Mẫu hình giá là sự tổng hợp thông tin về cổ phiếu trong 1 giai đoạn để từ đó đưa ra những tín hiệu về tăng trưởng hoặc điều chỉnh về giá trong tương lai.Các nhà phân tích sử dụng các mẫu hình này để xác định xu thế hiện tại và xu thế đảo chiều nhằm tiến hành mua hay bán
Phân tích mẫu hình Tam giác (Triangles)
Có thể bạn đã chú ý rằng mẫu hình được đặt tên không khó để tưởng tượng ra. Điều này không ngoại lệ với các mẫu hình tam giác, một cách rõ ràng là nó tạo nên hình dạng của một tam giác. Cấu thành cơ bản của mẫu hình này là sự hội tụ của hai đường xu hướng – ngang, dốc lên hoặc dốc xuống – với giá chứng khoán di chuyển giữa hai đường xu hướng.
Có 3 loại mẫu hình tam giác, chúng khác nhau trong cấu thành và ý nghĩa: tam giác cân, tam giác hướng xuống và tam hướng lên
Mẫu hình tam giác cân (Symmetrical triangle)
Mẫu hình tam giác cân chủ yếu được xem là mẫu hình tiếp diễn, nó báo hiệu một giai đoạn củng cố trong một xu hướng được theo sau bởi sự tiếp tục xu hướng trước đó. Nó được tạo thành bởi sự hội tụ của đường kháng cự hướng xuống và đường hỗ trợ hướng lên. Hai đường xu hướng này trong cấu tạo tam giác này có một độ dốc tương đồng hội tụ tại một điểm được gọi là đỉnh tam giác. Giá chứng khoán sẽ bật lên giữa những đường xu hướng này, hướng về đỉnh và phá vỡ theo cùng xu hướng trước đó.
Nếu trước đó là một xu hướng giảm giá, sự tập trung ở sự phá vỡ dưới đường hỗ trợ hướng lên. Nếu trước đó là một xướng tăng giá, hãy tìm kiếm sự phá vỡ trên đường kháng cự hướng xuống. Tuy nhiên, mẫu hình này không luôn đưa đến sự tiếp tục xu hướng trước đó. Sự phá vỡ theo hướng ngược lại xu hướng trước sẽ báo hiệu việc thiết lập một xu hướng mới.
Trên đây là một ví dụ mẫu hình tam giác cân, theo trước là một giai đoạn tăng giá. Phần đầu của mẫu hình này là sự tạo ra một đỉnh trong xu hướng tăng giá, sau đó bán hạ giá đến một đáy. Tiếp đó giá di chuyển sang một đỉnh khác mà đỉnh này thấp hơn đỉnh đầu tiên và lại bán tháo ở một đáy mà đáy này cao hơn đáy trước. Từ đó các đường xu hướng có thể được vẽ, sẽ tạo ra đỉnh tam giác. Giá sẽ tiếp tục di chuyển giữa những đường này cho đến khi phá vỡ.
Mẫu hình này hoàn tất khi giá vượt ra khỏi tam giác – tìm kiếm một sự gia tăng khối lượng trong hướng đã phá vỡ. Mẫu hình này cũng rất dễ quay đầu trở lại đường hỗ trợ hoặc kháng cự trước đó, đường này chỉ phá vỡ xuyên qua, vì vậy cần cẩn trọng khi quan sát mức này nếu nó phá vỡ thực sự.
Mẫu hình tam giác hướng lên (Ascending triangle)
Mẫu hình tam giác hướng lên là một mẫu hình tăng giá, cung cấp chỉ báo rằng giá chứng khoán sẽ tăng lên khi hoàn tất mẫu hình. Mẫu hình được tạo thành bởi hai đường xu hướng: một đường xu hướng ngang là một điểm kháng cự và một đường xu hướng tăng hoạt động với tư cách hỗ trợ giá.
Giá chứng khoán di chuyển giữa những đường xu hướng này cho đến khi nó phá vỡ lên phía trên. Điển hình cho mẫu hình này sẽ một giai đoạn tăng giá trước đó, tạo nên mẫu hình tiếp diễn; tuy nhiên, nó có thể thấy trong giai đoạn giảm giá.
Như đã thấy trên đây, giá di chuyển từ mức giá cao mà gặp kháng cự dẫn đến bán ở mức giá thấp. Sau đó là một sự di chuyển giá cao hơn,kiểm nghiệm mức kháng cự trước đó. Khi thất bại trong việc vượt qua mức kháng cự, chứng khoán môt lần nữa bán giá thấp – nhưng ở mức cao hơn. Điều này tiếp tục cho đến khi giá di chuyển trên mức kháng cự hoặc mẫu hình thất bại.
Điều đáng chú ý của mẫu hình này là đường hỗ trợ hướng lên, cung cấp một chỉ báo rằng những người bán đang bắt đầu rời bỏ chứng khoán. Sau khi những người bán bị đẩy khỏi thị trường, những người mua có thể chấp nhận mức giá vượt qua mức kháng cự và tiếp tục xu hướng đi lên.
Mẫu hình hoàn tất khi phá vỡ phía trên mức kháng cự, nhưng nó có thể thất bại dưới đường hỗ trợ (vì phá vỡ mẫu hình), vì vậy hãy cẩn trọng khi tham gia vào thị trường trước điểm phá vỡ.
Mẫu hình tam giác hướng xuống (Descending triangle)
Mẫu hình tam giác hướng xuống ngược lại với mẫu hình tam giác hướng lên, nó cung cấp tín hiệu giảm giá đối với các nhà phân tích biểu đồ, khuyến nghị rằng giá sẽ có khuynh hướng giảm khi hoàn tất mẫu hình. Mẫu hình tam giác hướng xuống được cấu thành bởi đường hỗ trợ nằm ngang và một đường kháng cự dốc xuống.
Tương tự như mẫu hình tam giác hướng lên, mẫu hình này nhìn chung được xem là mẫu hình tiếp diễn, khi trước đó là một giai đoạn giảm giá. Nhưng nó có thể được tìm thấy trong một xu hướng tăng
Phần đầu của mẫu hình này là sự giảm giá xuống đến đường hỗ trợ, rồi đẩy lên mức giá cao. Sự di chuyển tiếp theo là xác nhận lần thứ hai tại đường hỗ trợ trước và một lần nữa đẩy giá chứng khoán cao hơn – nhưng lần này đến mức giá thấp hơn mức giá trước đó. Điều này được lặp lại cho đến khi giá không thể giữ ở đường hỗ trợ và rơi xuống bên dưới, tiếp tục xu hướng giảm giá.
Mẫu hình này chỉ ra rằng người mua đang cố gắng mua chứng khoán giá cao, nhưng tiếp tục gặp kháng cự. Sau một vài nỗ lực đẩy giá lên cao hơn, người mua yếu thế và người bán áp đảo đẩy giá giảm xuống.
Phân tích mẫu hình cờ hiệu và cờ đuôi nheo :
Mẫu hình cờ hiệu và cờ đuôi nheo là hai mẫu hình củng cố xu hướng. Cả hai tương đồng gần gũi nhau, chỉ khác nhau về hình dạng trong thời gian củng cố của mẩu hình. Đó là lý do cờ hiệu và cờ đuôi nheo thường được sử dụng hoán đổi nhau. Cờ hiệu là một hình chữ nhật, trong khi đó cờ đuôi nheo trông một cái tam giác hơn.
Cả hai mẫu hình đó hình thành khi theo sau sự di chuyển giá rõ rệt là chuyển động giá đi ngang thông thường, đó là cờ hiệu hoặc là cờ đuôi nheo. Mẫu hình hoàn thành khi có sự phá vỡ giá cùng hướng với sự di chuyển của giá ban đầu. Theo dõi di chuyển sẽ thấy sự di chuyển giống nhau rõ ràng theo cùng hướng với hướng di chuyển trước khi hình thành mẫu hình. Hoàn thành di chuyển của mẫu hình- từ sự di chuyển đầu tiên đến sự di chuyển cuối cùng- được biết như là một cái cột cờ.
Cờ hiệu và cờ đuôi nheo được xem là đang bay ở vị trí rũ xuống, với cự ly di chuyển của giá ban đầu xấp xỉ với sự di chuyển lên của giá. Lý do hình thành những mẫu hình đó là sau một sự di chuyển lớn của giá, thị trường củng cố hay còn gọi là thị trường lưỡng lự, trước khi tiếp tục xu hướng ban đầu.
Cờ hiệu
Mẫu hình cờ hiệu hình thành một cái giống như hình chữ nhật. Hình chữ nhật đó hình thành bởi hai đường xu hướng song song, hai đường đó đóng vai trò hỗ trợ và kháng cự cho giá cho đến khi giá bị phá vỡ. Nhìn chung, cờ hiệu sẽ không nằm ngang hoàn toàn mà nó sẽ có những đường xu hướng có độ dốc.
Nhìn chung, độ dốc của cờ hiệu di chuyển theo hướng ngược lại với sự di chuyển của giá ban đầu. Nên nếu giá ban đầu tăng thì cờ hiệu sẽ dốc xuống.
Dấu hiệu mua hay bán được hình thành cùng lúc với khi giá bứt qua ngưỡng hỗ trợ hoặc kháng cự, và tiếp tục xu hướng trước đó. Điểm phá vỡ sẽ vào lúc khối lượng lớn hơn để cải thiện tín hiệu mẫu hình.
Cờ đuôi nheo
Mẫu hình cờ đuôi nheo tạo thành cái giống như một tam giác đối xứng tại chỗ hội tụ của đường hỗ trợ và đường kháng cự. Mẫu hình cờ đuôi nheo không nhất thiết đi theo quy luật của mẫu hình tam giác, cái mà nó phải xác nhận lại mỗi đường hỗ trợ và kháng cự nhiều lần. Hướng của cờ đuôi nheo không quan trọng như hướng của cờ hiệu nhưng cờ đuôi nheo nhìn chung nằm ngang.
Ý tưởng chung
Trong khi cái niệm xu hướng đi ngang của 2 mẫu hình là khác nhau, bản chất của chúng lại giống nhau. Nó có sự di chuyển giá mạnh mẽ cùng chiều với sự di chuyển giá ban đầu.
Đặc thù, các mẫu hình này cần ít thời gian tạo thành hơn trong suốt khuynh hướng giảm hơn là khuynh hướng tăng. Nhìn chung, chúng là loại mẫu hình ngắn hạn kéo dài từ 1 đến 3 tuần, nhưng có thể được tạo thành trên thời kỳ dài hơn.
Khối lượng là công cụ tốt nhất nhận biết điểm phá vỡ. Chúng ta nên xem xét khi khối lượng tập trung nhiều nhất. Giá mục tiêu bằng cái cột cờ cộng với điểm phá giá. Ví dụ như nếu sự di chuyển lên của giá trước khi hình thành mẫu hình là từ 30$ đến 40 $ thì giá mục tiêu từ điểm phá giá 38$ sẽ là 48$( 10$+38$).
Phân tích mẫu hình cái nêm
Mẫu hình cái nêm báo hiệu một sự đảo chiều xu hướng, được tạo thành bên trong mẫu hình. Mẫu hình cái nêm đồng dạng về cấu trúc với mẫu hình tam giác cân. Nó có hai đường xu hướng, một là hỗ trợ, hai là kháng cự.
Điểm khác nằm ở chỗ mẫu hình cái nêm là mẫu hình dài hạn. Nó kéo dài từ 3 đến 6 tháng. Nó vẫn có hai đường xu hướng hội tụ. Hai đường này nghiêng theo cùng một hướng, hoặc cùng lên hoặc cùng xuống. Điều này cũng khác với hình thức đường xu hướng của mẫu hình tam giác.
Có hai kiểu mẫu hình cái nêm chính – hướng xuống và hướng lên – khác nhau về độ dốc toàn diện của mẫu hình. Một mẫu hình cái nêm hướng xuống thì dốc xuống, trong khi đó một mẫu hình cái nêm hướng lên thì nghiêng lên trên.
Mẫu hình cái nêm hướng xuống
Mẫu hình cái nêm hướng lên thông thường là mẫu hình báo hiệu tăng giá cổ phiếu. Chúng ta có thể sẽ thấy giá phá vỡ đi lên qua mẫu hình và di chuyển thành một xu hướng lên. Hai đường xu hướng của mẫu hình này đồng quy hướng xuống với giá đang ở trong xu hướng giảm.
Mẫu hình cái nêm hướng xuống
Theo hình trên, người ta có thể thấy rằng mẫu hình cái nêm giống với mẫu hình tam giác, sự di chuyển của giá nằm giữa hai đường xu hướng.
Một điều khác có thể thấy trong mẫu hình cái nêm hướng xuống là đường kháng cự có độ dốc rõ ràng hơn đường hỗ trợ trong cấu trúc của mẫu hình. Rõ ràng là đường hỗ trợ thấp hơn ít dốc hơn trong mẫu hình, nó báo hiệu rằng sức ép bán ra đang giảm dần vì người bán gặp khó khăn khi đẩy giá xuống.
Sự di chuyển của giá trong mẫu hình cái nêm xác nhận trên hai đường xu hướng tối thiểu là 2 lần trong giai đoạn của mẫu hình. Càng nhiều lần xác nhận ở mỗi đường, đặc biệt cuối kháng cự, chất lượng mẫu hình được càng tăng lên.
Tín hiệu mua tạo thành khi giá phá đường kháng cự đi lên. Sự di chuyển bứt phá đó khi khối lượng lớn hơn. Nhưng vì bản chất dài hạn của mẫu hình, thật quan trọng là giá có sự kết thúc liên tục phía trên đường kháng cự.
Mẫu hình nêm hướng lên
Ngược lại, mẫu hình cái nêm hướng lên là mẫu hình giá xuống, nó báo hiệu chứng khoán có thể theo hướng giảm giá. Cả hai đường xu hướng của mẫu hình này hội tụ nghiêng theo hướng lên.
Sự di chuyển của giá nằm giữa hai đường xu hướng hội tụ. Khi giá di chuyển đến mũi nhọn của mẫu hình thì sự dao động suy giảm. Một sự di chuyển dưới đường hỗ trợ nên được xem xét bởi các nhà đầu tư như là một sự đảo chiều trong xu hướng tăng.
Khi sức mua yếu đi (thể hiện họ không khả năng mua ở giá cao hơn), người bán bắt đầu chiếm thế thượng phong. Mẫu hình kết thúc khi giá xuống dưới đường hỗ trợ, người bán kiểm soát chứng khoán.
Phân tích các mẫu hình đáy tròn (Round Bottoms)
Một đáy tròn còn gọi là đáy đĩa, là một mẫu hình đảo chiều dài hạn, báo hiệu cho thay đổi từ một xu hướng giảm sang một xu hướng tăng. Mẫu hình này tồn tại ở bất cứ nơi đâu kéo dài từ vài tháng đến vài năm. Vì tầm nhìn dài hạn của những mẫu hình này và các thành phần của nó nên tín hiệu và cấu thành của những mẫu hình này khó nhận biết hơn các mẫu hình đảo chiều khác.
Một mẫu hình đáy tròn giống như mẫu hình cốc và tay cầm (cup and handle) nhưng không có tay cầm. Cấu thành cơ bản của một đáy tròn do sự di chuyển giá xuống mức thấp, sau đó tăng lên từ mức giá thấp về điểm bắt đầu sự di chuyển giá xuống – tạo nên hình dạng giống đáy tròn.
Mẫu hình lẽ ra được báo trước bởi một xu hướng giảm nhưng thỉnh thoảng sẽ được báo trước bởi sự di chuyển giá đi ngang sau đó tạo nên một xu hướng giảm. Điểm bắt đầu của đáy tròn (phần bên trái nó) thường do một đỉnh trong xu hướng giảm, theo sau là một sự lao dốc của giá đến một mức thấp dài hạn mới.
Khoảng cách thời gian từ đỉnh ban đầu đến đáy dài hạn được cho là nửa khoảng cách của đáy tròn. Điều này cho các nhà phân tích biểu đồ một ý tưởng về thời gian mẫu hình sẽ kéo dài hoặc khi nào thì mẫu hình được mong đợi sẽ hoàn tất, với sự phá vỡ đi lên. Ví dụ, nếu nửa đầu tiên của mẫu hình là một năm thì tín hiệu sẽ không được thiết lập cho tới một năm sau đó.
Theo quan điểm về chất lượng mẫu hình, hai giai đoạn của đáy tròn giống nhau về độ dài. Nếu giá tăng quá nhanh từ đáy đến đỉnh trước thì sức mạnh của mẫu hình sẽ giảm xuống. Điều này không có nghĩa là chúng không bằng nhau, nhưng xu hướng nên mô tả bằng hình cốc trên biểu đồ.
Cách mà giá dich chuyển từ đỉnh xuống đáy và từ đáy lên đỉnh lần thứ hai có thể gây ra một vài nhầm lẫn vì bản chất dài hạn của mẫu hình có thể cho thấy một vài sự di chuyển giá khác nhau. Sự di chuyển giá không nhất thiết theo đường thẳng nhưng thường sẽ có nhiều bước lên và xuống. Tuy nhiên, hướng chung của sự di chuyển giá (lên hoặc xuống) là quan trọng, phụ thuộc vào giai đoạn của mẫu hình.
Khối lượng là một trong những thước đo xác nhận quan trọng nhất cho mẫu hình này, khối lượng phải cao ở đỉnh ban đầu (hoặc điểm bắt đầu mẫu hình) và yếu dần khi sự di chuyển xuống thấp. Khi giá di chuyển ra khỏi đáy đến mức giá được thiết lập tại đỉnh ban đầu, khối lượng phải tăng lên.
Điểm phá vỡ trong mẫu hình phải kèm theo một khối lượng gia tăng lớn, điều này giúp củng cố tín hiệu tạo lập bởi điểm phá vỡ. Khi giá di chuyển lên đỉnh được thiết lập tại điểm bắt đầu mẫu hình, xu hướng đi xuống được xem xét đã đảo chiều và một tín hiệu mua được thiết lập.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét