Trước khi đọc bài viết này các đọc bài Bí quyết tạo một bộ hồ sơ xin việc ấn tượng trước để đảm bảo bạn vượt qua vòng tuyển chọn hồ sơ phỏng vấn. Khi bạn nhận được một cuộc gọi, một email mời tham gia phỏng vấn, coi như đã thành công ở bước khởi đầu rồi. Vậy thì, bạn sẽ cần làm gì để một buổi phỏng vấn diễn ra suôn sẻ và đúng như những gì bạn mong đợi?
1. Viết email phản hồi kèm theo lời cám ơn đến nhà tuyển dụng
Rất cần thiết như vậy các bạn. Nếu bạn chấp nhận buổi phỏng vấn thì việc viết email phản hồi giúp nhà tuyển dụng xác nhận lại rằng bạn sẽ tham gia buổi phỏng vấn đề họ có những chuẩn bị cần thiết. Bên cạnh đó, trong email phản hồi cũng cần thể hiện lòng biết ơn công ty vì đã quan tâm đến hồ sơ và dành thời gian để bạn có cơ hội trao đổi với họ về công việc.
Trường hợp bạn không muốn tham dự buổi phỏng vấn vì một lý do nào đó cũng nên viết email phản hồi. Không cần xem bên trong hồ sơ bạn có những tính cách như thế nào, nhưng trên email, nhà tuyển dụng cũng có thể đánh giá bạn là một người chuyên nghiệp trong công việc. Mình có tham dự một buổi talkshow về phỏng vấn tìm việc, một nhà tuyển dụng có nói: đa phần các ứng viên tìm việc đều không biết rằng giữa các nhà tuyển dụng thường có "móc nối" và trao đổi hồ sơ ứng viên với nhau. Bạn gây ấn tượng xấu với phong cách làm việc thiếu chuyên nghiệp ở công ty này, và bạn chuẩn bị buổi phỏng vấn cho công ty khác, trong khi 2 người tuyển dụng ở 2 công ty lại là 2 người bạn của nhau thì điều gì đến bạn cũng hiểu. Trong khi đó, mặc dù bạn từ chối cuộc phỏng vấn hoặc phỏng vấn không đạt ở công ty A, nhưng nhà tuyển dụng thấy năng lực của bạn phù hợp hơn ở công ty B (nơi mà người bạn của A đang làm tuyển dụng) kèm với thái độ chuyên nghiệp, lịch sự, có thể A sẽ giới thiêu bạn cho công ty B và vote cho bạn ngay một điểm tốt trong hồ sơ.
Email chấp nhận lời mời phỏng vấn của các bạn có thể thế này:
Chào anh/chị,
Em rất cám ơn anh/chị đã quan tâm đến hồ sơ của em, em sẽ có mặt tại công ty đúng giờ như lịch hẹn phỏng vấn. Thời gian: 9h30' tại lầu 11, tòa nhà Bao Minh Tower, số 217 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường 4, Quận 3, TPHCM.
Chân thành cám ơn và chúc sức khỏe.
Trân trọng!
Em rất cám ơn anh/chị đã quan tâm đến hồ sơ của em, em sẽ có mặt tại công ty đúng giờ như lịch hẹn phỏng vấn. Thời gian: 9h30' tại lầu 11, tòa nhà Bao Minh Tower, số 217 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường 4, Quận 3, TPHCM.
Chân thành cám ơn và chúc sức khỏe.
Trân trọng!
Với trường hợp, bạn từ chối buổi phỏng vấn:
Chào anh/chị,
Em rất cám ơn anh/chị đã quan tâm đến hồ sơ của em. Qua mô tả và các yêu cầu trong công việc, em nhận thấy mình không phù hợp với vị trí mà công ty đang tuyển. Do vậy, em không tham gia buổi phỏng vấn như lịch hẹn trước được. Mong quý công ty sẽ sớm tìm được ứng viên thích hợp.
Một lần nữa xin chân thành cám ơn.
Trân trọng!
Em rất cám ơn anh/chị đã quan tâm đến hồ sơ của em. Qua mô tả và các yêu cầu trong công việc, em nhận thấy mình không phù hợp với vị trí mà công ty đang tuyển. Do vậy, em không tham gia buổi phỏng vấn như lịch hẹn trước được. Mong quý công ty sẽ sớm tìm được ứng viên thích hợp.
Một lần nữa xin chân thành cám ơn.
Trân trọng!
Chỉ đơn giản vài dòng vậy thôi, nhưng nó là điều hết sức cần thiết. Các bạn không nên bỏ qua điều này nhé.
2. Làm quen và chuẩn bị các câu hỏi phỏng vấn thường gặp
Mỗi công ty, mỗi nhà tuyển dụng sẽ có những câu hỏi và cách phỏng vấn khác nhau, nhưng đa phần sẽ vẫn xoay quanh các câu hỏi cơ bản nhất.
Những câu hỏi này các bạn vào Google gõ: cau hoi phong van hay gap va cach tra loi. Xem các kết quả từ số 1 đến số 10 để tìm bài viết thích hợp. Hồ sơ đẹp tới đâu thì đẹp mà khi vào phỏng vấn nói lung tung xèng cũng out luôn nha.
Định phần này viết riêng mục số 6 nhưng mà mình đưa vào đây luôn. Sẽ có 1 câu hỏi hỏi về thông tin công ty bạn ứng tuyển, hãy tìm hiểu nó trên Internet, hoặc vào mục Giới thiệu trên website của công ty đó. Không chỉ đơn thuần tìm hiểu thông tin của công ty mình ứng tuyển, các bạn cần tìm hiểu 3 đối thủ lớn của công ty và các đối tác của công ty.
3. Chuẩn bị tốt các câu hỏi về chuyên môn
Theo hướng dẫn của mình về mục 2, các bạn sẽ làm quen với các câu hỏi chung, còn phần quan trọng vẫn là các câu hỏi về chuyên môn, về việc bạn có đủ trình độ để làm công việc ứng tuyển hay không. Vậy nên hãy chuẩn bị cho thật tốt các câu hỏi về chuyên môn.
4. Trang phục lịch sự, tác phong gọn gàng, chuyên nghiệp
Dù đó là công ty nhà nước hay tư nhân, lớn hay nhỏ hãy thật lịch sự về trang phục khi đi phỏng vấn. Nam cứ sơ mi trắng dài tay, quần tây đen, mang giày, tốt nhất là giày tây, nữ thì mình chưa tìm hiểu, các bạn google giúp mình.
Các bạn nam nên cắt tóc khoảng 1, 2 tuần trước ngày phỏng vấn. Cạo râu, kiểm tra xem răng miệng có sạch sẽ không, nên nhai kẹo cao su trước khi vào giờ phỏng vấn "cho hơi thở thơm tho một cách tự nhiên".
Trong buổi phỏng vấn nên đặt tay lên bàn, đan hờ các ngón tay lại, nói tự tin, rõ ràng, mắt nhìn thẳng vào người phỏng vấn để trả lời các câu hỏi cũng như khi người phỏng vấn cho lời khuyên, đặt câu hỏi. Chỗ nào nghe không rõ hãy nói mình chưa nghe rõ, mong nhà tuyển dụng lặp lại hoặc giải thích câu hỏi thêm một tí. Đừng gãi đầu, gãi tai, nhìn chỗ khác, cúi đầu khi trả lời câu hỏi. Câu nào không biết thì trả lời vấn đề này em chưa tìm hiểu, em sẽ bổ sung kiến thức này sau buổi phỏng vấn.
5. Viết email cám ơn nhà tuyển dụng sau buổi phỏng vấn
Trong buổi phỏng vấn, nếu bạn đã cùng với nhà tuyển dụng đi đến phần đàm phán lương, coi như bạn đã vượt qua buổi phỏng vấn một cách suôn sẻ, chỉ còn thống nhất lương bổng nữa là sẽ thử việc.
Phần đàm phán lương bổng cực kỳ quan trọng, điều này mình sẽ không đề cập ở đây, các bạn tìm trên mạng, có rất nhiều bài viết đã đề cập tới. Mình sẽ đi vào phần hậu phỏng vấn: Viết email cám ơn nhà tuyển dụng.
Dù có đậu, không đậu gì đi nữa, sau buổi phỏng vấn bạn cũng nên gởi một email cám ơn dạng thế này:
Chào anh/chị,
Em là Phạm Lộc, ứng viên tham dự buổi phỏng vấn cho vị trí Nhân viên Marketing Online vào 9h30' ngày 12/08/2016. Em rất cám ơn anh/chị đã quan tâm đến hồ sơ của em và dành thời gian sắp xếp buổi phỏng vấn để em có thể trình bày về bản thân mình cũng như trao đổi thêm về công việc ứng tuyển. Em hy vọng sẽ sớm nhận được thông báo từ công ty về kết quả buổi phỏng vấn.
Một lần nữa xin cám ơn.
Trân trọng!
Em là Phạm Lộc, ứng viên tham dự buổi phỏng vấn cho vị trí Nhân viên Marketing Online vào 9h30' ngày 12/08/2016. Em rất cám ơn anh/chị đã quan tâm đến hồ sơ của em và dành thời gian sắp xếp buổi phỏng vấn để em có thể trình bày về bản thân mình cũng như trao đổi thêm về công việc ứng tuyển. Em hy vọng sẽ sớm nhận được thông báo từ công ty về kết quả buổi phỏng vấn.
Một lần nữa xin cám ơn.
Trân trọng!
Như vậy được rồi, qua bài viết này chắc các bạn cũng biết được nên chuẩn bị gì cho một buổi phỏng vấn rồi đúng không. Không gì hơn, chúc các bạn sinh viên sẽ sớm tìm được công việc mà mình yêu thích.