domain, domain name, premium domain name for sales

Thứ Hai, 26 tháng 8, 2013

PTKT: Yếu tố khối luợng

Người đọc đồ thị có một cách tiếp cận hai hướng để phân tích thị trường. Cách tiếp cận này gồm việc nghiên cứu về giá và khối lượng. Trong hai hướng này thì giá quan trọng hơn. Tuy vậy, khối lượng cung cấp sự xác nhận thứ cấp quan trọng cho diễn biến về giá trên đồ thị và thường gia tăng thêm những cảnh báo cho sự thay đổi sắp xảy đến trong xu hướng hiện tại.“Biểu đồ khối lượng giao dịch cổ phiếu là số cổ phần được giao dịch trong một khoảng thời gian nhất định”

Chúng thường được vẽ như là 1 biểu đồ khối nằm dọc trên đồ thị, khối lượng là đại diện cho mức độ hứng thú của nhà đầu tư trong mã chứng khoán đó. Nếu chứng khoán được giao dịch với khối lượng ở mức thấp thì chứng khoán đó không có sự quan tâm của nhà đầu tư. Nhưng mặt khác, nếu một cổ phiếu được giao dịch với khối lượng lớn thì nó có rất nhiều sự quan tâm đến chứng khoán đó của nhà đầu tư. 

Khối lượng chỉ đơn giản là nói cho chúng ta biết mức độ cảm xúc của sự hứng thú trong một cổ phiếu.

Thanh khoản

Biểu đồ khối lượng giao dịch cổ phiếu cho chúng ta thấy số lượng thanh khoản trên một mã cổ phiếu. Thanh khoản chỉ hiểu đơn giản là cách dễ dàng chuyển đổi giữa người đã có chứng khoán (trong) và người chưa có chứng khoán (ngoài) của một cổ phiếu.

Nếu một cổ phiếu được giao dịch với khối lượng thấp thì không có nhiều nhà đầu tư tham gia vào cổ phiếu và nó sẽ là khó khăn hơn để tìm thấy một nhà đầu tư khác để mua hoặc bán cổ phần đó. Trong trường hợp này, chúng ta sẽ nói rằng đó là kém thanh khoản.

Nếu một cổ phiếu được giao dịch với khối lượng lớn thì có nhiều nhà đầu tư tham gia vào cổ phiếu và nó sẽ được dễ dàng hơn để tìm thấy một nhà đầu tư khác để mua hoặc bán cổ phần đó. Trong trường hợp này, chúng ta sẽ nói rằng nó có thanh khoản.

Hãy nhìn vào một vài mô hình khối lượng phổ biến trên một biểu đồ cổ phiếu:
Hệ thống đào tạo và kết nối khát vọng làm giàu

Một sự đột biến về khối lượng thường có thể là dấu hiệu kết thúc của một xu hướng.

Ở đây, phía bên trái của biểu đồ, cổ phiếu này bắt đầu rơi. Khối lượng tăng lên đáng kể (đầu mũi tên màu xanh) ngày càng có nhiều nhà đầu tư cảm thấy lo lắng về sự suy giảm nhanh chóng của cổ phiếu này. Cuối cùng tất cả mọi người rút ra hết và áp lực bán kết thúc. Sự đảo ngược đã diễn ra.

Sau đó, ở giữa đồ thị, khối lượng bắt đầu tạo ra hình nón ngửa (vòng tròn màu đỏ) là nhà đầu tư bắt đầu để mất sự quan tâm đến cổ phiếu này. Không có người mua nhiều hơn để thúc đẩy giá cổ phiếu cao hơn. Sự đảo ngược sẽ diễn ra.

Ở phía bên phải của biểu đồ, khối lượng bắt đầu tăng trở lại (mũi tên màu xanh lá cây thứ hai) và sự đảo ngược sau đó đã diễn ra.

Biểu đồ này là một ví dụ tốt về xu hướng của cổ phiếu có thể đảo ngược do khối lượng cao hoặc khối lượng thấp.

Nhầm lẫn, một số nhà đầu tư nghĩ rằng cổ phiếu tăng giá với khối lượng cao có nghĩa là có người mua nhiều hơn người bán, hoặc cổ phiếu đang xuống với khối lượng cao có nghĩa là có người bán nhiều hơn người mua. Sai! Bất kể nếu nó là một ngày khối lượng lớn hay khối lượng thấp thì vẫn thể hiện sự giao dịch bình thường của người mua cho người bán.

“Bạn không thể mua một cái gì đó, trừ khi một người nào đó bán nó cho bạn và bạn không thể bán một cái gì đó, trừ khi ai đó đang mua nó từ bạn!”

Khối lượng và giá

Vì vậy, chúng ta chỉ nên sử dụng khối lượng giao dịch là đại diện cho tất cả sự quan tâm của nhà đầu tư đến một cổ phiếu. Nó càng có hữu ích hơn khi bạn kết hợp nó với đường giá. Ví dụ:

Phạm vi giá được mở rộng và khối lượng cao - Nếu một cổ phiếu có khuynh hướng hoạt động trong một phạm vi hẹp khá lâu và bất ngờ đảo ngược để phá vỡ và tạo xu thế trong phạm vi tăng giá mới với khối lượng tăng cao, sau đó chúng ta có thể kết luận rằng có mối quan tâm trong mã chứng khoán đó và nó sẽ có thể tiếp tục cao hơn.

Phạm vi giá thu hẹp và khối lượng cao - Nếu cổ phiếu có khối lượng rất cao cho ngày hôm nay, nhưng phạm vi giá lại hẹp thì đây được gọi là “nổi sóng” . Trong trường hợp này, có ý nghĩa tích lũy hoặc phân phối đang diễn ra.

Bạn đã bao giờ nghe câu nói: "khối lượng đi trước đường giá" hay chưa?

Không ít lần bạn sẽ thấy khối lượng xác nhận ngay trước khi có sự di chuyển đáng kể của đường giá của một cổ phiếu. Bạn có thể thấy rằng sự quan tâm tăng lên đang được hình thành. Trên một biểu đồ chứng khoán, những lúc khối lượng cao hơn so với ngày hôm trước. Đây là một dấu hiệu cho thấy có thể sẽ có một bước tiến quan trọng sắp tới.

Hãy xem các ví dụ này ...
Hệ thống đào tạo và kết nối khát vọng làm giàu

Cổ phiếu này tăng điểm trong ba ngày liên tiếp với khối lượng tương đối thấp. Sau đó, vào ngày thứ tư, khối lượng tăng lên đáng kể. Sự gia tăng khối lượng đã bắt đầu cho sự di chuyển đường giá theo khuynh hướng giảm điểm.
Hệ thống đào tạo và kết nối khát vọng làm giàu

Cổ phiếu này liên tục có khối lượng tương đối thấp trong một phạm vi dao động giá hẹp. Sau đó, xuất hiện ngày giao dịch đột biến tăng lên đáng kể về khối lượng. Sự gia tăng khối lượng đã bắt đầu cho sự di chuyển đường giá theo khuynh hướng tăng điểm tiếp theo.

Giải thích về khối lượng giao dịch trên một biểu đồ cổ phiếu có thể gây nên sự nhầm lẫn! Chúng ta chỉ cần nhớ rằng các hành động giá là yếu tố quan trọng nhất trên biểu đồ. Tất cả còn lại đều là thứ yếu.

Thứ Tư, 14 tháng 8, 2013

PTKT: Phân kỳ và Hội tụ

1. KHÁI NIỆM 
Hội tụ và phân kỳ là những kiến thức quan trọng trong PTKT vì chúng có mặt ở hầu hết các chỉ số thông dụng: Chỉ số xung lượng (Momentum), chỉ số sức mạnh tương đối (RSI), chỉ số trung bình động (MA), trung bình động hội tụ và phân kỳ (MACD), phương pháp phân tích khối lượng…

Nắm vững các khái niệm hội tụ và phân kỳ, chúng ta dễ dàng phát hiện được:

-Những tín hiệu cảnh báo khi thị trường thay đổi xu thế

-Các tín hiệu giao dịch, tham gia hoặc rút lui khỏi thị trường

HÌNH THÁI

Khi đường biểu diễn các chỉ số (Momentum, RSI, MACD…) di chuyển cùng chiều (tăng, giảm) với đường giá: hiện tượng hội tụ.

Khi các đường chỉ số kể trên di chuyển ngược chiều với đường giá: hiện tượng phân kỳ.

Hiện tượng phân kỳ chia ra:


-Phân kỳ dương: đường chỉ số tăng – đường giá giảm

-Phân kỳ âm: đường chỉ số giảm – đường giá tăng

TỔNG QUÁT
Chúng ta hãy theo dõi và phân tích hiện tượng phân kỳ giữa chỉ số MACD và đường giá trong ví dụ dưới đây. 

Hình 1: Hiện tượng phân kỳ giữa chỉ số MACD và đường giá


2. SỬ DỤNG

NGUYÊN LÍ:

Phát hiện được hiện tượng hội tụ, chúng ta sẽ: Duy trì được xu hướng tốt để thu lời bằng cách để cho tiền lãi tiếp tục tăng trưởng.

Phát hiện được hiện tượng phân kỳ, chúng ta sẽ: có những quyết định hợp lý (cắt lỗ, chốt lời) một cách kịp thời vì phân kỳ đóng vai trò quan trọng trong việc:

-Phát sinh các tín hiệu mua bán

-Cảnh báo thị trường sẽ đổi chiều

Phân kỳ dương báo hiệu: thị trường sẽ đổi xu hướng sang tăng

Phân kỳ âm báo hiệu: thị trường sẽ đổi xu thế sang giảm

GIAO DỊCH VỚI HỘI TỤ

Đường chỉ số và khuynh hướng giá hội tụ xác nhận xu hướng thị trường không thay đổi. Khi đó, chúng ta sẽ duy trì được vị thế giao dịch (giữ cổ phiếu) để giá cổ phiếu tiếp tục tăng.

Ở trạng thái hội tụ, giá tăng đột ngột là hợp lý. Khi đó có thể bắt đầu tiến hành giao dịch. Cụ thể, bắt đầu mua vào mỗi khi có hiện tượng điều chỉnh giá.

Lưu ý: chỉ bắt đầu giao dịch khi cả hai đường chỉ số và đường giá đồng thời tạo ra các điểm cao mới. Dứt khoát không tham gia thị trường khi chỉ có một trong hai đường kể trên tạo nên các điểm cao mới vì nhiều rủi ro, thậm chí nguy hiểm.

GIAO DỊCH VỚI PHÂN KỲ:

Thị trường trong xu hướng tăng:

Phân kỳ là tín hiệu thoát khỏi vị thế của các nhà đầu tư đã tồn tại khá lâu rồi. Khi đó hành động tốt nhất là chuẩn bị sẵn sàng mọi tư thế để kịp thời đối phó với xu hướng sắp xẩy ra.

Thị trường trong xu hướng giảm:


-Phân kỳ là dấu hiệu tiên đoán giá sẽ ổn định, điều chỉnh hoặc đảo chiều. Do đó, hành động tốt nhất lúc này là chốt lời khi đường giá phá vỡ mức ổn định hiện tại để mở đầu một xu hướng mới.

-Tóm lại, khi xuất hiện phân kỳ, giá cổ phiếu thường thay đổi. Nếu giá giảm cần hành động ngay (cắt lỗ hoặc chốt lời)
Theo: Vietstock

Thứ Ba, 13 tháng 8, 2013

Tiết lộ 3 phương pháp đầu tư của Warren Buffett

http://a8.vietbao.vn/images/vn888/hot/v2012/20120816-144622-1-C0R3.jpeg
Không ai xa lạ gì với cái tên Warren Buffett, nhà đầu tư thành công nhất thế giới với triết lý đầu tư giá trị đã đưa ông trở thành tỷ phú có tài sản lớn thứ 3 hiện nay.
Tuy nhiên, ít ai biết trường phái giá trị đã được ông sử dụng với 3 biến thể khác nhau và các chiến lược đầu tư cũng khác nhau ở 3 giai đoạn.
Giai đoạn 1: Đầu tư giá trị cổ điển
Trong giai đoạn đầu quản lý quỹ đầu tư (quỹ phòng hộ) từ 1957-1969, Buffett có 13 năm liên tiếp không thua lỗ và hiệu quả đầu tư luôn vượt trội so với mức tăng trưởng của chỉ số Dow Jones. Trong giai đoạn này chỉ số Dow Jones tăng trưởng trung bình là 7,4%, nhưng Buffett đã đem lại cho các nhà đầu tư góp vốn chung suất sinh lời là 23,8%. 
Tiet lo 3 phuong cach dau tu cua Warren Buffett
  Tốc độ tăng trưởng của chỉ số Dow Jones và tỷ suất sinh lời mà Buffett đem lại cho các nhà đầu tư góp vốn chung
Những năm mới bắt đầu sự nghiệp đầu tư, Buffett tuân thủ triệt để phương pháp đầu tư giá trị của Graham & Benjamin, phương pháp này như sau:
- Tập trung chủ yếu vào bảng cân đối kế toán của 1 công ty để cố gắng mua những cổ phiếu được định giá dưới 30-50% giá trị thực của nó.
- Bán cổ phiếu đó khi nó tăng gần đến giá trị thực, phân bổ tài sản theo nguyên tắc không bỏ chung trứng vào 1 giỏ.
Những công ty chất lượng thường ít khi được giao dịch dưới giá trị thực, nên giai đoạn này ông thường mua những cổ phiếu “dỏm”, cổ phiếu vốn hóa không cao và bị thị trường định giá quá xa dưới giá trị thực.
Ông áp dụng sách lược này khoảng 20 năm đầu tiên, chọn cổ phiếu bị thị trường bán “ khuyến mãi” thấp 50% so với giá trị thực, giữ khoảng 5 năm rồi bán ra. Chiến lược này đem đến cho ông lợi nhuận trung bình 20% mỗi năm, bất chấp thị trường chung tốt hay xấu.
Giai đoạn 2: Thời hoàng kim của Buffett
Giai đoạn 1 đã biến Buffett trở thành triệu phú, nhưng giai đoạn 2 mới là giai đoạn thăng hoa của Buffett và khiến tên tuổi của ông được biết đến trên toàn thế giới.
Giai đoạn này rơi vào 1970-1990 khi Buffett bắt đầu chuyển sang mua các cổ phiếu có vốn hóa khá lớn, nổi tiếng như Washington Post, American Express, Geico. Ông đã có 1 bước tiến dài, không còn áp dụng 100% chiến lược theo Graham nữa. Thay vào đó, ông áp dụng tư tưởng đầu tư tăng trưởng của Fisher & Munger, tập trung vào lợi nhuận lâu dài của công ty cũng như những nhân tố quan trọng khác như thương hiệu, sở hữu trí tuệ, chất lượng ban quản trị của công ty…
Chiến lược mua công ty yếu kém bị thị trường định giá quá thấp so với giá trị thực đã được thay bằng chiến lược mua 1 công ty lớn, công ty thật tốt với giá chấp nhận được và giữ lâu dài để kiếm lợi nhuận từ sự tăng trưởng của nó. 1 trong những thương vụ thành công nhất theo phương cách này đó là vụ mua Washington Post. Dưới đây là đồ thị giá của Washington Post từ lúc Buffett mua nó đến nay:
Tiet lo 3 phuong cach dau tu cua Warren Buffett

Trong khoảng hơn 35 năm, CP này đã tăng giá 160 lần chưa tính cổ tức nhận được, minh chứng cho kĩ năng đầu tư siêu phàm của ông.
Giai đoạn 3: Triết lý đầu tư hiện đại của Buffett
Giai đoạn này bắt đầu từ những năm 1990 và kéo dài đến nay. Thời gian này, Buffet đối mặt với 1 vấn đề mà các nhà đầu tư thành công đều gặp phải, đó là danh mục đầu tư của ông đã trở nên quá lớn. Vì vậy chỉ cần sự thay đổi 1% cũng có thể tạo nên những khoản lãi hoặc lỗ khổng lồ.
Vấn đề của Buffett lúc này là ông cần phải đầu tư với một lượng vốn quá lớn, vì vậy chỉ được cân nhắc những công ty vốn hóa trên 1 tỷ USD, làm ăn ổn định đồng thời phải hiểu về việc kinh doanh của công ty mục tiêu và giá mua phải được tính toán hợp lý. Nếu không có nhiều công ty đáp ứng được các tiêu chuẩn này, Buffett phải mở rộng đầu tư sang các công ty ở bên ngoài nước Mỹ.
Vì những lí do trên, Buffett điều chỉnh lại chiến lược đầu tư của ông, chấp nhuận suất sinh lời trên vốn đầu tư thấp hơn và chiến lược này chỉ dùng cho tổ chức lớn chứ không phải chiến lược lựa chọn cổ phiếu “khuyến mãi” giống giai đoạn đầu.
Vì Berkshire Hathaway luôn có sẵn nguồn tiền phải đầu tư để sinh lãi, Buffett có xu hướng lựa chọn các doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng vốn lớn, ví dụ như thương vụ mua công ty đường sắt Burlington Northern năm 2009 trị giá 26 tỉ USD hay bỏ 10,7 tỉ USD mua cổ phần IBM năm 2011. 
Bảng thống kê giá trị sổ sách của tập đoàn Berkshire Hathaway dưới đây cho thấy ở giai đoạn 3 suất sinh lời của BH đã giảm đáng kể so với 2 giai đoạn trên.
Tiet lo 3 phuong cach dau tu cua Warren Buffett

Thực tế ở TTCK Việt Nam gần đây, sự tung hoành của các cổ phiếu vốn hóa nhỏ thua lỗ, dễ làm giá cùng với xu hướng hiện tại ứng dụng phân tích kĩ thuật nhiều hơn khiến cho trường phái cơ bản và đầu tư giá trị không còn hợp thời với nhiều nhà đầu tư.
Tuy nhiên, sự tăng giá ổn định của cổ phiếu vẫn chịu rất nhiều tác động từ mặt cơ bản và giá trị cốt lõi của công ty đó. Vì vậy phương pháp đầu tư giá trị vẫn rất đáng để các nhà đầu tư nghiên cứu,  luyện tập để có thể kiếm được lợi nhuận lâu dài, ổn định và thành công trên TTCK Việt Nam.
                                       Tổng hợp: Duy Viết

Thứ Sáu, 2 tháng 8, 2013

Phân tích kĩ thuật (P3)

Mẫu hình giá là sự tổng hợp thông tin về cổ phiếu trong 1 giai đoạn để từ đó đưa ra những tín hiệu về tăng trưởng hoặc điều chỉnh về giá trong tương lai.Các nhà phân tích sử dụng các mẫu hình này để xác định xu thế hiện tại và xu thế đảo chiều nhằm tiến hành mua hay bán
Phân tích mẫu hình Tam giác (Triangles)
 
Có thể bạn đã chú ý rằng mẫu hình được đặt tên không khó để tưởng tượng ra. Điều này không ngoại lệ với các mẫu hình tam giác, một cách rõ ràng là nó tạo nên hình dạng của một tam giác. Cấu thành cơ bản của mẫu hình này là sự hội tụ của hai đường xu hướng – ngang, dốc lên hoặc dốc xuống – với giá chứng khoán di chuyển giữa hai đường xu hướng.
 
Có 3 loại mẫu hình tam giác, chúng khác nhau trong cấu thành và ý nghĩa:  tam giác cân, tam giác hướng xuống và tam hướng lên
 
Mẫu hình tam giác cân (Symmetrical triangle)
 
Mẫu hình tam giác cân chủ yếu được xem là mẫu hình tiếp diễn, nó báo hiệu một giai đoạn củng cố trong một xu hướng được theo sau bởi sự tiếp tục xu hướng trước đó. Nó được tạo thành bởi sự hội tụ của đường kháng cự hướng xuống và đường hỗ trợ hướng lên. Hai đường xu hướng này trong cấu tạo tam giác này có một độ dốc tương đồng hội tụ tại một điểm được gọi là đỉnh tam giác. Giá chứng khoán sẽ bật lên giữa những đường xu hướng này, hướng về đỉnh và phá vỡ theo cùng xu hướng trước đó.
 
Nếu trước đó là một xu hướng giảm giá, sự tập trung ở sự phá vỡ dưới đường hỗ trợ hướng lên. Nếu trước đó là một xướng tăng giá, hãy tìm kiếm sự phá vỡ trên đường kháng cự hướng xuống. Tuy nhiên, mẫu hình này không luôn đưa đến sự tiếp tục xu hướng trước đó. Sự phá vỡ theo hướng ngược lại xu hướng trước sẽ báo hiệu việc thiết lập một xu hướng mới.
 
 
Trên đây là một ví dụ mẫu hình tam giác cân, theo trước là một giai đoạn tăng giá. Phần đầu  của mẫu hình này là sự tạo ra một đỉnh trong xu hướng tăng giá, sau đó bán hạ giá đến một đáy. Tiếp đó giá di chuyển sang một đỉnh khác mà đỉnh này thấp hơn đỉnh đầu tiên và lại bán tháo ở một đáy mà đáy này cao hơn đáy trước. Từ đó  các đường xu hướng có thể được vẽ, sẽ tạo ra đỉnh tam giác. Giá sẽ tiếp tục di chuyển giữa những đường này cho đến khi phá vỡ.
 
 
Mẫu hình này hoàn tất khi giá vượt ra khỏi tam giác – tìm kiếm một sự gia tăng khối lượng trong hướng đã phá vỡ. Mẫu hình này cũng rất dễ quay đầu  trở lại đường hỗ trợ hoặc kháng cự trước đó, đường này chỉ phá vỡ xuyên qua, vì vậy cần cẩn trọng khi quan sát mức này nếu nó phá vỡ thực sự.
 
Mẫu hình tam giác hướng lên (Ascending triangle)
 
Mẫu hình tam giác hướng lên là một mẫu hình tăng giá, cung cấp chỉ báo rằng giá chứng khoán sẽ tăng lên khi hoàn tất mẫu hình. Mẫu hình được tạo thành bởi hai đường xu hướng: một đường xu hướng ngang là một điểm kháng cự và một đường xu hướng tăng hoạt động với tư cách hỗ trợ giá.
Giá chứng khoán di chuyển giữa những đường xu hướng này cho đến khi nó phá vỡ lên phía trên. Điển hình cho mẫu hình này sẽ một giai đoạn tăng giá trước đó, tạo nên mẫu hình tiếp diễn; tuy nhiên, nó có thể thấy trong giai đoạn giảm giá.
 
 
Như đã thấy trên đây, giá di chuyển từ mức giá cao mà gặp kháng cự dẫn đến bán ở mức giá thấp. Sau đó là một sự di chuyển giá cao hơn,kiểm nghiệm mức kháng cự trước đó. Khi thất bại trong việc vượt qua mức kháng cự, chứng khoán môt lần nữa bán giá thấp – nhưng ở mức cao hơn. Điều này tiếp tục cho đến khi giá di chuyển trên mức kháng cự hoặc mẫu hình thất bại.
 
Điều đáng chú ý của mẫu hình này là đường hỗ trợ hướng lên, cung cấp một chỉ báo rằng những người bán đang bắt đầu rời bỏ chứng khoán. Sau khi những người bán bị đẩy khỏi thị trường, những người mua có thể chấp nhận mức giá vượt qua mức kháng cự và tiếp tục xu hướng đi lên.
 

 
Mẫu hình hoàn tất khi phá vỡ phía trên mức kháng cự, nhưng nó có thể thất bại dưới đường hỗ trợ (vì phá vỡ mẫu hình), vì vậy hãy cẩn trọng khi tham gia vào thị trường trước điểm phá vỡ.
Mẫu hình tam giác hướng xuống (Descending triangle)
 
Mẫu hình tam giác hướng xuống ngược lại với mẫu hình tam giác hướng lên, nó cung cấp tín hiệu giảm giá đối với các nhà phân tích biểu đồ, khuyến nghị rằng giá sẽ có khuynh hướng giảm khi hoàn tất mẫu hình. Mẫu hình tam giác hướng xuống được cấu thành bởi đường hỗ trợ nằm ngang và một đường kháng cự dốc xuống.
 
Tương tự như mẫu hình tam giác hướng lên, mẫu hình này nhìn chung được xem là mẫu hình tiếp diễn, khi trước đó là một giai đoạn giảm giá. Nhưng nó có thể được tìm thấy trong một xu hướng tăng
 
 
Phần đầu của mẫu hình này là sự giảm giá xuống đến đường hỗ trợ, rồi đẩy lên mức giá cao. Sự di chuyển tiếp theo là xác nhận lần thứ hai tại đường hỗ trợ trước và một lần nữa đẩy giá chứng khoán cao hơn – nhưng lần này đến mức giá thấp hơn mức giá trước đó. Điều này được lặp lại cho đến khi giá không thể giữ ở đường hỗ trợ và rơi xuống bên dưới, tiếp tục xu hướng giảm giá.
 
Mẫu hình này chỉ ra rằng người mua đang cố gắng mua chứng khoán giá cao, nhưng tiếp tục gặp kháng cự. Sau một vài nỗ lực đẩy giá lên cao hơn, người mua yếu thế và người bán áp đảo đẩy giá giảm xuống.
 
Phân tích mẫu hình cờ hiệu và cờ đuôi nheo :
 
Mẫu hình cờ hiệu và cờ đuôi nheo là hai mẫu hình củng cố xu hướng. Cả hai tương đồng gần gũi nhau, chỉ khác nhau về hình dạng trong thời gian củng cố của mẩu hình. Đó là lý do cờ hiệu và cờ đuôi nheo thường được sử dụng hoán đổi nhau. Cờ hiệu là một hình chữ nhật, trong khi đó cờ đuôi nheo trông một cái tam giác hơn.
 
Cả hai mẫu hình đó hình thành khi theo sau sự di chuyển giá rõ rệt là chuyển động giá đi ngang thông thường, đó là cờ hiệu hoặc là cờ đuôi nheo. Mẫu hình hoàn thành khi có sự phá vỡ giá cùng hướng với sự di chuyển của giá ban đầu. Theo dõi di chuyển sẽ thấy sự di chuyển giống nhau rõ ràng theo cùng hướng với hướng di chuyển trước khi hình thành mẫu hình. Hoàn thành di chuyển của mẫu hình- từ sự di chuyển đầu tiên đến sự di chuyển cuối cùng- được biết như là một cái cột cờ.
 
Cờ hiệu và cờ đuôi nheo được xem là đang bay ở vị trí rũ xuống, với cự ly di chuyển của giá ban đầu xấp xỉ với sự di chuyển lên của giá. Lý do hình thành những mẫu hình đó là sau một sự di chuyển lớn của giá, thị trường củng cố hay còn gọi là thị trường lưỡng lự, trước khi tiếp tục xu hướng ban đầu.
 
Cờ hiệu
 
Mẫu hình cờ hiệu hình thành một cái giống như hình chữ nhật. Hình chữ nhật đó hình thành bởi hai đường xu hướng song song, hai đường đó đóng vai trò hỗ trợ và kháng cự cho giá cho đến khi giá bị phá vỡ. Nhìn chung, cờ hiệu sẽ không nằm ngang hoàn toàn  mà nó sẽ có những đường xu hướng có độ dốc.
 
 
Nhìn chung, độ dốc của cờ hiệu di chuyển theo hướng ngược lại với sự di chuyển của giá ban đầu. Nên nếu giá ban đầu tăng thì cờ hiệu sẽ dốc xuống.
 
Dấu hiệu mua hay bán được hình thành cùng lúc với khi giá bứt qua ngưỡng hỗ trợ hoặc kháng cự, và tiếp tục xu hướng trước đó. Điểm phá vỡ  sẽ vào lúc khối lượng lớn hơn để cải thiện tín hiệu mẫu hình.
 
Cờ đuôi nheo
 
Mẫu hình cờ đuôi nheo tạo thành cái giống như một tam giác đối xứng tại chỗ hội tụ của đường hỗ trợ và đường kháng cự. Mẫu hình cờ đuôi nheo không nhất thiết  đi theo quy luật của mẫu hình tam giác, cái mà nó phải xác nhận lại mỗi đường hỗ trợ  và kháng cự nhiều lần. Hướng của cờ đuôi nheo không quan trọng như hướng của cờ hiệu nhưng cờ đuôi nheo nhìn chung nằm ngang.
 
 
Ý tưởng chung
 
Trong khi cái niệm xu hướng đi ngang của 2 mẫu hình là khác nhau, bản chất của chúng lại giống nhau. Nó có sự di chuyển giá mạnh mẽ cùng chiều với sự di chuyển giá ban đầu.
 
Đặc thù, các mẫu hình này cần ít thời gian tạo thành hơn trong suốt khuynh hướng giảm hơn là khuynh hướng tăng. Nhìn chung, chúng là loại mẫu hình ngắn hạn kéo dài từ 1 đến 3 tuần, nhưng có thể được tạo thành trên thời kỳ dài hơn.
 
Khối lượng là công cụ tốt nhất nhận biết điểm phá vỡ. Chúng ta nên xem xét khi khối lượng tập trung nhiều nhất. Giá mục tiêu bằng cái cột cờ cộng với điểm phá giá. Ví dụ như nếu sự di chuyển lên của giá trước khi hình thành mẫu hình là từ 30$ đến 40 $ thì giá mục tiêu từ điểm phá giá 38$ sẽ là 48$( 10$+38$).
 
Phân tích mẫu hình cái nêm
 
Mẫu hình cái nêm báo hiệu một sự đảo chiều xu hướng, được tạo thành bên trong mẫu hình. Mẫu hình cái nêm đồng dạng về cấu trúc với mẫu hình tam giác cân. Nó có hai đường xu hướng, một là hỗ trợ, hai là kháng cự.
 
Điểm khác nằm ở chỗ mẫu hình cái nêm là mẫu hình dài hạn. Nó kéo dài từ 3 đến 6 tháng. Nó vẫn có hai đường xu hướng hội tụ. Hai đường này nghiêng theo cùng một hướng, hoặc cùng lên hoặc cùng xuống. Điều này cũng khác với hình thức đường xu hướng của mẫu hình tam giác.
 
Có hai kiểu mẫu hình cái nêm chính – hướng xuống và  hướng lên – khác nhau về độ dốc toàn diện của mẫu hình. Một mẫu hình cái nêm hướng xuống thì dốc xuống, trong khi đó một mẫu hình cái nêm hướng lên thì nghiêng lên trên.
 
Mẫu hình cái nêm hướng xuống
 
Mẫu hình cái nêm hướng lên thông thường là mẫu hình báo hiệu tăng giá cổ phiếu. Chúng ta có thể sẽ thấy giá phá vỡ đi lên qua mẫu hình và di chuyển thành một xu hướng lên. Hai đường xu hướng của mẫu hình này đồng quy hướng xuống với giá đang ở trong xu hướng giảm.
   
Mẫu hình cái nêm hướng xuống
 
Theo hình trên, người ta có thể thấy rằng mẫu hình cái nêm giống với mẫu hình tam giác, sự di chuyển của giá nằm giữa hai đường xu hướng.
 
Một điều khác có thể thấy trong mẫu hình cái nêm hướng xuống là đường kháng cự có độ dốc rõ ràng hơn đường hỗ trợ trong cấu trúc của mẫu hình. Rõ ràng là đường hỗ trợ thấp hơn ít dốc hơn trong mẫu hình, nó báo hiệu rằng sức ép bán ra đang giảm dần vì người bán gặp khó khăn khi đẩy giá xuống.
 
Sự di chuyển của giá trong mẫu hình cái nêm xác nhận trên hai đường xu hướng tối thiểu là 2 lần trong giai đoạn của mẫu hình. Càng nhiều lần xác nhận ở mỗi đường, đặc biệt cuối kháng cự, chất lượng mẫu hình được càng tăng lên.
 
Tín hiệu mua tạo thành khi giá phá đường kháng cự đi lên. Sự di chuyển bứt phá đó khi khối lượng lớn hơn. Nhưng vì bản chất dài hạn của mẫu hình, thật quan trọng là giá có sự kết thúc liên tục phía trên đường kháng cự.
 
Mẫu hình nêm hướng lên
 
Ngược lại, mẫu hình cái nêm hướng lên là mẫu hình giá xuống, nó báo hiệu chứng khoán có thể theo hướng giảm giá. Cả hai đường xu hướng của mẫu hình này hội tụ nghiêng theo hướng lên.
 
 
Sự di chuyển của giá nằm giữa hai đường xu hướng hội tụ. Khi giá di chuyển đến mũi nhọn của mẫu hình thì sự dao động suy giảm. Một sự di chuyển dưới đường hỗ trợ nên được xem xét  bởi các nhà đầu tư như là một sự đảo chiều trong xu hướng tăng.
 
Khi sức mua yếu đi (thể hiện họ không khả năng mua ở giá cao hơn), người bán bắt đầu chiếm thế thượng phong. Mẫu hình kết thúc khi giá xuống dưới đường hỗ trợ, người bán kiểm soát chứng khoán.  
 
Phân tích các mẫu hình đáy tròn (Round Bottoms)
 
 
Một đáy tròn còn gọi là đáy đĩa, là một mẫu hình đảo chiều dài hạn, báo hiệu cho thay đổi từ một xu hướng giảm sang một xu hướng tăng. Mẫu hình này tồn tại ở bất cứ nơi đâu kéo dài từ vài tháng đến vài năm. Vì tầm nhìn dài hạn của những mẫu hình này và các thành phần của nó nên tín hiệu và cấu thành của những mẫu hình này khó nhận biết hơn các mẫu hình đảo chiều khác.
 
Một mẫu hình đáy tròn giống như mẫu hình cốc và tay cầm (cup and handle) nhưng không có tay cầm. Cấu thành cơ bản của một đáy tròn do sự di chuyển giá xuống mức thấp, sau đó tăng lên từ mức giá thấp về điểm bắt đầu sự di chuyển giá xuống – tạo nên hình dạng giống đáy tròn.
 
Mẫu hình lẽ ra được báo trước bởi một xu hướng giảm nhưng thỉnh thoảng sẽ được báo trước bởi sự di chuyển giá đi ngang sau đó tạo nên một xu hướng giảm. Điểm bắt đầu của đáy tròn (phần bên trái nó) thường do một đỉnh trong xu hướng giảm,  theo sau là một sự lao dốc của giá đến một mức thấp dài hạn mới.
 
Khoảng cách thời gian từ đỉnh ban đầu đến đáy dài hạn được cho là nửa khoảng cách của đáy tròn. Điều này cho các nhà phân tích biểu đồ một ý tưởng về thời gian mẫu hình sẽ kéo dài hoặc khi nào thì mẫu hình được mong đợi sẽ hoàn tất, với sự phá vỡ đi lên. Ví dụ, nếu nửa đầu tiên của mẫu hình là một năm thì tín hiệu sẽ không được thiết lập cho tới một năm sau đó.
 
Theo quan điểm về chất lượng mẫu hình, hai giai đoạn của đáy tròn giống nhau về độ dài. Nếu giá tăng quá nhanh từ đáy đến đỉnh trước thì sức mạnh của mẫu hình sẽ giảm xuống. Điều này không có nghĩa là chúng không bằng nhau, nhưng xu hướng nên mô tả bằng hình cốc trên biểu đồ.
 
Cách mà giá dich chuyển từ đỉnh xuống đáy và từ đáy lên đỉnh lần thứ hai có thể gây ra một vài nhầm lẫn vì bản chất dài hạn của mẫu hình có thể cho thấy một vài sự di chuyển giá khác nhau. Sự di chuyển giá không nhất thiết theo đường thẳng nhưng thường sẽ có nhiều bước lên và xuống. Tuy nhiên, hướng chung của sự di chuyển giá  (lên hoặc xuống) là quan trọng, phụ thuộc vào giai đoạn của mẫu hình.
 
Khối lượng là một trong những thước đo xác nhận quan trọng nhất cho mẫu hình này, khối lượng phải cao ở đỉnh ban đầu (hoặc điểm bắt đầu mẫu hình) và yếu dần khi sự di chuyển xuống thấp. Khi giá di chuyển ra khỏi đáy đến mức giá được thiết lập tại đỉnh ban đầu, khối lượng phải tăng lên.
 
Điểm phá vỡ trong mẫu hình phải kèm theo một khối lượng gia tăng lớn, điều này giúp củng cố tín hiệu tạo lập bởi điểm phá vỡ. Khi giá di chuyển lên đỉnh được thiết lập tại điểm bắt đầu mẫu hình, xu hướng đi xuống được xem xét đã đảo chiều và một tín hiệu mua được thiết lập.

Phân tích kĩ thuật (P2)

Mẫu hình giá là sự tổng hợp thông tin về cổ phiếu trong 1 giai đoạn để từ đó đưa ra những tín hiệu về tăng trưởng hoặc điều chỉnh về giá trong tương lai.Các nhà phân tích sử dụng các mẫu hình này để xác định xu thế hiện tại và xu thế đảo chiều nhằm tiến hành mua hay bán

Phân Tích Mẫu Hình: Cốc Và Tay Cầm
 
Mẫu hình “Cốc và tay cầm” có hình dạng giống như một chiếc tách trà được vẽ trên đồ thị. Đây là một mẫu hình củng cố xu hướng tăng, tại đó khi mà xu hướng tăng bị chững lại, và giao dịch bắt đầu giảm xuống, tạo đáy rồi tiếp tục chiều hướng tăng đến khi hoàn thành mẫu hình. Mẫu hình giá này có thể kéo dài từ vài tháng đến một năm, nhưng nói chung hình thức thì không thay đổi.
 
Trước mẫu hình “Cốc và tay cầm” là một xu hướng tăng, sau đó giá đi vào mẫu hình thì bắt đầu giảm. Sự giảm này là phần đầu tiên của mẫu hình. Sau khi giảm, giá cổ phiếu bắt đầu đi ngang và không theo một xu hướng nào rõ ràng. Phần tiếp theo của mẫu hình là một đà tăng nối tiếp đợt tăng đầu tiên làm tiền đề cho mẫu hình. Phần cuối của mẫu hình, được gọi là “tay cầm”, là một xu hướng giảm tương đối nhỏ trước khi mà giá cổ phiếu lại tiếp tục đà tăng của nó.
VN-Index: Cơ hội ở “tay cầm” (1)
 
Những yếu tố cấu thành của mẫu hình “Cốc và Tay Cầm”
 
Có rất nhiều yếu tố cấu thành mẫu hình “Cốc và Tay Cầm” có thể được xem là tín hiệu định giá tiềm năng. Đầu tiên, một xu hướng tăng trước khi mẫu hình được hình thành là vô cùng quan trọng. Có thể nói ngắn gọn là nếu đà tăng trước đó càng lớn bao nhiêu, thì khả năng phá vỡ mẫu hình càng thấp khi mẫu hình hoàn tất. Có rất nhiều giai đoạn cổ phiếu tăng giá trước khi tạo lập chiếc cốc, nó cũng làm yếu đi khả năng cho sự tăng giá sau này của mẫu hình.
 
 
Cấu trúc của chiếc cốc cũng rất quan trọng, nó phải tạo thành một hình bán nguyệt hoàn chỉnh. Lý do là vì mẫu hình này là một tín hiệu hợp nhất trong một xu hướng, tại đó những nhà đầu tư thiếu niềm tin sẽ rời khỏi thị trường, trong khi những nhà đầu tư kiên quyết và những người mua mới sẽ ở lại. Nếu hình dạng của chiếc cốc quá hẹp(quá nhanh), nó không thật sự phải là một giai đoạn củng cố cho xu hướng đi lên sau đó và vì thế cũng làm cho tín hiệu tiềm năng trước đó trở nên suy yếu.
 
Chiều cao của chiếc cốc:
 
Một mẫu hình Cốc và Tay cầm chính thống sẽ có chiều cao từ 1/3 đến 2/3 kích thước của giai đoạn tăng trước đó, tùy thuộc vào biến động thị trường. Giả sử xu hướng tăng trước khi bắt đầu mẫu hình là $10 đến $35 thì chiều cao của chiếc cốc sẽ dao động từ $8(xấp xỉ $25 x 33%) đến $16 (xấp xỉ $25 x 66%). Chiều cao của chiếc cốc cũng được dùng để xác định giá mục tiêu ngay sau khi đồ thị vừa phá vỡ tay cầm.
 
Tay Cầm
 
Một yếu tố quan trọng thứ hai cần phải kể đến là tay cầm, được tạo thành cuối mẫu hình. Như đã đề cập trước đó, tay cầm là phần đồ thị đi xuống của giá cổ phiếu ngay sau đợt tăng giá nằm ở bên phải chiếc cốc. Theo nguyên tắc thì kích thước phần tay cầm sẽ dao động khoảng 1/3 mức tăng bên phải chiếc cốc. Trong giai đoạn giảm này có thể vẽ được một đường xu hướng và đó là tín hiệu giá sẽ phá vỡ mức kháng cự. Một sự thay đổi nhỏ của giá cổ phiếu trong xu hướng giảm là một tín hiệu báo trước sự tăng giá sắp bắt đầu.
 
Có một tín hiệu phá vỡ kháng cự tích cực hơn, đó là khi giá tại điểm phá vỡ kháng cự cao hơn hai đỉnh của chiếc cốc. Điều đó cho thấy tỉ lệ thành công của mẫu hình là rất cao và nó báo hiệu một đợt hồi phục giá vững chắc.
 

 
Cũng giống như hầu hết các mẫu hình, khối lượng giao dịch đóng vai trò rất quan trọng trong việc xác nhận mẫu hình có khả thi hay không. Một lần nữa, thời điểm quan trọng nhất cần chú ý là điểm phá vỡ kháng cự. Khối lượng giao dịch càng lớn càng cho thấy rõ xu hướng tăng sẽ tiếp tục. Điển hình là trong mẫu hình Vai đầu vai, giá cũng quay lại kiểm chứng tại mức hỗ trợ.
 
“Cốc và Tay cầm” là một mẫu hình được kiểm chứng theo thời gian và nó giúp các nhà đầu tư có những khoản lợi nhuận lớn. Mặc dù mẫu hình không đưa ra những tín hiệu chính xác tuyệt đối nhưng cũng giúp chỉ ra những vùng tích cực mà các nhà đầu tư có thể giao dịch cổ phiếu.
 
Phân tích mẫu hình hai đỉnh (Double Top) và mẫu hình hai đáy (Double Bottom)
 
Mẫu hình hai đỉnh và hai đáy là cặp mẫu hình điển hình của phân tích kỹ thuật mà cái tên cũng đã giúp chúng ta hình dung phần nào.  Cặp mẫu hình này miêu tả đường giá đang tiếp tục xu hướng hiện tại, nhưng sau đó bị đảo chiều và một xu hướng mới bắt đầu. Hình dạng của biểu đồ tương tự như chữ “W” (đối với mẫu hình hai đáy) và chữ “M” (đối với mẫu hình hai đỉnh).
 
Mẫu hình hai đỉnh 
 
Mẫu hình hai đỉnh thông thường được tìm thấy ở vùng đỉnh của xu hướng tăng, nó cho thấy có một giai đoạn tăng trưởng trước đó đã làm mất niềm tin của người mua. Khi mẫu hình này được tạo lập và hoàn thành, xu hướng có tín hiệu đảo chiều, và giá cổ phiếu được nhận định là sẽ xuống thấp hơn.
 
Giai đoạn đầu tiên của mẫu hình này là sự tạo thành đỉnh của xu hướng tăng, sau đó chạm mức kháng cự và sẽ giảm giá xuống mức hỗ trợ. Trong giai đoạn kế tiếp, đường giá quay lại mức kháng cự ban đầu rồi xuống mức hỗ trợ để tạo đỉnh thứ hai. Sau khi kết thúc mẫu hình, cổ phiếu sẽ phá vỡ hỗ trợ và rớt giá, đánh dấu sự khởi đầu cho một xu hướng giảm.
 
Đỉnh thứ hai không nhất thiết phải chạm ngưỡng kháng cự nhưng tỉ lệ thành công của mẫu hình sẽ cao hơn nếu như nó gần với đỉnh thứ nhất. Khi sử dụng mẫu hình, các nhà đầu tư nên đợi đến khi giá phá vỡ mức hỗ trợ thì nên tham gia vào thị trường. Giao dịch trước khi có tín hiệu có thể gây ra những kết quả tồi tệ, bởi vì có khả năng đảo chiều xu hướng và đường giá sẽ tiếp tục xu hướng tăng ở giai đoạn sau đó.
 
 
 
Mẫu hình này miêu tả một cuộc thương chiến giữa người bán và người mua. Những người mua thì luôn cố gắng đẩy giá cổ phiếu lên cao nhưng phải đối mặt với kháng cự kìm hãm sự tăng giá. Sau một vài lần nỗ lực, nhóm những người mua sẽ nản lòng và bỏ cuộc, và thời điểm đó chính là lúc nhóm những người nắm giữ cổ phiếu bắt đầu bán ra, hỗ trợ hình thành xu hướng giảm.
 
Chúng ta cũng không thể bỏ qua khối lượng giao dịch được bởi nó rất quan trọng khi xem xét giá cổ phiếu có dấu hiệu phá vỡ hỗ trợ hay không. Cũng như những mẫu hình khác, đừng lo lắng nếu giá quay lại test (kiểm chứng) tại mức hỗ trợ trước đó.
 
Mẫu hình hai đáy
 
Mẫu hình hai đáy trái ngược hoàn toàn với mẫu hình hai đỉnh. Nó đảo chiều xu hướng giảm sang xu hướng tăng, với hình dạng đồ thị giống hình chữ “W”.
 
Mẫu hình hai đáy tạo thành khi mà xu hướng giảm tạo một đáy mới trong chu kỳ biến động. Đồ thị giá đang trong đà giảm tìm mức hỗ trợ để giá không rớt xuống thấp hơn. Khi mà đồ thị chạm mức hỗ trợ bật lên và tạo một đỉnh mới, đó chính là mức kháng cự. Giai đoạn tiếp theo là một đợt giảm giá quay lại mức hỗ trợ trước đó. Hai lần chạm mức hỗ trợ này hình thành hai đáy của mẫu hình.Sau đó, đồ thị giá bắt đầu đi lên. Sự đảo chiều được xác định khi mà giá phá vỡ mức kháng cự đã được tạo trước đó.
 
Nhớ rằng giá cổ phiếu phải vượt qua đường hỗ trợ trong đợt giảm và khối lượng giao dịch phải lớn thì sự đảo chiều mới vững chắc. Cũng giống như mẫu hình hai đáy, đừng ngạc nhiên nếu đồ thị quay lại  test tại điểm giá phá vỡ để tạo một mức hỗ trợ mới cho xu hướng tăng. 
 
Giá mục tiêu và những đợt điều chỉnh:
 
Việc xác định giá mục tiêu một khi có tín hiệu mua bán là vô cùng quan trọng. Trong hai trường hợp của mẫu hình hai đỉnh và hai đáy, giá mục tiêu ban đầu được tính bằng khoảng cách giữa hai mức kháng cự và hỗ trợ.
 
Ví dụ , khảo sát một mẫu hình hai đỉnh, giá đang trong đà tăng và đạt đỉnh $50, sau đó giảm xuống $40, tạo mức hỗ trợ. Khi đó, mức giá mục tiêu đầu tiên được xác định là $30($40-$10).
 
Thông thường trong phân tích kỹ thuật, chúng ta mong đợi một mẫu hình lý tưởng, nhưng những mẫu hình trên thực thế không phải lúc nào cũng chính xác như vậy. Trong cả hai mẫu hình, có một điều cần phải nhớ là giá quay về test lần thứ hai không nhất thiết phải bằng giá test lần thứ nhất.
 
 
 
Một vấn đề nữa là nếu đáy hay đỉnh thứ hai phá vỡ mức hỗ trợ hoặc kháng cự được tạo ra trước đó thì đó là tín hiệu giá sẽ tiếp tục xu hướng ban đầu, chứ không đảo chiều. Nhưng nếu trường hợp này xảy ra, cũng đừng vội từ bỏ mẫu hình, vì thực tế cũng có những mẫu hình như vậy.
 
Nếu như giá cổ phiếu đã vượt lên sau lần test đầu tiên, hãy xem xét những sự thay đổi của khối lượng giao dịch, nó cũng là một trong những dấu hiệu đáng lưu ý. Ví dụ, trong lần test thứ hai của đồ thị Double Bottom, nếu đường giá xuống thấp hơn mức hỗ trợ với khối lượng giao dịch lớn, đó là tín hiệu giá sẽ tiếp tục xu hướng cũ và không đổi chiều. Còn ngược lại khối lượng giao dịch kém thì đó là những nỗ lực cuối cùng của xu hướng giảm, sau đó sẽ đảo chiều.
 
Mẫu hình hai đỉnh và hai đáy là những mẫu hình đảo chiều điển hình có thể giúp các nhà đầu tư nhận ra tín hiệu mua và bán. Nhưng cũng phải thận trọng vì những mẫu hình này có thể thất bại. , giao dịch sẽ được thực hiện khi mà đường hỗ trợ hay kháng cự bị phá vỡ.
 
Mẫu hình ba đỉnh và  ba đáy (Triple Tops And Bottoms)
 
Mẫu hình ba đỉnh và ba đáy là mẫu hình đảo chiều xu hướng, được thiết lập khi chứng khoán nỗ lực di chuyển qua  đường hỗ trợ và kháng cự theo xu hướng đang chiếm ưu thế.
 
Mẫu hình này cho thấy nỗ lực của thị trường dịch chuyển chứng khoán theo hướng nào đó. Sau ba nỗ lực thất bại, người mua ( mẫu hình ba đỉnh) và người bán( mẫu hình ba đáy) chịu thua, và nhóm đối lập trong thị trường giữ chứng khoán và đẩy nó xuống hoặc lên.
 
Mẫu hình ba đỉnh
 
Mẫu hình đảo chiều xu hướng giảm này được hình thành khi cổ phiếu đang đi lên xác nhận một mức 3 lần kháng cự giống nhau mà không phá vỡ giá. Mỗi lần xác nhận mức kháng cự, giá lại rớt xuống vùng hỗ trợ như nhau. Sau ba lần giảm xuống mức hỗ trợ, mẫu hình hoàn tất khi giá rớt xuống qua khỏi đường hỗ trợ, giá được mong đợi sẽ di chuyển theo xu hướng giảm.
 
 
Bước đầu tiên trong mẫu hình là tạo một xu hướng lên và bị chững lại do sức áp bán ra, từ đó tạo thành mức kháng cự. Sức ép bán ra làm giá giảm cho đến khi nó tìm thấy đường hỗ trợ, khi đó người mua quay lại thị trường. Sức mua đẩy giá quay trở lại vùng kháng cự trước đó. Một lần nữa, người bán lại tham gia vào thị trường và đẩy giá về mức hỗ trợ.
 
Sự di chuyển lên xuống được lặp lại ba lần. Nhưng lần này thì người mua từ bỏ sau 3 lần giảm giá, người bán giành quyền kiểm soát cổ phiếu. Giá di chuyển qua mức hỗ trợ theo chiều hướng đi xuống.
 
Mẫu hình có thể khó phát hiện trong giai đoạn đầu vì ban đầu nó trong giống mẫu hình 2 đỉnh. Điều quan trọng nhất ở đây là người ta mong đợi giá qua mức kháng cự trước khi tham gia vào chứng khoán, khi đó chứng khoán thậm chí có thể kết thúc bứt lên.
 
Trong sự tạo thành mẫu hình ba đỉnh, mỗi lần xác nhận mức kháng cự kết thúc có thể được đánh dấu bởi sự suy giảm khối lượng ở mỗi đỉnh nhọn liền kề. Và một lần nữa, khi giá phá vỡ mức hỗ trợ bên dưới, nó có thể di kèm với khối lượng tăng cao.
 
Giá mục tiêu dựa vào kích thước mẫu hình và khoảng cách giữa hai mức kháng cự và hỗ trợ. Giá mục tiêu bằng điểm phá vỡ cộng với chiều cao mẫu hình.
 
Mẫu hình ba đáy
 
Mẫu hình đảo chiều tăng giá có đầy đủ những thuộc tính tương tự mẫu hình ba đỉnh nhưng lại báo hiệu sự đảo chiều xu hướng giảm. Mẫu hình ba đáy thể hiện cổ phiếu đang giao dịch trong xu hướng giảm và nỗ lực giảm qua mức hỗ trợ ba lần, và sau đó quay lại mức kháng cự. Sau nỗ lực thứ ba đẩy giá thấp hơn, mẫu hình hoàn tất khi giá di chuyển qua mức kháng cự và bắt đầu tăng.
 
TRIPLE BOTTOM : MẪU HÌNH 3 ĐÁY
 
 
Mẫu hình đó bắt đầu bằng một đường xu hướng giảm giá, sau đó tăng lên mức giá cao, tạo nên vùng giao dịch của mẫu hình ba đáy. Sau khi chạm đỉnh, giá một lần nữa chịu sức ép bán ra, làm giá giảm xuống vùng hỗ trợ lúc đầu. Khi đó người mua quay trở lại và đẩy giá cao trở lại.
 
Điều này được lặp lại ba lần, nhưng sau đó lại rơi xuống mức giá thấp mới, mẫu hình hoàn tất khi giá tăng qua đường kháng cự đi lên trên và bắt đầu xu hướng tăng.
 
Trong mẫu hình này, khối lượng đóng vai trò tương tự như trong mẫu hình ba đỉnh.
 
Giá mục tiêu bằng điểm phá vỡ cộng với chiều cao mẫu hình. Ví dụ chiều cao mẫu hình là 20 và điểm phá vỡ là 50 thì giá mục tiêu là 70.
 
 
Ý nghĩa đằng sau mẫu hình ba đáy, ba đỉnh
 
Trọng điểm trong việc hình thành cả hai mẫu hình là nó chấm dứt khả năng tiếp tục của xu hướng. Nó biểu thị sức ép mua hay bán đang hỗ trợ xu hướng bắt đầu suy yếu.
Mẫu hình đang báo hiệu là có sự chuyển giao trong cung cầu chứng khoán và chuyển giao giữa người mua và bán. Khi dấu hiệu đảo chiều hình thành trong mẫu hình ba đỉnh, có sự chuyển giao từ người mua cổ phiếu đang lên sang người bán cổ phiếu đang xuống.
 
Phochungkhoan.vn

Phân tích kĩ thuật (P1)

Mẫu hình giá là sự tổng hợp thông tin về cổ phiếu trong 1 giai đoạn để từ đó đưa ra những tín hiệu về tăng trưởng hoặc điều chỉnh về giá trong tương lai.Các nhà phân tích sử dụng các mẫu hình này để xác định xu thế hiện tại và xu thế đảo chiều nhằm tiến hành mua hay bán
 
 
Việc  xác định mẫu hình ( Price Pattern ) nhằm :
 
1. Xác định lợi nhuận mục tiêu của cổ phiếu 
2. Tối thiểu hóa rủi ro
3.  Xác định vùng giá mục tiêu trong các mẫu hình tăng và giảm
 
SYMMETRY TRIANGLE : MẪU HÌNH TAM GIÁC CÂN 
 
 Được hình thành sau 1 giai đoạn dao động lên xuống của giá và hội tụ tại 1 điểm.Các dao động sẽ càng ngày co hẹp tạo nên 1 tam giác đối xứng về giá.Mẫu hình phá vỡ khi có sự bứt phá theo chiều lên hoặc xuống của xu hướng.Một khi mô hình bị phá vỡ ,  các nhà đầu tư sẽ tiến hành gia nhập hoặc thoát ra khỏi thị trường
 
 
Hành động và giá mục tiêu :
 
- Tham gia hoặc thoát ra tại điểm break out mẫu hình
- Mẫu hình tam giác hướng lên : Giá mục tiêu = Điểm phá vỡ +  Chiều cao mẫu hình 
- Mẫu hình tam giác hướng xuống : Giá mục tiêu = Điểm phá vỡ  -  Chiều cao mẫu hình 
 
 
ASCENDING AND DESCENDING TRIANGLE : TAM GIÁC HƯỚNG LÊN VÀ TAM GIÁC HƯỚNG XUỐNG
 
Khi  cổ phiếu nằm trên 1 đường  xu thế tăng nhưng không thể vượt qua được vùng cản giá trước đó , khả năng đang có sự thiết lập mẫu hình tăng trưởng ASCENDING TRIANGLE ( Mẫu hình tam giác hướng lên )
 
Mẫu hình Ascending Triangle được cấu tạo bởi 1 đường Uptrend nối giữa các đáy với nhau kết hợp 1 đường kháng cự ngang thể hiện các rào cản giá trước đó.Mẫu hình cho thấy giá đang có xu hướng cố gắng bứt phá cạnh trên của tam giác để củng cố đà tăng của thị trường trước đó 
 
 
Ngược  lại khi  cổ phiếu nằm trong 1 xu thế giảm nhưng chưa phá vỡ vùng hỗ trợ hiện tại , khả năng đang có sự thiết lập mẫu hình giảm giá DESCENDING TRIANGLE ( Mẫu hình tam giác hướng xuống )
 
Mẫu hình Descending Triangle được cấu tạo bởi 1 đường Downtrend nối giữa các đỉnh với nhau kết hợp 1 đường hỗ trợ ngang thể hiện các rào cản giá trước đó.Mẫu hình cho thấy khi giá phá vỡ cạnh dưới của tam giác , xu thế giảm điểm trước đó sẽ tiếp tục
 
 
Hành động và giá mục tiêu :
 
- Mẫu hình tam giác được hoàn thành trong thời gian 3-4 tuần
- Tham gia hoặc thoát ra tại điểm break out mẫu hình
- Mẫu hình tam giác hướng lên : Giá mục tiêu = Điểm phá vỡ +  Chiều cao mẫu hình 
- Mẫu hình tam giác hướng xuống : Giá mục tiêu = Điểm phá vỡ  -  Chiều cao mẫu hình 
 
 
 
DOUBLE TOP : MẪU HÌNH 2 ĐỈNH 
 
Hành động và giá mục tiêu :
 
- Thoát ra tại điểm break out mẫu hình
 
- Giá mục tiêu = Điểm phá vỡ  -  Chiều cao mẫu hình 
 
- Chiều cao mẫu hình = Khoảng cách từ đỉnh tới đáy thiết lập gần nhất
 
 
DOUBLE BOTTOM : MẪU HÌNH 2 ĐÁY
 
Hành động và giá mục tiêu :
 
- Mua vào tại điểm break out mẫu hình
 
- Giá mục tiêu = Điểm phá vỡ  +  Chiều cao mẫu hình 
 
- Chiều cao mẫu hình = Khoảng cách từ đáy tới đỉnh thiết lập gần nhất
 
 
TRIPLE TOP : MẪU HÌNH 3 ĐỈNH
 
Hành động và giá mục tiêu :
 
- Bán ra tại điểm break out mẫu hình
 
- Giá mục tiêu = Điểm phá vỡ  -  Chiều cao mẫu hình 
 
- Chiều cao mẫu hình = Khoảng cách từ đỉnh tới đường hỗ trợ đáy gần nhất
 
 
 
TRIPLE BOTTOM : MẪU HÌNH 3 ĐÁY
 
 
Hành động và giá mục tiêu :
 
- Mua vào tại điểm break out mẫu hình
 
- Giá mục tiêu = Điểm phá vỡ  +  Chiều cao mẫu hình 
 
- Chiều cao mẫu hình = Khoảng cách từ đáy tới đường kháng cự thiết lập gần nhất
 
 
 
Nguyen Dinh
Phochungkhoan.vn