domain, domain name, premium domain name for sales

Thứ Năm, 27 tháng 6, 2013

HSC nhận định về động thái điều chỉnh tỷ giá của NHNN

Yêu cầu điều chỉnh tỷ giá xuất phát từ kim ngạch nhập khẩu vàng đã đạt cao trong vài tháng qua nhằm giúp các ngân hàng đóng trạng thái vàng đúng hạn vào cuối tháng 6.

Chúng tôi trích đăng phần nhận định của CTCP Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HSC) về thị trường vàng và động thái điều chỉnh tỷ giá của NHNN.
NHNN hôm 27/6 đã bất ngờ công bố 2 thông tin vào cuối buổi chiều là điều chỉnh tỷ giá bình quân liên ngân hàng thêm 1% từ 20.826 lên 21.246 bắt đầu từ sáng mai; đồng thời giảm trần lãi suất huy động 0,5% xuống 7% cũng từ sáng mai. Trong khi đó lãi suất cho vay kỳ hạn ngắn tối đa đối dành cho các lĩnh vực ưu tiên bao gồm nông nghiệp, xuất khẩu, ngành phụ trợ, ngành công nghệ cao và doanh nghiệp vừa & nhỏ sẽ là 9% (hiện là 10%).
Thời gian điều chỉnh tỷ giá tham chiếu diễn ra vào sát thời hạn chót cho việc tất toán trạng thái vàng của các ngân hàng, và những điều này nhiều khả năng sẽ giúp ổn định thị trường ngoại hối, ít nhất là trước mắt. Trên thị trường ngoại hối vào ngày hôm nay, tỷ giá liên ngân hàng ở vào 21.223, cao hơn 0,11% so với trần tỷ giá mới. Trong khi đó tỷ giá tự do là 21.315, cao hơn 0,32% so với trần tỷ giá mới.
Và động thái giảm lãi suất có lẽ là dấu mốc chấm dứt chu kỳ (giảm) lãi suất hiện tại. Nhiều ngân hàng dồi dào thanh khoản nên nhu cầu huy động đã và đang giảm trong thời gian qua. Tuy nhiên, với tốc độ tăng CPI theo năm hiện ở vào 6,73% nên lãi suất huy động và lạm phát công bố hiện gần như bằng nhau.
Yêu cầu điều chỉnh tỷ giá xuất phát từ kim ngạch nhập khẩu vàng đã đạt cao trong vài tháng qua nhằm giúp các ngân hàng đóng trạng thái vàng đúng hạn vào cuối tháng 6. Điều này đã khiến tỷ giá biến động liên tục và mong rằng động thái điều chỉnh tỷ giá tham chiếu ngày hôm nay sẽ chấm dứt thời kỳ biến động mạnh của tỷ giá.
Với thời hạn chót đóng trạng thái vàng của các ngân hàng đã gần kề, chúng tôi xin được phân tích về tình hình trong thời gian tới. Có vẻ như hầu hết các ngân hàng đã có đủ vàng để tất toán và trả lại cho người gửi vàng. Số vàng này chủ yếu xuất phát từ (1) thu hồi các khoản cho vay bằng vàng (2) mua vàng trên thị trường trong nước (3) tham gia mua vào từ các đợt đấu thầu vàng của NHNN (4) tham gia hợp đồng vàng phái sinh.
Trước tiên, chúng tôi xin được tóm lược các văn bản quy định đã được NHNN ban hành nhằm kiểm soát hoạt động cho vay/nhận gửi vàng của các NHTM. Gần 3 năm trước, NHNN đã ban hành Thông tư số 22/2010/TT-NHNN ngày 29/10/2010. Theo đó, các ngân hàng chỉ được cho vay vàng đối với các doanh nghiệp sản xuất hoặc kinh doanh vàng trang sức. Sau đó các ngân hàng chỉ được phép huy động vốn bằng vàng thông qua chứng chỉ gửi vàng. Và mục đích của việc làm này là nhằm hạn chế quy mô huy động và cho vay vốn bằng vàng.
Sau đó 6 tháng, NHNN ban hành Thông tư 11/2011/TT-NHNN ngày 29/4/2011 thay thế Thông tư 22/2010/TT-NHNN. Theo đó, các ngân hàng không được phép tiếp tục cho vay vàng từ ngày 1/5/2011. Và các ngân hàng chỉ được phép phát hành chứng chỉ gửi vàng để huy động vàng trả cho người gửi vàng nếu vàng thu về từ cho vay không đủ để thanh toán.
Việc phát hành chứng chỉ gửi vàng theo quy định trên được chấm dứt vào ngày 1/5/2012. NHNN sau đó ban hành Thông tư 12/2012/TT-NHNN ngày 27/4/2012 để điều chỉnh Thông tư 11/2011/TT-NHNN. Theo đó nới thời hạn chấm dứt việc huy động vàng đến 25/6/2012 trong khi việc hạn chế cho vay vốn bằng vàng vẫn giữ nguyên như trong Thông tư trước.
Vào ngày 26/10/2012, NHNN ban hành Công văn 7019/NHNN-QLNH theo đó các ngân hàng được phép phát hành chứng chỉ gửi vàng cho đến 24/11/2012 nhưng thời hạn của các chứng chỉ gửi vàng phát hành không được quá 30/6/2013.
Và dưới đây là một số định nghĩa. Trạng thái vàng của một ngân hàng có thể được định nghĩa là tổng tất cả trạng thái vàng của ngân hàng đó. Tổng tất cả trạng thái vàng = tài sản bằng vàng – nợ bằng vàng + tài sản ròng ngoại bảng bằng vàng
- Tài sản bằng vàng = tiền bằng vàng + vàng gửi tại các ngân hàng khác + cho vay bằng vàng + tài sản khác bằng vàng.
- Nợ bằng vàng = vàng nhận gửi từ các ngân hàng khác + vàng do khách hàng gửi + chứng chỉ gửi vàng
- Tài sản ngoại bảng bằng vàng xuất phát từ các hợp đồng phái sinh như hợp đồng quyền chọn.
Chúng tôi chưa có số liệu của Q2 và sau đây là dự tính của chính chúng tôi. Nếu 4 ngân hàng trên thu hồi được toàn bộ các khoản cho vay bằng vàng thì có thể chỉ cần mua thêm 208.000 lượng từ các nguồn khác để tất toán với người gửi đến cuối Q2. Trong khi đó nếu người vay không muốn trả trước hạn/chuyển sang các khoản vay bằng tiền đồng thì 4 ngân hàng trên phải mua thêm 497.000 lượng vàng để tất toán với người gửi. Con số thực tế sẽ nằm trong khoảng từ 208.000 lượng đến 497.000 lượng và chúng tôi cho rằng con số thực tế sẽ nằm sát về phía 497.000 lượng hơn.
Để có thể so sánh, chúng tôi xin chỉ ra rằng dư nợ cho vay bằng vàng của 4 ngân hàng trên tương đương 13.537 tỷ đồng (325.000 lượng vàng) tại thời điểm cuối tháng 6/2012 và tương đương 13.348 tỷ đồng (290.000 lượng vàng) tại thời điểm cuối năm 2012. Tại thời điểm cuối mỗi quý, các ngân hàng đánh giá lại dư nợ cho vay bằng vàng theo thị giá hiện thời. Có thể thấy dư nợ cho vay bằng vàng đã không thay đổi nhiều trong gần 1 năm.
Và lý do chỉ có thể là hầu hết các khoản cho vay bằng vàng có kỳ hạn trung bình (3-5 năm) hoặc thời hạn dài (5-10 năm) và ngày cho vay trước ngày 1/5/2011. Do đó, khó khăn trong việc giảm được dư nợ cho vay bằng vàng còn lại là cốt lõi dẫn đến việc thiếu vàng để tất toán với người gửi đúng hạn theo quy định. Do không thể thu hồi các khoản cho vay bằng vàng hay phát hành thêm chứng chỉ gửi vàng nên các ngân hàng thay vào đó sẽ phải mua vàng từ thị trường.
Một vấn đề rõ ràng ở đây là Thông tư 11/2011/TT-NHNN không được áp dụng cho các khoản cho vay bằng vàng trước đó, do đó các khoản cho vay bằng vàng (được thực hiện trước khi ban hành thông tư này) không thuộc phạm vi điều chỉnh của thông tư. Điều này có nghĩa là các ngân hàng không thể yêu cầu người vay phải trả các khoản vay dài hạn (trước năm 2011) trước ngày đáo hạn. Có thể thấy nỗ lực thuyết phục người vay tự nguyện chuyển các khoản vay bằng vàng thành các khoản vay bằng tiền đồng đã không mấy thành công. Và với giá vàng trong nước giảm 20,5% so với đầu năm, người vay có lẽ cho rằng giá vàng còn tiếp tục giảm.
Bên cạnh đó, thị trường vàng trong nước có quy mô còn khá nhỏ và các ngân hàng đã không thể mua số lượng vàng lớn do rủi ro làm giá vàng trong nước tăng cao. Chúng tôi ước tính lượng vàng mua từ thị trường chỉ chiếm dưới 10% của tổng số vàng mua vào của các ngân hàng.
Nguồn mua vàng thứ ba là từ các đợt đấu thầu của NHNN. Vào ngày 28/6, NHNN bán được 26.000 lượng vàng trong tổng số 40.000 lượng vàng chào thầu cho các ngân hàng.
Kể từ cuối tháng 3, NHNN đã bán được 916.800 lượng vàng tương đương khoảng 35 tấn vàng trong số 1.018.000 tấn vàng được chào bán trong tổng số 36 đợt đấu thầu. Đợt đấu thầu gần đây nhất diễn ra với giá từ 36,45-36,71 triệu đồng/lượng. Trong nỗ lực giúp các ngân hàng tất toán toàn bộ trạng thái vàng âm còn lại vào ngày 30/6, NHNN sẽ đấu thầu thêm 40.000 lượng vàng tương đương 1,5 tấn vàng vào ngày 29/6. Mặc dù vậy một số ngân hàng nhỏ vẫn có thể không tất toán được theo đứng thời hạn trên và NHNN có thể sẽ phải làm việc chặt chẽ với các ngân hàng nhỏ tùy từng trường hợp. Giá vàng trong nước hiện đã giảm 20,39% so với đầu năm và hiện cao hơn 14,9% so với giá vàng thế giới.
Nguồn thứ tư là sử dụng hợp đồng vàng phái sinh. Các ngân hàng đã tất toán các hợp đồng vàng phái sinh tại nước ngoài. Trong khi ở thị trường trong nước, các ngân hàng hiện nay thường chỉ mua và bán theo các hợp đồng giao ngay. Vì vậy, chúng tôi cho rằng các ngân hàng đã không sử dụng nhiều các hợp đồng phái sinh để mua vàng gần đây.
Tổng hợp lại, chúng tôi cho rằng các ngân hàng đã mua 916.800 lượng vàng từ NHNN. Để đơn giản, giả sử tất cả số vàng mua nói trên từ NHNN đều nhằm mục đích tất toán với người gửi vàng và các ngân hàng cũng chỉ mua một lượng không đáng kể từ các nguồn khác. Sau đó giả định rằng 497.000 lượng vàng huy động vàng tại thời điểm cuối Q1 bằng là 68% tổng số vàng huy động của hệ thống, và 100% tổng số vàng huy động tương đương khoảng 732.000 lượng (theo ước tính của HSC).
Điều này cho thấy (1) NHNN đã bán thừa đủ số vàng cần để tất toán với người vay (2) dư nợ cho vay bằng vàng có khả năng giảm không nhiều (nếu như có giảm) trong suốt Q2 (3) có thể trong cùng thời gian một phần trạng thái vàng phái sinh cũng đã được tất toán. Do vậy, các ngân hàng vẫn còn trạng thái vàng chưa tất toán đúng hạn nhiều khả năng là do ly do khác (chứ không phải không đủ vàng để tất toán). Và dẫu sao thì nếu xét trên toàn hệ thống, vấn đề tất toán vàng huy động có thể được coi là đã xử lý phần lớn.
Theo Trí Thức Trẻ/Theo HSC

Thứ Ba, 25 tháng 6, 2013

Những bức tranh nổi tiếng thế giới


Hội họa luôn là một thế giới đầy mê hoặc và cuốn sách “100 bức tranh nổi tiếng thế giới” càng minh chứng cho điều đó, khi nó đã giúp cho độc giả hiểu hơn về 100 bức tranh nổi tiếng thế giới, những bức tranh mà sức cuốn hút của nó đã trải qua hàng trăm năm, bao người yêu hội họa thế giới vẫn không ngớt lời ca ngợi.


100 bức họa nổi tiếng thế giới, đầu tiên phải nhắc đến bức Mona Lisa của danh họa Leonardo da Vinci, bức họa đã làm hao tốn biết bao giấy mực của các nhà phê bình hội họa. Rồi sau đó có thể nhắc tới Bức tranh trên vòm nhà nguyện Sixtine tại Vatican, với sự khổ luyện của danh họa vĩ đại thời kỳ Phục hưng Michelangelo, để hoàn thành được bức tranh phải treo ngược mình trong suốt 5 năm trên một độ cao rùng mình.
Bức họa “Cậu bé với ống điếu”, một bức tranh tả chân xuất thần được Picasso vẽ trong thời kỳ hồng, đã đạt kỷ lục về đấu giá với 104 triệu USD. Bức “Đợt sóng thứ chín” của Ivan Aivazovsky – người cả cuộc đời vẽ về biển cả, vẽ lại đợt sóng hung dữ nhất, tàn bạo nhất trong tâm niệm của những người thủy thủ. Bức “Nụ hôn” của Gustav Klimt mang đến một cảm giác hạnh phúc lan tỏa, được coi như một tượng đài lộng lẫy, bất diệt về tình yêu.
“Đợt sóng thứ chín” của Ivan Aivazovsky
Bức họa “Mùa xuân” của Pierre Auguste Cot, trở thành một biểu tượng của nghệ thuật đương đại thế kỷ XIX. Bức “Ngày nắng gửi một tình yêu cuộc sống” của Levitan, hay cảm giác buồn mênh mang, cô đơn trong Đường Vladimirka, được giới thiệu bên cạnh bức “Mùa thu vàng quen thuộc”. Tuyệt tác “Nhánh hoa hạnh nhân” của Vincent Van Gogh, những nhánh hoa trên nền bầu trời xanh, một biểu tượng về cuộc sống sinh sôi nảy nở bất tận…
“Nụ hôn” của Gustav Klimt
Đó chỉ là một vài trong 100 bức tranh được giới thiệu trong cuốn sách này. Đọc hết những bài giới thiệu về 100 bức tranh đó, giống như bạn đọc vừa được tham quan một vòng các bảo tàng nghệ thuật nổi tiếng trên thế giới, lại như được xuyên qua thời gian trở về với thời điểm bức tranh đuợc ra đời: hoàn cảnh xã hội và giai đoạn sáng tác của từng họa sĩ.
“Mùa xuân” của Pierre Auguste Cot
Với những câu chuyện, những giai thoại quanh bức tranh đó, cuốn sách cũng đã giới thiệu về nền hội họa điển hình - Thời Phục hưng; giúp bạn đọc tìm hiểu về một số trường phái nghệ thuật đặc sắc trong hội họa như các trường phái ấn tượng, dã thú, hiện thực, lập thể hay trừu tượng…và nhiều câu chuyện thú vị về cuộc đời của các danh họa thiên tài.
“Cậu bé với ống điếu” của Picasso
Trong 100 bức tranh này, bức lạ, bức quen; có những bức đã nghe thấy nhiều, có những bức lần đầu tiên biết đến. Những giải thích, phân tích mỹ thuật và bình luận của tác giả cuốn sách đã giúp bạn đọc cảm nhận rõ hơn vẻ đẹp của những bức họa này.
Bạn nên biết về 100 bức tranh nổi tiếng thế giới không phải biết chỉ để làm giàu thêm kiến thức cho mình, mà còn biết để trân trọng giá trị lao động của những tên tuổi đã làm nên sự giàu có của văn hóa thế giới. Nhiều người trong số các họa sĩ tài danh này sinh thời không nổi tiếng, phải sống cô đơn, nghèo túng, ám ảnh. Nhưng những đam mê màu sắc, ánh sáng, bố cục… và cảm xúc mãnh liệt, cùng sự khổ luyện, kiên trì… đã đặt tên tuổi của họ trở nên bất diệt và để lại cho nhân loại, cho hậu thế những tuyệt tác. Mãi mãi, mỗi khi chúng ta ngắm nhìn, đều không khỏi thốt lên thán phục và mang theo trong lòng những cảm xúc riêng trước những tuyệt tác này.

Thứ Tư, 12 tháng 6, 2013

Những chỉ số kinh tế ảnh hưởng quan trọng tới TTCK Mỹ

Các nhà đầu tư chứng khoán luôn tìm hiểu xem thị trường hoạt động như thế nào và những nhân tố quan trọng nào ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán. Một vài tổ chức đã đo lường những chỉ báo quan trọng để cho nhà đâu tư biết nền kinh tế đang diễn biến ra sao. Và có một số chỉ số kinh tế quan trọng được các nhà đầu tư trên thị trường theo dõi sát sao. 

PMI
Chỉ số quản lý mua hàng PMI (Purchasing Managers Index) phản ánh sức khỏe của khu vực sản xuất. Chỉ số này được tính bằng tỷ lệ phần trăm số nhà quản lý phụ trách việc mua hàng cho rằng tình hình kinh doanh tháng này tốt hơn tháng trước.
Dữ liệu phân tích PMI được thu thập qua một cuộc khảo sát 400 nhà quản lý phụ trách việc mua hàng thuộc khu vực sản xuất về 5 yếu tố với trọng số cho từng yếu tố khác nhau: sản lượng (25%), số đơn đặt hàng mới (30%), tốc độ giao hàng của nhà cung cấp (15%), hàng tồn kho (10%) và tình trạng việc làm (20%).
Thị trường chứng khoán luôn có biến động mạnh nếu PMI được công bố không đúng như dự đoán của nhà đầu tư. PMI có khoảng dao động từ 0-100 (%), trong đó, mốc 50 điểm là ranh giới giữa sự thu hẹp và mở rộng sản xuất.
Tại Mỹ, PMI được Viện quản lý nguồn cung ISM công bố thường kỳ vào 10h sáng (giờ miền Đông) ngày làm việc đầu tiên mỗi tháng. Từ tháng 10/2003, JPMorgan cho ra đời chỉ số PMI toàn cầu theo kết quả cuộc khảo sát 7600 giám đốc mua hàng từ 26 quốc gia, chiếm 83% GDP toàn cầu. Kể từ tháng 8, PMI toàn cầu đã vượt mốc 50, cho thấy kinh tế thế giới đang trên đà hồi phục.
PPI
Việt Nam hiện đang đo mức độ lạm phát dựa trên chỉ số CPI, ngoài ra, một số nước trên thế giới còn đang sử dụng một chỉ số quan trọng không kém, đó là Chỉ số giá sản xuất PPI (Producer Price Index).
Khác với CPI chỉ tính tới giá cả hàng hóa dịch vụ tới tay người tiêu dùng, PPI lại phản ánh biến động giá cả hàng hóa đầu vào của nhà sản xuất nội địa.
PPI tăng gây áp lực tăng giá sản phẩm đầu ra cho doanh nghiệp nên chỉ số này phần nào cũng báo hiệu trước lạm phát có thể xảy ra. Tuy vậy, doanh nghiệp cũng có thể chọn giải pháp giảm lợi nhuận và giữ nguyên giá bán. Do đó, PPI không phản ánh tình hình lạm phát chính xác như CPI. Cục thống kê lao động Mỹ thu thập giá cả của trên 100.000 mặt hàng để tính ra chỉ số PPI và công bố lúc 8h30 giờ miền Đông vào tuần thứ hai hoặc ba mỗi tháng.
Đường cong lợi suất
Đường cong lợi suất (yield curve) thể hiện mối quan hệ giữa lợi suất và thời gian đáo hạn của các loại chứng khoán nợ có xếp hạng tín dụng bằng nhau. Thông thường, thời gian đáo hạn càng dài thì lợi suất càng cao để bù đắp lại rủi ro cho nhà đầu tư (đường cong lợi suất chuẩn hay lồi). Tuy vậy, trong một số trường hợp đặc biệt, đường cong này còn có hai hình dạng đặc biệt khác.
 Khi nhà đầu tư có các phán đoán trái ngược nhau về diễn biến tiếp theo của thị trường, lợi suất cả ngắn và dài hạn đều không thể hiện xu hướng biến động rõ ràng tạo nên một đường lợi suất phẳng.
Đường lợi suất phẳng báo hiệu nền kinh tế sắp có biến chuyển lớn, có thể từ suy thoái sang tăng trưởng hoặc ngược lại. Đường cong có dạng lõm chỉ xuất hiện khi nền kinh tế sắp rơi vào suy thoái, theo đó vay nợ càng dài lợi suất càng giảm. 
Lý do là các doanh nghiệp trong ngắn hạn đang rất “khát vốn”, do đó họ chấp nhận trả lãi suất cao để vay được tiền. Hiện đường cong lợi suất thuộc dạng lồi, báo hiệu nền kinh tế đã thoát khỏi khủng hoảng.
Khi nhà đầu tư có các phán đoán trái ngược nhau về diễn biến tiếp theo của thị trường, lợi suất cả ngắn và dài hạn đều không thể hiện xu hướng biến động rõ ràng tạo nên một đường lợi suất phẳng.
Đường lợi suất phẳng báo hiệu nền kinh tế sắp có biến chuyển lớn, có thể từ suy thoái sang tăng trưởng hoặc ngược lại. Đường cong có dạng lõm chỉ xuất hiện khi nền kinh tế sắp rơi vào suy thoái, theo đó vay nợ càng dài lợi suất càng giảm.  Lý do là các doanh nghiệp trong ngắn hạn đang rất “khát vốn”, do đó họ chấp nhận trả lãi suất cao để vay được tiền. 
ECI
Đầu mỗi quý, Cục thống kê lao động Mỹ công bố Chỉ số chi phí việc làm ECI (Employment Cost Index) dựa trên kết quả khảo sát bảng lương vào tháng cuối cùng của quý trước đó. ECI đo lường sự biến động của lương thưởng trên một giờ lao động của nhân công qua các quý.
ECI không chỉ tính đến khoản “lương cứng” của người lao động mà còn cả tiền thưởng và các khoản phúc lợi khác như bảo hiểm thất nghiệp, chăm sóc y tế… Tuy vậy, nó không tính tới các khoản làm thêm ngoài giờ.
Lương thường tăng trước khi nhà sản xuất tăng giá sản phẩm. Do đó, nếu lương tăng (hay ECI tăng) nghĩa là nền kinh tế đang có nguy cơ lạm phát. Vì vậy, ECI ảnh hưởng trực tiếp mạnh tới thị trường chứng khoán, đặc biệt là trái phiếu.
Cựu Chủ tịch FED Alan Greespan từng nói: “Để hiểu được nền kinh tế Mỹ, nhất thiết phải hiểu được chỉ số ECI. Nó đảm bảo tính chính xác cho số liệu về chi phí lao động, để từ đó đưa ra chính sách kinh tế hay kế hoạch kinh doanh.”
CCI
Khác với các chỉ số trên đến từ cơ quan chính phủ, chỉ số niềm tin tiêu dùng CCI (Consumer Confidence Index) do tổ chức phi lợi nhuận Conference Board công bố, đo lường mức độ lạc quan của người tiêu dùng đối với nền kinh tế. CCI càng cao, người tiêu dùng càng tin tưởng vào việc làm và thu nhập của mình, vì thế, họ cũng dám chi tiêu hơn. Kết quả là nền kinh tế tăng trưởng nhờ tiêu dùng tăng.
Tuy vậy, quy mô điều tra của chỉ số này là khá nhỏ, chỉ khoảng 5.000 hộ gia đình. Hơn nữa, kết quả điều tra lại phụ thuộc quá nhiều vào ý kiến chủ quan của người được hỏi. Ví dụ như giá dầu tăng từ 60 lên 70 đô la/thùng có thể khiến người tiêu dùng có cảm giác lo ngại vì mình bị “nghèo đi” nhưng thực tế, tiền mua xăng chỉ chiếm có 5% chi tiêu. Tuy không ảnh hưởng mấy tới ví tiền, nhưng nó lại gây tác động xấu tới câu trả lời khi thu thập số liệu cho CCI.

Số nhà mới xây
Khoảng ngày 17 hàng tháng, Cục thống kê dân số Hoa Kỳ phối hợp với Cơ quan Nhà ở và Phát triển đô thị lại ra báo cáo về số nhà mới xây (housing starts). Đơn vị của nó là số “đơn vị nhà ở” được khởi công trong một thời kỳ nhất định (thường là một tháng).
Dù là tòa biệt thự nguy nga hay căn nhà tồi tàn thì cũng chỉ được tính là 1 “đơn vị nhà ở”. Đây chính là nhược điểm của chỉ số này khi tính tới giá trị cũng như quy mô của từng căn nhà mà chỉ quy ra một “đơn vị nhà ở” chung chung. Nhưng bù lại, diện khảo sát lại rất rộng, lên tới 95% số công trình dân dụng tại Mỹ.
Chỉ số này có giá trị dự báo rất lớn. Một mặt, nó ước đoán khá chính xác lượng cung bất động sản trong tương lại. Mặt khác, do các hộ gia đình mới mua nhà còn phải sắm thêm rất nhiều đồ đạc mới nên nhiều nhà phân tích còn sử dụng số liệu nhà mới xây để tính toán nhu cầu tiêu dùng tương lai.
Các chỉ số trên thị trường tương lai
Về bản chất, hợp đồng tương lai là một loại hợp đồng kỳ hạn, theo đó, bên mua cam kết mua và bên bán cam kết bán một gốc phái sinh nào đó (tỷ giá, lãi suất, hàng hóa cơ bản, cổ phiếu) với một mức giá cố định tại một thời điểm xác định trong tương lai.
Hợp đồng tương lai do Sở giao dịch chứng khoán tạo ra với các điều khoản và điều kiện của hợp đồng được soạn sẵn và được giao dịch trên thị trường tập trung.
Cách làm này khắc phục được hạn chế kém thanh khoản của hợp đồng kỳ hạn do tính chuẩn hóa thấp và kém thanh khoản. Tuy vậy, nó cũng phần nào hạn chế tính linh hoạt trong các điều kiện hợp đồng.
Các chỉ số trên thị trường tương lai là một chỉ báo quan trọng cho hiện tại cả trong ngắn và dài hạn. Ví dụ như DJ Futures thường báo hiệu trước xu hướng của thị trường từ trước giờ mở cửa. Trong khi đó, các nhà đầu tư thường tham khảo giá hàng hóa giao sau một vài tháng để xác định xu hướng thị trường.
BDI
Chỉ số BDI (Baltic Dry Index) thể hiện mức giá trung bình mà người tiêu dùng cuối cùng trả cho công ty tàu biển để vận chuyển nguyên liệu thô như quặng sắt, than, xi măng, thép,… Mức giá ở đây được tính toán dựa trên các hợp đồng được thực hiện qua Sở giao dịch Baltic (Baltic Exchange), London.
BDI được tính toán từ số liệu về giá cước trên 20 tuyến đường biển với nhiều chủng loại hàng hóa khác nhau.
Đây là một chỉ số hiếm hoi trên thị trường hoàn toàn miễn nhiễm trước giới đầu cơ, vì chỉ có chủ hàng rời và chủ tàu mới được quyền giao kết hợp đồng. BDI chịu ảnh hưởng chủ yếu bởi nhu cầu hàng hóa cơ bản và sức vận chuyển. Với giới đầu tư, BDI cung cấp thông tin cập nhật nhất về cung cầu nguyên liệu thô và xây dựng cơ bản, khi BDI tăng, tức là giá nguyên liệu thô cũng tăng.
Chủ tàu lãi lớn khi BDI tăng trong khi nhà sản xuất và người tiêu dùng phải chịu thiệt vì giá cước vận chuyển tăng.
Diễn biến chỉ số BDI trong 1 năm qua (Nguồn: Bloomberg)
Diễn biến chỉ số BDI trong 1 năm qua (Nguồn: Bloomberg)

Tổng hợp: Duy Viết

Thứ Ba, 4 tháng 6, 2013

Tìm hiểu về quỹ Hedge Fund (P2)

Quỹ đầu cơ sử dụng nhiều các chiến lược khác nhau, và mỗi người quản lý quỹ  sẽ tranh luận rằng họ là duy nhất và không thể so sánh được với bất kì nhà quản lý nào khác. Tuy nhiên, chúng ta có thể nhóm các chiến lược lại thành các mục để hỗ trợ cho các nhà phân tích/nhà đầu tư trong việc xác định kĩ năng của một nhà quản lý và đánh giá xem làm như thế nào một chiến lược cụ thể có thể được thực hiện trong một điều kiện vĩ mô nhất định. Sau đây là một cách định nghĩa sơ lược và không bao gồm chiến lược của tất cả các quỹ đầu cơ, nhưng nó sẽ cung cấp cho người đọc về các chiến lược phức tạp theo chiều ngang.
 Tìm hiểu về quỹ Hedge Fund (P1)

Phụ lục 01: Các loại Hedge funds (phân loại theo chiến lược đầu tư)
phuluc.gif

·        Event driven (3,86%).
·        Global (12,48%).
·        Global macro (11,4%).
·        Market neutral (25,43%).
·        Short sellers (0,86%).
·        US oppotunistics (12,41%).
·        Long only leveraged (0,97%).
·        Market timing (1,75%).
·        Equity non – hedge (4,29%).
·        Foreign exchange (4,29%).
·        Sector (0,32%).
  • Funds of funds (7,58%).
  • Không thuộc loại nào trong các chiến lược đầu tư trên (11,98%).

Chiến lược phòng vệ tài sản
Chiến lược phòng vệ tài sản thường được biết như là mua/bán khống cổ phiếu, và chắc nó có lẽ là một chiến lược dể hiểu nhất, có vài chiến lược liên quan mà không được liệt kê trong danh mục dưới đây.
-         Long/Short – Người quản lý có ý định dung hòa các rủi ro trên thị trường thông qua việc nắm giữ cả hai vị thế long và short của nhiều loại chứng khoán.Trong chiến lược này, người quản lý quỹ có thể tham gia mua cổ phiếu mà họ nghĩ nó được định dưới giá, và bán cổ phiếu khi chúng được định giá cao. Trong hầu hết các trường hợp, các quỹ sẽ thu được chênh lệch khả quan trên thị trường cổ phiếu – ví dụ, có khoảng 70% giá trị quỹ là đầu tư mua vào cổ phiếu và 30% là đầu tư ngắn hạn vào cổ phiếu. Trong ví dụ này chênh lệch ròng ở thị trường cổ phiếu là 40%(70%-30%) và quỹ không dùng một chút đòn bẩy nào cả (tổng chênh lệch gộp là 100%). Tuy nhiên, nếu nhà quản lý tăng vị thế mua trong thị trường cổ phiếu tới 80%, trong khi vẫn quy trì 30% vị thế bán, tổng chênh lệch gộp của quỹ là 110% (80%+30%), được biết như là dùng đòn bẩy 10%.
-         Market Neutral – trong chiến lược này, người quản lý áp dụng các  nội dung cơ bản được đưa ra trong phần trước, nhưng tìm kiếm một sự tối thiểu hóa chênh lệch lợi suất ở thị trường nước ngoài. Điều này có thể được làm bằng hai cách. Nếu có một cự ngang bằng trong khoản đầu tư cho hai vị thế ngắn hạn và dài hạn, thì chênh lệch ròng của quỹ sẽ bằng 0. Ví dụ, nếu 50% đầu tư vào vị thế dài hạn và 50% đầu tư vào vị thế ngắn hạn thì chênh lệch ròng của quỹ bằng 0 và chênh lệch gộp của quỹ bằng 100%.
Có hai cách để đạt được market neutral và điều đó có nghĩa là chênh lệch beta bằng 0. Trong trường hợp này, người quản lý quỹ sẽ tìm một khỏan đầu tư cho cả hai vị thế ngắn hạn và dài hạn do dó tính toán beta của toàn quỹ sao cho ở mức nhấp nhất có thể. Trong chiến lược market neutral, mục đích của người quản lý quỹ là có thể loại bỏ bất kì một biến động nào của thị trường và chỉ dựa vào khả năng của mình để lựa chọn cổ phiếu.
Cả hai chiến lược long/short có thể được sử dụng trong một khu vực, ngành hoặc khu vực công nghiệp, hoặc có thể được áp dụng cho các cổ phiếu vốn hóa cụ thể…Trong thế giới của các quỹ đầu cơ, ở đó mọi người cố gắng tìm sự khác biệt của họ, bạn sẽ phát hiện ra rằng chiến lược cá nhân có sắc thái độc đáo của nó, nhưng tất cả chúng đều dùng cùng một nền tẳng cơ bản tương tự được miêu ta ở đây.
 Global Macro
Người quản lý đầu tư vào các khu vực mà họ cho rằng ở đó có nhiều cơ hội để thu được lợi nhuận. Nói chung, đây là những chiến lược mà có rủi ro/TSSL cao nhất trong tất cả các chiên lược của quỹ đầu cơ. Những quỹ Global Macro đầu tư vào cổ phiếu, trái phiếu, tiền tệ, hàng hóa, quyền chọn, hợp đồng kì hạn, hợp đồng tương lai và các loại công cụ khác. Chúng có xu hướng đặt cược vào một xu hướng tăng giá của tài sản và chúng thường được dùng đòn bẩy cao. Hầu hết các quỹ này có một chiên lược đa dạng hóa toàn cầu, bởi vì với chiến lược đa dạng hóa các khoản đầu tư và quy mô thị trường có thể giúp họ phát triển được khá nhanh trước khi bị thách thức bởi vấn đề về năng lực. Nhiều quỹ đầu cơ tăng trưởng nóng nhất là Global Macro, bao gồm quỹ Long-Term Capital Management Amaranth Advisors. Cả hai đều là những quỹ khá lớn và có tỷ lệ đòn bẩy cao.
Relative value arbitrage 
Người quản lý hướng tới việc tận dụng chênh lệch giá giữa các công cụ như cổ phiếu, trái phiếu, các hợp đồng lựa chọn (option), hợp đồng tương lai (future). Họ sử dụng các phân tích về khối lượng, về kỹ thuật để phát hiện ra các cơ hội đầu tư. Nội dung cơ bản là một người quản lý quỹ đầu cơ được mua một chứng khoán mà kì vọng sắp tới sẽ được đánh giá, trong khi đồng thời bán khống chứng khoán có liên quan mà kì vọng giá giảm. (hiểu môn na như kinh doanh chênh lệch kiểu bán khống). Chứng khoán liên quan có thể là cổ phiếu và trái phiếu của công ty đặc biệt nào đó; những chứng khoán này ở hai công ty tương tự trong cũng lĩnh vực (ví dụ, HSG và HPG vào tháng 5/2013); hoặc hai loại trái phiếu được phát hành bởi cùng một công ty với ngày đáo hạn và lãi suất coupons khác nhau.  Trong mỗi trường hơp, có một giá trị tương đương mà dễ dàng được tính toán từ những chứng khoán có liên quan đến nhau nhưng chỉ khác ở một vài đặc điểm của chúng.
Chúng ta hãy nhìn vào bảng sau làm một ví dụ:

Giá
Coupon
Kì hạn
Tỷ lệ sinh lời hiện tại
$1,000.00
6%
30 years
6%
$1,276.76
8%
30 years
6%
Coupons được trả sau tháng một lần
Kì hạn được giả định giống nhau

Giả định rằng một công ty có hai loại trái phiếu cơ bản: một trả 8% và cái kia trả 6%. Cả hai đều dựa vào tài sản công ty và cùng ngày đáo hạn. Vì trái phiếu 8% được trả lãi suất cao hơn, nó nên bán với một khoản lợi suất cao hơn trái phiếu 6%. Khi trái phiếu 6% được giao dịch với giá là 1000$, thì trái phiếu 8% nên được bán với giá là 1,276.76$, trong điều kiện các yếu tố khác ngang bằng. Tuy nhiên, khoản lợi suất cao hơn này thường không được định giá đúng tương ứng, do đó làm một cơ hội cho các quỹ đầu cơ tham gia vào một giao dịch để tận dụng chênh lệch tạm thời. Giả định rằng trái phiếu 8% chỉ được bán với giá là 1,100$ trong khi trái phiếu 6% bán với giá 1,000$. Để tận dụng lợi thế của sự khác biệt giá này, một người quản lý quỹ đầu cơ đã mua trái phiếu 8% và bán khống trái phiếu 6% để mà tận dụng sự khác biệt giá tạm thời này. Tôi tận dụng được một khoản chênh lệch lớn trong tỷ suất vượt chội này chỉ tại một thời điểm. Trong thực tế, sự chênh lệch từ những khoản đâu tư này là hẹp hơn, điều hành quỹ đầu cơ phải chấp nhận sử dụng mức đòn bẩy cao để mà làm cho mức lợi nhuận đáng kể.
Convertible Arbitrage
Đây cũng là một hình thức của Relative value arbitrage . Trong khi, một vài quỹ đơn giản là đầu tư vào trái phiếu chuyển đổi, thì cũng có quỹ đầu cơ dùng arbitrage chuyển đổi tạo vị thế trong cả hai trường hợp chuyển dổi trái phiếu và chuyển dổi cổ phiếu của một công ty cụ thể nào đó. Một trái phiếu chuyển đổi có thể được chuyển đổi thành một số cổ phần. Giả định rằng một trái phiếu chuyển đổi đang được bán với giá 1000$ và được chuyển đổi thành 20 cổ phiếu của một công ty cổ phần. Điều này ám chỉ giá thị trường của cổ phiếu là 150$. Tuy nhiên, trong một giao dịch arbitrage, một người quản lý quỹ đầu cơ sẽ mua trái phiếu chuyển đổi và bán khống cổ phiếu trong trường hợp dự đoán giá trái phiếu tăng, giá cổ phiếu giảm, hoặc cả hai.
Nhớ rằng có thêm hai biến khác góp phần vào xây dựng giá của một trái phiếu chuyển đổi hơn là giá của cổ phiếu cơ bản. Một là, trái phiếu chuyển đổi sẽ bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi của lãi suất, cũng giống như một vài trái phiếu khác. Hai là, giá của nó cũng chịu sự tác động của lựa chọn gắn liền để mà chuyển đổi từ trái phiếu thành cổ phiếu, và lựa chọn gắn liền này bị ảnh hưởng bởi những biến động. Do đó, mặc dù trái phiếu đang được bán với giá 1000$ và cổ phiếu đang được bán với giá 50$ (Trường hợp này là tương đương), người quản lý quỹ sẽ tham gia vào một giao dịch arbitrage chuyển đổi nếu họ cảm thấy răng: 1) các biến động hàm ý trong phần tùy chọn là quá thấp, hoặc 2) là một sự giảm trong lãi suất sẽ tăng giá của trái phiếu hơn là sự tăng giá của cổ phiếu.
Mặc dù ngay cả khi họ không chính xác và giá cả tương quan duy chuyển theo chiều hướng trái ngược bởi vì vị thế không chịu tác động của một thông tin cụ thể nào của công ty, ảnh hưởng của sự dịch chuyển là quá nhỏ.  Sau đó, một người quản lý arbitrage phải tham gia vào một số lượng lớn vị thế để mà cố gắng tạo ra nhiều khoản lời nhỏ cùng với mức độ rủi ro hấp dẫn cho nhà đầu tư.  Một lân nữa, như trong những chiến lược khác, nhà quản lý sẽ dùng đòn bẩy để phóng đại lợi nhuận.
Chiến lược đầu tư vào công ty sắp phá sản
Người quản lý đầu tư vào chứng khoán của các công ty đang trong giai đoạn tái cơ cấu hoặc bên bờ phá sản. Họ hy vọng mua các chứng khoán này với giá thấp và bán lại khi công ty đã được phục hồi.Những quỹ đầu cơ mà đầu tư vào những cổ phiếu của công ty sắp phá sản là rất độc đáo. Trong nhiều trường hơp, các quỹ đầu cơ này có thể tham gia cho vay hoặc tham giá tái cấu trúc và cử người của mình vào ban quản trị của công ty để mà giúp phục hồi lại công ty.
Đó không phải để nói rằng tất cả quỹ đầu cơ đều làm việc này, nhiều trong số họ mua chứng khoán trong kì vọng rằng chứng khoán sẽ tăng giá trị dựa trên các nguyên tắc cơ bản và chiến lược hiện tại của ban quản trị.
Trong cả hai trường hợp, chiến lược này bao gồm mua trái phiếu mà đã bị mất đi một lượng đáng kể giá trị vì sự bất ổn tài chính của công ty hoặc những sự kì vọng của nhà đầu tư rằng công ty đang trong trình trạng thảm khốc. Trong trường hợp khác, một công ty có thể thoát khỏi tình trạng phá sản và quỹ đầu cơ sẽ mua được trái phiếu với giá thấp nếu họ đánh giá tình hình công ty sẽ cải thiện đủ để làm trái phiếu tăng giá. Chiến lược này có thể rất rủi ro như là việc nhiều công ty không cải thiện được tình hình.
Ngoài ra còn rất nhiều chiến lược đầu tư khác mà tác giả không trình bày, và dùng biểu đồ để thể hiện sự phổ biến của từng chiến lược được sử dụng.
Kết luận

Quỹ đầu cơ có rất nhiều chiến lược, nhiều chiên lược không có ở đây. Mặc dù những chiến lược đã được miêu tả ở trên nhưng cũng ở trong những điều kiện rất đơn giản và trong thực tế có thể phức tạp hơn rất nhiều.