domain, domain name, premium domain name for sales

Thứ Hai, 27 tháng 5, 2013

Phân tích kĩ thuật: Mẫu hình lá cờ

Các nhà giao dịch tin vào quyết định của họ. Nếu họ tin rằng một đồng tiền tăng giá, họ sẽ mua đồng tiền đó. Nếu họ tin một đồng tiền sẽ giảm giá, họ sẽ bán đồng tiền đó. Tóm lại, nhà đầu tư sẽ làm bằng mọi cách kiếm được lợi nhuận. Thông thường những hành động của các nhà đầu tư sẽ tạo nên những mô hình giá trên đồ thị.

Các mô hình giá là những sự hình thành nên đồ thị cung cấp cái nhìn cận cảnh vào suy nghĩ và cảm nhận của các nhà đầu tư trên thị trường ngoại hối tại các mức giá khác nhau. Học cách nhận biết các mẫu hình sẽ giúp bạn có được lợi thế trước các nhà đầu tư khác, những người chỉ đơn thuần sử dụng các chỉ báo kỹ thuật hay cơ bản.
Các mô hình giá sẽ cho bạn khả năng biết được chính xác điểm vào thị trường khi giá phá vỡ mô hình hoặc khả năng dự đoán chính xác thời gian mẫu hình tiếp diễn, bắt đầu hay kết thúc.
Các mô hình giá được chia làm hai loại:
mô hình tiếp diễn và mô hình đảo chiều.
Mô hình giá tiếp diễn

Các nhà đầu tư ngoại hối luôn tự hỏi câu hỏi “ Xu hướng giá tăng/giảm/giao động trong biên này tiếp diễn trong bao lâu?”. Quyết định khi nào để vào trạng thái khi xu hướng đang trong giai đoạn giữa hoặc khi nào nên đóng trạng thái hiện tại và chốt lời luôn là những quyết định khó khăn.
Mô hình giá tiếp diễn cho bạn những dấu hiệu cảnh báo trước khi một cặp đồng tiền tiếp tục xu hướng cũ sau khi có một giai đoạn ổn định ngắn và cặp đồng tiền đó sẽ duy trì xu hướng giá đó trong bao lâu. Dĩ nhiên là mô hình tiếp diễn không phải là không bao giờ sai nhưng ít nhất thì nó cũng tăng khả năng đầu tư thành công cho bạn.
Hãy dành chút thời gian để làm quen với các mẫu hình giá tiếp diễn dưới đây:

Cờ đuôi nheo

Cờ đuôi nheo là mẫu hình giá tiếp diễn được hình thành khi giá của một cặp đồng tiền di chuyển trong một biên độ ổn định càng ngày càng hẹp dần. Mẫu hình cờ đuôi nheo có thể là xu hướng giá lên hay giá xuống, phụ thuộc vào diễn biến giá trước khi mẫu hình cờ đuôi nheo được thành lập.Nếu một căp đồng tiền đang trong kênh tăng giá trước khi mô hình cờ đuôi nheo hình thành thì nó là mô hình tiếp diễn giá lên. Nếu một căp đồng tiền đang trong kênh giảm giá trước khi mô hình cờ đuôi nheo hình thành thì nó là mô hình tiếp diễn giá xuống. Cờ đuôi nheo thường hình thành trong một quãng thời gian ngắn.
Tất cả các loại mẫu hình cờ đuôi nheo có 5 đặc điểm sau đây:

Mức kháng cự (A): là đường xu hướng giảm giá, xác lập nên mức cản và hội tụ với đường hỗ trợ phía dưới
Mức hỗ trợ (B) :là đường xu hướng tăng giá, xác lập nên mức hỗ trợ và hội tụ với đường kháng cự phía trên.
Cột cờ (C) : là xu hướng trước khi hình thành nên cờ đuôi nheo. Cột cờ có chiều dài bằng khoảng cách từ lúc bắt đầu tới điểm cao nhất của cờ đuôi nheo (nếu là cờ đuôi nheo giá lên) hoặc bằng khoảng cách từ lúc bắt đầu tới điểm thấp nhất của cờ đuôi nheo (nếu là cờ đuôi nheo giá xuống).
Điểm phá vỡ (D) : là điểm mà tại đó cặp đồng tiền vượt lên trên đường kháng cự(nếu là cờ đuôi nheo giá lên) hoặc là điểm mà tại đó cặp đồng tiền vượt xuống dưới đường hỗ trợ (nếu là cờ đuôi nheo giá xuống)
Giá dự phóng (E) : là mức giá mà tại đó cặp đồng tiền sẽ có khả năng rớt xuống khi nó đã vượt qua mô hình cờ đuôi nheo( nếu là cờ đuôi nheo giá xuống) hoặc giá mà tại đó cặp đồng tiền sẽ có khả năng tăng lên sau khi nó đã vượt qua mô hình cờ đuôi nheo( nếu là cờ đuôi nheo giá lên), Khoảng cách của mức giá dự phóng giao động sẽ bằng với chiều dài của cột cờ (C).


Mô hình giá lá cờ

Mô hình giá lá cờ là mô hình giá tiếp diễn được hình thành khi giá của một cặp đồng tiền quay trở lại giao động trong kênh giá song song từ một biến động giá trước đó. Mô hình giá là cờ có thể là mô hình giá lên hoặc mô hình giá xuống, phụ thuộc và xu hướng trước khi hình thành mô hình giá lá cờ là gì. Nếu cặp đồng tiền là xu hướng lên trước khi mô hình được hình thành thì đó sẽ là mô hình giá tiếp diễn lên. Nếu cặp đồng tiền là xu hướng xuống trước khi mô hình được hình thành thì đó sẽ là mô hình giá tiếp diễn xuống. Mô hình lá cờ thường hình thành trong một thời gian ngắn. Đây có thể coi là trường hợp đặc biệt của mô hình giá cờ đuôi nheo.
Tất cả các mô hình giá lá cờ đều có 5 đặc điểm sau:

Mức kháng cự (A): là đường xu hướng giảm giá, xác lập nên mức cản và song song với đường hỗ trợ phía dưới(nếu là mô hình giá lên) và là đường xu hướng tăng giá, xác lập nên mức cản và song song với đường hỗ trợ phía dưới (nếu là mô hình giá xuống)
Mức hỗ trợ (B) : là đường xu hướng giảm giá, xác lập nên mức hỗ trợ và song song với đường kháng cự phía trên (nếu là mô hình giá lên) và là đường xu hướng tăng giá, xác lập nên mức hỗ trợ và song song với đường kháng cự phía trên (nếu là mô hình giá xuống)
Cột cờ (C) : là xu hướng trước khi hình thành nên mô hình lá cờ. Cột cờ có chiều dài bằng khoảng cách từ lúc bắt đầu xu hướng tới điểm cao nhất của lá cờ (nếu là mô hình giá lên) hoặc bằng khoảng cách từ lúc bắt đầu xu hướng tới điểm thấp nhất của lá cờ (nếu là mô hình giá xuống).
Điểm phá vỡ (D) : là điểm mà tại đó cặp đồng tiền vượt lên trên đường kháng cự (nếu là mô hình giá lên) hoặc là điểm mà tại đó cặp đồng tiền vượt xuống dưới đường hỗ trợ (nếu là mô hình giá xuống)
Giá dự phóng (E) : là mức giá mà tại đó cặp đồng tiền sẽ có khả năng rớt xuống khi nó đã phá vỡ mô hình ( nếu là mô hình lá cờ giá xuống) hoặc giá mà tại đó cặp đồng tiền sẽ có khả năng tăng lên sau khi nó đã phá vỡ mô hình ( nếu là mô hình lá cờ giá lên), Khoảng cách của mức giá dự phóng giao động sẽ bằng với chiều dài của cột cờ (C).



Mô hình giá hình nêm (Wedges)

Wedges là mẫu hình giá tiếp diễn được hình thành khi giá của một cặp đồng tiền di chuyển trong một biên độ ổn định càng ngày càng hẹp dần. Mẫu hình wedges có thể là xu hướng giá lên hay giá xuống, phụ thuộc vào diễn biến giá trước khi mẫu hình wedges được thành lập. Nếu một căp đồng tiền đang trong kênh tăng giá trước khi wedges hình thành thì nó là mô hình tiếp diễn giá lên. Nếu một căp đồng tiền đang trong kênh giảm giá trước khi mô hình wedges hình thành thì nó là mô hình tiếp diễn giá xuống. Wedges thường hình thành trong một quãng thời gian ngắn.
Tất cả các loại mẫu hình wedges có 5 đặc điểm sau đây:

Mức kháng cự (A): là đường xu hướng giảm giá, xác lập nên mức cản và hội tụ với đường hỗ trợ phía dưới (nếu là wedges giá lên) hoặc là đường xu hướng tăng giá, xác lập nên mức hỗ trợ hội tụ với đường hỗ trợ phía dưới (nếu là wedges giá xuống).
Mức hỗ trợ (B) : là đường xu hướng giảm giá, xác lập nên mức cản và hội tụ với đường kháng cự phía trên (nếu là wedges giá lên) hoặc là đường xu hướng tăng giá, xác lập nên mức hỗ trợ hội tụ với đường kháng cự phía trên (nếu là wedges giá xuống).
Cột cờ (C) : là xu hướng trước khi hình thành nên wedges. Cột cờ có chiều dài bằng khoảng cách từ lúc bắt đầu tới điểm cao nhất của wedges (nếu là wedges giá lên) hoặc bằng khoảng cách từ lúc bắt đầu tới điểm thấp nhất của wedges (nếu là wedges giá xuống).
Điểm phá vỡ (D) : là điểm mà tại đó cặp đồng tiền vượt lên trên đường kháng cự(nếu là wedges giá lên) hoặc là điểm mà tại đó cặp đồng tiền vượt xuống dưới đường hỗ trợ (nếu là wedges giá xuống)
Giá dự phóng (E) : là mức giá mà tại đó cặp đồng tiền sẽ có khả năng rớt xuống khi nó đã vượt qua mô hình wedges ( nếu là cờ đuôi nheo giá xuống) hoặc giá mà tại đó cặp đồng tiền sẽ có khả năng tăng lên sau khi nó đã vượt qua mô hình wedges ( nếu là wedges giá lên), Khoảng cách của mức giá dự phóng giao động sẽ bằng với chiều dài của cột cờ (C).


Mô hình giá hình tam giác (Triangles)

Tam giác là mẫu hình giá tiếp diễn được hình thành khi giá của một cặp đồng tiền đụng mức cản hỗ trợ hay kháng cự nằm ngang và bắt đầu di chuyển trong một biên độ ổn định càng ngày càng hẹp dần. Mẫu hình tam giác có thể là xu hướng giá lên hay giá xuống, phụ thuộc vào diễn biến giá trước khi mẫu hình wedges được thành lập. Nếu một căp đồng tiền đang trong kênh tăng giá trước khi tam giác hình thành thì nó là mô hình tiếp diễn giá lên. Nếu một căp đồng tiền đang trong kênh giảm giá trước khi mô hình tam giác hình thành thì nó là mô hình tiếp diễn giá xuống. Tam giác thường hình thành trong một quãng thời gian ngắn.
Tất cả các loại mẫu hình tam giác có 5 đặc điểm sau đây:

Mức kháng cự (A): là đường kháng cự nằm ngang (đối với trường hợp giá xuống hay còn gọi là tam giác tăng dần) hoặc là đường xu hướng giảm giá, xác lập nên mức cản và hội tụ với đường hỗ trợ phía dưới (nếu là trường hợp giá lên hay tam giác giảm dần).
Mức hỗ trợ (B) : là đường hỗ trợ tăng giá hội tụ với đường kháng cự phía trên (nếu là trường hợp giá lên hay tam giác tăng dần) hoặc là đường hỗ trợ nằm ngang (nếu là trường hợp giá xuống hay tam giác giảm dần).
Cột cờ (C) : là xu hướng trước khi hình thành nên tam giác. Cột cờ có chiều dài bằng khoảng cách từ lúc bắt đầu xu hướng tới điểm cao nhất của tam giác (nếu là wedges giá lên) hoặc bằng khoảng cách từ lúc bắt đầu tới điểm thấp nhất của tam giác (nếu là tam giác giá xuống).
Điểm phá vỡ (D) : là điểm mà tại đó cặp đồng tiền vượt lên trên đường kháng cự nằm ngang (nếu là giá lên hay tam giác tăng dần) hoặc là điểm mà tại đó cặp đồng tiền vượt xuống dưới đường hỗ trợ nằm ngang (nếu là giá xuống hay tam giác giảm dần)
Giá dự phóng (E) : là mức giá mà tại đó cặp đồng tiền sẽ có khả năng rớt xuống khi nó đã vượt qua mô hình tam giác ( nếu là giá xuống) hoặc giá mà tại đó cặp đồng tiền sẽ có khả năng tăng lên sau khi nó đã vượt qua mô hình tam giác ( nếu là giá lên), Khoảng cách của mức giá dự phóng giao động sẽ bằng với chiều dài của cột cờ (C).



Lưu ý: mô hình cờ đuôi nheo khác mô hình wedges ở chỗ cờ đuôi nheo có dạng hình tam giác đối xứng trong đó wedges là hai đường cùng xu hướng (xuống hoặc lên) hội tụ nhau. Mô hình tam giác là khi có đường kháng cự hay hỗ trợ nằm ngang.
Mô hình giá đảo chiều

Các mô hình đảo chiều cho bạn những chỉ báo khi một cặp đồng tiền có khả năng quay đầu và bắt đầu một xu hướng mới và xác định xu hướng ngược chiều đó có khả năng duy trì trong bao lâu. Dĩ nhiên, các mẫu hình đảo chiều không phải là không bao giờ sai nhưng ít nhất thì nó cũng tăng khả năng đầu tư thành công cho bạn.
Hãy dành chút thời gian để làm quen với các mẫu hình giá đảo chiều dưới đây:

Mô hình hai đỉnh, hai đáy

Mô hình hai đỉnh, hai đáy là mô hình đảo chiều hình thành khi giá của một cặp đồng tiền đụng mức cản hỗ trợ hay kháng cự hai lần trước khi quay đầu và đảo chiều. Hai đỉnh là mô hình đảo chiều giá xuống và hai đáy là mô hình đảo chiều giá lên. Nếu một cặp đồng tiền đang trong xu hướng lên thì nó sẽ hình thành hai đỉnh. Nếu một cặp đồng tiền đang trong xu hướng xuống thì nó sẽ hình thành hai đáy. Mô hình hai đỉnh, hai đáy thường được hình thành trong một khoảng thời gian dài.
Tất cả các mô hình hai đỉnh, hai đáy đều có 4 đặc điểm:

Mức kháng cự (A) : là đường nằm ngang hay hơi nghiêng, xác định mức kháng cự phía trên.
Mức hỗ trợ (B) : là đường nằm ngang hay hơi nghiêng, xác định mức hỗ trợ phía dưới.
Điểm phá vỡ (C) : là điểm tại đó cặp đồng tiền vượt lên trên đường kháng cự nằm ngang (trong mô hình hai đáy) hay vượt xuống dưới đường hỗ trợ nằm ngang (trong mô hình hai đỉnh)
Giá dự phóng (D) : là giá mà tại đó cặp đồng tiền sẽ có khả năng rớt xuống nhất sau khi nó đã phá vỡ mô hình hai đỉnh, hoặc là giá mà tại đó cặp đồng tiền có khả năng tăng lên sau khi nó đã phá vỡ mô hình hai đáy. Khoảng cách giá mà cặp đồng tiền dự kiến giao động sẽ bằng với khoảng cách giữa hai mức hỗ trợ và kháng cự.


Mô hình ba đỉnh, ba đáy
Mô hình ba đỉnh, ba đáy là mô hình đảo chiều hình thành khi giá của một cặp đồng tiền đụng mức cản hỗ trợ hay kháng cự ba lần trước khi quay đầu và đảo chiều. Ba đỉnh là mô hình đảo chiều giá xuống và ba đáy là mô hình đảo chiều giá lên. Nếu một cặp đồng tiền đang trong xu hướng lên thì nó sẽ hình thành ba đỉnh. Nếu một cặp đồng tiền đang trong xu hướng xuống thì nó sẽ hình thành ba đáy. Mô hình ba đỉnh, ba đáy thường được hình thành trong một khoảng thời gian dài.
Tất cả các mô hình ba đỉnh, ba đáy đều có 4 đặc điểm:

Mức kháng cự (A) : là đường nằm ngang hay hơi nghiêng, xác định mức kháng cự phía trên.
Mức hỗ trợ (B) : là đường nằm ngang hay hơi nghiêng, xác định mức hỗ trợ phía dưới.
Điểm phá vỡ (C) : là điểm tại đó cặp đồng tiền vượt lên trên đường kháng cự nằm ngang (trong mô hình ba đáy) hay vượt xuống dưới đường hỗ trợ nằm ngang (trong mô hình ba đỉnh)
Giá dự phóng (D) : là giá mà tại đó cặp đồng tiền sẽ có khả năng rớt xuống nhất sau khi nó đã phá vỡ mô hình ba đỉnh, hoặc là giá mà tại đó cặp đồng tiền có khả năng tăng lên sau khi nó đã phá vỡ mô hình ba đáy. Khoảng cách giá mà cặp đồng tiền dự kiến giao động sẽ bằng với khoảng cách giữa hai mức hỗ trợ và kháng cự.



Mô hình đỉnh đầu vai, đáy đầu vai

Mô hình đỉnh đầu vai là mô hình giá đảo chiều được hình thành khi giá của cặp đồng tiền đụng đường kháng cự (hình thành nên vai đầu tiên), sau đó phá qua mức kháng cự đầu tiên và đụng một mức cản cao hơn (hình thành nên phần đầu của mô hình) và sau đó đụng mức cản đầu tiên một lần nữa (hình thành nên vai thứ hai).
Mô hình đáy đầu vai là mô hình giá đảo chiều hình thành khi giá của một cặp đồng tiền đụng đường hỗ trợ (hình thành nên vai đầu tiên) và sau đó phá xuống mức hỗ trợ thứ nhất là đụng mức hỗ trợ thấp hơn (hình thanh nên phần đầu của mô hình) và sau đó đụng mức hỗ trợ thứ nhất một lần nữa (hình thành nên vai thứ hai).
Mô hình đỉnh đầu vai là mô hình giá xuống trong khi đó mô hình đáy đầu vai là mô hình giá lên. Nếu một đồng tiền đang trong xu hướng giảm giá, đó sẽ hình thành mô hình đỉnh đầu vai. Nếu một đồng tiền đang trong xu hướng giảm giá, nó sẽ hình thành mô hình mô hình đáy đầu vai. Cả hai mô hình đầu vai trên đều được hình thành trong một thời gian dài.
Tất cả các mô hình đầu-vai đều có 5 đặc điểm:

Vai trái (A) : là đường nằm ngang hay hơi nghiêng, xác định mức kháng cự phía trên (trong trường hợp mô hình đỉnh đầu vai) hoặc là đường nằm ngang hay hơi nghiêng, xác định mức hỗ trợ phía dưới (trong trường hợp mô hình đáy đầu vai).
Đầu (B) : là đường nằm ngang cao hơn hay hơi nghiêng, xác định mức kháng cự (trong trường hợp mô hình đỉnh đầu vai) hoặc là đường nằm ngang hay hơi nghiêng, xác định mức hỗ trợ (trong trường hợp mô hình đáy đầu vai).
Vai phải (C) : là đường nằm ngang hay hơi nghiêng, xác định mức kháng cự phía trên của vai trái (trong trường hợp mô hình đỉnh đầu vai) hoặc là đường nằm ngang hay hơi nghiêng, xác định mức hỗ trợ phía dưới của vai trái (trong trường hợp mô hình đáy đầu vai).
Đường viền cổ (D) : là đường nằm ngang hay hơi nghiêng, xác định mức hỗ trợ (trong trường hợp mô hình đỉnh đầu vai) hoặc là đường nằm ngang hay hơi nghiêng, xác định mức hỗ trợ (trong trường hợp mô hình đáy đầu vai).
Điểm phá vỡ (E) : là điểm tại đó cặp đồng tiền vượt lên trên đường viền cổ(trong mô hình đáy đầu vai) hay vượt xuống dưới đường viền cổ (trong mô hình đỉnh đầu vai)
Giá dự phóng (F) : là giá mà tại đó cặp đồng tiền sẽ có khả năng rớt xuống nhất sau khi nó đã phá vỡ mô hình đỉnh đầu vai, hoặc là giá mà tại đó cặp đồng tiền có khả năng tăng lên sau khi nó đã phá vỡ mô hình đáy đầu vai. Khoảng cách giá mà cặp đồng tiền dự kiến giao động sẽ bằng với khoảng cách giữa hai mức đầu và đường viền cổ.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét