Định nghĩa: Quỹ Tương hỗ là quỹ được góp vốn bởi nhiều nhà đầu tư có cùng mục tiêu đầu tư và được quản lý bởi một Công ty Quản lý Quỹ đầu tư. Dựa trên tính thanh khoản, quỹ Tương hỗ có thể được phân ra làm nhiều loại quỹ, bao gồm các quỹ Mở.
Quỹ Mở là một hình thức quỹ Tương hỗ trong đó nhà đầu tư góp vốn cho một mục đích đầu tư chung trong một khoảng thời gian không giới hạn. Vì thế quỹ "mở" về mặt thời hạn và số lượng các nhà đầu tư tham gia. Quỹ Mở cho phép nhà đầu tư bán lại chứng chỉ quỹ theo giá đóng cửa của chứng chỉ - Giá trị Tài sản ròng (NAV)– vào bất kỳ ngày giao dịch nào của quỹ. Dựa trên ý tưởng đầu tư này, biểu đồ sau đây mô tả quy trình đầu tư vào quỹ Mở:
Quỹ Mở phù hợp với nhà đầu tư nào?
Quỹ Mở sẽ có lợi cho những nhà đầu tư mong muốn đầu tư lâu dài và những nhà đầu tư không có nguồn lực hoặc không muốn phân tích chi tiết thị trường và nhiều loại chứng khoán hàng ngày; không có vốn lớn đề đầu tư vào một danh mục đa dạng với nhiều loại chứng khoán và muốn phí giao dịch thấp; muốn có tính kỷ luật và tính tiện lợi trong một sản phẩm đầu tư dài hạn được quản lý chuyên nghiệp.
Quỹ Mở đa dạng hóa các khoản đầu tư vào nhiều cổ phiếu, và phụ thuộc vào chính sách đầu tư của quỹ Mở - có thể đầu tư vào trái phiếu, là loại tài sản mà các nhà đầu tư cá nhân không thể thực hiện được do những quy định pháp lý và đòi hỏi vốn đầu tư lớn. Công ty Quản lý Quỹ có các chuyên gia đầu tư để phân tích thị trường và các loại chứng khoán với mục tiêu hoạt động tốt hơn thị trường bằng cách chọn các loại chứng khoán được định giá thấp hơn giá trị thực và/hoặc có tiềm năng tăng trưởng tốt hơn trong dài hạn.
Các loại Quỹ Mở
Có rất nhiều loại quỹ Mở (riêng FTI hiện nay đã quản lý trên 100 loại quỹ Mở), tùy theo loại chứng khoán và thị trường mà quỹ đầu tư vào và mức độ rủi ro của quỹ. Đầu tư cổ phiếu và trái phiếu là các loại quỹ Mở phổ biến nhất, chiếm từ 15-45% tổng tài sản quỹ Mở ở Ấn Độ từ 2005-2011. Các loại quỹ Mở cũng khác nhau theo mức độ lợi nhuận đảm bảo, có thể đảm bảo một phần hoặc toàn bộ vốn gốc (mặc dù có thể đạt lợi nhuận thấp hơn) hoặc có thể được phát hành kết hợp với các sản phẩm bảo hiểm (thường được gọi là sản phẩm bảo hiểm liên kết đầu tư). Do đặc tính linh hoạt, quỹ Mở có nhiều ưu thế hơn so với quỹ Đóng và chiếm ưu thế trong ngành quản lý quỹ trên tất cả các thị trường.
Biểu đồ sau đây mô tả những rủi ro và lợi nhuận của từng loại tài sản và loại hình.
Qũy Mở trên thế giới
Quỹ Mở là một hình thức quỹ mới ở Việt Nam nhưng đã có mặt ở các thị trường khác nhiều năm. Quỹ Mở hình thành ở Mỹ từ năm 1924 và bắt đầu được giới thiệu ở Malaysia/Singapore vào năm 1959, Hàn Quốc năm 1970, Thái Lan 1977 và Trung Quốc 1991. Ở Mỹ, gần một nửa số hộ gia đình có đầu tư vào các quỹ.
Lợi ích của quỹ mở
Quỹ Mở cho phép nhà đầu tư thực hiện đầu tư cùng nhà đầu tư khác trong một quỹ có các mục tiêu đầu tư chung. Để bảo vệ lợi ích của nhà đầu tư, Quỹ Mở thường được quản lý bởi các công ty quản lý được cấp phép, và vì thế cho phép nhà đầu tư, đặc biệt là nhà đầu tư nhỏ được hưởng lợi từ việc khoản đầu tư được quản lý một cách chuyên nghiệp.
Quỹ Mở có những ưu điểm so với đầu tư vào một loại chứng khoán riêng lẻ như sau:
1. Dài hạn. Quỹ Mở có thể mang đến lợi nhuận cao hơn do việc đầu tư vào cổ phiếu như một loại tài sản đầu tư dài hạn thông thường có thể mang lại lợi nhuận cao hơn, như lịch sử đã chứng minh ở nhiều nước. Tính chất dài hạn của Quỹ Mở cũng cho phép Công ty Quản lý Quỹ hạn chế được chu kỳ của thị trường chứng khoán. | 2. Chuyên nghiệp. Quỹ Mở cho phép nhà đầu tư tiếp cận toàn thời gian với các nhà quản lý quỹ chuyên nghiệp, những người có kinh nghiệm, chuyên môn và có nguồn lực để chủ động mua, bán và theo dõi khoản đầu tư cho nhà đầu tư. | 3. Linh hoạt. Nhiều Quỹ Mở là một phần của "gia đình quỹ" do đó nhà đầu tư có thể đầu tư vào một vài Quỹ Mở phù hợp nhất với mục tiêu đầu tư cụ thể, nhưng cũng có nghĩa là nhà đầu tư có thể chuyển sang quỹ khác khi mục tiêu đầu tư của nhà đầu tư thay đổi, chuyển đổi từ một quỹ sang quỹ khác cùng thuộc nhóm được miễn phí hoặc phí rất thấp. |
4. Phù hợp với khả năng chi trả.Khoản đầu tư ban đầu vào hầu hết các quỹ đều hợp lý và các khoản đầu tư tiếp theo thường thấp hơn. Rất nhiều quỹ chỉ yêu cầu số tiền đầu tư ban đầu là 5 triệu đồng và đều đặn tối thiểu 1 triệu đồng hàng tháng sau đó. | 5. Thanh khoản. Trong trường hợp khẩn cấp mà nhà đầu tư cần sử dụng tiền từ kế hoạch tiết kiệm dài hạn của mình, việc rút một phần hoặc toàn bộ số tiền đầu tư cũng rất dễ dàng. Nhà đầu tư có thể rút tiền về chỉ trong vòng một hoặc hai tuần. | 6. Đa dạng. Quỹ Mở thường đầu tư vào các chứng khoán không tương quan. Ví dụ, một danh mục đầu tư cổ phiếu đa dạng thường nắm giữ cổ phiếu của một số công ty thuộc các ngành khác nhau. Sự đa dạng có thể giúp giảm rủi ro tiềm ẩn. |
Đầu tư vào quỹ mở
Chiến lược đầu tư: Chương trình Đầu tư Định kỳ (“SIP”)
SIP là một phương pháp thực hiện một khoản đầu tư thường xuyên và bằng nhau vào một quỹ Mở, và đặc biệt phù hợp như một sản phẩm tiết kiệm dài hạn cho nhà đầu tư ít vốn.
SIP có lợi ích từ việc trung bình giá và mang đến cho nhà đầu tư một sản phẩm tiết kiệm dài hạn có tính kỷ luật cao. Một khoản đầu tư một lần duy nhất chỉ lý tưởng khi định giá thị trường thấp tại thời điểm đầu tư, nhưng có rủi ro do được thực hiện sai thời điểm trong chu kỳ của thị trường.
Khoản đầu tư đều đặn có lợi thế là trung bình giá, tức là mua được nhiều đơn vị khi thị trường định giá thấp và mua ít đơn vị khi định giá cao. Điều này sẽ làm giảm giá mua trung bình của đơn vị quỹ Mở so với khoản đầu tư mua một lần duy nhất.
Lựa chọn Quỹ
Quỹ Mở thường được phân loại dựa trên mức độ rủi ro do sự khác biệt về chiến lược đầu tư và đặc tính chịu rủi ro của nhà đầu tư:
- Danh mục tăng trưởng thường bao gồm tỷ trọng cổ phiếu lớn hơn tỷ trọng tài sản thu nhập cố định (có thể là 100% cổ phiếu) và có rủi ro lớn hơn nhưng cũng mang lại lợi nhuận lớn hơn – đây là có thể là một khoản đầu tư ưu thế cho nhà đầu tư trẻ có khả năng chấp nhận mức rủi ro cao;
- Danh mục cân bằng thường bao gồm tỷ trọng cân bằng giữa cổ phiếu và tài sản thu nhập cố định (như 40-60% cổ phiếu và trái phiếu) và có mức rủi ro thấp hơn danh mục tăng trưởng – danh mục này phù hợp với các nhà đầu tư trung niên hoặc thận trọng;
- Danh mục bảo thủ thường bao gồm tỷ trọng tài sản thu nhập cố định lớn hơn tỷ trọng cổ phiếu (có thể là 100% trái phiếu) và có rủi ro thấp cho nên lợi nhuận mang lại cũng thấp hơn – danh mục này phù hợp với những người cao tuổi hơn và muốn khoản tiết kiệm suốt đời của mình được đảm bảo khi nghỉ hưu hoặc những nhà đầu tư không thích rủi ro.
Chúng tôi có thể kết hợp các danh mục đầu tư để tạo nên sự đa dạng về mức chịu rủi ro tương quan với lợi nhuận như được trình bày trong biểu đồ dưới dây:
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét