domain, domain name, premium domain name for sales

Thứ Hai, 27 tháng 5, 2013

Phân tích kĩ thuật: Mẫu hình lá cờ

Các nhà giao dịch tin vào quyết định của họ. Nếu họ tin rằng một đồng tiền tăng giá, họ sẽ mua đồng tiền đó. Nếu họ tin một đồng tiền sẽ giảm giá, họ sẽ bán đồng tiền đó. Tóm lại, nhà đầu tư sẽ làm bằng mọi cách kiếm được lợi nhuận. Thông thường những hành động của các nhà đầu tư sẽ tạo nên những mô hình giá trên đồ thị.

Các mô hình giá là những sự hình thành nên đồ thị cung cấp cái nhìn cận cảnh vào suy nghĩ và cảm nhận của các nhà đầu tư trên thị trường ngoại hối tại các mức giá khác nhau. Học cách nhận biết các mẫu hình sẽ giúp bạn có được lợi thế trước các nhà đầu tư khác, những người chỉ đơn thuần sử dụng các chỉ báo kỹ thuật hay cơ bản.
Các mô hình giá sẽ cho bạn khả năng biết được chính xác điểm vào thị trường khi giá phá vỡ mô hình hoặc khả năng dự đoán chính xác thời gian mẫu hình tiếp diễn, bắt đầu hay kết thúc.
Các mô hình giá được chia làm hai loại:
mô hình tiếp diễn và mô hình đảo chiều.
Mô hình giá tiếp diễn

Các nhà đầu tư ngoại hối luôn tự hỏi câu hỏi “ Xu hướng giá tăng/giảm/giao động trong biên này tiếp diễn trong bao lâu?”. Quyết định khi nào để vào trạng thái khi xu hướng đang trong giai đoạn giữa hoặc khi nào nên đóng trạng thái hiện tại và chốt lời luôn là những quyết định khó khăn.
Mô hình giá tiếp diễn cho bạn những dấu hiệu cảnh báo trước khi một cặp đồng tiền tiếp tục xu hướng cũ sau khi có một giai đoạn ổn định ngắn và cặp đồng tiền đó sẽ duy trì xu hướng giá đó trong bao lâu. Dĩ nhiên là mô hình tiếp diễn không phải là không bao giờ sai nhưng ít nhất thì nó cũng tăng khả năng đầu tư thành công cho bạn.
Hãy dành chút thời gian để làm quen với các mẫu hình giá tiếp diễn dưới đây:

Cờ đuôi nheo

Cờ đuôi nheo là mẫu hình giá tiếp diễn được hình thành khi giá của một cặp đồng tiền di chuyển trong một biên độ ổn định càng ngày càng hẹp dần. Mẫu hình cờ đuôi nheo có thể là xu hướng giá lên hay giá xuống, phụ thuộc vào diễn biến giá trước khi mẫu hình cờ đuôi nheo được thành lập.Nếu một căp đồng tiền đang trong kênh tăng giá trước khi mô hình cờ đuôi nheo hình thành thì nó là mô hình tiếp diễn giá lên. Nếu một căp đồng tiền đang trong kênh giảm giá trước khi mô hình cờ đuôi nheo hình thành thì nó là mô hình tiếp diễn giá xuống. Cờ đuôi nheo thường hình thành trong một quãng thời gian ngắn.
Tất cả các loại mẫu hình cờ đuôi nheo có 5 đặc điểm sau đây:

Mức kháng cự (A): là đường xu hướng giảm giá, xác lập nên mức cản và hội tụ với đường hỗ trợ phía dưới
Mức hỗ trợ (B) :là đường xu hướng tăng giá, xác lập nên mức hỗ trợ và hội tụ với đường kháng cự phía trên.
Cột cờ (C) : là xu hướng trước khi hình thành nên cờ đuôi nheo. Cột cờ có chiều dài bằng khoảng cách từ lúc bắt đầu tới điểm cao nhất của cờ đuôi nheo (nếu là cờ đuôi nheo giá lên) hoặc bằng khoảng cách từ lúc bắt đầu tới điểm thấp nhất của cờ đuôi nheo (nếu là cờ đuôi nheo giá xuống).
Điểm phá vỡ (D) : là điểm mà tại đó cặp đồng tiền vượt lên trên đường kháng cự(nếu là cờ đuôi nheo giá lên) hoặc là điểm mà tại đó cặp đồng tiền vượt xuống dưới đường hỗ trợ (nếu là cờ đuôi nheo giá xuống)
Giá dự phóng (E) : là mức giá mà tại đó cặp đồng tiền sẽ có khả năng rớt xuống khi nó đã vượt qua mô hình cờ đuôi nheo( nếu là cờ đuôi nheo giá xuống) hoặc giá mà tại đó cặp đồng tiền sẽ có khả năng tăng lên sau khi nó đã vượt qua mô hình cờ đuôi nheo( nếu là cờ đuôi nheo giá lên), Khoảng cách của mức giá dự phóng giao động sẽ bằng với chiều dài của cột cờ (C).


Mô hình giá lá cờ

Mô hình giá lá cờ là mô hình giá tiếp diễn được hình thành khi giá của một cặp đồng tiền quay trở lại giao động trong kênh giá song song từ một biến động giá trước đó. Mô hình giá là cờ có thể là mô hình giá lên hoặc mô hình giá xuống, phụ thuộc và xu hướng trước khi hình thành mô hình giá lá cờ là gì. Nếu cặp đồng tiền là xu hướng lên trước khi mô hình được hình thành thì đó sẽ là mô hình giá tiếp diễn lên. Nếu cặp đồng tiền là xu hướng xuống trước khi mô hình được hình thành thì đó sẽ là mô hình giá tiếp diễn xuống. Mô hình lá cờ thường hình thành trong một thời gian ngắn. Đây có thể coi là trường hợp đặc biệt của mô hình giá cờ đuôi nheo.
Tất cả các mô hình giá lá cờ đều có 5 đặc điểm sau:

Mức kháng cự (A): là đường xu hướng giảm giá, xác lập nên mức cản và song song với đường hỗ trợ phía dưới(nếu là mô hình giá lên) và là đường xu hướng tăng giá, xác lập nên mức cản và song song với đường hỗ trợ phía dưới (nếu là mô hình giá xuống)
Mức hỗ trợ (B) : là đường xu hướng giảm giá, xác lập nên mức hỗ trợ và song song với đường kháng cự phía trên (nếu là mô hình giá lên) và là đường xu hướng tăng giá, xác lập nên mức hỗ trợ và song song với đường kháng cự phía trên (nếu là mô hình giá xuống)
Cột cờ (C) : là xu hướng trước khi hình thành nên mô hình lá cờ. Cột cờ có chiều dài bằng khoảng cách từ lúc bắt đầu xu hướng tới điểm cao nhất của lá cờ (nếu là mô hình giá lên) hoặc bằng khoảng cách từ lúc bắt đầu xu hướng tới điểm thấp nhất của lá cờ (nếu là mô hình giá xuống).
Điểm phá vỡ (D) : là điểm mà tại đó cặp đồng tiền vượt lên trên đường kháng cự (nếu là mô hình giá lên) hoặc là điểm mà tại đó cặp đồng tiền vượt xuống dưới đường hỗ trợ (nếu là mô hình giá xuống)
Giá dự phóng (E) : là mức giá mà tại đó cặp đồng tiền sẽ có khả năng rớt xuống khi nó đã phá vỡ mô hình ( nếu là mô hình lá cờ giá xuống) hoặc giá mà tại đó cặp đồng tiền sẽ có khả năng tăng lên sau khi nó đã phá vỡ mô hình ( nếu là mô hình lá cờ giá lên), Khoảng cách của mức giá dự phóng giao động sẽ bằng với chiều dài của cột cờ (C).



Mô hình giá hình nêm (Wedges)

Wedges là mẫu hình giá tiếp diễn được hình thành khi giá của một cặp đồng tiền di chuyển trong một biên độ ổn định càng ngày càng hẹp dần. Mẫu hình wedges có thể là xu hướng giá lên hay giá xuống, phụ thuộc vào diễn biến giá trước khi mẫu hình wedges được thành lập. Nếu một căp đồng tiền đang trong kênh tăng giá trước khi wedges hình thành thì nó là mô hình tiếp diễn giá lên. Nếu một căp đồng tiền đang trong kênh giảm giá trước khi mô hình wedges hình thành thì nó là mô hình tiếp diễn giá xuống. Wedges thường hình thành trong một quãng thời gian ngắn.
Tất cả các loại mẫu hình wedges có 5 đặc điểm sau đây:

Mức kháng cự (A): là đường xu hướng giảm giá, xác lập nên mức cản và hội tụ với đường hỗ trợ phía dưới (nếu là wedges giá lên) hoặc là đường xu hướng tăng giá, xác lập nên mức hỗ trợ hội tụ với đường hỗ trợ phía dưới (nếu là wedges giá xuống).
Mức hỗ trợ (B) : là đường xu hướng giảm giá, xác lập nên mức cản và hội tụ với đường kháng cự phía trên (nếu là wedges giá lên) hoặc là đường xu hướng tăng giá, xác lập nên mức hỗ trợ hội tụ với đường kháng cự phía trên (nếu là wedges giá xuống).
Cột cờ (C) : là xu hướng trước khi hình thành nên wedges. Cột cờ có chiều dài bằng khoảng cách từ lúc bắt đầu tới điểm cao nhất của wedges (nếu là wedges giá lên) hoặc bằng khoảng cách từ lúc bắt đầu tới điểm thấp nhất của wedges (nếu là wedges giá xuống).
Điểm phá vỡ (D) : là điểm mà tại đó cặp đồng tiền vượt lên trên đường kháng cự(nếu là wedges giá lên) hoặc là điểm mà tại đó cặp đồng tiền vượt xuống dưới đường hỗ trợ (nếu là wedges giá xuống)
Giá dự phóng (E) : là mức giá mà tại đó cặp đồng tiền sẽ có khả năng rớt xuống khi nó đã vượt qua mô hình wedges ( nếu là cờ đuôi nheo giá xuống) hoặc giá mà tại đó cặp đồng tiền sẽ có khả năng tăng lên sau khi nó đã vượt qua mô hình wedges ( nếu là wedges giá lên), Khoảng cách của mức giá dự phóng giao động sẽ bằng với chiều dài của cột cờ (C).


Mô hình giá hình tam giác (Triangles)

Tam giác là mẫu hình giá tiếp diễn được hình thành khi giá của một cặp đồng tiền đụng mức cản hỗ trợ hay kháng cự nằm ngang và bắt đầu di chuyển trong một biên độ ổn định càng ngày càng hẹp dần. Mẫu hình tam giác có thể là xu hướng giá lên hay giá xuống, phụ thuộc vào diễn biến giá trước khi mẫu hình wedges được thành lập. Nếu một căp đồng tiền đang trong kênh tăng giá trước khi tam giác hình thành thì nó là mô hình tiếp diễn giá lên. Nếu một căp đồng tiền đang trong kênh giảm giá trước khi mô hình tam giác hình thành thì nó là mô hình tiếp diễn giá xuống. Tam giác thường hình thành trong một quãng thời gian ngắn.
Tất cả các loại mẫu hình tam giác có 5 đặc điểm sau đây:

Mức kháng cự (A): là đường kháng cự nằm ngang (đối với trường hợp giá xuống hay còn gọi là tam giác tăng dần) hoặc là đường xu hướng giảm giá, xác lập nên mức cản và hội tụ với đường hỗ trợ phía dưới (nếu là trường hợp giá lên hay tam giác giảm dần).
Mức hỗ trợ (B) : là đường hỗ trợ tăng giá hội tụ với đường kháng cự phía trên (nếu là trường hợp giá lên hay tam giác tăng dần) hoặc là đường hỗ trợ nằm ngang (nếu là trường hợp giá xuống hay tam giác giảm dần).
Cột cờ (C) : là xu hướng trước khi hình thành nên tam giác. Cột cờ có chiều dài bằng khoảng cách từ lúc bắt đầu xu hướng tới điểm cao nhất của tam giác (nếu là wedges giá lên) hoặc bằng khoảng cách từ lúc bắt đầu tới điểm thấp nhất của tam giác (nếu là tam giác giá xuống).
Điểm phá vỡ (D) : là điểm mà tại đó cặp đồng tiền vượt lên trên đường kháng cự nằm ngang (nếu là giá lên hay tam giác tăng dần) hoặc là điểm mà tại đó cặp đồng tiền vượt xuống dưới đường hỗ trợ nằm ngang (nếu là giá xuống hay tam giác giảm dần)
Giá dự phóng (E) : là mức giá mà tại đó cặp đồng tiền sẽ có khả năng rớt xuống khi nó đã vượt qua mô hình tam giác ( nếu là giá xuống) hoặc giá mà tại đó cặp đồng tiền sẽ có khả năng tăng lên sau khi nó đã vượt qua mô hình tam giác ( nếu là giá lên), Khoảng cách của mức giá dự phóng giao động sẽ bằng với chiều dài của cột cờ (C).



Lưu ý: mô hình cờ đuôi nheo khác mô hình wedges ở chỗ cờ đuôi nheo có dạng hình tam giác đối xứng trong đó wedges là hai đường cùng xu hướng (xuống hoặc lên) hội tụ nhau. Mô hình tam giác là khi có đường kháng cự hay hỗ trợ nằm ngang.
Mô hình giá đảo chiều

Các mô hình đảo chiều cho bạn những chỉ báo khi một cặp đồng tiền có khả năng quay đầu và bắt đầu một xu hướng mới và xác định xu hướng ngược chiều đó có khả năng duy trì trong bao lâu. Dĩ nhiên, các mẫu hình đảo chiều không phải là không bao giờ sai nhưng ít nhất thì nó cũng tăng khả năng đầu tư thành công cho bạn.
Hãy dành chút thời gian để làm quen với các mẫu hình giá đảo chiều dưới đây:

Mô hình hai đỉnh, hai đáy

Mô hình hai đỉnh, hai đáy là mô hình đảo chiều hình thành khi giá của một cặp đồng tiền đụng mức cản hỗ trợ hay kháng cự hai lần trước khi quay đầu và đảo chiều. Hai đỉnh là mô hình đảo chiều giá xuống và hai đáy là mô hình đảo chiều giá lên. Nếu một cặp đồng tiền đang trong xu hướng lên thì nó sẽ hình thành hai đỉnh. Nếu một cặp đồng tiền đang trong xu hướng xuống thì nó sẽ hình thành hai đáy. Mô hình hai đỉnh, hai đáy thường được hình thành trong một khoảng thời gian dài.
Tất cả các mô hình hai đỉnh, hai đáy đều có 4 đặc điểm:

Mức kháng cự (A) : là đường nằm ngang hay hơi nghiêng, xác định mức kháng cự phía trên.
Mức hỗ trợ (B) : là đường nằm ngang hay hơi nghiêng, xác định mức hỗ trợ phía dưới.
Điểm phá vỡ (C) : là điểm tại đó cặp đồng tiền vượt lên trên đường kháng cự nằm ngang (trong mô hình hai đáy) hay vượt xuống dưới đường hỗ trợ nằm ngang (trong mô hình hai đỉnh)
Giá dự phóng (D) : là giá mà tại đó cặp đồng tiền sẽ có khả năng rớt xuống nhất sau khi nó đã phá vỡ mô hình hai đỉnh, hoặc là giá mà tại đó cặp đồng tiền có khả năng tăng lên sau khi nó đã phá vỡ mô hình hai đáy. Khoảng cách giá mà cặp đồng tiền dự kiến giao động sẽ bằng với khoảng cách giữa hai mức hỗ trợ và kháng cự.


Mô hình ba đỉnh, ba đáy
Mô hình ba đỉnh, ba đáy là mô hình đảo chiều hình thành khi giá của một cặp đồng tiền đụng mức cản hỗ trợ hay kháng cự ba lần trước khi quay đầu và đảo chiều. Ba đỉnh là mô hình đảo chiều giá xuống và ba đáy là mô hình đảo chiều giá lên. Nếu một cặp đồng tiền đang trong xu hướng lên thì nó sẽ hình thành ba đỉnh. Nếu một cặp đồng tiền đang trong xu hướng xuống thì nó sẽ hình thành ba đáy. Mô hình ba đỉnh, ba đáy thường được hình thành trong một khoảng thời gian dài.
Tất cả các mô hình ba đỉnh, ba đáy đều có 4 đặc điểm:

Mức kháng cự (A) : là đường nằm ngang hay hơi nghiêng, xác định mức kháng cự phía trên.
Mức hỗ trợ (B) : là đường nằm ngang hay hơi nghiêng, xác định mức hỗ trợ phía dưới.
Điểm phá vỡ (C) : là điểm tại đó cặp đồng tiền vượt lên trên đường kháng cự nằm ngang (trong mô hình ba đáy) hay vượt xuống dưới đường hỗ trợ nằm ngang (trong mô hình ba đỉnh)
Giá dự phóng (D) : là giá mà tại đó cặp đồng tiền sẽ có khả năng rớt xuống nhất sau khi nó đã phá vỡ mô hình ba đỉnh, hoặc là giá mà tại đó cặp đồng tiền có khả năng tăng lên sau khi nó đã phá vỡ mô hình ba đáy. Khoảng cách giá mà cặp đồng tiền dự kiến giao động sẽ bằng với khoảng cách giữa hai mức hỗ trợ và kháng cự.



Mô hình đỉnh đầu vai, đáy đầu vai

Mô hình đỉnh đầu vai là mô hình giá đảo chiều được hình thành khi giá của cặp đồng tiền đụng đường kháng cự (hình thành nên vai đầu tiên), sau đó phá qua mức kháng cự đầu tiên và đụng một mức cản cao hơn (hình thành nên phần đầu của mô hình) và sau đó đụng mức cản đầu tiên một lần nữa (hình thành nên vai thứ hai).
Mô hình đáy đầu vai là mô hình giá đảo chiều hình thành khi giá của một cặp đồng tiền đụng đường hỗ trợ (hình thành nên vai đầu tiên) và sau đó phá xuống mức hỗ trợ thứ nhất là đụng mức hỗ trợ thấp hơn (hình thanh nên phần đầu của mô hình) và sau đó đụng mức hỗ trợ thứ nhất một lần nữa (hình thành nên vai thứ hai).
Mô hình đỉnh đầu vai là mô hình giá xuống trong khi đó mô hình đáy đầu vai là mô hình giá lên. Nếu một đồng tiền đang trong xu hướng giảm giá, đó sẽ hình thành mô hình đỉnh đầu vai. Nếu một đồng tiền đang trong xu hướng giảm giá, nó sẽ hình thành mô hình mô hình đáy đầu vai. Cả hai mô hình đầu vai trên đều được hình thành trong một thời gian dài.
Tất cả các mô hình đầu-vai đều có 5 đặc điểm:

Vai trái (A) : là đường nằm ngang hay hơi nghiêng, xác định mức kháng cự phía trên (trong trường hợp mô hình đỉnh đầu vai) hoặc là đường nằm ngang hay hơi nghiêng, xác định mức hỗ trợ phía dưới (trong trường hợp mô hình đáy đầu vai).
Đầu (B) : là đường nằm ngang cao hơn hay hơi nghiêng, xác định mức kháng cự (trong trường hợp mô hình đỉnh đầu vai) hoặc là đường nằm ngang hay hơi nghiêng, xác định mức hỗ trợ (trong trường hợp mô hình đáy đầu vai).
Vai phải (C) : là đường nằm ngang hay hơi nghiêng, xác định mức kháng cự phía trên của vai trái (trong trường hợp mô hình đỉnh đầu vai) hoặc là đường nằm ngang hay hơi nghiêng, xác định mức hỗ trợ phía dưới của vai trái (trong trường hợp mô hình đáy đầu vai).
Đường viền cổ (D) : là đường nằm ngang hay hơi nghiêng, xác định mức hỗ trợ (trong trường hợp mô hình đỉnh đầu vai) hoặc là đường nằm ngang hay hơi nghiêng, xác định mức hỗ trợ (trong trường hợp mô hình đáy đầu vai).
Điểm phá vỡ (E) : là điểm tại đó cặp đồng tiền vượt lên trên đường viền cổ(trong mô hình đáy đầu vai) hay vượt xuống dưới đường viền cổ (trong mô hình đỉnh đầu vai)
Giá dự phóng (F) : là giá mà tại đó cặp đồng tiền sẽ có khả năng rớt xuống nhất sau khi nó đã phá vỡ mô hình đỉnh đầu vai, hoặc là giá mà tại đó cặp đồng tiền có khả năng tăng lên sau khi nó đã phá vỡ mô hình đáy đầu vai. Khoảng cách giá mà cặp đồng tiền dự kiến giao động sẽ bằng với khoảng cách giữa hai mức đầu và đường viền cổ.


Chủ Nhật, 26 tháng 5, 2013

Tìm hiểu về quỹ Hedge Fund (P1)

Hedge fund là loại quỹ đầu cơ có tính đại chúng thấp và không bị quản chế quá chặt. Khái niệm "Hedge Fund" không nhằm ám chỉ tới một loại pháp nhân riêng biệt của thị trường vốn, mà chỉ là cách người ta gọi nhằm phân biệt các quỹ ít bị quản chế chặt chẽ (do các điều luật nới lỏng hơn). Thường các quỹ loại này chỉ giao dịch với một số lượng hạn chế các nhà đầu tư vào quỹ, vì thế thường mỗi nhà đầu tư phải bỏ ra những khoản tiền đầu tư rất lớn đóng theo phương thức "gọi vốn không đại chúng" (private placement). Ngược với các quỹ Hedge Fund là các quỹ có tính đại chúng cao, phần đông dân cư đều có thể tham gia đầu tư và thường được xếp vào nhóm các Quỹ hỗ tương (Mutual Funds).
  1. Định nghĩa:
- Mội danh mục đầu tư mang chiến lược tấn công mà sử dụng chiến lược đầu tư cao cấp như dùng đòn bẩy, vị thế phái sinh ngắn hạn dài hạn ở cả thị trường trong nước lẫn quốc thế với mục tiêu ra tăng tyr suất sinh lợi vượt trội.
Theo luật, quỹ đầu cơ thường được thiết lập như sự hợp tác đầu tư tư nhân mà được mở với một số lượng giới hạn nhà đầu tư và yêu cầu một số vốn đầu tư ban đầu tối thiểu lớn. Đầu tư vào quỹ đầu cơ là không thanh khoản vì họ thường yêu cầu nhà đầu tư giữ tiền của họ trong quỹ ít nhất là 1 năm.
- Quỹ đầu tư rủi ro (không giống như quỹ tương hỗ) là không bị kiểm soát bởi vì chúng phục vụ cho những nhà đầu tư tinh vi. Ở Mỹ, luật quy định rằng hầu hết những nhà đầu tư trong quỹ phải được công nhận. Điều dó có nghĩa là họ phải kiếm được số tiền tối thiểu hàng năm và có một khoản giá trị dòng khoảng hơn 1 triệu USD, cũng với một lương đáng kể kiến thức đầu tư. Bạn có thể nghĩ quỹ đầu cơ như quỹ tương hỗ là giành cho những người siêu giàu. Chúng tương tự như những quỹ tương hỗ là vốn được góp chung và được quản lý bởi các chuyên gia, nhưng sự khác biệt ở đây là quỹ đầu cơ có thể điều chỉnh một cách linh hoạt các chiên lược dài hạn của nó.
Điều quan trọng là cần phải chú ý rằng rủi ro ở đây là những hành động thực sự để cố gắng giảm thiểu rủi ro, nhưng mục tiêu của quỹ đầu cơ là tối đa hóa tỷ suất sinh lợi. Tên này mang tính lịch sử, như là những quỹ đầu tiên cố gắng chống lại sự giảm thiểu rủi ro trong thị trường đi xuống trong xu hướng thị trường ngắn hạn (quỹ tương hỗ nói chugn là không tham gia vào vị thế ngắn hạn như là mục tiêu cơ bản của họ). Ngày nay, quỹ đầu cơ dùng hàng chục chiến lược khác nhau, do đó không phải chính xác khi nói rằng các quỹ đầu cơ chỉ cần “bảo hiểm rủi ro”.  Trong thực tế, bởi vì những nhà quản lý quỹ đầu cơ làm những khoản đầu tư mang tính đầu cơ, những quỹ này có thể mang đến rủi ro hơn là toàn thị trường.
Để hiều hơn về các quỹ đầu cơ, các bạn có thể tham khảo thêm “ Hedge Fund Tutorial” và “How To Invest Like A Hedge Fund”.

  1. Giới thiệu
Mặc dù, các quỹ đầu cơ không được sự ưu ái của giới truyền thông, có rất nhiều quỹ thực tế hoạt động đầu tư rất tốt và có thể là một phần không thể thiếu của một danh mục đa dạng hóa tốt. Nhưng chính xác quỹ đầu cơ (hedge fund) là gì, và những gì mà nhà đầu tư cần biết trước khi đầu tư vào quỹ đầu cơ? Trong những phần tiếp theo, tôi sẽ giới thiệu cơ bản về đặc điểm và chiến lược đầu tư của quỹ đầu cơ cũng như hướng dẫn một cách đơn giản về định giá một quỹ đầu cơ.
Quỹ đầu cơ có thể là làm những khoản đầu tư rất rủi ro và rất nhiều nhà đầu tư được đốt cháy bởi việc các quỹ lớn thổi phồng lên giá trị. Trong nhiều trường hợp, nhà đầu tư theo tâm lý bầy đàn đuổi theo lợi nhuận, và đổ càng nhiều tiền vào những quỹ có hiệu quả sinh lợi cao mà không cần biết hiêu quả đó có ổn định không và quan trọng hơn là thành tựu đó có được lặp lại trong tương lai không.
Trong bài viết này, tôi sẽ không kì vọng tạo ra một chuyên gia phân tích quỹ đầu cơ cho bạn, nhưng nếu bạn là một quỹ đầu cơ mới hoặc bạn hoặc nhà tư vấn của bạn đang cân nhắc về việc đầu tư vào quỹ đầu cơ, bài viết này sẽ đưa cho bạn một vài hiểu biết cơ bản về cầu chúng của quỹ đầu cơ như thế nào, chiến lược và đặc điểm của họ, cũng như làm thế nào để sử dụng họ cho danh mục đầu tư của bạn.
  1. Cấu trúc
Về cầu trúc, một hedge fund có một vài điểm tương tự như mutual fund (quỹ tương hỗ). Ví dụ, giống như mutual fund, quỹ đầu cơ là một công cụ đầu tư đa dạng, mà làm những khoản đầu tư vào cổ phiếu, trái phiếu, quyền chọn và nhiều loại chứng khoán khác. Nó cũng được điều hành bởi một người quản lý riêng biệt, giống như là một nhà tư vấn cao cấp điều hành quỹ tương hỗ được phân phối bởi một công ty quỹ tương hỗ lớn. Tuy nhiên, đó không có nghĩa là giống nhau tất cả. Những khoản đầu tư chiến lược biến động của quỹ đầu cơ tới những vị thế rộng lớn của chúng trong một vài trường hợp khá phức tạp. Tôi sẽ tập chung vào một chiến lược đặc biệt vào phần sau trong bài viết này, do đó bây giờ chúng ta tập chung vào cấu trúc của hedge fund như thế nào.
Cơ cấu tổ chức
Cơ cấu quỹ đầu cơ thực sự điển hình là một tổ chức gồm hai tầng.

Bảng 1: Sơ đồ cầu trúc của Hedge Fund – Nguồn: Investopedia, 2009
Các mô hình hợp tác chung/giới hạn là cấu trúc phổ biến nhất cho quỹ đầu tư hợp tác và cũng được áp dụng cho quỹ đầu cơ. Trong cấu trúc này, các đối tác chung nhận trách nhiệm cho hoạt động của quỹ, trong khi giới hạn nhà đầu tư có thể làm những đầu tư vào các đối tác và chỉ chịu trách nhiệm đối với số tiền họ được trả. Như một quy tắc, một sự hợp tác toàn diện/giới hạn phải có ít nhất một GP và một LP, nhưng có thể có nhiều loại GP và nhiều loại LP. Có một quy tắc của SEC, tuy nhiên nó thường giới hạn nhà đầu tư tới 99 để mà khỏi phải đăng kí với SEC.
Thành phần thứ hai của cấu trúc hai tần là cấu trúc của quan hệ đối tác chung. Những loại cấu trúc dùng cho đối tác chung là công ty trách nhiệm hữu hạn. Một LLC (cty TNHH) là tương tự như một công ty tiểu chương S (subchapter S corporation) ở chỗ nó là dòng tiền chảy thông qua các tổ chức thuế và nhà đầu tư được giới hạn trách nhiệm trong khoản tiền họ đầu tư. Trách nhiệm của đối tác chung là tạo thị trường và quản lý quỹ, và thực hiện một vài chức năng cần thiết trong hoạt động kinh doanh bình thường, bao gồm thuê người quản lý quỹ (đôi khi là một công ty có liên quan) và quản lý hành chính các hoạt động của quỹ.
Cơ cấu phí
Quỹ đầu cơ cũng khá khác so với quỹ tương hỗ trong cách họ trả phí như thế nào. Cơ cấu phí của họ là một trong những nguyên nhân tại sao mà những nhà quản lý tiền tài năng quyết định mở quỹ đầu cơ cho chính họ. Không chỉ phí được trả bở những nhà đầu tư cao hơn cho nhưng nhà quản lý ở quỹ tương hỗ, họ cũng được thêm những khoản phí mà những nhà quản lý quỹ tương hỗ không có.
Phí quản lý
Phí quản lý cho quỹ đầu cơ là tương tự như phí dịch vụ được trả cho bên quỹ tương hỗ. Sự khác biệt là ở quỹ đầu cơ thì loại phí quản lý là khoản 2% trên số tài sản quản lý và trong một vài trường hợp coàn cao hơn, nếu người quản lý là người được cầu cao và có khả năng quản lý tốt từ trước. Một mình phí này đã đang làm cho việc quản lý một quỹ đầu cơ thêm hấp dẫn, nhưng tới loại phí tiếp theo mới tạo thành một động lực tốt cho người quản lý tốt.
Phí ưu đãi
Hấu hết nếu không muốn nói là tất cả các quỹ đầu cơ đều trả phí ưu đãi khoảng 10-20% lợi nhuận của quỹ, và một vài quỹ còn có khi trả tới 50%. Mục đích cho việc chi trả phí ưu đãi là để thưởng cho những người quản lý có hiệu quả tốt, và nếu hiệu quả của quỹ đủ hấp dẫn, nhà đầu tư sẽ sẵn sàng trả phí này.  Ví dụ, nếu nhà quản lý quỹ tạo ra được 20% lợi nhuận một năm, sau khi trả phí quản lý, nhà quản lý sẽ nhận được 4% khoản lợi nhuận này, và đưa cho nhà đầu tư 16% còn lại. Trong nhiều trường hợp, đây vẫn là mức sinh lợi cao mặc dù đã phải trả phí ưu đãi cao, nhưng nó thu hút được những nhà quản lý giỏi tham gia vào thị trường này và nhà đầu tư thường không phải thất vọng vào lợi nhuận của nhiều quỹ này.
Tuy nhiên, phải có một sự báo trước cho những phí ưu đãi này. Một người quản lý chỉ thu được  phí ưu đãi này khi lợi nhuận vượt mức cao của kì trước, được gọi là lợi nhuận vượt trội. Điều này có nghĩa là nếu quỹ lỗ cao hơn 5% so với kì trước, người quản lý sẽ không nhận được phí ưu đãi cho đến khi họ kiếm hơn 5% mức lỗ đó. Thêm nữa, một vài người quản lý phải phải vượt qua được tỷ lệ lợi nhuận hạn mức , như là lợi nhuận từ trái phiễu Mỹ, trước khi kiếm được khoản phí ưu đãi.
Các quỹ đầu cơ thường được gọi với cái tên là cấu trúc “hai và hai mươi” - ở đó người quản lý nhận 25 của giá trị tài sản ròng được quản lý và 20% lợi nhuận,  mặc dù được thiết lập chung như vậy nhưng chúng vẫn có thể khác nhau ở các quỹ đầu cơ.
Cấu trúc điều khoản
Các điều khoản được đưa ra cho các quỹ phòng hộ rất độc đáo mf mỗi quỹ là có sự khác nhau, nhưng chúng thường dựa trên các yếu tố sau:
Tham gia và rút vốn
Quỹ đầu cơ không có tính thanh khoản hằng ngày như những quỹ tương hỗ. Một vài quỹ đầu cơ có thể tham gia và rút vốn theo tháng, trong khi một vài quỹ khác thì chỉ chấp nhận theo quý. Các điều khoản của một quỹ đầu cơ nên được phù hợp với chiến lược cơ bản của người quản lý. Để thêm thanh khoản cho những khoản đầu tư cơ bản, thì các điều khoản tham gia/rút vốn nên được thường xuyên hơn. Mỗi quỹ cũng nên quy định một số ngày cụ thể có thể rút ra, giao động từ khoảng 15 đến 180 ngày, điều này nên được cố định với những chiến lược đầu tư cơ bản. Yêu cầu về thông bao rút vốn cho phép người quản lý quỹ đầu cơ tăng hiệu quả vốn để trang trải nhu cầu tiền mặt.
Thời gian giới hạn
Một vài quỹ yêu cầu một đến hai năm cam kết “giới hạn” , nhưng thời gian giới hạn phổ biến là khoảng 1 năm. Trong một vài trường hợp, nó có thể có một giới hạn chặt chẽ, ngăn chặn các nhà đầu tư rút tiền trong toàn bộ khoảng thời gian, trong khi trong một vài trường hợp khác, nhà đầu tư có thể rút vốn trước thời gian giới hạn được quy định chỉ cần đóng một khoản phạt. Hình thức thứ hai của thời gian giới hạn là giới hạn mềm và mức phạt có thể giao động từ 2%-10% trong một số trường hợp đặc biệt.
Kết luận

Có rất nhiều kết hợp khác nhau được dùng để làm cấu trúc cho một quỹ đầu cơ, với các công ty và các nhà đầu tư của nó. Kết luận trên diễn tả một cách rất rõ dàng về các cách thức phổ biến được dùng để cấu trúc một quỹ đầu cơ và công ty quản lý nó. Có nhiều thứ khác cũng như nhiều quỹ đầu cơ sáng tạo ra các chiến lược đầu tư riêng của họ, họ cũng rất sáng tạo với cách xây dựng cấu trúc cho quỹ. 

Thứ Tư, 22 tháng 5, 2013

Loại chart & indicator nào được dùng phổ biến nhất thế giới ?


Trong cuốn sách New Frontiers in Technical Analysis, Paul Ciana đã khảo sát cách sử dụng chart PTKT của nhiều nhà đầu tư khác nhau từ năm 2005-2010, 44% đến từ Châu Mỹ, 38% từ Châu Âu, 12% từ châu Á, 2% từ Châu Phi. Kết quả như sau:





1

Ở Việt Nam rất phổ biến đồ thị nến Nhật Bản & rất ít dùng dạng Line, nhưng trên thế giới lại thích dùng chart Line (gần ½ TAer thế giới dùng Line) & Bar hơn, trong khi đó rất ít người dùng chart Log.
Tiếp theo là đồ thị intraday và đồ thị Historical, số lượng dùng đồ thị historical gấp đôi intraday.




2

Tuy nhiên, nếu nhìn vào sự thay đổi qua các năm thì càng ngày người ta càng thích dùng chart intraday hơn và càng ít dùng chart Historical.
Ở Việt Nam, với trở ngại t+3 cũng như dịch vụ cung cấp chart intraday real time chưa phổ biến nên số lượng nhà đầu tư dùng chart intraday rất thấp.


3

Chuyển qua việc sử dụng indi cầy tơ, được yêu thích nhất tất nhiên là MACD & RSI chiếm tới hơn 75% trong cuộc khảo sát. Điều đáng ngạc nhiên là 2 chỉ báo rất phổ biến và được nhiều cao thủ TA áp dụng là Bollinger Bands và Stochastics lại được rất ít người sử dụng, chỉ chiếm vài %. Các indicator nổi tiếng khác như Directional movement index (DMI), Ichimoku (GOC), Bloomberg’s Volume at Time (VAT) nằm trong top 7 indicator được sử dụng nhiều nhất.


4

Cuối cùng, nếu chi việc sử dụng chỉ báo kĩ thuật theo từng khu vực địa lý, có thể thấy người châu Á yêu chỉ báo Ichi mò Ku đến chừng nào, trong 100 người dùng thì 54.5% là người châu Á.


5

Nguồn: Vfpress.vn

Cách xem biểu đồ hình nến (P2)

Các mô hình nến đảo chiều

Có rất nhiều candle là dấu hiệu xu hướng đảo chiều, nhưng dưới đây tôi giới thiệu đến các bạn những candle thông dụng nhất.


Các dấu hiệu đảo chiều xu hướng

Các dấu hiệu đảo chiều xu hướng thường xảy ra trong 1 xu hướng tăng( hoặc giảm ) thông thường cho thấy giá đã chạm mức resistance ( hoặc support ). Các dấu hiệu này đóng vai trò báo hiệu quan trọng, và bạn có thể dựa vào nó dùng kèm với các chỉ số indicator thích hợp để đặt lệnh ra / vào thị trường.

Dấu hiệu xu hướng đảo chiều tăng giá ( bullish reversal )

1. Bullish Engulfing:


2. Piercing pattern:

3. Bullish Hamari:

4. Hammer:


5. Morning Star:


Dấu hiệu xu hướng đảo chiều xuống giá ( bearish reversal )
1. Bearish Engulfing:

2. Dark Cloud Cover:

3. Shooting Star:

 
4. Bearish Hamari:

5. Evening Star:

Cách xem biểu đồ hình nến (P1)

Giới thiệu về biểu đồ hình nến.

Candlestick (hay còn được gọi là candle – nến Nhật) được sử dụng bởi người Nhật từ thế kỉ 17. Nguyên tắc của Candle rất đơn giản và được đúc kết từ những yếu tố sau:

- “Như thế nào” (Biến động giá) quan trọng hơn “Tại sao” tin tức, tác động của thị trường)

- Tất cả các thông tin đều được hiển thị trên giá

- Người mua và người bán trên thị trường dựa trên tác động của kì vọng và cảm xúc (hay tham vọng và sự sợ hãi)

- Biến động giá không phản ánh giá trị thật .

Candestick được xây dựng bởi 4 yếu tố :

giá mở (open)
giá đóng (close)
giá cao (high)
giá thấp (low)


Khung candle hay còn gọi là thân candle có màu trắng hay đen tùy theo vào mức giá. Nếu đóng mở cao hơn giá mở, ta có candle trắng (while candle). Nếu giá đóng thấp hơn giá mở, ta có candle đen (black candle). Đường kẻ phía trên và phía dưới thân candle thể hiện giá cao nhất / thấp nhất của candle và còn được gọi là chân candle hay còn gọi là bóng của candle (shadow). Phần thân thể hiện giá Giao dịch [2] mở đầu (open) và kết thúc (close) trong 1 khung thời gian ( 1min, 5min, 15min… 1day, 1week) trong khi phần chân (phần bóng) thể hiện phần giá giao dịch [2] nằm ngoài phạm vi giá mở và giá đóng.

Mua – Bán:

Thân candle càng dài, sức mua / sức bán càng mạnh. Ngược lại, thân candle ngắn thể hiện biến động giá thấp.

Candle trắng thể hiện sức mua. Thân càng dài, sức mua càng mạnh, là dấu hiệu người mua kì vọng cao vào thị trường lên. Nếu nhìn vào tổng quan hơn, khi thị trường đang trong xu hướng xuống, candle trắng dài cho thấy người mua đang xác lập điều khiển thị trường và kì vọng giá lên trở lại.

Candle đen thể hiện sức bán. Thân càng dài, sức bán càng mạnh, là dấu hiệu người bán kì vọng cao vào thị trường xuống. Nếu nhìn vào tổng quan hơn, khi thị trường đang trong xu hướng lên, candle đen dài cho thấy có người bán đang xác lập điều khiển thị trường và kì vọng giá xuống.


Cuộc chiến giữa mua và bán:

Candle thể hiện cuộc chiến tranh giành vị thế giữa mua (người kì vọng thị trường lên), và bán (người kì vọng thị trường xuống) trong 1 khoảng thời gian xác định. Có thể so sánh cuộc chiến này với 1 trận đá bóng giữa 2 đội bóng, mà chúng ta có thể gọi là đội MUA và đội BÁN. Điểm thấp nhất của candle (bottom) cho thấy đội BÁN đã dồn bóng đến “cấm địa” của đội MUA và điểm cao nhất của candle (top) cho thấy đội MUA đang áp đảo . Càng gần điểm thấp nhất, đội BÁN càng chiếm ưu thế, và càng gần điểm cao nhất, đội MUA càng tỏ ra áp đảo. Có rất nhiều lựa chọn khác nhau, nhưng tôi muốn nhấn mạnh 6 tình huống của cuộc chơi (6 mô hình candlestick):
 


1. Candle trắng dài (long white candle) cho thấy đội MUA kiểm soát bóng trong suốt trận đấu.

2. Candle đen dài (long black candle) cho thấy đội BÁN kiểm soát bóng trong suốt trận đấu.

3. Candle ngắn và không có chân (hoặc chân ngắn), cho thấy không đội nào kiểm soát được bóng và giá hầu như không thay đổi so với lúc ban đầu.

4. Candle với chân phía dưới dài cho thấy đội BÁN kiểm soát phần đầu trận đấu, nhưng đã bị mất phần kiểm soát vào bên đội MUA vào cuối trận và đội MUA giằng co trở lại.

5. Candle với chân phía trên dài cho thấy đội MUA kiểm soát phần đầu trận đấu, nhưng đã bị mất phần kiểm soát vào bên đội BÁN vào cuối trận và đội BÁN giằng co trở lại.

6. Candle với cả 2 phần chân đều dài cho thấy cả đội MUA và đội BÁN đều có giai đoạn kiểm soát trận đấu, nhưng không ai áp đảo được đối phương, và kết quả là vẫn giằng co nhau.

Các loại nến cơ bản

Khi bạn định đặt lệnh mà gặp hình doji hay spinning top thì bạn nên chuẩn bị sẵn sàng nhập lệnh để đi theo xu hướng tiếp theo khi có dấu hiệu thông báo bên bán hoặc bên mua thắng thế.Các loại Candle đặc trưng:

1. Marubozu: Hình Marubozu chỉ có thân mà không có bóng (body without shadow). Đây là dấu hiệu xác lập 1 xu hướng rất mạnh
Marubozu màu trắng có nghĩa là bên bán bị bên mua mạnh hơn nuốt chửng. Ngược lại nếu hình Marubozu đen thì người mua chiếm thế chủ động và thường được giá hời.



2. Spinning top ( bông vụ) : Thân nhỏ mà bóng dài cho ta biết là cuộc thương lượng của hai phe mua bán chưa phân thắng bại, giá cả đang còn tranh chấp. Sau 1 xu hướng dài, hình tượng này cho biết , bên mua / bên bán đã yếu thế dần và có dấu hiệu xu hướng sẽ đảo chiều.


3. Doji : Hình Doji xuất hiện khi mức giá đóng cửa xấp xỉ mức giá mở cửa , doji trông như 1 gạch ngang nằm giữa phạm vi giá , là dấu hiệu cho thấy người mua và người bán đang do dự.


Khi bạn định đặt lệnh mà gặp hình doji hay spinning top thì bạn nên chuẩn bị sẵn sàng nhập lệnh để đi theo xu hướng tiếp theo khi có dấu hiệu thông báo bên bán hoặc bên mua thắng thế.

Bạn sẽ cần tới một trong bốn hình tượng sau đây xác nhận sự thay đổi xu hướng:

Hình hammer, inverted hammer, hangging man và shooting star cho ta biết giá đang đổi ngược xu hướng (reversal), cần phải mua hay bán ngay trước khi trễ.

Cụ thể là hình hammer và inverted hammer ngược theo Doji báo hiệu sự thắng thế của người mua và giá cả từ đây có thể sẽ đổi hướng từ giảm sang tăng, ít nhất là trong ngắn hạn.

Trong khi đó hai hình tượng hanging man và shooting star cảnh báo trước người bán có thể đã thắng thế người mua và giá cả có nhiều khả năng sẽ đi xuống.

Candle kết hợp:

Mô hình Candles được tạo thành từ nhiều candle liên tục, và có thể được gộp chung thành 1 candle lớn hơn. Candle gộp sẽ thể hiện 1 cách đơn giản hơn so vớii mô hình candles, dựa trên nguyên tắc:

- Giá mở là giá mở của candle đầu

- Giá đóng là giá đóng của candle cuối

- Giá high và giá low là Giá cao nhất và thấp nhất của mô hình.


0

Thứ Ba, 21 tháng 5, 2013

EPS và EPS pha loãng


EPS là một trong những chỉ tiêu được sử dụng thường xuyên nhất đối với các nhà đầu tư, và cũng ảnh hưởng lớn đối với giá cổ phiếu công ty. Tuy nhiên chuẩn mực kế toán Việt Nam và các hướng dẫn về nó vẫn còn chưa đầy đủ cũng như việc triển khai thực hiện nó còn có nhiều vấn đề, mà kết quả là các nhà đầu tư nhận được các báo cáo tài chính mà EPS không chính xác và không đầy đủ. 


1. Tầm quan trọng của EPS:
EPS là một trong những chỉ tiêu được trích dẫn thường xuyên nhất trong phân tích tài chính vì chỉ số Giá Trên Thu nhập (Price/Earning-P/E) được sử dụng rộng rãi như một tiêu chuẩn so sánh cho các quyết định đầu tư. Do vậy việc tính toán và trình bày EPS có thể có ảnh hưởng quan trọng đến giá cổ phiếu của công ty và do vậy thị trường cổ phiếu rất nhạy cảm với EPS. Giá thị trường có thể giảm khi EPS có xu hướng giảm và ngược lại. EPS còn được dùng như một công cụ để đánh giá việc thực hiện (performance) của ban điều hành công ty. Tiền thưởng của HĐQT, ban điều hành có thể trên cơ sở sự tăng trưởng EPS. Bởi vậy nó tạo một sức ép rất lớn đối với ban điều hành công ty trong việc tăng trưởng EPS. Ban điều hành cũng có thể cố tình tạo nên một kết quả EPS có lợi hơn cho mình và công ty. Khi nghiên cứu về EPS, chúng ta cần lưu ý mục tiêu chính của EPS là để đánh giá kết quả thực hiện của một công ty và nó đặc biệt quan trọng để 1) so sánh kết quả của một công ty qua các kỳ khác nhau và 2) so sánh việc thực hiện của vốn chủ sở hữu của một công ty với nó của một công ty khác.



2. Cách tính EPS cơ bản: 



2.1. Công thức tính EPS cơ bản: Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam VAS 30 và chuẩn mực kế toán quốc tế IAS 33, EPS cơ bản được tính theo công thức sau:



EPS cơ bản = [Tổng lãi/(lỗ) thuần thuộc các cổ đông phổ thông] / [Số bình quân gia quyền cổ phiếu phổ thông lưu hành trong kỳ]



a) Tử số: Theo thông tư số 21/2006/TT-BTC hướng dẫn chuẩn mực VAS 30, tổng số lãi thuần phân bổ cho các cổ đông phổ thông là lãi (lỗ) thuần sau thuế thu nhập doanh nghiệp trừ đi các số điều chỉnh giảm là cổ tức của cổ phiếu ưu đãi và cộng thêm các khỏan điều chỉnh tăng liên quan đến khoản chênh lệch mua cổ phiếu ưu đãi.
- Quỹ không thuộc cổ đông: Thông tư không đề cập đến việc phải điều chỉnh giảm các khoản lãi nhưng không dành cho cổ đông phổ thông như quỹ khen thưởng khách hàng, quỹ thưởng cho Hội Đồng Quản Trị, và đặc biệt là Quỹ Khen Thưởng Phúc Lợi dành cho nhân viên. Những khoản này theo chuẩn mực kế toán quốc tế nó được ghi nhận là các khoản chi phí để trừ ra khỏi lãi dành cho cổ đông. Các khoản này có lẽ ai cũng biết (trừ những người làm chế độ?) là nó không thuộc về cổ đông. Thông thường sau một năm hoạt động có lãi, các công ty thường dành khoảng 5-15% thậm chí 20% tổng số lãi thuần sau thuế để chi cho nhân viên dưới hình thức chia cho Quỹ khen thưởng, phúc lợi. Ví dụ công ty chứng khoán SSI có lãi thuần sau thuế năm 2007 là 860 tỷđồng, theo quyết định của đại hội đồng cổ đông, công ty trích 20% tổng lãi thuần sau thuế (=172 tỷ) dành cho quỹ khen thưởng, phúc lợi cho nhân viên. Điều này đồng nghĩa với việc lãi dành cho cổ đông để tính EPS thực chất chỉ còn lại là 688 tỷ (=860 -172) thay vì 860 tỷ.
- Quỹ Dự Phòng Tài Chính: Luật công ty trước đây bắt buộc công ty phải trích lập dự phòng tài chính, tuy vậy luật công ty mới không còn bắt buộc nữa. Quỹ dự phòng tài chính nếu có là một quỹ thuộc sở hữu của cổ đông phổ thông. Quỹ này được lập ra nhằm bảo vệ quyền lợi của các chủ nợ và những người có quan hệ làm ăn với công ty. Nó ngăn chặn việc chia cổ tức quá mức. Khi công ty khó khăn tài chính, việc chia hết toàn bộ số lãi chưa phân phối (lưu giữ) lũy kế có được, có thể ảnh hưởng đến khả năng trả nợ cho các chủ nợ. Sẽ là một sai lầm cơ bản nếu ai đó cho rằng quỹ này không thuộc các cổ đông và đề nghị điều chỉnh giảm quỹ này ra khỏi lãi khi tính EPS (như trong 2 bài liên tiếp trên báo Đầu tư Chứng Khoán số 73, 74 ngày 18 và 20/6 của hai tác giả Khoa Tài Chính Doanh Nghiệp, Trường Đại Học Kinh Tế TP. HCM.)



b) Mẫu số: Số bình quân gia quyền của các cổ phiếu phổ thông lưu hành trong kỳ, lưu ý:



2.2. Trường hợp gộp, chia tách và thưởng cổ phiếu: Thông tư 21 hướng dẫn chuẩn mực kế toán VAS 30 của Việt Nam đã đề cập khá rõ ràng là trong những trường hợp như vậy không có bất cứ một sự tăng, giảm về dòng tiền, hay tài sản và nguồn vốn đối với công ty. Bởi vậy trong những sự kiện đó thì cổ phiếu gộp, chia tách, thưởng mặc dù phát sinh bất cứ thời điểm nào trong kỳ cũng phải được tính vào ngày đầu tiên của năm báo cáo. Và cũng sẽ điều chỉnh tương ứng cho số cổ phiếu của những năm trước để có tính so sánh giữa các năm. Mặc dù thông tư 21 không đề cập đến việc chia cổ tức bằng cổ phiếu (stock dividend), nhưng bản chất của việc chia cổ tức bằng cổ phiếu cũng giống như thưởng cổ phiếu (bonus issue), điều này được ghi rất rõ trong chuẩn mực kế toán quốc tế. Đề nghị hướng dẫn kế toán Việt Nam nên bổ sung việc chia cổ tức bằng cổ phiếu để việc thực hiện tại các công ty dễ dàng hơn.
Ví dụ: công ty A có 10 triệu cổ phiếu, ngày 30.6.08 công ty quyết định chia cổ tức bằng cổ phiếu với tỷ lệ 20%, tức 100 cổ phiếu hiện hữu được chia 20 cổ phiếu mới.
Tính EPS năm 2008 và EPS tương ứng năm 2007 nếu tổng số lãi của A năm 2008 và 2007 tương ứng là 40 tỷ và 34 tỷ đồng. Kỳ kế toán là 1.1 đến 31.12 hàng năm.



Giải: Năm 2008 Năm 2007
1. Lãi thuần sau thuế (triệu đ) 40.000 34.000
2. Số cổ phiếu đầu kỳ (ngày 1.1), (triệu) 10 10
3. Cổ phiếu thưởng phát hành (triệu) 2* 2 **
4. Tổng số cổ phiếu lưu hành bq (triệu) 12 12
5. EPS cơ bản (=(1)/(4)) 3.333 đ/CP 2.833 đ/CP



* Mặc dù thưởng hay chia cổ tức bằng cổ phiếu được thực hiện ngày 30.6.2008 nhưng khi lập báo cáo tài chính năm 2008, công ty sẽ phải tính số cổ phiếu tăng thêm ngay từ ngày đầu năm 1.1.2008. Nếu lập cho báo cáo quý 2 năm 2008, tính EPS của 4 quý gần nhất cho đến ngày 30.6.2008 thì số cổ phiếu tăng thêm này được tính từ ngày 1.7.2007 nghĩa là ngày đầu tiên của năm cho 4 quý gần nhất.
* * Trong báo cáo tài chính năm 2008, để thấy được xu hướng EPS qua các năm, chúng ta phải điều chỉnh lại EPS năm 2007 và các năm trước đó bằng cách tăng số cổ phiếu thưởng của năm 2008 vào cả năm 2007 và các năm trước đó. Nếu không điều chỉnh số 2 triệu cổ phiếu thưởng cho năm 2007, thì EPS gốc 2007 là 3.400 đ/CP (=34tỷ/10 triệu CP) cao hơn so với năm 2008, nó không phản ánh đúng xu hướng EPS.



2.3. Phát hành quyền mua (Rights Issue): Đó là phát hành quyền mua cổ phiếu mới cho các cổ đông hiện hữu với giá thấp hơn giá thị trường hiện tại. Do vậy ở đây đã bao gồm một yếu tố thưởng. Để tính được EPS khi có phát hành quyền mua, đầu tiên chúng ta cần tính giá quyền mua lý thuyết (Theoretical ex-rights price).
Ví dụ: Công ty HAP có 3.850.250 cổ phiếu đang lưu hành từ đầu năm 2006. Ngày 16/6/2006 HAP phát hành thêm 1.925.125 cổ phiếu (cứ hai cổ phiếu hiện hữu được quyền mua 1 cổ phiếu mới) với giá 25.000 đ/cp. Giá cổ phiếu ngày cuối cùng chốt danh sách phát hành ngày 15/6/2006 là 55.000đ/cp.Yêu cầu tính:
1. Giá lý thuyết quyền mua 1 cổ phiếu?
2. EPS năm 2006? Biết rằng lãi thuần sau thuế năm 2006 là 16 tỷ đồng.
3. Tính EPS điều chỉnh cho năm 2005 và 2004? Biết rằng lãi thuần năm 2005 là 14,58 tỷ và EPS gốc năm 2004 là 4,492 đ/cp.



Lời giải:



1. Giá lý thuyết quyền mua 1 cổ phiếu được tính:
- Trước khi phát hành: 2 CP x giá 55.000 đ/CP = 110.000 đ
- Phát hành quyền mua: 1 CP x giá 25.000 đ/CP = 25.000 đ
- Giá trị lý thuyết của 3 CP (=110.000 + 25.000) = 135.000 đ 
- Giá quyền mua lý thuyết mỗi CP bình quân =135.000 đ/3 = 45.000 đ/CP.



2. Tính EPS cho năm 2006:
- Số cổ phiếu trước ngày phát hành quyền mua là 3.850.250 CP sẽ được nhân với tỷ lệ giữa giá thị trường ngày cuối cùng trước khi phát hành (55.000đ/CP) và giá lý thuyết quyền mua (45.000đ/CP)
- Số cổ phiếu bình quân của cả năm được tính theo 2 giai đoạn là:
Giai đoạn trước khi phát hành cổ phiếu giá thấp. Vì nó có yếu tố thưởng do vậy giống như việc tính EPS điều chỉnh cho việc thưởng cổ phiếu nêu ở trên, chúng ta phải nhân số cổ phiếu với hệ số thưởng này. Hệ số thưởng bằng:



Giá thị trường ngày cuối trước khi chốt sổ phát hành/Giá quyền mua lý thuyết = 55/45



Như vậy số cổ phiếu bình quân của cả năm sẽ được tính như sau:
+ Giai đoạn 1: từ 1/1-15/6/2006, tức 5,5 tháng:
3.850.250 cp x 5,5 tháng/12 tháng x 55/45 = 2.156.853 cp 
+ Giai đoạn 2: từ 15/6-31/12/2006 tức 6,5 tháng:
(3.850.250 + 1.925.125) x 6,5 tháng/12 tháng = 3.128.328 cp 
Tổng số cổ phiếu lưu hành bình quân trong năm = 5.285.181 cp
- EPS năm 2006 = 16 tỷ/ 5.285.181 cp = 3.027 đ/cp
Lưu ý: Nếu tính theo quy đinh hiện hành, số cổ phiếu giai đoạn 1 không điều chỉnh nhân với hệ số thưởng 55/45 do vậy số cổ phiếu chỉ là 3.850.250 cp x 5,5 tháng/12tháng = 1.764.698 CP nên tổng số cổ phiếu bình quân năm 2006 sẽ là 4.893.026 cp (=1.764.698+3.128.328). Do vậy EPS 2006 tính theo cách không điều chỉnh hệ số thưởng sẽ là: 6 tỷ/4.893.026 = 3.270 đ/CP



3. Tính EPS điều chỉnh cho năm 2005 và năm 2004 (Khi lập báo cáo năm 2006 để so sánh với năm 2005, 2004):
- EPS điều chỉnh = EPS gốc x [Giá quyền mua lý thuyết/Giá thị trường ngày cuối trước khi phát hành mới]
Lưu ý: Hệ số điều chỉnh này là đảo ngược của hệ số điều chỉnh số cổ phiếu ở phần 2.
- EPS gốc năm 2005 = 14,58 tỷ đ/ 3.850.250 cp = 3.787 đ/cp
- EPS điều chỉnh năm 2005 = 3.787đ/cp x 45/55 = 3.098 đ/cp
- EPS điều chỉnh năm 2004 = 4.492 đ/cp x 45/55 = 3.675 đ/cp 
Khi phân tích tăng trưởng EPS các năm, nhà đầu tư cần phải so sánh các EPS đã điều chỉnh chứ không phải so sánh EPS gốc.



3. EPS pha loãng (Diluted EPS): 
Tại sao phải cần EPS pha loãng? Cuối kỳ kế toán, một công ty có thể có một số chứng khoán mà nó ở thời điểm hiện tại chưa có quyền được đòi chia lãi như cổ phiếu phổ thông, nhưng nó sẽ chuyển đổi thành cổ phiếu phổ thông trong tương lai. Những chứng khoán này bao gồm: 1) các trái phiếu chuyển đổi hoặc các cổ phiếu ưu đãi chuyển đổi mà chúng cho phép chủ sở hữu nó có quyền, ở một ngày tương lai, được chuyển đổi những chứng khoán này thành các cổ phiếu phổ thông, với một tỷ lệ chuyển đổi đã định sẵn. 2) các hợp đồng lựa chọn (options hoặc Warrants). Trong những trường hợp này, số cổ phiếu phổ thông có thể được tăng lên, dẫn đến việc giảm
EPS hay EPS bị pha loãng. EPS pha loãng sẽ chỉ cho các nhà đầu tư những ảnh hưởng có thể có của việc pha loãng EPS trong tương lai, rất cần thiết cho quyết định đầu tư.



Tính EPS pha loãng:
- Lãi: Lãi dùng để tính EPS cơ bản được điều chỉnh bởi các ảnh hưởng sau thuế của các khỏan:
a) Các khoản lãi suất tiền vay trong kỳ của các trái phiếu chuyển đổi tiềm năng 
b) Các khoản cổ tức của các cổ phiếu ưu đãi chuyển đổi tương lai mà chúng đã được trừ ra khỏi khi tính lãi cho EPS cơ bản.
c) Các khoản thay đổi khác trong thu nhập vàchi phí (phí, chiết khấu, tiền thưởng) mà chúng là kết quả của việc chuyển đổi các trái phiếu chuyển đổi hay cổ phiếu ưu đãi chuyển đổi thành cổ phiếu phổ thông.
- Số cổ phiếu: Số bình quân gia quyền của số cổ phiếu phổ thông dùng để tính EPS cơ bản cộng với bình quân gia quyền của các cổ phiếu phổ thông mà chúng sẽ được phát hành từ việc chuyển đổi tất cả các trái phiếu chuyển đổi, cổ phiếu ưu đãi chuyển đổi thành các cổ phiếu phổ thông. Chúng ta giả định các cổ phiếu tiềm năng này sẽ được chuyển đổi thành các cổ phiếu phổ thông vào ngày đầu tiên của kỳ báo cáo.



Ví dụ: Ngân hàng ABC năm 2007 có lãi thuần sau thuế là 1.680 tỷ đồng và có khối lượng cổ phiếu lưu hành bình quân là 198,8 triệu CP, EPS cơ bản năm 2007 là 8.451 đ/CP. ACB đã phát hành hai đợt trái phiếu chuyển đổi với tổng số tiền là 1.900 tỷ đồng, lãi suất 10%/năm và sẽ chuyển đổi thành 190 triệu cổ phiếu phổ thông trong vòng 2-5 năm tới. Tỷ lệ thuế TNDN là 28%. Tính EPS pha loãng của ACB.



Giải:



1. Tính số cổ phiếu phổ thông: 198,8 triệu + 190 triệu = 388,8 triệu CP.



2. Tính số lãi thuần : 
Số lãi hiện tại 1.680 tỷ
Cộng lãi suất tiền vay tiết kiệm (1.900 tỷ x 10%) = + 190 tỷ
Trừ thuế TNDN trên phần lãi vay (190 tỷ x 28%) = - 53,2 tỷ 
Lãi thuần sau điều chỉnh 1.816,8 tỷ



3. EPS pha loãng = 1.816,8 tỷ/ 388,8 triệu CP = 4.673 đ/cp
Như vậy EPS pha loãng thấp hơn so với EPS cơ bản là 3.778 đ/CP (=8.451 – 4.673) 



4. Trình bày EPS: Ở chuẩn mực kế toán Việt Nam chỉ mới đề cập đến tên gọi EPS pha loãng chứ chưa có hướng dẫn về cách tính và trình bày. Các công ty vì vậy chưa báo cáo EPS pha loãng. Điều này làm cho các nhà đầu tư phải đọc các báo cáo tài chính không đầy đủ và do vậy có thể ảnh hưởng lớn đến các quyết định đầu tư của họ.
- Để bảo vệ quyền lợi chính đáng của các nhà đầu tư, chúng tôi đề nghị Bộ Tài Chính, UBCK NN, Sở GDCK TP HCM và TT GDCK Hà Nội cần có hướng dẫn rõ ràng cách tính EPS cho phù hợp với chuẩn mực quốc tế. Chuẩn mực kế toán quốc tế IAS 33 yêu cầu bắt buộc báo cáo lãi lỗ của các công ty phải trình bày cả hai chỉ tiêu EPS cơ bản và EPS pha loãng trên bề mặt của Báo Cáo Kết Quả Kinh Doanh với mức độ nổi bật như nhau.
- Báo cáo tài chính hàng quý cũng cần phải được trình bày tương tự như đã nói ở trên. Đặc biệt lưu ý các khỏan lãi không thuộc cổ đông như Quỹ khen thưởng, phúc lợi cần phải được ghi giảm khỏi lãi để tính EPS ngay trong các báo cáo quý chứ không đợi đến cuối năm. Đầu năm, Đại hội đồng cổ đông thường niên đã đưa ra kế hoạch phân phối lãi cho năm tới (mặc dù chưa chính thức). Ví dụ công ty S đưa ra nguyên tắc trích 10% lợi nhuận sau thuế cho Quỹ khen thưởng phúc lợi. Nếu trong quý 1, công ty S có llãi sau thuế 100 tỷ, thì báo cáo kế qủa nên trình bày thêm dòng”Lãi không dành cho cổ đông” hoặc cụ thể là: “Lãi dành cho quỹ khen thưởng phúc lợi” 10% x 100 = 10 tỷ, Lãi dành cho cổ đông (để tính EPS) là: 100 tỷ-10tỷ= 90tỷ.