Ngày 12/11, Quốc hội đã thông qua nghị quyết về việc điều chỉnh dự toán ngân sách nhà nước năm 2013 và dự toán ngân sách nhà nước năm 2014, trong đó, trần bội chi ngân sách Nhà nước cho 2 năm được nâng lên 5,3% GDP.
Theo dự thảo Nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước năm 2014, Quốc hội nhất trí quyết tổng số thu cân đối ngân sách nhà nước là 782.700 tỷ đồng; tổng số chi cân đối ngân sách nhà nước là 1.006.700 tỷ đồng; mức bội chi ngân sách nhà nước là 224.000 tỷ đồng, tương đương 5,3% GDP.
Vậy là sau kỳ họp Quốc Hội thì trần bội chi của 2 năm 2013 và 2014 đều đựoc nâng lên 5.3%, điều này giúp Chính Phủ có thêm tiền để chi tiêu đầu tư và trả nợ. Liệu điều này có đưa nuớc ta vào nguy cơ khủng khoảng nợ công như các nuớc Châu Âu đã gặp phải hay không, chúng ta cùng đi phân tích cơ cấu nợ công của Việt Nam qua các con số.
Thâm hụt ngân sách kéo dài và có xu thế tăng nhanh.
Cơ cấu chi ngân khố cho “chi thường xuyên” lớn. Đây là những khoản chi để duy trì vận hành bộ máy như chi lương, vận hành và “khó cắt giảm”. Số liệu của Tổng cục thống kê không tìm thấy chi tiết cho các năm 2009-2011. Nếu ghép số liệu chi trả nợ công từ Bộ hộ, sau khi điều chỉnh chênh lệch, phần chi trả nợ các năm 2010 và 2011 lần lượt là 56 ngàn tỷ và 74 ngàn tỷ (điều chỉnh giảm phần chênh lệch 10 ngàn tỷ). Như vậy, phần “chi thường xuyên” cho năm 2010 vào khoảng 484 ngàn tỷ, nó tăng lên thành 566 ngàn tỷ năm 2012 tức là 17% trong 2 năm. Nhìn chung, chi thường xuyên và chi trả nợ tăng lên trong khi chi đầu tư phát triển giảm dần. Thu ngân khố giảm kể từ 2011. Xu thế này khó có cải thiện trong bối cảnh kinh tế như hiện nay.
Áp lực nợ công đến hạn tăng đột biến
Xem xét cơ cấu nợ trái phiếu, số nợ gốc đến hạn trong năm 2014 cao hơn so với số nợ đến hạn 2013 khá nhiều, theo tính toán tại Bảng 2, số nợ gốc đến hạn tăng thêm là 58 ngàn tỷ so với 2013.
Trong giai đoạn 2010 – 2012, trung bình, số trả nợ nội địa tăng khoảng 20 ngàn tỷ/năm, trong đó nợ gốc tăng khoảng 12 – 13 ngàn tỷ. Nếu ước số trả nợ năm 2013 khoảng 125 đến 130 ngàn tỷ, số nợ đến hạn 2014 có thể lên tới 170 – 180 ngàn tỷ. Xu thế này (nợ gốc đến hạn tăng) vẫn tiếp tục trong năm 2015. Hãy so sánh số liệu này với số thu ngân khố để đánh giá tình hình tài chính. (Ghi chú: tiền lãi phải trả dự tính giao động từ giảm nhẹ đến tăng nhẹ, do mặt bằng lãi suất trái phiếu năm 2013 giảm về 6,xx% đến 8,xx% so với mức 10,xx% đến 12,xx% bình quân giai đoạn 2010-2012, nhưng nợ gốc tăng thêm bình quân hơn 100 ngàn tỷ/năm, số lãi đã trả năm 2012 là 39 ngàn tỷ, xin xem thêm bản tin nợ công)
Tham khảo: Vfpress.vn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét