domain, domain name, premium domain name for sales

Chủ Nhật, 26 tháng 7, 2015

Cách xác định lãi lỗ và chuyển lỗ thuế TNDN

Lãi hay lỗ đó là kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ (kỳ ở đây có thể là quý - năm) và để biết được kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh thì kế toán cần phải tính ra được thu nhập trong kỳ.

1. Cách xác định lãi - lỗ:

- Trước đây việc xác định lãi - lỗ là căn cứ vào thu nhập chịu thuế (Theo Điều 9 của TT 123/2012/TT-BTC).
- Nhưng kể từ ngày 2/8/2014 kể từ khi thông tư 78/2014/TT-BTC có hiệu lực thì việc xác định lãi hay lỗ là dựa vào thu nhập tính thuế chưa bao gồm các khoản lỗ được kết chuyển từ các kỳ trước.
(Theo điều 9 của TT 78). 
- Theo điều 4 của TT 78/2014/TT-BTC, chúng ta có cách xác định thu nhập tính thuế như sau:


Trong đó:
+ Thu nhập chịu thuế được xác định như sau:
 


+ Thu nhập được Miễn thuế: xem chi tiết tại đây: Các khoản thu nhập miễn thuế TNDN
 
- Tại khoản 1 điều 9 của TT 78/2014/TT-BTC có hướng dẫn:
"1. Lỗ phát sinh trong kỳ tính thuế là số chênh lệch âm về thu nhập tính thuếchưa bao gồm các khoản lỗ được kết chuyển từ các năm trước chuyển sang."
Kết hợp với các công thức tính thuế bên trên chúng ta có cách xác định lãi - lỗ trong kỳ như sau:
Đặt: Doanh Thu - Chi phí được trừ + Thu nhập khác - Thu nhập miễn thuế = A.
+ Nếu A < 0 => Kết quả kinh doanh trong kỳ là Lỗ => Doanh nghiệp không phải nộp thuế
+ Nếu A > 0 => Kết quả kinh doanh trong kỳ là Lãi.
Lãi nhưng chưa chắc doanh nghiệp đã phải nộp thuế TNDN vì chúng ta còn có thể có các khoản lỗ của kỳ trước. Khi kết quả kinh doanh là Lãi thì chúng ta được quyền chuyển lỗ (Nếu có)

Chú ý: Đối với các doanh nghiệp không phát sinh thu nhập miễn thuế thì việc xác định lãi hay lỗ được thể hiện ở thu nhập chịu thuế (Tức là: DT + Thu nhập khác< CP được trừ )

2. Cách chuyển lỗ:

- Nguyên tắc chuyển lỗ: 
+ Chỉ chuyển lỗ khi xác định được kết quả kinh doanh trong kỳ là lãi.
+ Số lỗ được chuyển phải toàn bộ và liên tục. Nhưng không được lớn hơn số lãi.
+ Thời gian chuyển lỗ tính liên tục không quá 5 năm, kể từ năm tiếp sau năm phát sinh lỗ.

- Hướng dẫn chuyển lỗ:
1. Chuyển lỗ giữa các Qúy:
Ví dụ 1: Năm 2014 Kế Toán Thiên Ưng có kết quả như sau:
+ Qúy 1/2014: Lỗ 10 triệu ( Vì lỗ nên Thiên Ưng không phải nộp thuế và không được chuyển lỗ).
+ Qúy 2/2014: Lãi  15 triệu => Vì lãi nên Thiên Ưng được chuyển lỗ, Thiên Ưng sẽ chuyển toàn bộ số lỗ 10tr của quý 1 vào quý 2. Sau khi chuyển thì thu nhập tính thuế chỉ còn 5 triệu. Thiên Ưng tính thuế TNDN tạm tính quý 2 trên 5tr đó theo mức thuế suất mà Thiên Ưng áp dụng.
Ví dụ 2:
+ Qúy 1/2015: Lỗ 20 triệu.
+ Qúy 2/2015: Lãi 12 triệu. => Thiên Ưng sẽ chuyển lỗ từ quý 1 sang quý 2. 
Nhưng số lỗ được chuyển tối đa chỉ bằng số lãi tức là chuyển 12tr. Sau khi chuyển lỗ thì Thu nhập tính thuế bằng 0 => Thiên Ưng không phải nộp thuế.
Qúy 1 lỗ 20tr đã chuyển 12tr vào quý 2 vậy còn 8tr tiền lỗ Thiên Ưng sẽ theo dõi và chuyển vào các quý sau khi quý đó lãi.
( Vì bắt đầu từ quý 4/2014 doanh nghiệp sẽ không phải làm tờ khai thuế TNDN tạm tính quý nữa nên Thiên Ưng không nhắc đến các chỉ tiêu trên phần mềm hỗ trợ kê khai).

Ví dụ 3: Công ty ABC có số liệu  tạm tính các quý như sau:
Qúy 1/2014: Lãi 16 triệu => Năm 2013 không lỗ -> không có số lỗ để chuyển => Cty ABC tính và nộp thuế trên 16tr theo mức thuế suất áp dụng.
Qúy 2/2014: Lãi 8 triệu => nộp thuế.
Qúy 3/2014: Lỗ 11 triệu.
Qúy 4/2014: Lỗ 6 triệu.
Nhưng khi quyết toán thuế TNDN số lỗ được tính ra là 9 triệu ( Tức là năm 2014 công ty ABC lỗ 9tr).
Đến năm 2015:
Qúy 1/2015: lãi 10 triệu => Vì lãi nên cty ABC được chuyển lỗ từ năm 2014 sang. Nhưng số lỗ được chuyển kế toán không được lấy ở số lỗ đã tạm tính các quý năm 2014:
( Qúy 3 + quý 4 = 11 + 6 = 17tr). ( đây chỉ là tạm tính).
Mà phải lấy số lỗ khi quyết toán thuế TNDN -> Tức là chỉ được chuyển lỗ 9 triệu
-> Qúy 1 lãi 10 tr, chuyển lỗ 9tr => quý 1 Cty ABC tính thuế trên 1 triệu theo mức thuế suất mà cty ABC áp dụng.
2. Cách chuyển lỗ giữa các năm:
- Doanh nghiệp tạm thời chuyển lỗ vào thu nhập của các quý của năm sau khi lập tờ khai tạm nộp quý và chuyển chính thức vào năm sau khi lập tờ khai quyết toán thuế năm.
- Doanh nghiệp sau khi quyết toán thuế mà bị lỗ thì chuyển toàn bộ và liên tục số lỗ vào thu nhập (thu nhập chịu thuế đã trừ thu nhập miễn thuế) của những năm tiếp theo. Thời gian chuyển lỗ tính liên tục không quá 5 năm, kể từ năm tiếp sau năm phát sinh lỗ.
Kế Toán Thiên Ưng ví dụ: Năm 2013 DN A có phát sinh lỗ là 10 tỷ đồng, năm 2014 DN A có phát sinh thu nhập là 12 tỷ đồng thì toàn bộ số lỗ phát sinh năm 2013 là 10 tỷ đồng, DN A phải chuyển toàn bộ vào thu nhập năm 2014.
Ví dụ thứ 2: Năm 2013 DN B có phát sinh lỗ là 20 tỷ đồng, năm 2014 DN B có phát sinh thu nhập là 15 tỷ đồng thì:
+ DN B phải chuyển toàn bộ số lỗ 15 tỷ đồng vào thu nhập năm 2014;
+ Số lỗ còn lại 5 tỷ đồng, DN B phải theo dõi và chuyển toàn bộ liên tục theo nguyên tắc chuyển lỗ của năm 2013 nêu trên vào các năm tiếp theo, nhưng tối đa không quá 5 năm, kể từ năm tiếp sau năm phát sinh lỗ. - Ví dụ năm 2014 thì chỉ được chuyển từ năm 2009.
Khi làm tờ khai quyết toán thuế TNDN mẫu 03/TNDN. 
Nếu chỉ tiêu C4 - Thu nhập tính thuế có phát sinh dương (lãi) mà các năm trước (trong vòng 5 năm) có số lỗ chưa chuyển hết thì kế toán thực hiện việc chuyển lỗ trên phụ lục 03-2A/TNDN để phần mềm tự động cập nhật số liệu về chỉ tiêu C3 - lỗ từ các năm trước chuyển sang.

Thứ Năm, 2 tháng 7, 2015

TIÊU CHÍ CHỌN CÔNG TY ĐẦU TƯ TĂNG TRƯỞNG

Tiêu chí 1: Doanh thu và lợi nhuận tăng đều trong một thời gian dài

- Dấu hiện đầu tiên cho biết 1 công ty có thể tăng liên tục lợi nhuận trong tương lai chính là thành tích trong quá khứ. Nếu công ty có doanh thu và lợi nhuận liên tục tăng trong vòng ít nhất 5 năm (đặc biệt là trong giai đoạn suy thoái), nhiều khả năng nó sẽ tiếp tục tăng.
 - Doanh thu và lợi nhuận có thể dễ dàng tìm thấy trong các Báo cáo tài chính hàng năm của công ty, trong Bảng Báo cáo hoạt động kinh doanh. 


Tiêu chí 2: Lợi thế cạnh tranh bền vững

Khi đầu tư vào công ty có lợi thế cạnh tranh mạnh và bền vững giúp bảo vệ nó khỏi đối thủ và giữ chân khách hàng, bạn có thể dự đoán chắc chắn rằng lợi nhuận và giá trj cổ phiếu của công ty sẽ tiếp tục tăng. 
Lợi thế cạnh tranh bền vững có thể đến từ:
- Thương hiệu mạnh
- Bằng sáng chế, bí quyết kinh doanh
- Quy mô kinh tế khổng lồ
- Dẫn đầu thị trường khiến đối thủ khó lòng chen chân vào
- Chi phí thay đổi lớn để giữ chân khách hàng…
Đặc điểm của công ty có lợi thế cạnh tranh bền vững: Đó thường là những công ty bán các sản phẩm hay dịch vụ độc quyền đối với người tiêu dùng. Điều này có nghĩa là sản phẩm đó thường độc nhất vô nhị, nên kể cả khi giá tăng, nhu cầu vẫn mạnh. Do có ít đối thủ cạnh tranh trực tiếp, những công ty này hưởng tỷ lệ lợi nhuận cao, các cửa hàng phải chọn bán sản phẩm này nếu không muốn bị mất khách. (VNM, FPT, DHG…)

Tiêu chí 3: Có yếu tố tăng trưởng trong tương lai

Bạn phải đảm bảo rằng công ty bạn muốn đầu tư có một số yếu tố tăng trưởng sau:
- Phát triển công nghệ sản phẩm mới, Có bằng sáng chế mới, Phát triển dòng sản phẩm mới
- Mở rộng công suất
- Mở rộng ra thị trường mới, Có nhiều chi nhánh hơn
- Có nhiều thị trường tiềm năng chưa được khám phá…
Để tìm hiểu những thông tin này, bạn có thể đọc “Tin từ Ban giám đốc” hay “Thư thông báo cổ đông” trong Báo cáo tài chính mới nhất, vào trang web công ty tìm thông tin ở mục “Dành cho nhà đầu tư” hoặc gặp gỡ trực tiếp doanh nghiệp.

Tiêu chí 4: Nợ vừa phải

Quy luật vàng: Lợi nhuận ròng (sau khi trừ thuế) phải lớn hơn 3-4 lần Nợ dài hạn. Tiêu chí này cho thấy công ty không chịu áp lực nợ trong dài hạn, công ty có đủ năng lực tài chính để đáp ứng các nghĩa vụ nợ trong tương lai.

Tiêu chí 5: Lợi nhuận trên tổng số vốn (ROE) luôn ở mức cao

ROE: cho biết công ty kiếm được bao nhiêu lợi nhuận với số tiền nhà đầu tư bỏ vào.
ROE = (Lợi nhuận ròng/ Tổng số vốn cổ đông ) x 100%.
Nhìn chung, công ty có ROE khoảng 12% được xem là trung bình. Không có nhiều công ty liên tục đạt được mức ROE>15% là nơi đáng để đầu tư. Tuy nhiên, mức này có thể thay đổi phụ thuộc vào tỷ suất sinh lợi yêu cầu của từng thời kỳ - thường dung lãi suất ngân hàng theo năm.

Tiêu chí 6: Không đòi hỏi đầu tư nhiều vào cơ sở hạ tầng để duy trì hoạt động hiện tại

Các công ty đòi hỏi vốn đầu tư cao (xe hơi, đóng tàu…) thường phải chi phần lớn lợi nhuận vào việc giúp công ty hoạt động hiệu quả hơn. Vì việc tái đầu tư phần lớn lợi nhuận không được xem là Chi phí mà là Tài sản trên Bảng cân đối kế toán nên Báo cáo hoạt động kinh doanh của những công ty này làm cho họ có vẻ như đang kiếm được rất nhiều tiền. Nhưng thực tế, họ không còn tiền để trả lại cho nhà đầu tư, hoặc để đầu tư vào sản phẩm mới nhằm thúc đẩy đà tăng trưởng.
Để đánh giá yếu tố này, bạn nên nhìn vào phần “Lưu chuyển tiền tự do” 
Lưu chuyển tiền tự do = Lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh – Lưu chuyển từ hoạt động đầu tư. (Các yếu tố này lấy trong Báo cáo lưu chuyển tiền tệ)
Thông thường, nếu tỷ số (Lưu chuyển tiền tự do/ Doanh thu (trong vòng 3 năm)) > 5%, công ty được xem là làm ăn tốt, có của ăn của để.

Tiêu chí 7: Ban lãnh đạo trung thực và có tài đầu tư tài sản

Đây là tiêu chí quan trọng nhất và khó xác định nhất. Yếu tố này lại khá quan trọng vì ban lãnh đạo được xem là linh hồn của công ty, nếu tư duy và tầm nhìn của ban lãnh đạo tốt thì công ty rất dễ thành công trong tương lai.
Tuy nhiên, có thể căn cứ 1 vài dấu hiệu sau để xem xét ban quản lý có làm việc vì lợi ích cổ đông không.
  
Vì công ty
Vì bản thân
Nắm giữ một phần lớn cổ phiếu công ty
Bán phần lớn cổ phiếu công ty cho nhà đầu tư khác. Chọn bỏ 1 phần nhỏ tài sản vào cổ phiếu công ty, đầu tư tiền vào công ty khác
Lương cơ bản tương đối thấp nhưng tiền thưởng cao nếu KQKD tốt.
Lương căn bản cao và chi phí xa hoa. 
Chú trọng vào dài hạn , thường giữ nguyên hay tăng chi phí đầu tư ngắn hạn (lợi nhuận ngắn hạn thấp hơn) để đảm bảo giá trị cổ phiếu tăng trong tương lai
Chú trọng vào ngắn hạn. Có thể cắt chi phí nghiên cứu, phát triển, quảng cáo hay những chi phí khác để tăng lợi nhuận ngắn hạn, nhưng giảm lợi thế cạnh tranh dài hạn
Báo cáo tài chính trung thực, chịu trách nhiệm và chấp nhận sai lầm
Cố ý thay đổi báo cáo tài chính, che dấu chi phí và lỗ, đẩy lợi nhuận ngắn hạn lên cao

Tiêu chí 8: Sự ủng hộ của các định chế tài chính và quỹ đầu tư

  Định chế tài chính đầu tư ở đây thường là các cơ quan chức năng, các cơ quan chính phủ chuyên về tài chính đầu tư, các quỹ đầu tư. Các cơ quan này có thể nắm giữ một số lượng CP nhất định của các Công ty nào đó, nhờ vậy mà Công ty sẽ có sự ủng hộ và trợ giúp mạnh mẽ từ những cơ quan này, một điều kiện vô cùng thuận lợi cho hoạt động kinh doanh, khiến giá CP tăng mạnh. Tuy nhiên, một số lượng quá lớn các định chế tài chính đầu tư nắm giữ CP lại trở thành yếu tố bất lợi, vì điều đó đồng nghĩa với việc nguồn cung sẽ hạn chế bởi các cơ quan ít khi muốn bán từng phần CP của mình, đẩy tính thanh khoản của CP xuống thấp.

Tiêu chí 9: Giá cổ phiếu thấp hơn giá trị thực

Để biết chắc mình mua cổ phiếu với giá hời, bạn phải biết cách tính giá trị thực của cổ phiếu.
Về mặt lý thuyết, giá trị thực của 1 công ty được tính bằng cách cộng tất cả số tiền sinh ra từ hoạt động kinh doanh (đến vô cực) và giảm số tiền đó thành giá trị hiện tại (PP chiết khấu dòng tiền – FCFF, FCFE). Tuy vậy, trên thực tế, các công ty không tồn tại mãi mãi. Nếu thận trọng, bạn giả thiết công ty chỉ tồn tại trong vòng 10 năm nữa. Vậy, ta sẽ tính giá trị thực của cổ phiếu bằng cách cộng tất cả số tiền dự tính sẽ thu được từ hoạt động kinh doanh trong vòng 10 năm tới và giảm xuống giá trị hiện tại.

Tiêu chí 10: Cổ phiếu thanh khoản

Cho dù đã chọn được cổ phiếu đạt đủ tất cả các tiêu chuẩn trên nhưng đặc thù thị trường Việt Nam cần phải có thêm yếu tố thanh khoản để trong bất kỳ thời điểm nào đó bạn muốn thoái vốn cho danh mục ngắn, trung và dài hạn đều được thuận lợi và không bị mất giá quá nhiều khi bạn muốn bán.
Yếu tố này phụ thuộc vào lượng cổ phiếu được nắm giữ bởi cổ đông lớn là bao nhiêu, thông thường cổ đông lớn không nên nắm giữ quá 80% tổng số cổ phiếu đối với cổ phiếu trên 100 triệu cổ phiếu lưu hành.

                       (Những tiêu chí này có kết hơp PP của Graham và O'neil)
(Để lọc được bộ cổ phiếu này cần có data của tất cả các công ty để so sánh và lọc, ai cần liên hệ skype: viet90_finance)

Thứ Tư, 1 tháng 7, 2015

TRIỂN VỌNG THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN THÁNG 7

1.       Tin tức nổi bật
*                   Sau khi công bố tin sửa Nghị định 58 về nới room cho NĐT nước ngoài thì những kỳ vọng về thông tư này đã được phản ánh vào giá đúng như kỳ vọng trong dự báo tháng 5 của chúng tôi, trong ngắn hạn chúng tôi nhận thấy rằng những yếu tố tích cực từ thôn tin này đã được phản ánh, và thị trường sẽ có nhịp điều chỉnh cho đến khi có những thông tư hướng dẫn cụ thể hơn về những ngành nghề nào được nới room thực sự.

*                   Thông tư 200/2014/TT-BTC sẽ tiếp tục là tâm điểm trong báo cáo cuối năm, tuy nhiên ở thời điểm hiện tại các doanh nghiệp vẫn còn thời gian để chuẩn bị những yêu cầu cho việc báo cáo theo thông tư này. Do đó, trong ngắn hạn thời điểm ra báo cáo giữa năm thì TT200 không có ảnh hưởng nhiều đến kết quả kinh doanh của các công ty BĐS như trong báo cáo tháng 5 của chúng tôi.
*                   Những thông tin tích cực từ dự thảo Thông tư 74, cho phép giao dịch trong ngày với danh mục cổ phiếu thuộc VN30 và HNX30, cộng với những thông tin về rút ngắn thời gian thanh toán tiền từ t+3 về t+2 sẽ giúp tăng thanh khoản cho thị trường trong 6 tháng cuối năm. Tuy nhiên, theo đánh giá thông tin này chỉ giúp thanh lọc hoạt động của các công ty chứng khoán, hỗ trợ tích cực đối với các công ty chứng khoán lớn, và thúc đẩy cổ phiếu dòng chứng khoán tăng trưởng. Về bản chất nó không phải là chính sách giúp khơi thông dòng vốn mới bên ngoài vào mà chỉ là chính sách khuyến khích quay nhanh tốc độ của dòng tiền hiện tại, chưa thực sự hỗ trợ tốt cho thị trường chứng khoán.
*                   Tỷ giá vẫn tiếp tục là vấn đề lo ngại của thị trường trong thời gian tới, khi mà thâm hụt thương mại ngày càng lớn. Áp lực từ việc đồng euro suy giảm do cuộc khủng hoảng Hi Lap dẫn đến khả năng hàng hóa Việt Nam khó cạnh tranh hơn ở thị trường Châu Âu, cộng với khả năng Fed sớm nâng lãi suất trong tháng 9 cũng sẽ làm đòng USD mạnh lên. Tất cả những điều này làm gia tăng áp lực phá giá với VND, trong khi biên độ cho phép trong năm 2015 đã hết.
*                   Bong bóng chứng khoán và BĐS của Trung Quốc tiếp tục là mối quan ngại lớn tới thị trường chứng khoán toàn cầu trong đó có Việt Nam. Chỉ số Hang sheng có mức sụt giảm kỷ lục tới 25% trong thời gian ngắn, những nổ lực của Chính phủ TQ chỉ mang tính chất tạm thời không đủ đề cải thiện nền kinh tế thực đã bước vào giai đoạn hạ cánh cứng trong quá trình tăng trưởng. Nếu điều này xảy ra thì thế giới sẽ tiếp tục bước vào giai đoạn khủng khoảng tiếp theo mà lần này bắt nguồn từ Trung Quốc, tuy nhiên chúng tôi vẫn đang kỳ vọng quá trình này diễn biến chậm hơn với những nổ lực ngắn hạn của Chính phủ TQ.
2.       Phân tích Vn-index
*                   Vn-index xác nhận tăng đã hoàn thành tăng theo mẫu hình Falling Wedge với giá mục tiêu có thể đạt 590-600 theo đúng dự báo trong tháng 5 của chúng tôi. Động lực tiếp theo cho sự tăng trưởng tới từ những thông tư hướng dẫn cụ thể hơn về những ngành nghề thực chất được nới room theo thông tư sửa đổi nghị định 58 vừa được Thủ tướng ký cuối tháng 6.
*                   Khả năng Vn-index sẽ có đợt điều chỉnh tại vùng 590- 600 điểm vào khoảng thời gian gần cuối tháng 6. Theo đúng kịch bản dự báo tháng 5, với những điều chỉnh giá sau khi những tin tức kỳ vọng được phản ánh hết vào giá trong đợt tăng vừa qua.


Đồ thị VN-Index theo dự báo tháng 5


*                   Kich bản tiếp theo của tháng 7, thị trường sẽ điều chỉnh đi xuống với những tin tức xấu từ vĩ mô như Khủng hoảng nợ Hi Lạp, Bong bóng chứng khoán TQ, và những tin tức từ vĩ mô trong nước như thâm hụt thương mại tăng mạnh, tỷ giá sẽ có giai đoạn biến động mạnh hơn do những biến động từ kinh tế trong và ngoài nước.
*                   Hơn nữa những tác động về suy giảm của dầu khí cũng sẽ tác động không nhỏ tới dự toán ngân sách Quốc Gia, và nợ công sẽ lại là vấn đề lớn nếu như các khoản thu lại tiếp tục không đáp ứng đủ theo dự toán năm của chính phủ.
*                   Các đợt căng thẳng trên biển Đông có dể diễn ra với mật độ cao hơn nếu tình trạng bất ổn trong nước của TQ diễn ra gay gắt, họ sẽ tìm cách chuyển những bất ổn ra bên ngoài và Việt Nam là nước bị tác động tiêu cực từ vấn đề này.
                                                                      Đồ thị VN-Index theo dự báo tháng 6

*                   Vnindex sẽ có đợt điều chỉnh trong khoảng thời giản tháng 7, đan xen những đợt phục hồi tại những mốc hỗ trợ như 565 điểm. Tuy nhiên, xu hướng có thể tiếp tục giảm để test thử mẫu hình Bearish Cypher Pattern tại vùng giá 540 điểm. Mẫu hình này đã có chút sai lệch vì việc vẽ chỉ số của các cổ phiếu trụ vào cuối tháng 6, do đó xác suất đúng của mẫu hình không cao như tự báo về mẫu hình Falling Wedge trong tháng 5 của chúng tôi. Và chúng tôi vẫn kỳ vọng thời gian kết thúc cho đợt điều chỉnh này tại thời điểm giữa tháng 8/2015 bất chấp có hoàn thành test đúng mẫu hình này hay không, trước khi nhịp sóng tăng tiếp theo sẽ được dự báo trong báo cáo tháng 8 của chúng tôi.
1.      Nhận định:

*                   Giai đoạn này chúng tôi kỳ vọng vào những cổ phiếu kín room, những cổ phiếu đang được mọi người gom mua trước khi có những thông tin cụ thể về thông tư hướng dẫn những ngành nghề cụ thể được nới room. Các cổ phiếu như FPT, VSC, DHG, BMP, VNM, HCM….sẽ được giao dịch tích cực.

                                                (Trích đoạn Báo cáo phân tích tháng 7)