domain, domain name, premium domain name for sales

Thứ Tư, 22 tháng 6, 2011

Nghe cha dạy con gái

(Dân trí) - Trên đường đời, sẽ có lúc con gái của bạn cần nghe những lời khuyên mạnh mẽ ấy, để có thể tiếp tục tiến lên...
 

Một người không tốt với con, con không nên quá bận tâm. Trong cuộc sống của con, không ai phải có nghĩa vụ đối tốt với con trừ cha mẹ. Còn với những người tốt với con, con nên trân trọng và biết ơn điều đó.

Nhưng con cũng cần phải có chút đề phòng bởi mỗi người khi làm bất cứ việc gì đều có mục đích riêng. Hãy nhớ, họ tốt với con không đồng nghĩa với việc họ phải quý mến con.  

Không có ai là không thể thay thế, không có vật gì thuộc hoàn toàn sở hữu của con. Vì thế, nếu sau này người con yêu thương không còn ở bên, hay họ không còn là nơi con có thể đặt niềm tin, con cũng đừng bi lụy.

Sinh mệnh con người thực sự ngắn ngủi, con đừng để mỗi ngày trôi đi vô ích. Người ta tham vọng sống lâu nhưng con chỉ cần sống hạnh phúc mỗi ngày. Hãy trân trong và yêu lấy cuộc sống hiện tại của con.

Trên đời này không có gì là nhất cả, tình yêu chỉ là cảm giác bất chợt đi qua cuộc đời con, nhưng nó sẽ theo thời gian và lòng người mà thay đổi. Nếu như người đó rời xa con, con hãy học cách chờ đợi. Hãy để thời gian rửa sạch vết thương, để tâm hồn con lắng lại rồi nỗi đau của con cũng sẽ dần biến mất. Con đừng mơ ước một tình yêu hoàn hảo, cũng đừng thổi phồng nỗi đau khi nó không còn.  

Có những người thành đạt mà không cần trải qua nhiều trường lớp, nhưng điều đó không có nghĩa con thôi nỗ lực học tập. Kiến thức con học được chính là vũ khí con cần có, hãy nhớ người ta không thể làm gì nếu họ chỉ có tay không.

Con không nhất thiết phải chăm sóc cha nửa cuộc đời con lại và cha cũng thế. Khi trưởng thành, con có thể tự mình bước đi, trách nhiệm của cha cũng đã kết thúc. Sau này dù con hạnh phúc hay buồn đau, con đều phải tự mình lựa chọn và có trách nhiệm với nó.

Con có thể bắt mình phải giữ chữ tín, nhưng không thể yêu cầu người khác làm thế với mình. Con có thể yêu cầu bản thân phải đối đãi tốt với người, nhưng con không thể kì vọng người ta sẽ làm ngược lại. Khi con tốt với họ, họ không có nghĩa vụ phải tốt lại với con. Hãy nhớ điều này nếu không con sẽ luôn gặp ưu phiền trong cuộc sống.

Cha đã mua vé số trong 26 năm thế nhưng chưa một lần trúng, điều đó nói lên rằng muốn giàu có phải dựa vào nỗ lực làm việc của bản thân, trên đời này không có bữa ăn nào là miễn phí cả.  

Chỉ những ai có duyên phận mới trở thành người thân của nhau, cho dù trong cuộc sống bận rộn con ít khi gặp mọi người, nhưng con hãy trân trọng từng khoảnh khắc khi còn bên họ, hãy dành cho họ thời gian để yêu thương con hơn, và hãy gọi điện cho mẹ con.

Sưu tầm - Dân trí

Thứ Tư, 15 tháng 6, 2011

Cám ơn cuộc đời

FOR THE WIFE WHO SAYS IT'S HOT DOGS TONIGHT, BECAUSE SHE IS HOME WITH ME, AND NOT OUT WITH SOMEONE ELSE.
Vợ tôi chỉ có hotdogs chiều nay, tôi không phiền cho rằng nàng lười nấu nướng, mà phải vui vì nàng không ra đường cặp kè với ai khác. Cảm ơn Trời, tôi vẫn còn có một người vợ tốt... 


FOR THE HUSBAND WHO IS ON THE SOFA BEING A COUCH POTATO, BECAUSE HE IS HOME WITH ME AND NOT OUT AT THE BARS.
Chồng tôi cứ ngồi salon coi TV, tôi không buồn vì chàng vẫn ở nhà với tôi, thay vì ra bar nhậu nhẹt tốn tiền rồi đánh lộn, say rượu lái xe... Cảm ơn Trời tôi vẫn còn người chồng tốt, vẫn hơn chị bạn tôi đang sống thui thủi một mình.


FOR THE TEENAGER WHO IS COMPLAINING ABOUT DOING DISHES, BECAUSE IT MEANS SHE IS AT HOME, NOT ON THE STREETS.
Con gái tôi cằn nhằn vì bị bắt rửa chén.  Tui không phiền vì nó vẫn còn là đứa con ngoan không ra đường lêu lòng.


FOR THE TAXES I PAY BECAUSE IT MEANS I AM EMPLOYED .
Tôi bị đóng thuế nhiều, nhưng không phiền vì điều đó chứng tỏ là tôi còn việc làm khi kẻ khác phải thất nghiệp.


FOR THE MESS TO CLEAN AFTER A PARTY BECAUSE IT MEANS I HAVE BEEN SURROUNDED BY FRIENDS.
Sau buổi party khi các bạn đã ra về tôi phải cực nhọc lau chùi, nhưng vui vì tôi có được một vòng rào bạn hữu.


FOR THE CLOTHES THAT FIT A LITTLE TOO SNUG BECAUSE IT MEANS I HAVE ENOUGH TO EAT.
Quần áo lúc này hơi chật, nhưng tôi không than phiền vì điều đó có nghĩa là tôi được no nê sung túc.


FOR MY SHADOW THAT WATCHES ME WORK BECAUSE IT MEANS I AM OUT IN THE SUNSHINE
Đi giữa trời đứng bóng nóng nực tôi không buồn phiền vì được sống thong thả tự do dưới ánh mặt trời.


FOR A LAWN THAT NEEDS MOWING, WINDOWS THAT NEED LEANING, AND GUTTERS THAT NEED FIXING BECAUSE IT MEANS I HAVE A HOME
Sân cỏ cần được cắt, cửa sổ cần được lau chùi và bao nhiêu công việc nhà đang chờ đợi nhưng tôi không phiền lòng than thở vì tôi vẫn còn được một mái nhà cho gia đình mình.

 
FOR ALL THE COMPLAINING I HEAR ABOUT THE GOVERNMENT BECAUSE IT MEANS WE HAVE FREEDOM OF SPEECH.
Và những lời than phiền về chính phủ mà tôi nghe đầy tai, nhưng không phiền vì được sống trong một quốc gia có Tự Do Ngôn Luận.

 
FOR THE PARKING SPOT I FIND AT THE FAR END OF THE PARKING LOT BECAUSE IT MEANS I AM CAPABLE OF WALKING AND I HAVE BEEN BLESSED WITH TRANSPORTATION .
Bãi đậu xe chật ních, tôi chỉ tìm được một chỗ đậu xa lắc xa lơ, nhưng vui vì mình còn có một cái xe để di chuyển và còn mạnh khỏe để đi bộ.


FOR MY HUGE HEATING BILL BECAUSE IT MEANS I AM WARM.
Tiền điện mùa đông này cao quá, nhưng tôi không than thở vì tôi vẫn còn được sưởi ấm, so với những người phải sống trong giá lạnh.


FOR THE PILE OF LAUNDRY AND IRONING BECAUSE IT MEANS I HAVE CLOTHES TO WEAR.
Đồ đạc quần áo chất đống để chờ tôi giặt, ủi, nhưng tôi không phiền vì mình vẫn còn có nhiều quần áo để mặc.


FOR WEARINESS AND ACHING MUSCLES AT THE END OF THE DAY BECAUSE IT MEANS I HAVE BEEN CAPABLE OF WORKING HARD.
Sau một ngày làm việc tôi mệt mỏi và đau nhức các bắp thịt, nhưng tôi vui vì mình vẫn còn có khả năng làm được những việc nặng nhọc.


FOR THE ALARM THAT GOES OFF IN THE EARLY MORNING HOURS BECAUSE IT MEANS I AM ALIVE.
Buổi sáng ngủ ngon mà bị đồng hồ báo thức, đáng lẽ phải càu nhàu, nhưng tôi vui vì biết mình còn sống.


AND I AM THANKFUL FOR THE crazy people I work with BECAUSE they make work interesting and fun!
Với những người làm việc chung với tôi, có nhiều tính khí khác lạ, tôi không phiền vì chính nhờ họ mà công việc không trở nên buồn tẻ mà trái lại thêm thích thú.


Thanks Cal Expo BECAUSE I FIND THAT I CAN WALK WHOLE DAY, EVEN WITH A BIT TIRED BUT IT MEANS I AM FINE WHEN SOMEONE HAS TO SIT ON A WHEELCHAIR OR BE IN PARALYSIS.
Hôm qua đi chơi ở hội chợ Cal-Expo[1], mới thấy rằng mình vẫn còn khả năng đi dạo và chịu đựng được cả ngày, tuy hơi mệt nhưng cám ơn trời đất mình vẫn còn hơn nhiều người phải ngồi xe lăn và chống gậy và còn tệ hơn là không đi đứng được.


AND FINALLY, FOR TOO MUCH E-MAIL BECAUSE IT MEANS I HAVE FRIENDS WHO ARE THINKING OF ME.
Và cuối cùng nhận được nhiều e-mail quá tôi không phiền, vì điều đó chứng tỏ rằng tôi có nhiều bạn.



[1] Hội chợ hàng năm July 16th, 2011


Sưu tầm

7 điều quán chiếu hạnh phúc

Chúng ta thường đi tìm một cái gì bên ngoài để mang lại cho mình hạnh phúc như vật chất, nhà cửa, xe hơi, máy móc, tiện nghi, … hoặc tình cảm gia đình, thân quyến, bạn bè, người yêu, … hoặc danh vọng, địa vị, lý tưởng. Ta khát khao tìm kiếm vì tưởng mình nghèo nàn, thiếu thốn, tâm luôn phóng ra ngoài chạy theo trần cảnh. Trong kinh Pháp Hoa kể thí dụ đứa cùng tử suốt đời đi ăn xin vì không biết trong túi mình có viên ngọc quý, đến khi được người bạn nhắc tỉnh ngộ lấy ngọc ra xài liền hết đói khổ.

Bài quán chiếu dưới đây nhắc bạn nhớ lại những viên ngọc quý mà bạn đã có, chỉ cần lấy ra dùng là sẽ có hạnh phúc.

Sau đây là 7 điều quán chiếu hạnh phúc:
1/ Ta đang còn sống
2/ Ta có sức khỏe
3/ Ta có đủ sáu căn
4/ Ta có tự do
5/ Ta có tiện nghi vật chất
6/ Ta có tình thương
7/ Ta có sự hiểu biết


1/ Ta đang còn sống
Trên đời này quý nhất là sự sống. Tất cả sinh vật từ côn trùng, sâu bọ, thú vật cho đến con người, loài nào cũng tham sống sợ chết. Giả sử bây giờ phải lựa chọn giữa trúng số độc đắc mà chết và sạt nghiệp mà sống thì bạn sẽ lựa cái nào ? Ở đời ai cũng lo đi tìm tiền của, nhưng thật ra tiền của chỉ để bảo đảm sự sống an toàn, tiện nghi. Có nhiều người giàu sang sẵn sàng chi hết tiền của để cứu lấy mạng sống. Như thế đủ thấy sự sống quý hơn tiền bạc, quý hơn gấp trăm ngàn, triệu ngàn lần. Ngay cả một tỷ đô la cũng không mua nổi mạng sống khi bị bệnh ung thư hay sida (aids). Vậy mà sáng nay mở mắt thức dậy còn sống, bạn có thấy mình hạnh phúc không?
Mỗi khi cảm thấy khổ đau, chán nản hay tuyệt vọng thì hãy nhớ lại ta đang còn sống đây. Còn sống thì còn tất cả.

 
2/ Ta có sức khỏe
Sự sống quý nhất trên đời, sức khỏe quý nhất trong sự sống. Có sức khỏe không có nghĩa là phải khỏe như lực sĩ thế vận hội mà chỉ cần không đau nhức, bệnh hoạn, không có bệnh trầm kha, nan y, v.v… Ở đời mấy ai tránh khỏi bệnh tật, không bệnh này thì bệnh nọ. Bệnh nặng như ung thư hay sida phải có thuốc giảm đau như morphine mới chịu nổi, nếu không thì đau đớn rên siết như bị hành hình ở địa ngục, bệnh nhẹ như cảm cúm, sổ mũi, nhức đầu cũng làm cho ta mệt mỏi, khó thở, đau nhức. Mỗi khi khỏe mạnh, không bệnh hoạn thì ta hãy mừng rỡ ý thức đó là một hạnh phúc. Có nhiều tiền mà bệnh hoạn liên miên, ăn không được, ngủ không yên, hết nằm nhà thương này đến nhà thương nọ, có tiền như vậy đâu có sướng !
Mỗi khi cảm thấy khổ đau, chán nản hay tuyệt vọng thì hãy nhớ lại ta đang còn sức khỏe đây. Còn sức khỏe thì còn làm được tất cả.


3/ Ta có đủ sáu căn (mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý)
Có nguời đầy đủ sức khỏe nhưng lại bị mù, điếc, hoặc câm, què, tàn tật, v.v… Những người này dù có tiền, có sức cũng đâu sung sướng gì ! Bạn có thể tưởng tượng nếu bây giờ bị mù thì bạn sẽ ra sao ? Chỉ cần nhắm mắt lại trong năm, mười phút đi tới đi lui trong nhà mình xem. Bạn có hiểu được nỗi khổ của người mù không ? Vậy mà bạn đang còn đôi mắt sáng thấy được trời xanh, mây trắng, tai nghe được chim hót, nhạc hay, mũi ngửi được mùi cơm thơm, miệng nói năng được với người thương, thân không què quặt, tâm không điên loạn. Như vậy còn đòi hỏi gì hơn? Chỉ cần mất đi một căn thôi đời bạn sẽ mất đi rất nhiều ý nghĩa.
Dù ở trong cảnh khổ nào đi nữa, nhớ lại mình còn nguyên vẹn sáu căn cũng đủ an ủi và xóa tan đi mọi niềm đau.


4/ Ta có tự do
Tự do ở đây là không bị tù đày chứ không có nghĩa chính trị hay tôn giáo. Bởi vì theo giáo lý, tất cả chúng ta đều là tù nhân của ba cõi sáu đường. Chỉ khi nào thoát khỏi sinh tử luân hồi mới thực sự là tự do.
Hiện tại bạn có đang ở tù không? Có đang bị trói buộc, xiềng xích không ? Có ai cấm bạn đi đứng nói năng, ăn uống không? Có ai đánh đập theo dõi kiểm soát bạn không ? Bạn có biết đời sống trong tù ra sao không? Dù đó là tù ở Pháp, ở Mỹ? Có thể bạn nghĩ tù ở các xứ văn minh giàu có thì sướng hơn ở xứ nghèo chăng? Ở Mỹ nhân viên cai tù không hành hạ tù nhân nhưng chính những người tù đánh đập, áp bức, hiếp dâm lẫn nhau rất dã man.
Ngay bây giờ nhìn lại, bạn có thấy mình được tự do đi đứng nói năng không ? Nhớ ai thì lên xe rồ máy đi thăm, thèm ăn món gì thì ra chợ mua hoặc đi nhà hàng, v.v… Có biết bao người đang bị tù đày khổ sở, trong đầu chỉ ao ước được tự do như bạn là họ sung sướng lắm. Vậy mà đang sống tự do bạn có cảm thấy hạnh phúc không? Nếu không thì bạn hãy ý thức và nhớ lại đi, đừng để khi mất tự do rồi mới mơ ước thì quá muộn.

 
5/Ta có tiện nghi vật chất
Tiện nghi vật chất không hẳn là nhà cao cửa rộng, xe hơi, ti vi, tủ lạnh, máy giặt, máy rửa chén, v.v… Tiện nghi ở đây là những thứ căn bản mà phần đông chúng ta đều có, đó là cơm ăn, áo mặc, chỗ ở che mưa nắng, không phải đi ăn xin, ngủ đầu đường xó chợ. Nhiều người ở Việt Nam vẫn tưởng rằng sống ở Pháp hay Mỹ chắc sướng lắm vì đầy đủ tiện nghi, họ đâu biết là ở đâu cũng có kẻ giàu người nghèo. Ngay tại Paris, thủ đô ánh sáng, hàng ngày vẫn có nhiều người ăn xin vô gia cư, tiếng pháp gọi là SDF (sans domicile fixe), ngửa tay đi xin tiền trong xe điện ngầm (métro), tối đến họ chui vào những gầm cầu thang để ngủ. Nhìn lên chẳng bằng ai, nhưng nhìn xuống thì ta vẫn còn may mắn hơn nhiều người. Hãy nhìn lại hoàn cảnh của mình, bạn có đói đến nỗi thiếu ăn không ? Có nghèo đến nỗi không còn mảnh vải che thân ? Nếu chưa đến nỗi như vậy thì bạn hãy xem mình đầy đủ. Khi tâm biết đủ (tri túc) thì bao nhiêu cũng đủ, khi tâm tham muốn đòi hỏi thì bao nhiêu cũng không đủ. Người biết đủ là người giàu có hạnh phúc vì không thấy thiếu thốn, người tham lam keo kiệt dù có nhiều tiền vẫn là người nghèo vì không bao giờ thấy đủ.

 
6/ Ta có tình thương
Nhiều người khổ sở vì cảm thấy cô đơn, không có ai thương mình hết. Không ai thương mình bởi vì mình đâu có thương ai. Khi trong lòng ta tràn đầy tình thương thì tự nhiên nó tỏa ra và mọi người sẽ tìm đến. Giống như mùa xuân hoa nở thơm ngát thì tự động ong bướm bay tới xung quanh. Ai cũng có một trái tim, tiếng Hán là tâm, bản chất của tâm (tim) là thương yêu. Ta có dư tình thương cho chính mình và cho kẻ khác. Chỉ cần nhớ lại mình có trái tim thương yêu và đem ra xử dụng. Nếu chưa nhớ thì bạn hãy thực tập phép quán từ bi ở phần trước.
Hiện tại bạn có ai là người thân thương không? Có cha mẹ, anh em, vợ con, bạn bè không? Có ai đang thương và lo lắng cho bạn không? Có tình thương, biết thương và được thương là một hạnh phúc lớn nhất trên cõi đời này.

 
7/ Ta có sự hiểu biết
Hiểu biết ở đây là hiểu biết đạo lý chứ không phải kiến thức bằng cấp. Không kể người khùng điên mất trí, hoặc bị bệnh tâm thần mà ngay cả những người bình thường cũng chưa chắc có sự hiểu biết về nhân quả và đạo đức. Đầu óc ta còn sáng suốt, không điên khùng mất trí, lại gặp được Phật pháp, học hiểu giáo lý giải thoát, đó là một duyên lành hy hữu trăm ngàn muôn kiếp khó gặp được.
Nếu quán chiếu những điều trên chưa đủ để cho bạn hạnh phúc thì bạn cần phải “hạ sơn” đi vào cuộc đời để tiếp xúc với người sắp chết, người bệnh để thấy họ khổ ra sao, tiếp xúc với người tàn tật, người tù, người ăn xin, người cô đơn, người ngu cố chấp thì may ra nó sẽ giúp bạn tỉnh ngộ thấy mình hạnh phúc.


Sưu tầm

Thứ Sáu, 10 tháng 6, 2011

Học giả Mỹ: TQ Cộng Sản là mối đe dọa lớn nhất cho hòa bình thế giới kể từ thời Đức Quốc Xã

Giữa lúc những hành động được xem là hung hãn của Trung Quốc ở Biển Đông hồi gần đây làm cho nhiều người, đặc biệt là người Việt Nam, cảm thấy hoài nghi về tuyên bố trỗi dậy trong hòa bình hay “hòa bình quật khởi” của chính phủ ở Bắc Kinh, hai học giả ở Mỹ đang chuẩn bị ra mắt cuốn sách nói về điều mà họ cho là mối đe dọa lớn nhất đối với hòa bình thế giới kể từ thời Đức quốc xã. Trong cuốn sách “Death by China” (deathbychina.com), phát hành vào đầu tháng sáu, Tiến sĩ Peter Navarro của Đại học California ở Irvine và chuyên gia về Trung Quốc Greg Autry cho rằng những nhà cai trị tàn bạo ở Trung Nam Hải đang đe dọa tới kế sinh nhai của người dân ở các nước phát triển, gây nguy hại cho sức khỏe và tính mạng của vô số người trên khắp thế giới, kể cả những người dân bình thường ở Trung Quốc. Mời quí vị nghe Duy Ái trình bày thêm chi tiết trong tiết mục Nhìn Về Á Châu sau đây.




Những nhà cai trị tàn bạo của Trung Quốc đang đe dọa tới sinh kế của người dân ở các nước phát triển qua việc thao túng chỉ tệ, áp dụng các chính sách mậu dịch ngang ngược, và sản xuất những sản phẩm tiêu thụ độc hại, gây chết người. Đó là nhận định của Tiến sĩ Peter Navarro, giáo sư ngành kinh thương của Đại học California ở Irvine (University of California Irvine), và viên phụ khảo của ông là Thạc sĩ Greg Autry. Trong cuốn sách sắp được ra mắt vào ngày 7 tháng 6, hai tác giả của cuốn “Death by China” -- mà chúng tôi tạm dịch là “Chết Dưới Tay Trung Quốc”, cho rằng “hòa bình, thịnh vượng, và sức khỏe của thế giới đang đối mặt với mối đe dọa lớn nhất kể từ thời Đức quốc xã: (đó là) một đảng Cộng Sản Trung Quốc hùng mạnh, giàu có, thối nát và trở nên táo bạo hơn vì chủ nghĩa dân tộc cực đoan mỗi ngày một tăng.”

Trong cuộc phỏng vấn mới đây dành cho đài VOA, Thạc sĩ Autry nói rằng ông và ông Navarro chỉ trình bày sự thật và không hề có ý định bài xích Trung Quốc hay không muốn cho Trung Quốc được trở thành một quốc gia giàu mạnh. Ông nói thêm như sau:"Chúng tôi muốn thấy một nước tôn trọng các qui phạm của thế giới văn minh và các qui phạm của mậu dịch tự do. Chúng tôi không thấy như vậy. Chúng tôi chỉ thấy một chủng loại mới của chủ nghĩa quốc gia xã hội mang đặc tính Trung Quốc. Và chúng tôi xem đó là một mối đe dọa cho cộng đồng toàn cầu."Cùng với nhiều kinh tế gia khác và các nhà lập pháp ở Mỹ, ông Autry tố cáo rằng Trung Quốc thao túng tỉ giá đồng nhân dân tệ để hàng hóa Trung Quốc chiếm ưu thế cạnh tranh bất công trên thị trường thế giới, xuất khẩu các loại sản phẩm thiếu an toàn – kể cả các loại thực phẩm và đồ chơi trẻ em, và thực hiện nhiều quyết định khác có hại cho cộng đồng quốc tế. Ông Autry cho rằng Trung Quốc đang mưu toan hủy hoại các công nghiệp ở Mỹ bằng nhiều cách thức khác nhau.Ông nói: "Họ đang thận trọng nhắm tới các công nghiệp chiến lược và tìm mọi cách để các công nghiệp đó được phát triển ở Trung Quốc, gây phương hại cho các công nghiệp đó ở Mỹ qua một mạng lưới của những chương trình trợ cấp xuất khẩu trái phép, thao túng chỉ tệ, làm hàng giả hàng nhái, đánh cắp tài sản trí thức; bằng cách để cho môi trường bị hủy hoại ở Trung Quốc và ở những nước mà Trung Quốc tiến hành các hoạt động kinh doanh; bằng cách giữ cho các tiêu chuẩn an toàn và sức khỏe lao động ở mức rất thấp để không ai có thể cạnh tranh, và bằng cách tạo ra mọi loại rào cản để ngăn không cho doanh nghiệp Mỹ tiến vào thị trường Trung Quốc."Thạc sĩ Autry cho rằng các chính sách kinh tế và thương mại của Trung Quốc chẳng những đe dọa tới các nước khác mà còn gây thiệt hại trực tiếp cho chính người dân nước họ. Ông giải thích thêm như sau:"Trung Quốc đang tạo ra một áp lực lạm phát vô cùng lớn trong nền kinh tế của chính họ qua việc thao túng tỉ giá. Khi làm như vậy họ làm giảm 40% sức mua của người lao động Trung Quốc đối với các loại hàng hóa nhập khẩu và những loại nông khoáng sản được mua bán trên thị trường quốc tế. Đó chính là lý do tại sao tài xế xe tải đình công ở Thượng Hải và công nhân ở Thẩm Quyến biểu tình đòi tăng lương để có thể có đủ tiền mua rau."Ông Bchung Tsering, Phó Chủ tịch của một tổ chức tranh đấu ở Mỹ có tên là Chiến dịch Quốc tế cho Tây Tạng, tán đồng các nhận định trong cuốn “Chết Dưới Tay Trung Quốc.” Trang web quảng cáo cho cuốn sách này trích lời ông Tsering nói rằng "Trung Quốc dường như không sẵn sàng để trở thành một thành viên có trách nhiệm trong đại gia đình các nước trên thế giới." Ông nói thêm rằng “việc cộng đồng quốc tế không xem xét tới thực tế này không những sẽ là một việc bất lợi cho các nước khác mà còn bất lợi nhiều hơn cho người Trung Quốc, người Tây Tạng và những người khác đang phải đối mặt với hậu quả của tình trạng này trong cuộc sống hàng ngày.”Ông Autry, đồng tác giả cuốn “Death by China”, cho rằng giới lãnh đạo ở Trung Nam Hải tạo ra một xã hội kim tiền trong đó đạo đức bị suy đồi, người dân phải sống trong sợ hãi, và các quyền dân sự, xã hội và môi trường bị chà đạp. Ông nói thêm như sau:"Trong quá khứ, khi có những nước khác trải qua những phép lạ kinh tế in hệt như vậy, chẳng hạn như các Mãnh Hổ Á châu, như Hàn quốc, Nhật Bản và các nước khác; chúng ta thấy xuất hiện những cộng đồng dân chủ và những nước chia sẻ những giá trị với chúng ta có thể trở thành những đối tác thương mại có qua có lại với chúng ta. Chúng ta không nhận thấy điều này ở Trung Quốc và vì vậy đó là một điều rất đáng lo ngại."Ông Autry cho biết điều làm cho ông và ông Navarro lo ngại nhiều hơn nữa là Trung Quốc đang tìm cách xuất khẩu mô thức phát triển này, đe dọa các nước láng giềng, và bóc lột các nước đang phát triển trên khắp thế giới với chủ nghĩa đế quốc mới.Ông Jon Gallinetti, Thiếu tướng Thủy quân Lục chiến Mỹ hồi hưu, tán thành nhận định của cuốn “Death by China” cho rằng Trung Quốc đang dùng các loại vũ khí kinh tế kết hợp với hoạt động gián điệp, chiến tranh mạng, vũ khí không gian, chiếm độc quyền khai thác và kinh doanh tài nguyên thiên nhiên và đánh cắp công nghệ để giành quyền chế ngự thế giới. Tướng Gallinetti cho rằng trong quá trình này những sức mạnh cơ bản về kinh tế và địa chính trị, vốn là cột trụ của ưu thế quân sự của Hoa Kỳ, đã bị xói mòn một cách có hệ thống trong lúc Trung Quốc ngày càng hung hãn hơn trong những vụ tranh chấp khu vực. Ông nói thêm rằng: “Các nhà lãnh đạo chính trị và quân sự Tây phương nên đọc cuốn sách này. Ngay bây giờ!”

Thứ Tư, 8 tháng 6, 2011

TOO BIG TO FAIL

Là hiện tượng một công ty quá lớn khi chết sẽ kéo theo cả hệ thống sụp đổ. Vì thế khi đó chính phủ bắt buộc phải ra tay cứu giúp nếu không muốn cả hệ thống sụp đổ. Việc này đồng nghĩa với việc lấy tiền thuế của người dân để cứu. Từ đây lại kéo theo hiện tượng mới TƯ NHÂN HOÁ LỢI NHUẬN NHƯNG XÃ HỘI HOÁ RỦI RO, hiện tượng một người hưởng lợi nhưng khi có rủi ro thì bắt cả cộng đồng gánh chịu.

Điển hình cho hiện tượng này là cuộc khủng hoảng ngân hàng tại Mỹ năm 2008. Để tránh hệ thống ngân hàng Mỹ và toàn cầu sụp đổ sau khi Lehman Brothers phá sản, chính phủ Mỹ bắt buộc phải lên tiếng chấp nhận bỏ tiền thuế của dân ra cứu giúp như AIG hay điều đình để các ngân hàng “khoẻ” mua lại các ngân hàng “yếu” như Bear Stearns bị JPMorgan Chase mua lại, Merill Lynch bị Bank of America thâu tóm…

Vì thế hiện nay các chính phủ như Mỹ, Úc… để tránh tình trạng trên và đồng thời là hiện tượng độc quyền nên đã rất cân nhắc đối với những trường hợp sáp nhập các công ty. Các vụ sáp nhập vì thế không phải luôn được chấp nhận.

Sổ tay sử dụng HP 12C Platinum, p1

Nút ON/OFF: để bật tắt khi sử dụng máy tính. Trong trường hợp được mở nhưng không sử dụng thì máy sẽ tự tắt sau 8-17 phút, kể từ lần sử dụng sau cùng.

Pin yếu: máy sẽ hiển thị dấu hiệu ở góc trên phía trái, lúc máy tính bật. Khi đó cần phải thay pin mới.

Bàn phím:
Một số phím có thể thực hiện 2 hay thậm chí 3 chức năng khác nhau.

  • Chức năng 1 (chính): được in màu trắng ngay trên phím à nhấn trực tiếp để thực hiện lệnh
  • Chức năng 2 (phụ):  in màu vàng cam phía trên phím à nhấn f & phím lệnh.
Ví dụ: thực hiện lệnh YTM à f & 1/x
  • Chức năng 3 (phụ): in màu xanh phía dưới phím à nhấn g & phím lệnh
Ví dụ: thực hiện lệnh ex à f & 1/x

Một số phím đặc biệt:
  • Nếu lỡ nhấn f hay g mà muốn hủy bỏ thì nhấn f & Enter à CLEAR PREFIX
  • Để xoá bộ nhớ chương trình hay phép tính đã thực hiện à f & SST/…/CLX (phần có chữ CLEAR màu vàng cam)
  • Số thập phân: dấu .
  • Đổi dấu số âm/dương: CHS
Ví dụ: gõ số -2 à 2 & CHS à -2      HAY   -2 & CHS à 2
  • Lũy thừa: EEX
Ví dụ: 1.7814 & EEX 12 à 1.7814   12 (tức số 1,781,400,000,000)

Chế độ tính toán:
Các phép tính số học có thể thực hiện ở chế độ RPN hay ALG. Tuy nhiên tùy theo chế độ mà cách nhấn phím thứ tự sẽ khác nhau.

Ví dụ: để thực hiện phép tính 1 & 2 = 3
  • Chế độ RPN: 1 & Enter 2 + à 3
  • Chế độ ALG: 1 + 2 = à 3


Tính toán chuỗi ở chế độ RPN:
Tính nhiều phép tính liên tục

Ví dụ: tính 58.33 – 22.95 – 13.7 – 10.14 + 1053
à Gõ lần lượt theo thứ tự:
58.33                 à 58.33
Enter                 à 58.33
22.95                 à 22.95
-                         à 35.38
13.7                   à 13.7
-                         à 21.68
10.14 -               à 11.54
1,053 +              à 1,064.54

Ví dụ: tính (3x4) + (5x6)
à Gõ lần lượt theo thứ tự:
3 Enter 4 x        à 12.00
5 Enter 6 x        à 30.00
+                        à 42.00

Ví dụ: tính 5 : (3+16+21)
à Gõ lần lượt theo thứ tự:
5 Enter              à 5.00
3 Enter 16 +      à 19.00
21 +                   à 40.00
:                         à 0.13

Lưu, gọi số & xoá số đã lưu:
Các con số có thể được lưu giữ trong bộ nhớ của máy. Có thể lưu được cùng lúc nhiều số khác nhau, tối đa 10 số. Nhấn STO & từ 0 đến 9 (tùy chọn).
Để gọi số đã lưu: RCL & từ 0 đến 9 (tùy chọn).
Ví dụ:
3,250 STO 1 à lưu số 3,250 vào số 1 (R1) à kiểm tra RCL 1 à 3,250.00
2,300 STO 2 à lưu số 2,300 vào số 2 (R2) à kiểm tra RCL 1 à 2,300.00

Nếu muốn xoá số đã lưu thì nhấn 0 STO & từ 0 đến 9 (tùy chọn).
Ví dụ:
0 STO 1 à xoá số đã lưu là 3,250 ở vị trí số 1 (R1) à kiểm tra RCL 1 à 0.00


Phần trăm: có 3 loại chức năng
  • Tính phần trăm của một số:
à    Nhấn số cần tính phần trăm, Enter, tỷ lệ phần trăm, %
Ví dụ: cần tính 14% của 300 à Nhấn 300, Enter, 14, % à 42.00
  • Chênh lệch phần trăm thay đổi của số thứ 2 so với số thứ 1:
à    Nhấn số thứ 1, Enter, nhấn tiếp số thứ 2, %
Ví dụ: tính % thay đổi của 58.5 và 53.25 à 58.5, Enter, 53.25, % à -8.97
  • Tính tỷ lệ phần trăm của một số (phần tử) chiếm trong tổng thể:
à    Nhấn số tổng, Enter, nhấn số (phần tử), %T
Ví dụ: tính 2 chiếm bao nhiêu tỷ lệ của 8 à Nhấn 8, Enter, 2, %T à 25.00 (%)


Ví dụ thêm:

((13,250 – (13,250x8%)) + (((13,250 – (13,250x8%))x6%)
13250, Enter à 13,250.00
8, %               à 1,060.00
-                     à 12,190.00
6, %               à 731.40
+                    à 12,921.40

Tính tổng ((3.92+2.36+1.67)) & tính tỷ lệ phần trăm của từng phần tử đối với tổng đã tính
3.92, Enter    à 3.92
2.36, +           à 6.28
1.67, +           à 7.95
2.36, %T        à 29.69 (%)
CLX              à 0.00 (để xoá số đang hiển thị trên màn hình máy và bấm số mới)
3.92, %T        à 49.31 (%)
CLX              à 0.00
1.67, %T        à 21.01 (%)


Chức năng lịch ngày tháng:

Có 2 dạng hiển thị ngày:
  • Tháng – Ngày – Năm à g & M.DY. Nhấn dấu . làm dấu ngăn giữa Tháng với Ngày. Số của tháng có thể từ 1 đến 2 chữ số, nhưng số của ngày luôn thể hiện ở 2 chữ số (nếu ngày chỉ là 1 thì phải gõ là 01).
Ví dụ: ngày 9 tháng 1 năm 2011 à nhấn 1.09.2011 à 1.09 (dù số hiển thị chỉ vậy nhưng trong bộ nhớ máy sẽ lưu ngày đầy đủ là 9-1-2011)
  • Ngày – Tháng – Năm à g & D.MY. Tương tự dạng Tháng – Ngày – Năm, nhưng số của tháng luôn thể hiện ở dạng 2 chữ số.
Ví dụ: ngày 9 tháng 1 năm 2011 à nhấn 9.01.2011 à 9.01 (dù số hiển thị chỉ vậy nhưng trong bộ nhớ máy sẽ lưu ngày đầy đủ là 9-1-2011)

Khi bật chức năng D.MY, biểu tượng D.MY sẽ hiện trên máy. Nếu chức năng D.MY không hiển thị có nghĩa chế độ M.DY đang sử dụng.

Chế độ cài đặt ngày tháng sẽ được lưu giữ liên tục cho đến khi người dùng thay đổi chế độ khác, chứ nó không tự động thay đổi sau mỗi lần tắt máy. Tuy nhiên, nếu máy bị RESET thì khi đó chế độ ngày tháng mới trở về trạng thái mặc định ban đầu là M.DY.


Các phép tính của ngày tháng:

  • Ngày quá khứ & tương lai: Cho một ngày bất kỳ, sau đó tính ngược đến một thời điểm nào đó ở quá khứ hoặc ở tương lai dựa vào yêu cầu (cộng trừ ngày tháng năm) và cho biết rõ ngày tháng năm, thứ mấy của thời điểm đó.

Nhấn ngày được cho sẵn, Enter, nhấn số ngày được yêu cầu tính tới là số dương (hoặc lui là số âm – phải dùng CHS), g DATE.

Ví dụ:
Tính xem ngày 29-04-1978 là ngày thứ mấy? Chế độ hiển thị là D.MY.
à g D.MY à 29.041978 Enter à 29.04 à 0 g DATE (số 0 là do lấy chính ngày đó) à 29,04,1978       6 à ngày 29-04-1978 là ngày thứ 7

Tính xem thời gian 12 ngày sau ngày 10-04-1976 là ngày nào? Chế độ hiển thị là M.DY.
à g M.DY à 4.101976 Enter à 4.10 à 12 g DATE à 4,22,1976           4 à chính là ngày 22-04-1976 và là ngày thứ 5

  • Chênh lệch số ngày giữa 2 ngày cho trước: Cho hai ngày bất kỳ, sau đó tính chênh lệch số ngày giữa chúng.

Nhấn ngày thứ 1 được cho sẵn, Enter, nhấn tiếp ngày cho sẵn thứ 2, g DYS.

Ví dụ: Tính xem ngày 3-6-2003 cách ngày 15-10-2004 bao nhiêu ngày? Chế độ hiển thị là M.DY.
à g D.MY (hoặc không cần nếu máy đã đang ở chế độ đó) à 6.032003 Enter à 6.03 à 10.152004 g DYSà 500.00 à cách 500 ngày (số ngày thực tế, đã tính cả ngày tháng nhuận, nếu có) HOẶC 492.00 (nếu nhấn thêm x><y thì khi đó một tháng được xem mặc định bằng nhau là có 30 ngày)


CÁC PHÉP TÍNH TÀI CHÍNH CĂN BẢN

Xoá bộ nhớ của những phép tính liên quan đến tài chính à f x><y (CLEAR FIN) hoặc f CLX
(CLEAR REG)

Phép tính với Lãi suất đơn: tính lãi suất đơn của cả chế độ năm 360 ngày hoặc 365 ngày.
Nhấn số ngày à n à lãi suất theo năm à i à tiền gốc ban đầu à CHS (phải nhấn để chuyển về số âm) à PV à f INT (lãi suất thực của n ngày tính theo năm có 360 ngày) à +

Ví dụ: Một người vay của bạn số nợ là 450usd, hẹn sau 60 ngày sẽ trả nợ. Lãi suất cho vay là 7%, lãi suất đơn, tính dựa theo năm có 360 ngày. Vậy tổng số tiền bao gồm cả lãi và nợ gốc phải trả của người vay đó là bao nhiêu?
Nhấn 60 à n à 7 à i à 450 à CHS à - 450.00 à PV à f INT (lãi suất thực của 60 ngày tính theo năm có 360 ngày) à 5.25 à + à 455.25 (số tiền gồm cả lãi và gốc sau 60 ngày)

Ví dụ: Cũng với dữ liệu trên nhưng nếu tính dựa theo năm có 365 ngày. Vậy tổng số tiền bao gồm cả lãi và nợ gốc phải trả của người vay đó là bao nhiêu?
Nhấn 60 à n à 7 à i à 450 à CHS à - 450.00 à PV à f INT R¯ x><y (lãi suất thực của n ngày tính theo năm có 365 ngày) à 5.18 à + à 455.18 (số tiền gồm cả lãi và gốc sau 60 ngày)



--- CÒN TIẾP ---

Thứ Năm, 2 tháng 6, 2011

Thời của những kẻ nhỏ bé


Trong bài “Một kiểu cách mạng mới” đăng ngày 22 tháng 2 năm 2011, tôi nêu lên một số đặc điểm nổi bật trong các nổi dậy tranh đấu cho tự do và dân chủ ở Trung Đông và Bắc Phi gần đây: một, thực sự mang tính quần chúng; hai, không gắn liền với một đảng phái hay một ý thức hệ nào cả; và ba, cũng không có cả lãnh tụ. Trong bài này, tôi xin khai triển thêm đặc điểm thứ ba ấy.
Nhiều nhà bình luận chính trị trên thế giới cho đó là sự khác biệt căn bản giữa sinh hoạt chính trị của thế kỷ 21 này với thế kỷ 20 vừa qua; đồng thời, đó cũng là món quà có ý nghĩa nhất mà internet đã mang lại cho nhân loại.
Trước, cuộc cách mạng nào cũng gắn liền với những tên tuổi lớn, đầy những huyền thoại, và có sức cuốn hút mãnh liệt đối với quần chúng. Ở nửa đầu thế kỷ 20, có Lenin ở Nga, sau đó, Mao Trạch Đông ở Trung Quốc, Hồ Chí Minh ở Việt Nam, Fidel Castro ở Cuba, Gamal Abdel Nasser ở Ai Cập, Mustafa Kemal Ataturk ở Thổ Nhĩ Kỳ, Mahatma Gandhi ở Ấn Độ. Trong những thập niên cuối của thế kỷ 20 có Nelson Mandela ở Nam Phi, Lech Walesa ở Ba Lan, Václav Havel ở Tiệp Khắc, Aung San Suu Kyi ở Miến Điện, v.v...
Còn bây giờ, trong cuộc cách mạng được mệnh danh là “cách mạng hoa nhài” ở một số nước Trung Đông và Bắc Phi, những hình ảnh nổi bật nhất, được giới truyền thông chú ý nhất và xem như là biểu tượng của các cuộc nổi dậy, là những ai?
Đó là:
Thứ nhất, Mohamed Bouazizi, 26 tuổi, làm nghề bán trái cây ở Tunisia. Anh thuộc loại người ít học, nghèo nàn và không có tham vọng chính trị gì cả. Anh sống bằng một cái nghề rất ư khiêm tốn và chỉ mong được sống qua ngày. Vậy thôi. Đến lúc bị cảnh sát bức bách và nhục mạ đến mức không thể chịu đựng được nữa, anh cũng chẳng biết làm cách gì khác hơn là tự hại bản thân mình: tự thiêu. Nhưng ngọn lửa thiêu cháy đó đã được lan truyền đi khắp nơi qua internet, thổi bùng lên ngọn lửa đấu tranh trong cả nước Tunisia, cuối cùng, làm đổ nhào chế độ độc tài Zine el-Abidine Ben Ali; hơn nữa, còn lan sang tận Ai Cập.
Thứ hai, Khaled Said, 28 tuổi, một chuyên viên về computer, bị cảnh sát Ai Cập bắt và đánh chết khi anh tìm cách tung lên mạng hình ảnh một số cảnh sát ăn cắp cần sa. Bạn bè anh đã nhanh chóng tung bức ảnh thân thể bầm dập của anh lên internet, và cũng giống như Mohamed Bouazizi ở Tunisia, Khaled Said đã trở thành mồi lửa làm bùng cháy cuộc cách mạng ở Ai Cập, cuối cùng, thiêu rụi cả sự nghiệp kéo dài cả ba chục năm của Tổng thống Hosni Mubarak.
Thứ ba, Wael Ghonim, 31 tuổi, kỹ sư computer, trưởng phòng tiếp thị của Google ở Trung Đông và Bắc Phi. Xúc động trước cái chết thảm thương của Khaled Said, Ghomin đã lập trang Facebook “Tất cả chúng ta đều là Khaled Said” được rất đông thanh niên và sinh viên theo dõi. Cảm thấy nguy hiểm, cảnh sát Ai Cập bắt anh. Việc bắt bớ ấy đã làm dấy lên làn sóng tranh đấu không những tại Ai Cập mà còn cả khắp thế giới qua nhiều tổ chức quốc tế khác nhau. Cuối cùng, chính quyền Ai Cập buộc phải thả anh. Nhưng lúc ấy đã quá muộn. Cuộc cách mạng dân chủ ở Ai Cập đã tiến đến cao trào, không ai có thể ngăn chận được nữa.
Trước cuộc cách mạng hoa nhài ở Tunisia và Ai Cập, một phụ nữ vô danh ở Iran, Neda Agha-Soltan, cũng suýt làm sụp đổ chính phủ Mahmoud Ahmadinejad khi cô bị cảnh sát đánh chết ngoài đường phố vào ngày 20 tháng 6 năm 2009. Cho đến nay, không ai biết chắc lý do tại sao cô bị cảnh sát đánh chết: Cô tham gia một đoàn biểu tình hay chỉ là khách bàng quan tình cờ đi ngang qua đó? Nhưng hình ảnh cô quằn quại dưới trận đòn ác nghiệt của cảnh sát đã được nhiều người qua đường chụp và tung lên mạng khiến dân chúng căm phẫn và tạo nên những cuộc biểu tình rầm rộ ở Iran.
Tất cả những người trở thành trung tâm của các cuộc cách mạng, hoặc đã hoàn thành (ở Tunisia và Ai cập) hoặc còn dang dở (ở Iran) đều có một số điểm chung:
Một, họ đều còn trẻ và hoàn toàn vô danh trước đó.
Hai, họ tuyệt đối không có tham vọng hay toan tính gì về chính trị cả.
Ba, với những mức độ khác nhau, họ đều là những nạn nhân của các chính quyền bạo ngược.
Tuy vậy, tất cả đều trở thành những hình ảnh trung tâm, góp phần làm bùng nổ cách mạng (trường hợp của Mohamed Bouazizi, Khaled Said và Neda Agha-Soltan) hoặc đẩy cách mạng đến chỗ toàn thắng (trường hợp của Wael Ghonim). Dù còn sống hay đã chết thì họ cũng không hề là “lãnh tụ”, bất kể ở phạm vi hay với tầm vóc nào. Mà, thật ra, nói cho cùng, ngay cả khi cách mạng đã thành công, người ta cũng không hề thấy bóng dáng một lãnh tụ nào.
Có thể nói, khác với mọi cuộc cách mạng khác trong lịch sử, cuộc cách mạng hoa nhài ở Trung Đông và Bắc Phi gần đây và có lẽ, hiện nay nữa, đều xuất phát từ và hoàn tất bởi những con người hoàn toàn vô danh. Nhiều nhà nghiên cứu chính trị cho rằng, với các biến động ấy, chúng ta đang giã từ một kỷ nguyên - kỷ nguyên chính trị gắn liền với các vĩ nhân (big-man theory of politics) để bước vào một kỷ nguyên mới trong lịch sử - kỷ nguyên của những người nhỏ bé (small-person era of history).
Thật ra, kỷ nguyên ấy đã manh nha và có thể được nhìn thấy ngay ở các quốc gia dân chủ và phát triển nhất. Như Mỹ, chẳng hạn. Chiến thắng của Barack Obama vào năm 2008 cũng là chiến thắng của những con người nhỏ bé: thay vì vận động sự tài trợ của các đại công ty và đại tư bản như tất cả các ứng cử viên khác, Obama và ủy ban tranh cử của ông đã khôn khéo, qua các phương tiện truyền thông hiện đại, từ email đến facebook và twitter, vận động quần chúng rải rác khắp nơi. Số tiền mỗi người đóng góp rất khiêm tốn, trung bình chỉ khoảng 80 đô la. Nhưng có đến trên ba triệu người hiến tặng. Nhân lên: hơn nửa tỉ! Trở thành kỷ lục trong lịch sử tranh cử tại Mỹ. Trong cuộc vận động tranh cử vào năm 2012 sắp tới, có lẽ ông cũng tiếp tục theo đuỗi chiến lược ấy nhưng với một mục tiêu nhiều tham vọng hơn: đạt được khoảng một tỉ đô.
Nhờ đâu những con người nhỏ bé ấy làm nên lịch sử?
Câu trả lời hầu như ai cũng xác nhận: internet!
Sưu tầm - Nguồn: blog Nguyễn Hưng Quốc