domain, domain name, premium domain name for sales

Thứ Ba, 16 tháng 12, 2014

THỊ TRƯỜNG ĐANG Ở ĐÂU VÀ CHÚNG TA PHẢI LÀM GÌ?

Đầu tiên là review tất cả những tin tức thế giới để xem nó đang giai đoạn như thế nào?
TG:
- Chiến tranh lạnh Mỹ - Nga qua khung hoảng Ukraine, nguyên nhân cũng từ mục đích chính trị 2 bên muốn kéo Ukraine về phía mình....=> Cấm vận Mỹ và EU đối với Nga, và những đáp trả của Nga trở lại. Những cấm vận này không để làm Nga ảnh hưởng quá nhiều => đánh vào mũi tên chiến lược đó chính là dầu mỏ của Nga => Làm giá dầu giảm.
Xét về mặt kinh tế thì là do Mỹ bắt đầu tăng cung khai thác dầu mỏ từ đá phiến chi phí thấp (ước tính dưới 40 usd/thùng) cộng với cầu dầu mỏ chưa cao do kinh tế phục hồi còn chậm chạm.
- Các cuộc khủng hoảng nợ, các gói kích thích kinh tế (bơm tiền của Nhật, EU, TQ...) làm giá trị các đồng tiền thay đổi => nguy cơ chiến tranh tiền tệ.
- Việc FED dừng gói QE3 và dự tính tăng lãi suất vào giữa năm 2015 làm giấy lên lo ngại đồng USD lên giá => Dòng tiền rút từ các nước phát triển quay trợ lại Mỹ.
VN:
- Sau một thời gian tích cực với chính sách lạm phát mục tiêu, cộng thêm với việc giữ ổn định tỷ giá....Chính sách vĩ mô được đánh giá là khá ổn định trong năm 2013 và 2014. Thành tựu đạt được đó chính là tỷ giá ổn định, lạm phát thấp, lãi suất thấp, kiểm soát được hoạt động đầu cơ vàng và ngoại tệ...=> Chứng khoán là kênh hấp dẫn => thị trường đi lên khá bền vững 2013.
- Tiếp tục thực hiện ổn định vĩ mô năm 2014 cộng với những điều kiện thuận lợi từ TG, chính phủ tiếp tục giữ được lạm phát, tỷ giá và lãi suất thấp hơn cả dự đoán => tạo niềm tin cho giới đâu tư làm ăn => chứng khoán lại tăng ấn tượng
- Với vụ biển Đông xảy ra quá bất giờ, tâm lý hoang mang hoảng loạn => chính phù đã có cách xử lý có lợi cho nền kinh tế trong ngắn hạn đó là không làm phức tạp thêm tình hình, giải quyết trong hòa bình (tuy về thực tế cách này không được nhiều người đồng tình) => tạo ấn tượng tốt trong mắt đầu tư nước ngoài. => FDI giải ngân mạnh...
- Ngoài những tin tức vĩ mô về khả năng ký TPP, rồi ký hiệp định FTA (với Nga, Berarus...), nới room.... thêm nữa sau vụ biển đông thì đồng loạt đưa tin về các dự án khủng ngành lọc dầu vào VN.
=> làn sóng đẩy thị trường CK lên sau vụ biển đông.
- Gần đây, sau thời gian CK làm mưa làm gió, hút hết dòng tiền dài hạn từ các kênh khác, đội lái nổi dậy và sau thời gian để đội lái say trong giấc ngủ...=> Nhà làm luật ra TT36 nhằm rút bớt dòng vốn đầu cơ ra...
- Giá dầu giảm đang từ mức hỗ trợ kinh tế phát triển, đã giảm quá mức ảnh hưởng tới cân đối ngân sách CP => Tâm lý lo sợ về sự ổn định của vĩ mô VN.
---------------
Điều đáng sợ: 
- Đầu tiên đó chính là liệu TG có rơi vào khủng hoảng như năm 1998 hay không?
- Liệu chiến tranh lạnh của Mỹ và Nga có kết thúc, liệu co bên nào chịu nhượng bộ?
- Liệu với giá dầu giảm như vậy, mất thời gian bao lâu thì khủng hoảng nợ ở các nước xảy ra?
- Liệu việc bơm tiền cảu ác nước, liệu FED nâng LS ảnh hưởng như thế nào đến nước mới nổi như VN?
- Và liệu VN có rơi vào khủng hoảng nợ công, liệu các cty dầu khí có cho LN khả quan trong năm sau?
- Liệu TQ có làm vài vụ biển Đông như năm 2014?
Kịch bản xảy ra:
- Thế giới thay đổi, do đó việc chiêu thức cũ không thể làm cùng một kết quả = >ít nhất Nga và Mỹ sẽ có nhượng bộ trọng ngắn hạn, các quốc gia sẽ tìm ra những giải pháp hạ nhiệt trong năm 2015. Và Mỹ sẽ cố gắng duy trì mức giá dầu ở dưới 70 usd/thùng để giết từ từ Nga, và cũng đủ để không bị mất cân đối NS Mỹ. => việc này xảy ra từ 2016 trở đi
- Các quốc gia sau đợt khủng hoảng nợ 2011-2012 đa số đã tìm cách đảo nợ thành công và đang tích cực tìm cách giải quyết vấn đề này. Những quốc gia mà liên quan đến dầu mỏ độ trễ khó khắn phải 2-3 năm nữa => Khủng hoảng cũng phải sau 2016
- Việc Mỹ nâng lãi suất sẽ tác động từ từ nhưng khá mạnh vào dòng vốn đầu cơ vào các nước mới nổi như VN => Cần chú ý
- VN chưa thể khó khăn về ngân sách do đã đảo nợ thành công từ các đợt phát hành trái phiếu gần đây => Khủng hoảng cũng phải sau 2016.
- Trùng Quốc tất nhiên sẽ không chịu từ bỏ tham vọng, sẽ có những động thái mạnh hơn qua thời gian. Tuy nhiên, mạnh nhất là khi TQ có dấu hiệu bất ổn => Chuyển bất ổn ra bên ngoài, dẫn đến khả năng xung đột => cũng phải 2-3 năm nữa.
----------------
 Chiến lược đầu tư:
- Dài hạn: Tóm lại, kịch bản dài hạn là đầu tư chứng khoán vẫn có thể tốt hơn 1 năm nữa. Nhưng cần chú ý những mốc thời gian quan trọng không nên đầu tư là: cuối tháng 3/2014 và giữa cuối tháng 9/2014 (giải thích sau)
- Ngắn hạn: Tạm thời tâm lý bi quan về thị trường vẫn còn, nhưng với những gì phân tích từ vĩ mô thì việc hoảng loạn này sẽ tạo ra cơ hội cho những người biết nắm bắt. Không loại trừ khả năng thị trường có thể rơi về 515 - 530. Tuy nhiên, ở kịch bản ngắn hạn vẫn cho thấy khả năng giải ngân bắt đáy ngắn hạn và dài hạn ở dưới vùng 520 tạo ra rất nhiều cơ hội.
- Giá dầu thế giới có thể tiếp tục giảm về vùng 50 USD/Thùng, từ 50-55 usd/thùng sẽ không duy trì lâu được => sức bật vượt vùng này kéo về vùng 60 usd/thùng => trùng hợp với đợt kéo chỉ số chứng khoán từ dưới 520 lên 580 trong ngắn hạn.
- Chiến lược ngắn hạn đối với dòng P, Thủy sản, Khoáng sản là chỉ T+; Chiến lược an toàn hơn đó chính là vào những dòng như: BĐS, Điện, Nhựa, Vận tải....
Kịch bản dòng nào sẽ kéo cho năm 2015 đang được tác giả viết, sẽ đưa lên trong thời gian ngắn nhất (Nhưng tạm thời dự báo của tác giả đó chính là dòng Ngân hàng)


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét