Hình mẫu một người thực hành Mặt Dày, Tâm Đen
Trong mỗi một hành động luôn có 2 mặt: mặt bên trong và mặt bên ngoài. Mặt bên trong là cái không thấy được, là sức mạnh thúc đẩy hành động nhìn thấy được của một người, cái biểu hiện ra bên ngoài.
Cụ thể hơn nghĩa là, một người tốt không nhất thiết phải luôn cư xử nhẹ nhàng. Đôi khi họ có vẻ tàn nhẫn, lạnh lùng và hờ hững. Ngược lại, có những kẻ luôn mang nụ cười trên mặt, một lớp vỏ ngụy trang bên ngoài để đóng vai là người tốt.
Thậm chí, đôi khi dáng vẻ bên ngoài và hành động của một người tốt có vẻ hung hăng, tàn ác, tự tôn nhưng bên trong anh ta là một trái tim thuần khiết. Trong khi đó, một thầy tu[1]có thể tỏ ra vô cùng nhân ái, dịu dàng nhưng mục đích thật duy nhất chỉ là tư lợi. Bởi đơn giản, một thầy tu nếu muốn thành công thì cần dựa vào sự ủng hộ của công chúng, trong khi một người tốt thì chỉ cần sống hoà hợp với chính mình, anh ta không cần tìm kiếm sự ủng hộ bên ngoài lắm.
Vì thế, đánh giá Mặt Dày, Tâm Đen vượt trên những tiêu chuẩn đánh giá thông thường của con người. Một người thực hành Mặt Dày, Tâm Đen là người hành động hoà hợp với cái toàn thể, hành động luôn có vẻ là tốt, đạo đức, vì lợi ích chung. Nhưng bản chất thực sự của hành động thì hành động phải phục vụ đúng như mục tiêu của anh ta mong muốn. Và người đó thực hiện hành động này mà anh ta cho là đúng và cần thiết mà không cần quan tâm đến những nhận xét đánh giá của người khác.
Nguyên tắc thực hành Mặt Dày, Tâm Đen
Để thực hiện tốt Mặt Dày, Tâm Đen, người thực hiện cần phải tuân thủ theo những nguyên tắc[2]sau:
- Phá vỡ sự gò ép, ràng buộc của những quan niệm, tiêu chuẩn: hầu hết chúng ta được dạy từ bé là phần thưởng lớn nhất trong cuộc đời là nhận được sự tán thưởng bởi người khác thông qua thực hiện những hành động được cho là đúng và tốt. Khi lớn lên, chúng ta phát hiện ra “những hành động đúng và tốt” đó không phải lúc nào cũng thực sự đúng nghĩa của nó. Thế nhưng chúng ta không dám phản kháng, đối đầu mà trốn tránh vì tâm lý không muốn làm nhiễu loạn, đi ngược lại xu hướng chung. Rồi sau đó chúng ta tự nhủ rằng mình đã làm đúng và đã tránh được những rắc rối, xung đột không cần thiết. Thật ra, chúng ta không phải đang làm đúng, chúng ta chỉ đơn giản đang thực hiện cách dễ dàng nhất.
- Có niềm tin vững chắc vào bản thân: Do những hành động thường mang tính đột phá, ra ngoài phạm vi truyền thống nên những người thực hành Mặt Dày, Tâm Đen cần phải có niềm tin vững chắc vào bản thân, mặc những phán xét của người khác để tiếp tục thực hiện hành động nhằm đạt mục tiêu của mình.
- Dũng cảm, dám đối đầu, chấp nhận thất bại: hầu hết những suy nghĩ độc lập, ý tưởng mới hoặc những nỗ lực thông thường sẽ không được chào đón bằng sự tán thành mà bằng sự chế nhạo, hoài nghi, thậm chí bằng cả sự xúc phạm hung bạo. Vì vậy, ngoài việc có niềm tin vững chắc vào bản thân thì còn đòi hỏi phải có sự dũng cảm dám đối đầu để vượt qua những sợ hãi từ khó khăn, thử thách.
- Hành động theo từng hoàn cảnh: Họ không có một khuôn mẫu hành động cụ thể nhất định nào. Có lúc nhún nhường, có lúc hống hách. Có lúc hiền lành, có lúc giận dữ. Có lúc dũng cảm, có lúc hèn nhát… Tóm lại là tùy theo hoàn cảnh mà họ sẽ điều chỉnh hành động sao cho thích hợp để đạt mục tiêu.
- Hiểu rõ bản chất của sự vật, hiện tượng để đưa ra những nhận xét đúng đắn và chính xác. Ví dụ như phân biệt giữa đạo đức và sự phù phiếm giả tạo mang danh đạo đức. Thành công và thất bại, bởi đôi khi thành công đến trong buổi đầu qua hình hài của sự thất bại…
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét