domain, domain name, premium domain name for sales

Chủ Nhật, 26 tháng 5, 2013

Tìm hiểu về quỹ Hedge Fund (P1)

Hedge fund là loại quỹ đầu cơ có tính đại chúng thấp và không bị quản chế quá chặt. Khái niệm "Hedge Fund" không nhằm ám chỉ tới một loại pháp nhân riêng biệt của thị trường vốn, mà chỉ là cách người ta gọi nhằm phân biệt các quỹ ít bị quản chế chặt chẽ (do các điều luật nới lỏng hơn). Thường các quỹ loại này chỉ giao dịch với một số lượng hạn chế các nhà đầu tư vào quỹ, vì thế thường mỗi nhà đầu tư phải bỏ ra những khoản tiền đầu tư rất lớn đóng theo phương thức "gọi vốn không đại chúng" (private placement). Ngược với các quỹ Hedge Fund là các quỹ có tính đại chúng cao, phần đông dân cư đều có thể tham gia đầu tư và thường được xếp vào nhóm các Quỹ hỗ tương (Mutual Funds).
  1. Định nghĩa:
- Mội danh mục đầu tư mang chiến lược tấn công mà sử dụng chiến lược đầu tư cao cấp như dùng đòn bẩy, vị thế phái sinh ngắn hạn dài hạn ở cả thị trường trong nước lẫn quốc thế với mục tiêu ra tăng tyr suất sinh lợi vượt trội.
Theo luật, quỹ đầu cơ thường được thiết lập như sự hợp tác đầu tư tư nhân mà được mở với một số lượng giới hạn nhà đầu tư và yêu cầu một số vốn đầu tư ban đầu tối thiểu lớn. Đầu tư vào quỹ đầu cơ là không thanh khoản vì họ thường yêu cầu nhà đầu tư giữ tiền của họ trong quỹ ít nhất là 1 năm.
- Quỹ đầu tư rủi ro (không giống như quỹ tương hỗ) là không bị kiểm soát bởi vì chúng phục vụ cho những nhà đầu tư tinh vi. Ở Mỹ, luật quy định rằng hầu hết những nhà đầu tư trong quỹ phải được công nhận. Điều dó có nghĩa là họ phải kiếm được số tiền tối thiểu hàng năm và có một khoản giá trị dòng khoảng hơn 1 triệu USD, cũng với một lương đáng kể kiến thức đầu tư. Bạn có thể nghĩ quỹ đầu cơ như quỹ tương hỗ là giành cho những người siêu giàu. Chúng tương tự như những quỹ tương hỗ là vốn được góp chung và được quản lý bởi các chuyên gia, nhưng sự khác biệt ở đây là quỹ đầu cơ có thể điều chỉnh một cách linh hoạt các chiên lược dài hạn của nó.
Điều quan trọng là cần phải chú ý rằng rủi ro ở đây là những hành động thực sự để cố gắng giảm thiểu rủi ro, nhưng mục tiêu của quỹ đầu cơ là tối đa hóa tỷ suất sinh lợi. Tên này mang tính lịch sử, như là những quỹ đầu tiên cố gắng chống lại sự giảm thiểu rủi ro trong thị trường đi xuống trong xu hướng thị trường ngắn hạn (quỹ tương hỗ nói chugn là không tham gia vào vị thế ngắn hạn như là mục tiêu cơ bản của họ). Ngày nay, quỹ đầu cơ dùng hàng chục chiến lược khác nhau, do đó không phải chính xác khi nói rằng các quỹ đầu cơ chỉ cần “bảo hiểm rủi ro”.  Trong thực tế, bởi vì những nhà quản lý quỹ đầu cơ làm những khoản đầu tư mang tính đầu cơ, những quỹ này có thể mang đến rủi ro hơn là toàn thị trường.
Để hiều hơn về các quỹ đầu cơ, các bạn có thể tham khảo thêm “ Hedge Fund Tutorial” và “How To Invest Like A Hedge Fund”.

  1. Giới thiệu
Mặc dù, các quỹ đầu cơ không được sự ưu ái của giới truyền thông, có rất nhiều quỹ thực tế hoạt động đầu tư rất tốt và có thể là một phần không thể thiếu của một danh mục đa dạng hóa tốt. Nhưng chính xác quỹ đầu cơ (hedge fund) là gì, và những gì mà nhà đầu tư cần biết trước khi đầu tư vào quỹ đầu cơ? Trong những phần tiếp theo, tôi sẽ giới thiệu cơ bản về đặc điểm và chiến lược đầu tư của quỹ đầu cơ cũng như hướng dẫn một cách đơn giản về định giá một quỹ đầu cơ.
Quỹ đầu cơ có thể là làm những khoản đầu tư rất rủi ro và rất nhiều nhà đầu tư được đốt cháy bởi việc các quỹ lớn thổi phồng lên giá trị. Trong nhiều trường hợp, nhà đầu tư theo tâm lý bầy đàn đuổi theo lợi nhuận, và đổ càng nhiều tiền vào những quỹ có hiệu quả sinh lợi cao mà không cần biết hiêu quả đó có ổn định không và quan trọng hơn là thành tựu đó có được lặp lại trong tương lai không.
Trong bài viết này, tôi sẽ không kì vọng tạo ra một chuyên gia phân tích quỹ đầu cơ cho bạn, nhưng nếu bạn là một quỹ đầu cơ mới hoặc bạn hoặc nhà tư vấn của bạn đang cân nhắc về việc đầu tư vào quỹ đầu cơ, bài viết này sẽ đưa cho bạn một vài hiểu biết cơ bản về cầu chúng của quỹ đầu cơ như thế nào, chiến lược và đặc điểm của họ, cũng như làm thế nào để sử dụng họ cho danh mục đầu tư của bạn.
  1. Cấu trúc
Về cầu trúc, một hedge fund có một vài điểm tương tự như mutual fund (quỹ tương hỗ). Ví dụ, giống như mutual fund, quỹ đầu cơ là một công cụ đầu tư đa dạng, mà làm những khoản đầu tư vào cổ phiếu, trái phiếu, quyền chọn và nhiều loại chứng khoán khác. Nó cũng được điều hành bởi một người quản lý riêng biệt, giống như là một nhà tư vấn cao cấp điều hành quỹ tương hỗ được phân phối bởi một công ty quỹ tương hỗ lớn. Tuy nhiên, đó không có nghĩa là giống nhau tất cả. Những khoản đầu tư chiến lược biến động của quỹ đầu cơ tới những vị thế rộng lớn của chúng trong một vài trường hợp khá phức tạp. Tôi sẽ tập chung vào một chiến lược đặc biệt vào phần sau trong bài viết này, do đó bây giờ chúng ta tập chung vào cấu trúc của hedge fund như thế nào.
Cơ cấu tổ chức
Cơ cấu quỹ đầu cơ thực sự điển hình là một tổ chức gồm hai tầng.

Bảng 1: Sơ đồ cầu trúc của Hedge Fund – Nguồn: Investopedia, 2009
Các mô hình hợp tác chung/giới hạn là cấu trúc phổ biến nhất cho quỹ đầu tư hợp tác và cũng được áp dụng cho quỹ đầu cơ. Trong cấu trúc này, các đối tác chung nhận trách nhiệm cho hoạt động của quỹ, trong khi giới hạn nhà đầu tư có thể làm những đầu tư vào các đối tác và chỉ chịu trách nhiệm đối với số tiền họ được trả. Như một quy tắc, một sự hợp tác toàn diện/giới hạn phải có ít nhất một GP và một LP, nhưng có thể có nhiều loại GP và nhiều loại LP. Có một quy tắc của SEC, tuy nhiên nó thường giới hạn nhà đầu tư tới 99 để mà khỏi phải đăng kí với SEC.
Thành phần thứ hai của cấu trúc hai tần là cấu trúc của quan hệ đối tác chung. Những loại cấu trúc dùng cho đối tác chung là công ty trách nhiệm hữu hạn. Một LLC (cty TNHH) là tương tự như một công ty tiểu chương S (subchapter S corporation) ở chỗ nó là dòng tiền chảy thông qua các tổ chức thuế và nhà đầu tư được giới hạn trách nhiệm trong khoản tiền họ đầu tư. Trách nhiệm của đối tác chung là tạo thị trường và quản lý quỹ, và thực hiện một vài chức năng cần thiết trong hoạt động kinh doanh bình thường, bao gồm thuê người quản lý quỹ (đôi khi là một công ty có liên quan) và quản lý hành chính các hoạt động của quỹ.
Cơ cấu phí
Quỹ đầu cơ cũng khá khác so với quỹ tương hỗ trong cách họ trả phí như thế nào. Cơ cấu phí của họ là một trong những nguyên nhân tại sao mà những nhà quản lý tiền tài năng quyết định mở quỹ đầu cơ cho chính họ. Không chỉ phí được trả bở những nhà đầu tư cao hơn cho nhưng nhà quản lý ở quỹ tương hỗ, họ cũng được thêm những khoản phí mà những nhà quản lý quỹ tương hỗ không có.
Phí quản lý
Phí quản lý cho quỹ đầu cơ là tương tự như phí dịch vụ được trả cho bên quỹ tương hỗ. Sự khác biệt là ở quỹ đầu cơ thì loại phí quản lý là khoản 2% trên số tài sản quản lý và trong một vài trường hợp coàn cao hơn, nếu người quản lý là người được cầu cao và có khả năng quản lý tốt từ trước. Một mình phí này đã đang làm cho việc quản lý một quỹ đầu cơ thêm hấp dẫn, nhưng tới loại phí tiếp theo mới tạo thành một động lực tốt cho người quản lý tốt.
Phí ưu đãi
Hấu hết nếu không muốn nói là tất cả các quỹ đầu cơ đều trả phí ưu đãi khoảng 10-20% lợi nhuận của quỹ, và một vài quỹ còn có khi trả tới 50%. Mục đích cho việc chi trả phí ưu đãi là để thưởng cho những người quản lý có hiệu quả tốt, và nếu hiệu quả của quỹ đủ hấp dẫn, nhà đầu tư sẽ sẵn sàng trả phí này.  Ví dụ, nếu nhà quản lý quỹ tạo ra được 20% lợi nhuận một năm, sau khi trả phí quản lý, nhà quản lý sẽ nhận được 4% khoản lợi nhuận này, và đưa cho nhà đầu tư 16% còn lại. Trong nhiều trường hợp, đây vẫn là mức sinh lợi cao mặc dù đã phải trả phí ưu đãi cao, nhưng nó thu hút được những nhà quản lý giỏi tham gia vào thị trường này và nhà đầu tư thường không phải thất vọng vào lợi nhuận của nhiều quỹ này.
Tuy nhiên, phải có một sự báo trước cho những phí ưu đãi này. Một người quản lý chỉ thu được  phí ưu đãi này khi lợi nhuận vượt mức cao của kì trước, được gọi là lợi nhuận vượt trội. Điều này có nghĩa là nếu quỹ lỗ cao hơn 5% so với kì trước, người quản lý sẽ không nhận được phí ưu đãi cho đến khi họ kiếm hơn 5% mức lỗ đó. Thêm nữa, một vài người quản lý phải phải vượt qua được tỷ lệ lợi nhuận hạn mức , như là lợi nhuận từ trái phiễu Mỹ, trước khi kiếm được khoản phí ưu đãi.
Các quỹ đầu cơ thường được gọi với cái tên là cấu trúc “hai và hai mươi” - ở đó người quản lý nhận 25 của giá trị tài sản ròng được quản lý và 20% lợi nhuận,  mặc dù được thiết lập chung như vậy nhưng chúng vẫn có thể khác nhau ở các quỹ đầu cơ.
Cấu trúc điều khoản
Các điều khoản được đưa ra cho các quỹ phòng hộ rất độc đáo mf mỗi quỹ là có sự khác nhau, nhưng chúng thường dựa trên các yếu tố sau:
Tham gia và rút vốn
Quỹ đầu cơ không có tính thanh khoản hằng ngày như những quỹ tương hỗ. Một vài quỹ đầu cơ có thể tham gia và rút vốn theo tháng, trong khi một vài quỹ khác thì chỉ chấp nhận theo quý. Các điều khoản của một quỹ đầu cơ nên được phù hợp với chiến lược cơ bản của người quản lý. Để thêm thanh khoản cho những khoản đầu tư cơ bản, thì các điều khoản tham gia/rút vốn nên được thường xuyên hơn. Mỗi quỹ cũng nên quy định một số ngày cụ thể có thể rút ra, giao động từ khoảng 15 đến 180 ngày, điều này nên được cố định với những chiến lược đầu tư cơ bản. Yêu cầu về thông bao rút vốn cho phép người quản lý quỹ đầu cơ tăng hiệu quả vốn để trang trải nhu cầu tiền mặt.
Thời gian giới hạn
Một vài quỹ yêu cầu một đến hai năm cam kết “giới hạn” , nhưng thời gian giới hạn phổ biến là khoảng 1 năm. Trong một vài trường hợp, nó có thể có một giới hạn chặt chẽ, ngăn chặn các nhà đầu tư rút tiền trong toàn bộ khoảng thời gian, trong khi trong một vài trường hợp khác, nhà đầu tư có thể rút vốn trước thời gian giới hạn được quy định chỉ cần đóng một khoản phạt. Hình thức thứ hai của thời gian giới hạn là giới hạn mềm và mức phạt có thể giao động từ 2%-10% trong một số trường hợp đặc biệt.
Kết luận

Có rất nhiều kết hợp khác nhau được dùng để làm cấu trúc cho một quỹ đầu cơ, với các công ty và các nhà đầu tư của nó. Kết luận trên diễn tả một cách rất rõ dàng về các cách thức phổ biến được dùng để cấu trúc một quỹ đầu cơ và công ty quản lý nó. Có nhiều thứ khác cũng như nhiều quỹ đầu cơ sáng tạo ra các chiến lược đầu tư riêng của họ, họ cũng rất sáng tạo với cách xây dựng cấu trúc cho quỹ. 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét