Định nghĩa
Dự toán xây dựng là ước lượng, tính toán ra khối lượng vật liệu, nhân công và máy móc để từ đó tính thành tiền (chi phí) khi thực hiện xây dựng một công trình. Dự toán giúp chủ đầu tư biết được số tiền phải chi để thực hiện công trình, dự án đó và là căn cứ để xét chọn thầu, phê duyệt vốn đầu tư, làm quyết tóan.
Cơ sở lập dự toán: dựa trên 3 cơ sở:
a) Bóc tách khối lượng
- Đọc bản vẽ: nhằm xác định tên và trình tự công việc cùng khối lượng tương ứng của các công việc.
Các loại bản vẽ:
- Bản vẽ kiến trúc: tổng mặt bằng, mặt bằng, mặt đứng, mặt bằng mái, mặt cắt, bảng vẽ chi tiết.
- Bản vẽ kết cấu: mặt bằng móng cột, mặt bằng đà sàn, chi tiết đà sàn, chi tiết kết cấu khác.
- Bản vẽ điện, nước: bảng vẽ mặt bằng bố trí điện, nước, sơ đồ nguyên lý điện. Ngoài ra còn có thêm bảng thống kê vật liệu nên có thể dựa vào thông tin bảng thống kê để tính dự toán thay vì đếm trực tiếp trên bảng vẽ. Tuy nhiên, nếu bảng thống kê có sai sót thì sau đó phải làm bảng điều chỉnh bổ sung.
Xác định tên và trình tự công việc thi công:
- Dựa vào bảng vẽ. Áp dụng quét từng cột theo phương ngang, dọc lần lượt để không bỏ sót.
- Có thể kiểm tra qua kinh nghiệm
- Hoặc rà soát theo mục lục của sách định mức
- Nguyên tắc cơ bản:
- Dựa vào những công thức tính toán của các hình học căn bản. Ta chuyển về những dạng hình học cơ bản như hình vuông, chữ nhật, tròn, thang, hình trụ, lập phương rồi tính diện tích hay thể tính của chúng.
- Đối với những dạng hình học lạ cũng tìm cách chuyển về những hình dạng tương đồng với sai số hợp lý, chấp nhận được.
- Ví dụ: để tính diện tích hình như dưới đây thì nên chuyển về dạng hình chữ nhật để tính diện tích sẽ đơn giản hơn và sai số là không đáng kể:
- Các số đo có thể lấy tương đối chính xác bằng cách đo từ tim (tâm, điểm chính giữa) cột này đến tim cột kia. Cách tính theo đúng đến cạnh của cột thì phải trừ những phần chung sẽ ít sai số nhưng tốn nhiều thời gian hơn
- Ngoài ra, đối với những công việc cần phải bả thêm lớp bám dính xi măng (thường khi tô trần phải trét hồ dầu cho bêtông trần, xà dầm) thì phải nhân thêm hệ số kVL=1.25 và kNC=1.1.
- Các yêu cầu khác:
- Khối lượng công việc được tính theo đặc điểm của kết cấu, theo chủng loại vật liệu, theo cao độ. Ví dụ: bê tông dầm giằng, cột, sàn (phân theo kết cấu), bê tông M100, M200, M300 (phân theo chất liệu), bê tông móng, trệt, sàn tầng… (phân theo cao độ - do chi phí nhân công làm ở trên cao thường đắt hơn)
- Các ký hiệu cấu kiện dùng để tính khối lượng phải đúng theo bản vẽ thiết kế. Ví dụ: các tên đà kiềng DK1, DK2, DK3… phải để đúng ký hiệu trong bản vẽ.
- Thứ tự các kích thước ghi sao cho người đọc dễ hiểu. Nếu cần phải ghi chú hoặc diễn giải rõ hơn. Ví dụ: khi tính công thức thể tính hình hộp (áp dụng cho mái giả trên WC chữ nhật khi tính lượng bê tông) thì theo công thức dài*rộng*cao*số lượng mái giả/tầng*số tầng
- Cần phải biết đơn vị tính của công việc theo quy định của định mức dự toán để tìm các kích thước tính toán tương ứng. Ví dụ: khi tính đơn vị m3 thì cần phải có ít nhất 3 thông số chiều dài, rộng và cao.
- Mã hiệu công việc tra trong sách định mức nếu có công việc giống thì lấy, nếu không có thì tìm công việc gần tương tự sau đó chỉnh sửa mã lại. Nếu công việc hoàn toàn mới và không có trong sách định mức thì phải đặt thêm, nhưng tất cả phải phù hợp với hệ thống định mức dự toán xây dựng hiện hành.
b) Định mức: được xác định bằng cách:
- Thực tế: có thể tính từ thực tế thi công hay lý luận thực tiễn. Hiện nay thường tra từ sách định mức cho dự toán do những số đo trong sách dự toán là lấy từ giá trị trung bình của những lần khảo sát thi công thực tế. Lưu ý là sách định mức dành cho dự toán sẽ khác sách định mức cho thi công, bởi trong dự toán đã tính sai số cho hư hỏng trong quá trình vận chuyển, bảo quản của vật tư cũng như cho dự phòng. Những nhà thầu kinh nghiệm và chuyên nghiệp có thể tiết kiệm để hưởng lợi được những sai số đó.
- Tỉ lệ %: áp dụng đối với những trường hợp chi phí cho công việc hay thay đổi tùy thuộc vào quy mô công trình như chi phí tư vấn thiết kế…
ĐÀO MÓNG CÔNG TRÌNH
AB.11300 ĐÀO MÓNG BĂNG
Thành phần công việc:
Đào móng theo đúng yêu cầu kỹ thuật, xúc đất đổ đúng nơi quy định hoặc đổ lên phương
tiện vận chuyển trong phạm vi 30m.
Nhân công 3,0/7
Nhân công (ở đây chỉ tính nhân công, còn vật liệu bê tông, cốt thép tính riêng và dựa vào bản vẽ thực tế của công trình) cho công tác Đào móng băng, rộng <=3m, sâu<=1m, cấp đất III à mã hiệu: AB.11313, công là 1,24 công cho 1m3 móng đào. Và cho công việc đào móng thì chỉ có chi phí nhân công đào, ngoài ra chi phí vật liệu và chi phí máy thi công không có. Nghĩa là chi phí nhân công đồng thời là chi phí của công việc đào móng.
c) Đơn giá: được tính tại thời điểm tính dự toán. Có 2 cách tính:
- Theo sách đơn giá: đây là cách tính cũ, áp dụng chủ yếu ở thời bao cấp và vẫn còn sử dụng chủ yếu ở các doanh nghiệp nhà nước hay các công trình vốn nhà nước. Theo đó định mức được nhân với giá có sẵn (giá trong quá khứ) nên sai số nhiều, cần phải có cộng với bù giá để ra giá tại thời điểm tính dự toán. Hệ số bù giá hiện cũng không thống nhất do tùy theo giá của năm chuẩn áp dụng. Thêm nữa là tính hệ số bù giá cho rất nhiều loại khác nhau dẫn đến rất phức tạp.
- Theo sách định mức: cách tính này phổ biến và được sử dụng chủ yếu trên toàn thế giới. Theo đó khi tra được định mức thì không nhân với giá cho sẵn trong quá khứ mà thực hiện như sau:
- Vật liệu: giá vật liệu lấy từ giá thực tế trên thị trường, được nhà cung cấp báo giá.
- Nhân công: lấy theo giá thực tế trên thị trường lao động hoặc lấy giá theo tiêu chuẩn quy định của nhà nước nhưng phải có bù giá.
- Máy thi công: lấy theo giá hướng dẫn của Bộ xây dựng.
- Đối với những hạng mục không có định mức thì tìm công việc gần đúng tương tự hoặc tính giá (thực tế) tạm tính như công tác dọn dẹp mặt bằng. Tuy vậy, đối với những công tác có giá trị lớn hơn 3% tổng giá trị của công trình thì bắt buộc phải tính mới định mức chứ không được để giá tạm tính.
--- CÒN TIẾP ---
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét