domain, domain name, premium domain name for sales

Thứ Bảy, 24 tháng 3, 2012

Ngôn ngữ học, p2 - Âm vị học


Âm vị học (Phonology) là ngành khoa học nghiên cứu về sự khác nhau giữa cách phát âm của cùng âm vị hay của những âm vị khác nhau, ngữ điệu của từ và câu, qua các khái niệm âm vị (Phoneme), hình thang nguyên âm, tha âm vị (Allophone), ngữ điệu (Intonation), nhấn giọng (Stress), đọc lướt (Weak form).

Phân biệt nguyên âm: dựa vào hình thang nguyên âm và xác định theo 3 tiêu chí sau:
  • Theo vị trí của lưỡi. Có thể chia nguyên âm thành ba dòng: trước – giữa – sau.
  • Theo độ mở của miệng. Các nguyên âm được phân thành các nguyên âm có độ mở rộng – hẹp.
  • Theo hình dáng của đôi môi. Các nguyên âm được chia thành nguyên âm tròn môi – không tròn môi[1].

Phân biệt phụ âm: dựa vào phương thức cấu âm và vị trí cấu âm[2]
  • Phương thức cấu âm (Manner of Articulation[3]):
    • Âm tắc (Plosive, Affricate): phương thức tắc, không khí ra qua đường miệng
    • Âm mũi (Nasal): phương thức tắc nhưng không khí ra qua đường mũi
    • Âm xát (Fricative): âm thanh đi qua khe hẹp hay răng mà tạo thành. Có 2 loại: âm rít và không rít.
    • Âm bên (Lateral): âm nửa xát, xát không đáng kể so với loại trên
    • Âm rung (Approximant): không khí từ phổi ra bị chặn bởi đầu lưỡi hoặc chướng ngại và bị rung.
  • Vị trí cấu âm (Place of Articulation):
    • Âm môi (Bilabial, Labiodental): tạo bởi 2 môi hoặc môi với răng
    • Âm răng, âm lợi, âm sau lợi (Dental, Alveolar): đầu lưỡi đặt vào chân răng hoặc lợi của hàm răng trên
    • Âm quặt lưỡi (Post-Alveolar): đầu lưỡi nâng cao và quặt về phía sau
    • Âm ngạc (Palatal): mặt lưỡi trước tiếp xúc với ngạc cứng
    • Âm mạc (Velar): mặt lưỡi sau tiếp xúc với ngạc
    • Âm thanh hầu (Glottal): khe thanh hẹp, không khí qua và tạo chấn động



Tha âm vị (Allophone): là những âm vị giống nhau nhưng phát âm khác nhau do ở những vị trí khác nhau

Từ đồng âm (Homophone): là từ phát âm giống nhau nhưng nghĩa và viết khác nhau

Từ cùng chữ (Homograph): là từ viết giống nhau nhưng phát âm và nghĩa khác nhau

Nhấn giọng (Stress): được đề cập nhiều trong phát âm của tiếng Anh. Nhấn giọng quan trọng vì có thể nhấn giọng sai sẽ ra từ, nghĩa khác (cùng một từ nhưng động từ thường nhấn âm tiết sau nhưng danh từ thường nhấn âm tiết trước như contract /’kɒntrækt/ là danh từ và /kən’trækt/ là động từ). Những âm tiết nào được nhấn giọng sẽ được đặt một giống ‘ ở phía trước bên trên âm tiết đó. Thông thường:
  • 1 hay 2 âm tiết (Syllable) thì nhấn âm tiết đầu. VD: father /fɑ:ðə/, attract / ə’trækt/, lovely /lʌvlɪ/, even /’i:vn/,…
  • 3 âm tiết: nhấn âm tiết giữa. VD: apartment /ə’pɑ:tmənt/, relation /rɪ’leɪʃn/, potato /pə’teɪtəʊ/, mimosa /mɪ’məʊzə/…
  • Động từ: nhấn âm tiết cuối cùng. VD: receive /rɪ’si:v/, design /dɪ’zaɪn/, arrive /ə’raɪv/, assist / ə’sɪst/,…
  • Những âm tiết /-ə-/ thì không được ưu tiên nhấn giọng, những âm tiết mạnh và kéo dài sẽ được ưu tiên nhấn. VD: enter /’entə/, open /’əʊpən/, equal /’i:kwəl/, assist / ə’sɪst/, devine /dɪ’vaɪn/, money /’mʌnɪ/, product /’prɒdʌkt/, estate /ɪ’steɪt/, baloon /bə’lu:n/, entertain /entə’teɪn/, resurrect /rezə’rekt/, emperor /’emprə/, cinema /’sɪnəmə/… (Peter Roach 2009)

Đọc lướt (Weak form): Là phát âm rất nhẹ (lướt) những từ không quan trọng, thường là những mạo từ (article – a, an, the), liên từ (conjunction), giới từ (prepostion – as, at, to…), trợ động từ (auxiliary verb and To Be – is, are, has, have, must, can…). Khi phát âm lướt thì chỉ phát âm /-ə-/. Thường tất cả các từ đều có thể đọc bình thường (Strong form) và đọc lướt. Cần chú ý rằng phần lớn các âm tiết đọc lướt đều là /-ə-/ nhưng không phải luôn luôn (Peter Roach 2009, trang 76).

Cần phân biệt đọc lướt với thể rút gọn (Contracted form)[4]như it is – it’s, we have – we’ve…

Ngữ điệu (Intonation): là đề cập chủ yếu đến cao độ (Pitch Level) và thời gian ngắt (Stress Time) của câu. Ngữ điệu giúp biểu tả sắc thái của người nói. Thông qua ngữ điệu mà người nghe có thể suy luận ra ý nghĩa của câu người nói muốn gửi tới (có thể sai hay đúng tuỳ suy luận chủ quan, nhưng ở đây muốn nhấn mạnh đến việc suy luận của người nghe). Thông thường từ nào người nói muốn người nghe lưu ý thì người nói sẽ nhấn mạnh và kéo dài từ đó. Câu trần thuật có xu hướng thấp ở cuối câu. Câu hỏi lên giọng ở cuối câu.


[2] Nguyễn Thiện Giáp 2007, trang 166
[3] Peter Roach 2009, trang 62

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét