Cập nhật liên tục các thông tin kinh tế, tài chính, chứng khoán, giá vàng, cổ phiếu, xăng dầu, bất động sản, dự án đầu tư, quy hoạch...trong nước và thế giới. VuaTenMien.Com
Thứ Bảy, 14 tháng 11, 2015
Vốn Con Người
Người ta nói về quản trị với vô số thuật ngữ, vô số bước và kỹ thuật (tham khảo: Cẩm nang kinh doanh hiệu quả - Harvard). Nhưng theo quan điểm của tôi thì tất cả đều tựu chung lại ở một điểm duy nhất đó là bóc lột sức lao động của nhân viên của bạn. Trình độ cuối cùng của nhà quản trị là nghĩ ra thủ đoạn để bóc lột trí tuệ và sức lực của nhân viên của bạn. Bởi khi lột được sức lao động của nhân viên thì tiền lương mà bạn trả cho nhân viên nó mới tạo ra giá trị thặng dư được. Những đất nước phát triển nhất là những đất nước lột được nhiều trí tuệ của nhân viên nhất và gần như lĩnh vực nào họ cũng đạt được những phát triển vượt trội, Có cần lấy ví dụ không nhỉ? Có lẽ chúng ta đã quá quen thuộc với những cái tên như Israel, Nhật bản, Hàn Quốc, Mỹ, hoặc vùng lãnh thổ như Hongkong của Trung Quốc,....
Bên kinh tế học cũng thống nhất quan điểm về vốn con người là loại vốn đáng giá nhất mà doanh nghiệp sở hữu. Tài sản có thể mất nhưng mất đi nhân tài làm việc cho mình, mất đi sự trung thành của nhân viên là nhà quản trị đã mất tất cả. Nếu các công ty ở thung lũng Sillicon bị phá sản thì hàng trăm nghìn nhân viên sẽ ra sao? Chẳng sao cả, bởi họ sẽ nhanh chóng tìm cho mình công việc mới chỉ trong vài tháng. Nguyên nhân là những nhân viên ở đây đều có kiến thức tốt, trình độ cao. Đây được gọi là nguồn lực khan hiếm của các nguồn lực khan hiếm, là động lực phát triển của công ty và là sức sống của một quốc gia. Chính vì thế nếu Bill Gates phá sản với công ty Microsoft thì chắc chắn ông ta sẽ không bao giờ sống trong đói nghèo. Nguyên nhân cũng tương tự, ông ta sở hữu nguồn trí tuệ được coi là khan hiếm và đồng thời sở hữu những kỹ năng đặc biệt mà những người khác không có được. Chính vì thế học tập nó có ý nghĩa ở khía cạnh này. Nếu các bạn cho rằng điều này chỉ mang tính lý thuyết thì tôi cũng có thể chứng minh: Hãy nhìn vào các doanh nhân khởi nghiệp và thất bại mãi mới thành công (dù trong tâm lý học tỷ lệ các CEO có các triệu chứng về tâm thần không hề ít), Steve bị đuổi khỏi Apple, công ty mà chính ông ta sáng lập, chỉ một năm sau ông ta sáng lập Pixar và công ty sản xuất phim hoạt hình này thành công đến độ chỉ vài năm sau Apple phải mới Steve trở lại để cứu công ty. Bác Steve này cũng thuộc loại quân tử trả thù 10 năm chưa muộn nên đã "đuổi" toàn bộ hội đồng quản trị của Apple, bằng cách ép họ phải từ chức thì ông ta mới vực dậy công ty. Chính vì Steve sở hữu những nguồn lực mạnh mẽ mà khan hiếm về trí tuệ nên ông mới làm được điều đó ngay cả khi vụ bong bóng Dot.com huyền thoại nổ. Không phải ai cũng là thiên tài nhưng thiên tài có thể là bất cứ ai nếu có môi trường phù hợp với sở trường của họ. Ngày trước những năm 80, sinh viên Nhật Bản cố gắng thu thập thật nhiều loại bằng cấp nhưng chất lượng lại không cao, theo Michio Morishima thì đó là chủ nghĩa tinh hoa đến bệnh hoạn và đúng là thế hệ sinh viên đó sau khi ra trường đã kéo nền kinh tế của Nhật Bản đi chậm lại và bị tàn phá trong giảm phát dù cho có làm việc điên cuồng đi chăng nữa. Kinh tế học gọi đây là sự phá hủy giá trị.
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét