Tích Kỹ Thuật Thị Trường Tài Chính


Lời Giới Thiệu Của Tác Giả
  Ra đời cách đây hàng trăm năm trước, phân tích kỹ thuật là một công cụ đặc biệt được thiết kế cho thị trường chứng khoán và sau này áp dụng cho thị trường ngoại hối, kim loại, năng lượng hay thị trường hàng hóa tương lai. Với công cụ này, nhà giao dịch sử dụng các biểu đồ trong các khung thời gian khác nhau để dự đoán được xu hướng tăng- giảm của thị trường, trên cơ sở đó phân tích các biến động cung-cầu đối với cổ phiếu nhằm đưa ra quyết định mua vào, bán ra hay giữ nguyên cổ phiếu trên thị trường. Đây là một công cụ hữu ích giúp các nhà giao dịch kiếm được lợi nhuận trong kinh doanh theo phương châm mua tại đáy, bán tại đỉnh.
  Trên thế giới, phân tích kỹ thuật đã trải qua một chặng đường phát triển hàng trăm năm với nhiều tên gọi khác nhau. Sau một thế kỷ sử dụng ở Hoa Kỳ và 300 năm sử dụng ở Nhật Bản, phân tích kỹ thuật đang ngày càng phát triển và chứng minh được tính hữu ích của mình đối với các thị trường tài chính nói chung cũng như thị trường chứng khoán nói riêng. Tại nhiều nước trên thế giới, các nhà phân tích kỹ thuật tụ họp trong Hiệp hội các nhà phân tích kỹ thuật thị trường (Market technicians Association) - hiệp hội được thành lập năm 1972 để khuyến khích các ý tưởng về kỹ thuật giao dịch, đào tạo cho công chúng cũng như cộng đồng đầu tư đồng thời cũng ban hành các nguyên tắc đạo đức và chuẩn mực chuyên nghiệp cho cộng đồng phân tích kỹ thuật có tên gọi CMT (Chartered Market Technician).
  Tuy nhiên, tại Việt Nam, phân tích kỹ thuật vẫn chưa thực sự được các nhà đầu tư cá nhân quan tâm bởi họ cho rằng bên cạnh giá cả và khối lượng giao dịch, thị trường còn chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố cơ bản khác mà tâm lý kinh doanh bầy đàn là một trong những yếu tố đóng vai trò quan trọng trong các quyết định giao dịch.

Link download: Tại Đây
Link Dropbox: Tại đây.

Thứ Bảy, 14 tháng 11, 2015

Bài 3 trong series Thương mại quốc tế: Lợi Ích Của Thương Mại Tự Do

        Khi tham gia các hiệp định thương mại tự do nghĩa là chúng ta đang tìm cho mình một nhóm bạn để chơi một trò chơi kinh tế. Tất cả các nhà kinh tế học trên thế giới đều đồng tình ở quan điểm: Thương mại quốc tế là trò chơi có tổng lợi ích dương. Nghĩa là các bên sẽ có lợi từ hoạt động thương mại theo cách này hay cách khác nhưng hàm lợi ích thì luôn dương. Người ta đã chứng minh được điều này từ cuối thế kỷ 19. Phần gần cuối bài tôi có đề cập một số tài liệu mà bạn nên đọc để có cái nhìn thật sự đúng về thương mại tự do. Phong cách của dân kinh tế là giải thích vấn đề trên nguyên lý, nghiên cứu hoặc những số liệu thực tế và phải đi sâu vào bản chất của con số. Khác với cánh báo chí, chỉ nhìn bề ngoài của con số chứ không nhìn vào bối cảnh của con số nên nhìn nhận có phần sai lệch đi ý nghĩa ban đầu của các hiệp định kinh tế tự do. Hy vọng, bài viết sẽ truyền cảm hứng để các bạn đọc thêm nhiều tài liệu, có thêm thời gian để so sánh, đối chiếu và phản biện. Trường đại học và các viện nghiên cứu lập ra với 2 mục đích: đào tạo cho bạn tư duy phản biện và khả năng tự trang bị kiến thức. Chúng ta bắt đầu.
        Sắp tới là một loạt các hiệp định thương mại tự do. Về cơ bản các nguyên tắc cắt giảm thuế quan, xóa bỏ chính sách bảo hộ cũng tương tự nhau. Chỉ có điều TTP, AEC, FTA với Liên Minh châu Âu, Liên minh hải quan Kazaktan-Belarus,.... thì cam kết sâu rộng hơn trên các nhóm mặt hàng (cắt giảm thuế xuống 0% với 98 đến 99% các loại mặt hàng. Cũng giống với tinh thần của WTO nhưng WTO thì cam kết không rõ ràng lắm nên hàng rào cản trở thương mại tự do vẫn còn khá cao), hiệu quả và nhanh chóng hơn trong việc thống nhất quan điểm chứ để hơn 100 nước cùng thỏa thuận thì sẽ giống với vòng đàm phán Doha, đi vào bế tắc khoảng 15 năm nay rồi do các nước phát triển và kém phát triển không thể thống nhất với nhau định nghĩa của từ "phát triển". Một điều khác nhau nữa là việc các nước thống nhất về các quy định truy xuất nguồn gốc xuất xứ. Chẳng hạn, thịt lợn nhập khẩu vào EU phải kê các thông tin sau: giống nuôi ở đâu, thức ăn của công ty nào, chế độ ăn thế nào, biên bản kê khai lịch sử tiêm phòng dịch, loại thuốc tiêm, rồi giết mổ tại cơ sở nào, cơ quan nào giám định.... Nghĩa là toàn bộ lịch sử nuôi con heo đó từ lúc nó mới sinh đến lúc nó lên đĩa ở EU và Mỹ thì đều phải ghi chép lại đầy đủ. Bạn có thể cho rằng điều này thật điên rồ. Không sao cả. Các nước kém phát triển thường có suy nghĩ như vậy. Tuy nhiên, khi đạt đến một trình độ phát triển nào đó của tư duy thì bạn sẽ thấy điều này là hoàn toàn bình thường. Vì đây là cách các nước bảo vệ người tiêu dùng hiệu quả cũng như chống gian lận thương mại. Khi đã làm theo tiêu chuẩn quen rồi thì bạn sẽ thấy những điều phức tạp thế này trở nên bình thường đến tầm thường (chú ý: Tiêu chuẩn rất khác với QUY CHUẨN trong thương mại quốc tế. Các biện pháp kiểm dịch động thực vật TBT hay SPS là nằm trong Nhóm các biện pháp bảo hộ Phi Thuế Quan đang được dùng phổ biến trên thế giới). WTO có các điều khoản đòi hỏi các nước tham gia phải tuân thủ đó là tuyệt đối không được bảo hộ sản xuất trong nước dưới bất kỳ hình thức nào. Không cản trở sự tự do hóa thương mại. Nhưng cái hay của WTO là luôn có trường hợp ngoại lệ: các nước chỉ đặt đặt hạn ngạch hoặc cấm nhập khẩu với các mặt hàng nhằm bảo vệ an ninh quốc gia, chính trị, bảo vệ sức khỏe của con người và động vật hoặc để bảo đảm cán cân thanh toán (năm 2001 chúng ta đặt hạn ngạch với đường nhập khẩu với lý do bảo đảm cán cân thanh toán nhưng thực chất để bảo hộ ngành đường trong nước. Chính vì thế mà ngành này trở nên lạc hậu năm 2015 vì không có động lực cạnh tranh nên không có sự phát triển nào. Và còn vô số điều hài hước về WTO mà chúng ta nên biết. Biểu tượng cảm xúc pacmBiểu tượng cảm xúc pac

          Nhìn chung điểm mạnh của chúng thì chúng ta đã biết: Bảo hộ sản xuất hiệu quả hơn, là biện pháp trả đũa hợp pháp mà các tổ chức thương mại không cấm mà thậm chí cũng chưa có cam kết cắt giảm, cũng rất dễ áp dụng. Ví dụ việc đặt quy định điếu thuốc là nhập vào Việt Nam cho nó dài 1m đi. Biểu tượng cảm xúc pacman Biểu tượng cảm xúc pacman Rất dễ đặt quy định chứ không cần một bộ các nguyên tắc như với thuế. Mặt xấu của nó là: đội chi phí sản xuất kinh doanh lên cao, gây thiệt hại cho thương mại quốc tế, cản trở dòng chảy thương mại, gây bất lợi cho cả người tiêu dùng trong nước, nhà sản xuất và nhà nhập khẩu. Tất cả các biện pháp nhằm mục đích bảo hộ sản xuất trong nước đều kéo lùi tiến trình phát triển của nhân loại. Giả sử thế này: Việt Nam kiên quyết bảo hộ ngành công nghệ thông tin chẳng hạn và đặt thuế thật cao lên các sản phẩm máy tính. Không những thế để bảo hộ ngành sản xuất máy tính trong nước thật sự hiệu quả thì anh Việt Nam đặt thêm hạn ngạch 1000 chiếc cho máu, rồi biện pháp phi thuế quan nữa cho các nhà nhập khẩu hàng hóa hết đường luôn: máy tính cỡ màn hình không vượt quá 13 inch, không được dùng nhựa thông vì gây hại cho môi trường, không dùng nhựa cứng khó phân hủy (TBT), chất làm máy tính không gây hại cho các loài động thực vật ở cả nơi sản xuất và nước sở tại nhằm đảm bảo sức khỏe cho người (SPS), ốc trong máy tính phải được sản xuất tại Nam cực và cỡ ốc khác với cỡ ốc tiêu chuẩn của Mỹ và Châu Âu (Tiêu chuẩn: Biện pháp bảo hộ phi thuế quan). Áp dụng thêm quy chuẩn nhập khẩu nữa cho các chú nhập khẩu hết đỡ luôn..... Bảo hộ sản xuất máy tính trong nước hiệu quả không? (NTR và ERP). Câu trả lời là tỷ suất bảo hộ quá hiệu quả đến mức tôi gọi nó là bảo hộ hiệu quả tuyệt đối cũng được. À, không xét đến mấy anh em khỏe chân xách tay xong đi bộ qua rừng rú để buôn lậu máy tính về đâu nhé. Và khi bảo hộ thế này thì tôi muốn hỏi Việt Nam nghiên cứu và chế tạo đến đời nào dân Việt Nam mới được dùng máy tính? Các nước khác sẽ tiến hành các biện pháp trả đũa tương tự không chỉ với 1 mặt hàng mà với tất cả các mặt hàng. Điều này đồng nghĩa với việc "nhốt mình trong nhà tự sát bằng việc nhịn ăn" vậy. Không có thương mại thì làm sao mà học được những công nghệ sản xuất tiên tiến đó. Các bạn hiểu vấn đề chứ. Để cho dễ hiểu tôi sẽ tóm tắt vài ý chính về lợi ích của thương mại quốc tế đem lại cho toàn bộ các thành phần tham gia vào nó, Và đây là tổng hợp kiến thức nguồn từ: Giáo trình Chính sách thương mại quốc tế trường Ngoại thương, Hiểu kinh tế qua một bài học, tài liệu của Paul Krugman (Nobel kinh tế 2007), Đô la hay lá nho và một số tài liệu nước ngoài khác:
.
1. Thương mại quốc tế là trò chơi có tổng lợi ích dương. Nghĩa là cả hai bên cùng có lợi thì mới tiến hành trao đổi buôn bán với nhau. (nguồn: Chính sách thương mại quốc tế - Đại Học Ngoại Thương. Chương: Các học thuyết kinh tế. Phần đầu có giải thích điều này. Rất nhiều giáo trình kinh tế nước ngoài như Principles of Economics - Mankiw, Naked Economics,.... đều có giải thích bằng toán kinh tế cho bạn thấy rõ điều này.) Các bên tham gia trao đổi đều có lợi. Giả sử, không có sự cưỡng ép bằng vũ lực thì tôi chỉ kinh doanh với anh nếu tôi có lợi và ngược lại
.
2. Thương mại quốc tế là phương tiện để chuyển giao công nghệ hiệu quả. Ví dụ: Việt Nam không đủ công nghệ để làm ra máy tính, xe ô tô, nhưng nhờ có hoạt động thương mại quốc tế nên chúng ta có thể tiêu dùng những sản phẩm mà công nghệ trong nước chưa cho phép. Nếu chúng ta bảo hộ sản xuất hiệu quả đi, nghĩa là cấm nhập khẩu máy tính, xe ô tô, xe máy đi, và tự nghiên cứu lấy. Tỷ suất bảo hộ hiệu quả  ERP ~ 100%  (nó chưa bằng 100% vì còn có buôn lậu), thì cho tôi hỏi: Bao giwof chúng ta mới tự nghiên cứu được máy tính, đến bao giờ chúng ta mới tự nghiên cứu được ô tô, máy aby nếu cái gì chúng ta cũng tự làm hết. Cho nên cần phải nhập khẩu để học tập cách mà bọn nước ngoài nó sản xuất ra sản phẩm. Muốn sáng tạo giỏi thì trước hết bạn phải bắt chước những cái đã có cực giỏi đã. Cho nên, tùy từng thời kỳ mà quốc gia nên duy trì cán cân thương mại thặng dư và thâm hụt. Các nước thặng dư thương mại chưa chắc đã tốt, chỉ có điểm lợi là trong khủng hoảng những nước có thặng dư thương mại sẽ hồi phục nhanh hơn thôi.
.
3. Thương mại quốc tế làm tất cả chúng ta giàu lên. (Principles of economics - Mankiw có mô tả bằng những phép toán đơn giản và dễ hiểu về điều này). Cái này dễ hiểu thôi. Ví dụ Việt Nam sản xuất thép rẻ hơn Mỹ chẳng hạn. Khi thương mại diễn ra, người Mỹ thay vì mua thép Mỹ sẽ mua thép Việt Nam với giá rẻ hơn. Để giàu lên có 2 cách: Tăng thu nhập hoặc Giảm chi tiêu. Hàng hóa chảy theo chỗ trũng, nếu thương mại tự do và các nước không bảo hộ sản xuất bằng thuế, sàn giá, đạo luật bảo hộ loài cá heo (huyền thoại về bảo hộ Phi Thuế Quan do anh bạn Mỹ làm đội trưởng) thì thép Việt Nam sẽ xuất khẩu đi sang Mỹ nơi mà nó được bán với giá cao hơn. Việt Nam được lợi là bán được hàng. Người Mỹ tiết kiệm được 1 đống tiền. Công nghệ Mỹ đứng trước áp lực phải thay đổi để nghiên cứu ra loại thép bền và rẻ hơn thằng em Việt Nam làm. Đứng ở góc độ doanh nghiệp sản xuất thép ở Mỹ bạn sẽ làm gì? Quyền lợi bị xâm hại nên đương nhiên bạn sẽ đòi chính phủ bảo hộ cho sự yếu kém trong sản xuất và phân phối của bạn phải không? Với lý do, hàng Việt Nam sẽ làm công ty Mỹ phá sản và hàng nghìn người sẽ thất nghiệp. ĐIều này đúng. Hàng nghìn người Mỹ sẽ thất nghiệp. Nhưng chú ý: 300 triệu người Mỹ sẽ được hưởng lợi từ việc mua sản phẩm rẻ hơn. giá nhà đất sẽ hạ, thu nhập dôi ra thêm một khoản, thị trường chứng khoán mất đi công ty thép nhưng sẽ có thêm vài chục tỷ đô vào các lĩnh vực khác mà họ có lợi thế so sánh. Và sẽ tạo ra hàng triệu việc làm mới. Về nguyên lý là như vậy. Phương trình toán về tổng lợi ích khi có thương mại quốc tế cho thấy rằng: lợi ích thu được từ việc nhập khẩu sản phẩm rẻ hơn - Thiệt hại của nền kinh tế (mất đi thuế từ công ty thép) > 0. Nghĩa là tất cả chúng ta đều được lợi và giàu có hơn nhờ thương mại.

4. Thúc đẩy quá trình tái cơ cấu. Bạn vừa đọc về doanh nghiệp thép phía trên chứ. Để duy trì ngành thép này, đất nước sẽ tốn một loạt các khoản sau: chi phí cho sự kém hiệu quả, một lượng lao động, một diện tích đất ở vị trí giao thông thuận lợi, một lượng vốn trên thị trường chứng khoán.... Những thứ này gọi chung là nguồn lực. Nguồn lực của đất nước bị hao phí vào những sản phẩm kém hiệu quả và không bán được = phá hủy giá trị (theo đúng ngôn ngữ kinh tế). Và khi để thương mại tư do, ngành sản xuất này kém hiệu quả và nó sẽ phá sản. Những nguồn lực kia sẽ được phân phối lại cho nền kinh tế đến những ngành mà nền kinh tế sản xuất hiệu qảu hơn. Ví dụ: dệt may, công nghệ thông tin, xây dựng hay dầu khí chẳng hạn. Câu hỏi mà chúng ta quan tâm là mất bao lâu để phân phối lại nguồn lực trong xã hội. Câu trả lời là tôi không biết. Nó có thể mất 2 năm đến 10 năm tùy vào giáo dục cơ bản, yếu tố tâm lý con người.... Nếu doanh nghiệp đó ở Israel thì chỉ mất 6 tháng đến 1 năm thôi vì con người ở đây được giáo dục rất tốt, phong cách làm việc hiệu quả, có phương pháp luận, không coi trọng bằng cấp và tinh thần khởi nghiệp rất quật cường. Nên chỉ 1 năm sau là sẽ có công ty tỷ đô khác ra đời khi 1 công ty phá sản là chuyện thường. Và chắc chắn nó sẽ phân phối lại như vậy. Hoặc trong trường hợp đẹp nhất là ngành đó tái cơ cấu lại mạnh mẽ, xóa bỏ tư duy cũ lạc hậu trong sản xuất, đầu tư dây chuyền sản xuất mới, thuê lao động ở các nước rẻ hơn vào thay thế ở công việc giản đơn, thiết kế lại kênh phân phối, "bắt cóc" các đại lý, chiếm những vị trí và khách hàng chiến lược làm giá sản xuất kinh doanh rẻ đi.... Nói chung Thương Mại Quốc tế là nguồn gốc của sự phát triển. Tàn phá cái cũ để làm nền cho cái mới phát triển là nhiệm vụ chính của nó. Cho nên khi thấy báo chí nói về việc nông dân thiệt hại ra sao, thanh long đổ đầy đường.... ,mà tôi thấy thương hại cho mấy anh chị phóng viên. Có hiểu gì không vậy? Đi học lại môn Chính sách thương mại quốc tế của Thầy Kiên trường Ngoại Thương hộ cái. Tôi chỉ muốn khuyên thật là hãy nhìn theo đường dài. Công ty phá sản do không cạnh tranh nổi là tốt, người nông dân bị thua lỗ là tốt.... vì về lâu dài nó khuyến khích con người học tập và phát triển. Hãy xem chương trình Bản Tin tài chính kinh doanh ngày 18/09/2015 trên VTV (có video trên Youtube) để thấy rằng nhờ việc ý thức thị trường có cạnh tranh khốc liệt về giá cả cũng như chất lượng nên giờ nông dân bắt đầu trồng theo tiêu chuẩn VIET GAPS hay Global GAPS để nông sản bay sang Mỹ và EU rồi. Nó phải thế chứ. Khi làm được việc đó thì việc tiếp cận với phân khúc thị trường cao cấp là bình thường. Đất nước sẽ tiến lên. Cho nên muốn loại bỏ hàng Trung QUốc phải tăng cường nhập khẩu hàng có tiêu chuẩn cao của Trung Quốc thì mới ngăn được hàng giả là vậy. Nhập khẩu để mà học người ta cách làm sản phẩm, cách thiết kế bao bì, cách quản trị kênh phân phối chiến lược (kênh phân phối là mạch máu của nền kinh tế. Cho nên bọn Hàn QUốc nó muốn xây sàn đấu giá nông sản để nông sản Việt Nam bán được ở Hàn Quốc, Nhật, Mỹ, EU .... là tôi thấy rất ưng rồi. Bởi giá trị thật là khi nó lên sàn đấu giá cơ chứ không phải do bạn định giá. Phải để sự cạnh tranh của thị trường định giá thì mới chuẩn.
.
5. Tự do thương mại là guồng quay và là hệ quả tất yếu không thể tránh khỏi trong sự phát triển của kinh tế toàn cầu và trong lịch sử phát triển của con người. Các nước sẽ chuyển một số quy trình sản xuất của họ ra nước ngoài vì 2 lý do cơ bản: Tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, và lý do nữa là tỷ lệ nội địa hóa - lại một chính sách bảo hộ khác. Cho nên, Airbus được lắp ráp từ linh kiện sản xuất ở hơn 100 quốc gia, Iphone của Apple được sản xuất tại Trung QUốc rồi mới phân phối ra toàn cầu, Toyota lắp ráp xe tại Việt Nam.... Họ hoàn toàn có thể làm được điều đó ở nước họ. Nhưng để tăng tỷ lệ nội địa hóa ở nước khác, giảm chi phí, phá bỏ các rào cản thương mại nên họ quyết định chuyển các khâu sản xuất ra nước ngoài (Paul Krugman dùng từ Offshore)
.
6. Tạo ra vòng đời quốc tế của sản phẩm. Sản phẩm đi từ nước phát minh , tiêu chuẩn hóa quy trình và cuối cùng nước phát minh là nước nhập khẩu hàng hóa đó.Quy luật này có chút vấn đề nhưng về cơ bản quy luật vòng đời quốc tế của sản phẩm có nhiều khía cạnh đúng đắn. Iphone là một ví dụ. Các nước kém phát triển có được công nghệ và giờ họ có thể sản xuất các sản phẩm tương tự. Thương mại quốc tế đã kéo cả đoàn tàu kinh tế thế giới đi lên là như vậy.
.
7. Chủ nghĩa trọng thương: Coi việc tích trữ vàng, bạc (thế kỉ XVII) là trung tâm của thương mại. Coi thương mại là trò chơi có tổng lợi ích =0. Nghĩa là một bên theiejt một bên có lợi. Coi thương mại là một trò chơi có tính chất lừa đảo lẫn nhau, chiếm đoạt lẫn nhau. Và chủ nghĩa này đã bị dập tắt không thương tiếc vì sự sai lầm đến ngớ ngẩn của nó. Học giả Adam Smith là tiền đạo với tác phẩm "Sự giàu có của quốc gia" - The Wealth Of Nation. Đề cập đến lợi thế tuyệt đối. Các quốc gia nên tập trung vào sản xuất những sản phẩm mà họ có lợi thế. Đề cập đến việc chuyên môn hóa trong sản xuất và lao động. Ví dụ: người thợ dày không nên cố tự may áo mà chỉ nên đi làm giày và mua áo từ người làm áo. Tất cả sẽ được hưởng lợi từ việc này. Mặc dù có nhiều sai lầm nhưng tác phẩm này cũng rất đáng để đọc vì một số ý tưởng khá thú vị của nó.
. Sau đó là sự xuất trận của đội trưởng David Ricardo với tác phẩm về Lợi thế so sánh. Nó đem lại cho những kẻ cảm thấy mình vô dụng nhất thế giới này rằng anh vẫn còn hữu ích ở một lĩnh vực nào đó. Kể cả bạn có bất lợi ở tất cả các ngành và lĩnh vực nhưng nếu bạn sản xuất với hiệu suất cao hơn đối thủ thì bạn vẫn sẽ xuất khẩu hàng hóa đó.
Rồi đến lý thuyết H-O (Herchers-Olin): Thâm dụng các yếu tố sản xuất. Tạm hiểu là giảm chi phí ở yếu tố đầu vào)
Lý thuyết thương mại mới.
Rồi Mô hình Kim Cương của Micheal Porter xem quốc gia có lợi thế sản xuất mặt hàng nào và nên xuất khẩu mặt hàng nào,

Chỉ số lợi thế so sánh hiện hữu RCA (tính dễ thôi. Hầu hết là cộng trừ và nhân chia). Khuyến cáo không được phép so sánh chỉ số RCA của 1 loại mặt hàng giữa 2 quốc gia rồi kết luận nước nào hơn. Chỉ số này là so sánh với mức trung bình của thế giới. và mẫu của chúng không hề giống nhau cũng như sự bất đối xứng về thông tin.
Chú ý số 2: Nhưng giả thuyết này là các hiện tượng xã hội và theo thời gian chúng sẽ dần không còn phù hợp nữa hoặc đúng trên một khía cạnh rất hẹp. Để xem nó có đúng không bạn có thể tấn công chúng theo 2 hướng: giả thuyết và mô hình. Tấn công vào giả thuyết là dễ nhất. Tôi thường xuyên làm như vậy do yếu tố thời gian không cho phép.
.Vân vân
.
8.Hiệu ứng lan tỏa trong nền kinh tế.
.
9. Chính sách xuất khẩu của Việt Nam (giáo trình chính sách thương mại quốc tế + bộ ấn phẩm của VCCI).
.
10. Giới thiệu về tổ chức WTO cũng như các hiệp định FTA (Ấn phẩm của VCCI). Quy định của chúng (tôi có khá nhiều ấn phẩm. Nếu ngại tìm, hãy liên hệ với tôi)
.
11. Chính sách nhập khẩu: Thuế quan, hạn ngạch thuế quan, hàng rào phi thuế quan, tiêu chuẩn kỹ thuật, các quy định về kiểm dịch động thực vật TBT và SPS. Chú ý, khi nói về thiệt hại ròng cho nền kinh tế trong mô hình cân bằng từng phần do thuế quan và hạn ngạch gây ra, các sinh viên châu Âu chứng minh nó sai từ lâu rồi. Thiệt hại nằm ở biến số khác. Việc hiểu biết về thuế và hải quan có thể làm lợi rất lớn cho công ty bạn. Quy trình xuất nhập khẩu cũng khá thú vị. Trong chính sách thì hơi sơ sài, bạn nên đọc thêm về các điều khoản luật liên quan đến xuất nhập khẩu hàng hóa, các quy định liên quan, văn hóa làm việc của Hải Quan Việt Nam để tránh mất thời giờ với các thủ tục. Cái này rất thú ị và hấp dẫn, cũng có chút li kỳ nữa nhé. Khi nào rảnh tôi sẽ viết về các quy định, nghị quyết kiểu này. Đặc biệt: tìm hiểu về thuế và hạn ngạch rất rất có ích.
.
12.Tỷ suất bảo hộ hiệu quả ERP và bảo hộ danh nghĩa NTR: Cái này xem xem doanh nghiệp được lợi thế nào từ chính sách thuế quan của nhà nước. Tính cái này cũng dễ thôi.
.
13. Chính sách tỷ giá hối đoái: Quốc gia phá giá đồng nội tệ nhằm hỗ trợ xuất khẩu. Nhưng việc phá giá sẽ là vô nghĩa nếu: Tốc độ phá giá < lạm phát. Nghĩa là phải phá giá > lạm phát thì mới có ý nghĩa trong xuất nhập khẩu. Gần đây Việt Nam phá giá theo tôi là chẳng có ý nghĩa quái gì. Chú ý: Tôi nghiên cứu về tiền tệ. Lần trước có thanh niên phát biểu câu rất ngớ ngẩn về chính sách phá giá đồng NDT mà tôi chán ngán không thèm nói. Bắt chước hệt bọn báo chí luôn. Vô nghĩa và cũng không giải thích nổi cho kẻ không hiểu. Nguyên nhân: Mất thời gian vì trong thời gian đó tôi làm được nhiều việc khác có ích hơn. Và mục đích của con người là chứng minh mình xứng đáng được tôn trọng, tuyệt đối không được yêu cầu người khác phải tôn trọng. Hãy chứng minh mình xứng đáng được tôn trọng. Vì thế, một số bình luận, tôi sẽ không dành thời gian để trả lời đâu. Nhưng những câu hỏi phản biện thú vị thì được. Tôi rất thích các câu hỏi tấn công vào mô hình.
.
14. Tiêu CHuẩn và Quy Chuẩn: Khi bạn làm trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, hãy chú ý các quy định về tiêu chuẩn hàng hóa, quy chuẩn của chúng cũng như các quy định liên quan khác.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.20. Khi khác viết tiếp 6 điều.
.,
...... Bạn đã bao giờ tự hỏi, tại sao SIngapore lại phát triển đến thế trong bối cảnh siêu cạnh tranh chưa? Bởi vì họ để thương mại tự do. Các rào cản thương mại và các cá nhân kêu gọi bảo hộ sản xuất trong nước được gọi chung là Liên Minh Duy TRì Nghèo Đói cho thế giới này. Công lao vô hạn. Đừng có kêu là nhập khẩu làm thất thoát dự trữ ngoại tệ của Việt Nam. Đó là tư tưởng của những kẻ theo chủ nghĩa trọng thương sớm bị loại bỏ trên tiến trình lịch sử. Ấy vậy mà ở Việt Nam và một số nước vẫn còn rất nhiều những kẻ như vậy. Chính vì thế mà dân không bao giờ mua được ô tô giá 160 triệu cả Biểu tượng cảm xúc pacman Biểu tượng cảm xúc pacman (giá nước ngoài. Xe tiêu chuẩn chất lượng cao và đẹp. Khi về Việt Nam giá tăng 300% đến 550%. Do chính  sách bảohộ nên một loạt các loại thuế đè lên). Một điều nữa, người tiêu dùng có thể mua những sản phẩm tốt hơn và rẻ hơn nhờ cơ thương mại. Cho nên nó mang lại lợi ích nhiều hơn thiệt hại.