domain, domain name, premium domain name for sales

Thứ Ba, 17 tháng 9, 2013

Theo chiêm tinh học: Đáy khủng hoảng 2008 ở đâu?

I) Các hiện tượng Chiêm Tinh Học bắt đầu từ năm 2008.
Bắt đầu từ cuối năm 2007 các hiện tượng Chiêm tinh Địa tâm đặc biệt bắt đầu xuất hiện. Các hiện tượng này có mức độ ảnh hưởng tiêu cực rất mạnh mẽ lên Vũ Trụ, trong giới Chiêm tinh học được gọi là “Cardinal Climax”. Các hiện tượng Chiêm tinh hiếm có này chỉ xuất hiện 3 lần trong vài trăm năm trở lại đây: 1761-1770; 1843-1851 và 1927-1934.
Các hiện tượng Cardinal Climax này bắt đầu khi Diêm Vương Tinh nhập Cung Ma Kết vào tháng 1 năm 2008 và sẽ kết thúc khi Hành Tinh này rời cung Ma Kết để nhập cung Bảo Bình vào khoảng 2023-2024.
Khoảng thời gian từ năm 2008-2015 sẽ là khoảng thời gian mà Vũ trụ bị ảnh hưởng nặng nề nhất của hiện tượng Cardinal Climax, khi Diêm Vương Tinh, Thiên Vương Tinh, Thổ Tinh và Giao Điểm Bắc của Mặt Trăng nhập các Cung Tứ Phương.
Trong qúa trình di chuyển tại các Cung trên Diêm Vương Tinh, Thiên Vương Tinh và Thổ Tinh hợp thành góc T-Square vào năm 2010, bên cạnh đó trong khoảng thời gian 2008-2015 các Hành Tinh này sẽ từng cặp sẽ hợp với nhau các góc riêng lẻ: bắt đầu là góc đối nghịch giữa Thiên Vương Tinh-Thổ Tinh năm 2008-2010, kết thúc là góc Waxing Square giữa Diêm Vương Tinh-Thiên Vương Tinh (trong khoảng thời gian từ tháng 6/2012 tới tháng 3/2015 hai Hành Tinh này sẽ 7 lần hợp với nhau góc Waxing Square).
Khi chúng ta đi qua tháng 3/2015 thì các tác động xấu của hiện tượng Cardinal Climax sẽ giảm bớt đi, nhưng các hiệu ứng vẫn còn kéo dài tới năm 2023-2024 (lúc này các hành tinh trên sẽ rời Cung Ma Kết). Các tác động xấu nhất sẽ rơi vào khoảng thời gian 2008-2015, nhưng năm 2020 cũng có khả năng sẽ bị ảnh hưởng nặng.
Trong thời gian từ năm 2012 tới 2015 lại xuất hiện tiếp các hiện tượng Chiêm tinh đặc biệt có ảnh hưởng tiêu cực tới Vũ trụ. Ảnh hưởng bao trùm lên trên hết là ảnh hưởng của các Hành tinh ở qũy đạo ngoài cùng của Thái Dương Hệ. Trong đó góc Waxing Square giữa Diêm Vương Tinh-Thiên Vương Tinh có ảnh hưởng nặng nề nhất. Các tác động gây ra:
Khủng hoảng nợ tiếp tục bùng phát và phá hủy hệ thống tài chính.
- Bắt đầu các cuộc đàm phán về hệ thống tiền tệ thế giới.
- Xuất hiện các phong trào chống đối và phân hóa xã hội.
- Xuất hiện các cuộc biểu tình chống đối hệ thống ngân hàng và Chính phủ.
- Các phong trào chóng lại chính sách thuế quan.
- Bạo loạn sắc tộc.
- Thiên tai nặng.
- Sự đe dọa của vũ khí hủy diệt.
- Các tiến bộ trong khoa học kỹ thuật và năng lượng mới.
Cộng hưởng với hiện tượng tiêu cực trên, trong khoảng thời gian từ 2013-1015 Vũ trụ sẽ tiếp tục bị ảnh hưởng tiêu cực bởi các hiện tượng:
- Góc T-square giữa Mộc Tinh-Thiên Vương Tinh-Diêm Vương Tinh vào ngày 1/8/2013.
A2_zps7a314ef0
- Grand Square giữa Kim Tinh-Mộc Tinh-Thiên Vương Tinh-Diêm Vương Tinh vào ngày 25/8/2013 và Grand square giữa Hỏa Tinh- Mộc Tinh-Thiên Vương Tinh-Diêm Vương Tinh vào ngày 22/4/2014.
[IMG]

Sau cuộc khủng hoảng những năm 1930 xảy ra, nhiều người nhận định Thế giới sẽ không bao giờ phải đối mặt với cuộc khủng hoảng tương tự. Thế nhưng cuộc khủng hoảng năm 2008 vẫn nổ ra. Nhìn lại 5 năm qua, có lẽ chúng ta đã nhận ra dáng dấp của cuộc khủng hoảng những năm 1930. Lịch sử có xu hướng lặp lại, ít nhất là chu kỳ vận động của Vũ trụ. Ngay cả đối với các Chủ thể trên Trái đất cũng có tính chu kỳ. Do đó chúng ta có thể học hỏi và rút kinh nghiệm từ qúa khứ, chuẩn bị trước các kịch bản ứng phó, giảm thiểu các tác hại của thảm họa đồng thời nắm bắt các cơ hội để vươn lên.
Cuộc khủng hoảng Thế giới lần này nổ ra tại Mỹ từ tháng 1/2008, bắt đầu bằng việc bong bóng nợ dưới chuẩn vỡ tung, ngay sau khi Diêm Vương Tinh bắt đầu hành trình tại Cung Ma Kết. Một loạt các ngân hàng lớn, lâu đời bị phá sản. Nghành công nghiệp Ôtô của Mỹ cũng chỉ thoát khỏi việc xóa sổ trong gang tấc.
Sau đó khủng hoảng đó đã lan rộng qua Châu Âu và toàn Thế giới. Khi thủy triều rút đi, đã lộ ra rất nhiều người đi bơi không mặc áo tắm: nhiều Quốc gia đã chi tiêu nhiều hơn thu nhập Quốc dân trong nhiều năm, dẫn đến khủng hoảng nợ công bùng nổ tại Châu Âu. Tại Mỹ thâm hụt ngân sách cũng đạt mức kỷ lục.
Lúc này cuộc khủng hoảng đã chuyển qua giai đoạn mới: Khủng hoảng nợ công làm chao đảo Thế giới. Đánh dấu bằng việc Hy lạp vỡ nợ vào năm 2010, đúng thời điểm Diêm Vương Tinh, Thiên Vương Tinh và Thổ Tinh hợp thành góc T-Square vào năm 2010. Một loạt các nước bị hạ bậc tín nhiệm, ngay cả Mỹ cũng bị hạ bậc tín nhiệm lần đầu tiên trong lịch sử. Đồng tiền chung Châu Âu đứng trước nguy cơ tan vỡ.
Còn tại Việt nam chúng ta được chứng kiến lạm phát cao tăng cao trong năm 2011, hàng loạt các vụ vỡ nợ, hệ thống ngân hàng bị lung lay, nhất là trong năm 2012.
Rất nhiều các biện pháp được các nước đưa ra, thế nhưng kết qủa thu được trong 5 năm qua, có thể nói là rất khiêm tốn.
Bên cạnh suy thoái kinh tế, Trái đất cũng phải hứng chịu nhiều tiên tai nặng nề: vụ tràn dầu của BP tại vịnh Mexico năm 2010, động đất và sóng thần tại Nhật Bản năm 2011, hạn hán tại nhiều nơi, Bão Sandy tại Mỹ năm 2012 …
Có lẽ sau những năm 1930, đây là thời kỳ mà Nhân loại phải đối phó với khủng hoảng kinh tế và Thiên tai nặng nề nhất.
Dựa trên các hiện tượng Chiêm tinh trong năm 2013 như đã trình bày ở trên, thì có lẽ chúng ta vẫn chưa thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng này. Thậm chí khủng hoảng kinh tế và thiên tai sẽ lên tới đỉnh điểm trong khoảng thời gian từ tháng 7/2013 tới tháng 5/2014. Các nước Châu Âu có thể vỡ nợ, Hệ thống ngân hàng có thể sụp đổ, thậm chí có thể dẫn tới sự sụp đổ của Chính quyền một số nước, đặc biệt là đối với Iran. Ngay Chính phủ của Ông Obama cũng bị ảnh hưởng.
Thời gian này có lẽ rất cần những cái đầu lạnh, sáng suốt để có thể tránh các cuộc đối đầu không cần thiết.
Ngoài ra chúng ta cũng cần phải chú ý tới các thiên tai như động đất, sóng thần, bão lụt …

II) Heal the World.

Như đã trình bày ở phần trên, các hiện tượng Chiêm tinh cảnh báo cuộc khủng hoảng lần này vẫn chưa kết thúc, thậm chí thế giới còn phải hứng chịu những mất mát lớn hơn. Thế nhưng cũng trong khoảng thời gian các hiện tượng Chiêm tinh có tác động tiêu cực lên tới đỉnh điểm cũng là lúc xuất hiện một hiện tượng Chiêm tinh khác đem đến sự hài hòa và hy vọng lớn cho Nhân loại: vào ngày 17/7/2013 6 Hành Tinh: Mộc Tinh, Thổ Tinh, Hải Vương Tinh, Diêm Vương Tinh, Hỏa Tinh và mặt trăng sẽ hợp với nhau trong một hiện tượng mà giới Chiêm tin gọi là Kite formation (Cánh Diều). Đây là hiện tượng rất hiếm gặp.
[IMG]
Như vậy có gì mâu thuẫn? Cả hai hiện tượng tiêu cực và tích cực cùng một lúc xuất hiện.
Hai hiện tượng này theo logic không loại trừ lẫn nhau. Vật cùng tắc biến. Khi Nhân loại đứng trước lựa chọn giữa sự Hủy Diệt và sự Sinh Tồn, chúng ta sẽ cùng nhau chấp nhận những đau thương mất mát, nhìn nhận lại các sai lầm trong qúa khứ để đòan kết cùng nhau tìm ra phương hướng và xây dựng lại một Thế giới tươi đẹp hơn.
Điều kiện để thành công là Thiên Thời Địa Lợi Nhân Hòa. Chúng ta đã có Thiên Thời và Địa Lợi. Vấn đề Nhân Hòa cần hết sức thận trọng vì sau khi mẫu hình Cánh Diều hình thành, Thiên Vương Tinh tại Cung Bạch Dương có thể làm lệch trọng lượng và ngăn cản Cánh diều bay lên! Điều này ám chỉ một người, một Quốc gia hay một nhóm vì lòng tham, lợi ích cá nhân sẽ phá hoại các thỏa thuận chung của cộng đồng.
Nhưng dù sao chúng ta vẫn có quyền hy vọng vào một tương lai tốt đẹp cho Trái đất này, khi mọi sự đau thương, mất mát được đưa lên tới đỉnh điểm, cũng là lúc chúng ta tìm được sự đoàn kết, sự đồng lòng, cùng chung trí hướng để chung tay xây dựng một Thế giới mới tươi đẹp hơn.
Nếu như các dự báo trên là đúng, thì Kinh tế Thế giới có thể tạo đáy trong vòng 18 tháng kể từ mùa hè năm 2013. Sự phục hồi sẽ diễn ra trong 6-7 năm sau đó với các quyết định, lựa chọn sáng suốt của những Nhà Lãnh đạo trong năm 2013-2014.
Cũng giống như Phượng Hoàng Lửa Huyền Thoại: Phượng Hoàng Lửa mới sẽ hồi sinh từ đống tro tàn của kiếp trước.

Tham khảo: Vfpress.vn

Thứ Hai, 16 tháng 9, 2013

Phân biệt điều chỉnh và đảo chiều trong PTKT

p19_ch4_pic1
 Tại một số thời điểm có lẽ trong chúng ta cũng sẽ rơi vào trạng thái lưỡng lự giữa nắm giữ cổ phiếu và bán ra. Trong chúng ta có lẽ không ai là không trải qua hoàn cảnh bán xong lại tiếc rẻ vì sau đó giá cổ phiếu lại tăng trở lại hay điều chỉnh thôi , nó giảm ngày mai nó lại tăng í mà.... Nhưng giá cổ phiếu cứ rơi mãi.
Đây có lẽ là những trường hợp rất khó chịu và cũng rất thường gặp trong thị trường CKVN, nhưng bạn cũng có thể tránh được nó nếu bạn phân biệt được thế nào là điều chỉnh thế nào là đảo chiều.
Bạn đã bao giờ rơi vào trạng thái này chưa?
retracement-or-reversal2
Sau khi hoàn tất mô hình H&S, có vẻ như giá cp đã quay đầu cho một đợt tăng điểm và đây là thời điểm để mua?
Nhưng đã sai
lost-trade
Bạn đã gặp phải "Smooth retracement ", hay còn gọi là Dead cat bounce hay VN mình thường gọi là hồi phục kỹ thuật ....
Không ai muốn điều này xảy ra nhưng thật đáng buồn là nó đã xảy ra. Tại sao?
Trong ví dụ trên, bạn đã không nhận ra được sự khác biệt giữa điều chỉnh trong down trend và sự đảo chiều.
Điều chỉnh là gi?
Điều chỉnh là giá tạm thời đảo chiều diển ra trong một xu hướng chính có thể là lên hay xuống, trong ví dụ trên là giá điều chỉnh tăng trong một xu hướng chính là giảm.
Chìa khóa ở đây là giá chỉ đảo chiếu tạm thời và không cho thấy một sự thay đổi nào trong xu thế chính.
AT_Retracements_1r
Mặc dù điều chỉnh nhưng xu hướng tăng dài hạn thể hiện trên đồ thị trên vẫn còn nguyên vẹn - đó là giá của cổ phiếu vẫn đi lên.
retracements
Đảo chiều là gì?
Đảo chiều được định nghĩa là một sự thay đổi về tổng thể xu hướng giá. Khi xu hướng tăng chuyển xang xu hướng giảm, thì đó là một sự đảo chiều hay ngược lại. Sự đảo chiều là khi đó xu hướng chính bị phá vỡ, thường dùng các đường xu hướng chính để xác định hay dựa vào các mẫu hình đảo chiều...
reversal
Như vậy điều quan trọng là phải phân biệt được khi nào là điều chỉnh khi nào là đảo chiều, có một số khác biệt quan trọng mà bạn có thể nhận biết chúng là :
so sanh Điều chỉnh được công nhận là quan trọng nhất, vì bất cứ khi nào giá đảo chiều chúng ta đều phải đối mặt với một quyết định khó khăn và chúng ta có 3 lựa chọn.
1. Ôm cổ phiếu trong đợt suy giảm . Điều này có thể dẫn đến thiệt hại lớn nếu giá phá vợ xu hướng chính và đảo chiều.
2. Bán và mua lại khi giá hồi phục. Điều này có thể dẫn đến lãng phí vì chi phí mua bán cho cty chứng khoán, mất lợi thế T+ hay không thể mua kịp nếu giá phục hồi mạnh.
3. Bán và đúng ngoài thị trường, điều này có thể làm mất cơ hội nếu giá phục hồi mạnh.
Trên đây là 3 lựa chọn khi giá điều chỉnh trong xu thế tăng và ngược lại trong xu hướng giảm cũng vậy. Vì vậy xác định đúng là một sự điều chỉnh tạm thời hay là một sự đảo chiều sẽ giúp cho bạn giảm chi phí, hạn chế tổn thất và bảo vệ lợi ích.
Xác định mức điều chỉnh: có 3 công cụ chính
  • Fibonacci
  • Pivot mức hỗ trợ và kháng cự
  • Đường xu hướng hỗ trợ và kháng cự ( Trend line hay các đường trung bình)
Mức thoái lui Fibonaci là một công cụ thường được dùng nhất trong thị trường CK, cũng như ngoại hối để xác định mức thoái lui của một sự điều chỉnh.
AT_Retracements_2r
Trong hầu hết các trường hợp, mức thoái lui sẽ dừng lại xung quanh các mức 38,2% hoặc 50% . Nếu giá di chuyển dưới mức độ này, sau đó một sự đảo ngược có thể được hình thành.

Nguồn : Vfpress.vn

Dự báo chu kỳ kinh tế bằng mô hình kinh điển "Kondratiev Waves"

kondratiev_wave-website
Chu kỳ Kondratiev là một lý thuyết về các chy kỳ kinh tế nổi tiếng được đặt theo tên của Nikolai Dmitriyevich Kondratiev (1892 - 1938) - một nhà kinh tế học người Nga. Lý thuyết này còn được gọi dưới những cái tên như Kondratiev waves, hay Grand supercycles.

Chi tiết về tác giả: Nikolai Dmitrievich Kondratiev (4/3[1]/1892- 17/9/1938) là một nhà kinh tế người Nga. Ông là người đặt nền móng cho học thuyết về các chu kỳ kinh tế gọi là sóng Kondratiev, đồng thời cũng là người thiết lập cơ sở lý thuyết cho Chính sách kinh tế mới (NEP) tại Liên Xô. Kondratiev đã nhận dạng được các chu kỳ kinh tế kéo dài trong khoảng thời gian khoảng từ 50 đến 60 năm. Trong quyển sách mang tên The Major Economic Cycles xuất bản năm 1925, Ông đã chứng minh rằng nền kinh tế tư bản chủ nghĩa thực tế đã có sự ổn định và điều này là trái ngược với quan điểm của các nhà Maxism Xô Viết khi những người này cho rằng nền kinh tế tư bản luôn bất ổn và sự sụp đổ là điều không thể tránh khỏi. Chính quan điểm này mà Kondratiev không nhận được sự ủng hộ của Stalin. Ông bị Bộ Dân ủy Nội vụ Liên bang Nga (NKVD) bắt giữ năm 1930 theo sự buộc tội giả mạo và ngày 17 tháng 9 năm 1938 bị bắn tại trường bắn Kommunarka, tỉnh Moskva.
arnaut_valery_01_html_m651336ea
Làn sóng K là một chu kỳ 60 năm (+ / - một năm hoặc lâu hơn) với các giai đoạn nội bộ mà đôi khi được mô tả như là mùa xuân, mùa hè, mùa thu và mùa đông.
Mùa xuân: nền kinh tế sẽ một yếu tố mới trong sản xuất, thời gian kinh tế tốt, lạm phát bắt đầu gia tăng.
Mùa hè: thời kỳ đỉnh, hay còn gọi là phát triển “nóng”, nền kinh tế đi lên trong sự nghi ngờ và lạm phát hai con số.
Mùa thu: sửa chữa “tài chính” của lạm phát dẫn đến một sự bùng nổ tín dụng tạo ra một cao nguyên liên tiếp sai lầm và sự thịnh vượng kết thúc trong một bong bóng đầu cơ.
Mùa đông: sức khỏe tài chính vượt quá sức chịu đựng bằng các món nợ khổng lồ, hàng hóa giảm phát và suy thoái kinh tế. Nền kinh tế vào giai đoạn suy tàn.
Thống kê chu kỳ Kondratiev
Kondratiev1
Diễn giải mô hình Kondratiev
3
Các thống kê của Kondratiev cho thấy các chu kỳ kinh tế thường kéo dài từ 50 đến 60 năm: Trong đợt sóng lên của Chu kỳ đầu, mức giá hàng hóa tăng từ năm 1789 đến 1814 (tức 25 năm); đợt sóng đi xuống được bắt đầu từ năm 1814 và kết thúc năm 1849 (35 năm); như vậy Chu kỳ đầu tiên kéo dài trong 60 năm. Đợt sóng lên của Chu kỳ thứ hai được bắt đầu năm 1849 và kết thúc năm 1873 (24 năm); sau đó lại đi xuống từ năm 1873 và kết thúc trong năm 1896 (23 năm); Chu kỳ thứ hai kéo dài 47 năm. Đợt sóng lên của Chu kỳ thứ ba bắt đầu từ năm 1896 và kết thúc sau đó 24 năm, tức năm 1920; đợt sóng đi xuống ngay sau đó và kết thúc khoảng năm 1946; vậy Chu kỳ thứ ba kéo dài khoảng 50 năm.
Và như thế tác giả đã dự đoán chu kỳ kinh tế của các thòi kỳ tiếp theo và cuối cùng là mùa xuân gần nhất kéo dài từ 2003 đến năm 2006 và chúng ta đang ở mùa hè dự tính kéo dài từ 2007 khỏi nguồn từ khủng hoảng tín dụng và khủng hoảng nợ, mùa hè này sẽ kết thúc vào một năm nào đó được dự tính là 2015-2019.
Không chỉ mô tả 4 mùa tương ứng với 4 chu kỳ của nền kinh tế lớn, Kondratieff còn chỉ cho chúng ta đâu là đặc điểm kinh tế thị trường của từng chu kỳ và tiềm năng để chọn kênh đầu tư thích hợp cho từng chu kỳ này.
4
Chúng ta cùng xem và kiểm chứng độ chính xác của mô hình dự đoán chu kỳ kinh tế từ năm 1789 (Mùa xuân của chu kỳ đầu tiên) cho đến năm 2020 (mùa đông của chu thứ 4). Như vậy trong lịch sử chúng ta cỏ thể thấy độ phù hợp của mô hình với thức tế là khá cao nhưng tương lai thì sao? “Mùa đông” của chúng ta kéo dài đến khi nào và lịch sử liệu có lặp lại!
5
Bài viết chưa thể lột tả được hết bản chất của Kondratiev waves nhưng mình mong rằng với bài viết này các bạn Vfpress cũng có thể có cho mình một chút hiểu biết về mô hình khá nổi tiếng trên thế giới này.
Chúc các bạn đầu tư thành công!

Nguồn: Vfpress.vn

"Investment Clock" công cụ dự báo chu kì kinh tế

Hôm nay luợn trên mạng thấy có mấy bài viết về chu kỳ kinh tế khá hay, mình xin phép đuợc trich lại nhằm mục đính lưu trữ và tham khảo. Bài viết được khá nhiều bạn quan tâm và nghiên cứu, điều đó chứng tỏ không ít nhà đầu tư đã và đang quan tâm nhiều hơn đến việc ứng dụng yếu tố mang tính chu kỳ vào việc đầu tư của mình. Buffet từng nói "Công việc của chúng tôi chỉ đơn giản là sợ hãi khi người khác tham lam và tham lam khi người khác sợ hãi", để làm được điều này thì chắc chắn ngoài khả năng phân tích doanh nghiệp tài ba thì bản thân Buffet cũng phải là người có độ nhạy với chu kỳ rất cao.
Ở Kondratiev Waves chúng ta bắt gặp chu kỳ kinh tế theo từng mùa "Xuân - Hạ - Thu - Đông", ứng với mỗi mùa là một trạng thái kinh tế khác nhau với muôn vàn gam màu. Ở mô hình Investment Clock thì lại khác, không phải là xuân hạ thu đông nữa mà là múi giờ, từng trạng thái nền kinh tế được ứng với múi giờ, với mỗi múi giờ lại là sự hưng thịnh hay suy tàn của một "sản phẩm đầu tư" khác nhau. Giờ thì chúng ta cùng đi sâu hơn xem nó là gì và tại sao nó đáng để chúng ta chiêm nghiệm.

Cũng tương tự như các mô hình chu kỳ khác, Investment Clock cũng chỉ ra sự phát triển của thị trường vốn, bất động sản hay thị trường tài chính nhưng nó được mô phỏng như là chuyển động của chiếc kim đồng hồ thay vì mô hình Sin, Wave hay các mùa trong năm. Giai đoạn phát triển bùng nổ sẽ tương ứng với thời gian 9h-12h khi kim chỉ đồng hồ leo lên đến đỉnh. Giai đoạn giảm tốc tương ứng với khoảng thời gian 12h-3h khi kim đồng hồ bắt đầu trượt xuống. Giai đoạn suy thoái tương ứng với khoảng thời gian 3h-6h. Giai đoạn qua đáy và bắt đầu phục hồi tương ứng với 6h-9h.
EconomicClock

Giai đoạn bùng nổ được tính trong khoảng 9h-12h, biểu hiện của nó thường là kinh tế tăng trưởng rất nóng, lạm phát ở mức trung bình nhưng có xu hướng đi lên. Nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu đều tăng. Lãi suất ngân hàng có tăng nhưng chưa đến đỉnh. Giá bất động sản tăng cao. Thị trường chứng khoán tăng rất cao và có xu hướng tạo đỉnh. Lúc này hoạt động đầu tư dễ bị cuốn theo tâm lý đám đông.

Giai đoạn giảm tốc được nằm trong khoảng 12h-3h. Lúc này lãi suất bắt đầu tăng lên, dòng tiền chuyển dần ra khỏi các kênh đầu tư rủi ro để chuyển sang các kênh đầu tư an toàn hơn. Giá cả hàng hóa bắt đầu giảm xuống. Lợi nhuận của doanh nghiệp cũng giảm. Nhà Nước bắt đầu thắt chặt tiền tệ. Thị trường chứng khoán và bất động sản bắt đầu tụt dốc. Tính thanh khoản giảm.

Giai đoạn suy thoái từ 3h-6h. Lúc này lạm phát, lãi suất tăng mạnh. Nhà nước thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ và giảm dự trữ ngoại tệ. Thị trường chứng khoán và bất động sản xuống thấp nhất. Giá hàng hóa giảm mạnh. Lợi nhuận các doanh nghiệp giảm mạnh, nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn, thậm chí phá sản.

Giai đoạn khôi phục từ 6h-9h. Lúc này kinh tế đã qua đáy khủng hoảng. Lãi suất ngân hàng giảm dần, kinh tế dần hồi phục. Thất nghiệp giảm dần. Thị trường chứng khoán tăng trở lại. Giá hàng hóa, bất động sản phục hồi. Lợi nhuận doanh nghiệp được cải thiện.

Và cứ thế vòng quay lặp lại, từng múi giờ thay phiên nhau không ngừng chạy thể hiện những thăng trầm của nền kinh tế, của tâm lý đầu tư. Tôi khá thích ví von chiếc "Pin đồng hồ" trong mô hình này là "dòng vốn trong nền kinh tế" và các "bánh răng" là thế lực của nhà nước. Chỉ là vui thôi, chưa thực sự chuẩn xác về bản chất nhưng nó cũng giải thích được một vài yếu tố phản ánh các yếu tố làm sai lệch chu kỳ kinh tế của chúng ta.

Vậy chúng ta đang đứng ở đâu?
Lý thuyết một hồi dài, cái tựu chung lại duy nhất là trả lời cho câu hỏi: Việt Nam đang ở đâu?. Trước khi trả lời vấn đề này tôi cũng xin nhắc lại với các bạn 2 điều:
1. Tôi từng nói: Dòng vốn trong nền kinh tế giống như chiếc "Pin" trong mô hình kinh tế này, mà các bạn cũng biết rồi đấy, PIn đồng hồ của Việt Nam mình thì lúc nhiều điện, lúc thiếu điện, lúc chả có điện luôn, ...... Dung lượng của Pin thay đổi liên tục, hậu quả là đồng hồ thế nào chắc các bạn cũng biết.
2. Tương tự với "bánh răng", người tạo cơ chế và điều chỉnh nhịp điệu của các bánh răng là chính phủ, mà các bạn cũng biết là chính phủ của ta thì setup và activate thế nào rồi.
-----> Vì thế mong các bạn đừng hỏi vì sao Investment Clock và cả các thuyết chu kỳ khác đều loạn chưởng ở Việt Nam. Việc xác định "khung giờ" tại các quốc gia phát triển đã khó, ở Việt Nam việc đó còn khó khăn gấp nhiều.

Tuy nhiên với những gì đang thể hiện trong nền kinh tế trong và ngoài nước như: Lãi suất ngân hàng giảm dần, kinh tế dần hồi phục tuy còn chậm và ẩn chứa nhiều rủi ro, thất nghiệp ổn định dần, thị trường chứng khoán tăng trở lại, Lợi nhuận doanh nghiệp được cải thiện, bất động sản cũng đang cho dấu hiệu về một mức đáy tù (cái này là ý kiến chuyên gia, còn em thì ví nó với quả bom nổ chậm, chính phủ và các doanh nghiệp đang cố gắng kéo dài ngòi nổ càng lâu càng tốt) -----> Chúng ta có thể dự đoán nền kinh tế của chúng ta đang ở mốc 6.15p - 6h45p . Đây là giai đoạn rất đẹp để các NĐT tích lũy tài sản và tính chuyện làm giàu! 
                                                              Nguồn: Vfpress.vn