domain, domain name, premium domain name for sales

Thứ Tư, 5 tháng 10, 2011

Chỉ tiêu đo lường


Các chỉ tiêu đo lường
a)      Chỉ tiêu kinh tế
  • Tổng sản phẩm quốc nội (GDP): là tổng giá trị hàng hoá dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra tại một lãnh thổ quốc gia (tính theo địa điểm vùng quốc gia) trong khoảng thời gian thông thường là một năm.[1]
  • Tổng sản phẩm quốc dân (GNP): là tổng giá trị hàng hoá dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra bởi người dân của quốc gia đó bất kể không gian họ ở đâu (tính theo quốc tịch) trong khoảng thời gian thông thường là một năm.[2]
  • Mức tổng sản phẩm tính theo đầu người: còn gọi là mức thu nhập bình quân đầu người (Per Capita Income – PCI), bằng tổng sản lượng nền kinh tế (có thể là GNP hay GDP) chia cho tổng số dân của quốc gia.
  • Tốc độ tăng trưởng kinh tế: được tính bởi hiệu số của giá trị THỰC của tổng sản lượng quốc gia (có thể là GNP hay GDP) cuối kỳ (năm sau) với đầu kỳ (năm trước) và chia cho đầu kỳ.[3]
  • Các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh của quốc gia (Growth Competitive Index – GCI) hay còn gọi là chỉ số năng lực cạnh tranh quốc gia, là hệ thống chỉ số phân làm 9 nhóm: thể chế, kết cấu hạ tầng, kinh tế vĩ mô, y tế và giáo dục, đào tạo và giáo dục bậc cao, hiệu quả thị trường, mức độ sẵn sàng về công nghệ, trình độ kinh doanh, đổi mới và sáng tạo, được tính toán bởi WEF.[4] Ngoài ra, ở Việt Nam có chỉ số khác để đánh giá năng lực cạnh tranh giữa các tỉnh thành là PCI, do Phòng Thương mại & Công nghiệp Việt Nam VCCI và Dự án Nâng cao Năng lực Cạnh tranh Việt Nam VNCI[5].
  • Chỉ tiêu về liên kết – hội nhập kinh tế qua tỷ trọng giá trị xuất nhập khẩu hàng hoá, dịch vụ, tổng đầu tư khu vực tư nhân từ nước ngoài, đầu tư trực tiếp của nước ngoài FDI so với GDP.[6]
b)     Chỉ tiêu văn hoá – xã hội:
  • Tỉ lệ thất nghiệp: cho biết tỉ lệ người muốn làm việc nhưng không có việc làm.
  • Tỉ lệ tham gia lực lượng lao động: cho biết phần trăm dân số trưởng thành trong độ tuổi lao động trên toàn quốc.
  • Chỉ tiêu đo lường nghèo đói và bất bình đẳng: đo lường bởi thu nhập bình quân, nếu ít hơn 2 USD/ngày là thuộc diện nghèo[7] hoặc năng lượng của khẩu phần ăn ít hơn 2.100 calo/ngày.
  • Chỉ số phát triển con người HDI[8]: đo lường tổng quát về sự phát triển của con người ở các mặt tuổi thọ trung bình, trình độ học vấn, thu nhập.
  • Chỉ số phát triển giới GDI[9]: phản ánh sự bất bình đẳng giữa nam và nữ theo các tiêu chí tuổi thọ trung bình, trình độ học vấn, thu nhập.
c)      Chỉ tiêu môi trường
  • Chỉ số đánh giá chất lượng môi trường theo Hệ thống Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ (MDGs)[10]: được các tổ chức quốc tế phối hợp với các quốc gia để tính toán và đánh giá thành tựu tiến bộ môi trường, qua các chỉ số tỉ lệ diện tích rừng, diện tích bảo tồn đa dạng sinh học, năng lượng sử dụng, lượng thải CO2 bình quân, tỉ lệ dân số sử dụng nhiên liệu rắn như than củi, tỉ lệ dân được tiếp cận với nước sạch, hay hưởng điều kiện vệ sinh môi trường, tỉ lệ hộ gia đình tiếp cận với dịch vụ nhà ở an toàn.
  • Chỉ số Môi trường bền vững (Environmental Sustainability Index – ESI): là chỉ số tổng hợp  được xây dựng bởi các chuyên gia của Đại học Yale và Columbia, Mỹ sau khi tính điểm của 21 chỉ số như mức thải SO2, tỷ lệ rừng, mức tiêu thụ than đá….[11]


[1] Xem thêm ở Vĩ mô
[2] Xem thêm ở Vĩ mô
[3] Xem thêm ở Vĩ mô
[7] Tiêu chuẩn của Việt Namthấp hơn, là dưới 2.000.000 triệu đồng / năm / người



TÀI LIỆU THAM KHẢO

Nguyễn Trọng Hoài, Kinh tế phát triển, NXB Lao Động 2010
Đinh Phi Hổ, Kinh tế phát triển, NXB Thống Kê 2009
Đinh Phi Hổ, Kinh tế học Nông nghiệp bền vững, NXB Phương Đông 2008


Website



Người tổng hợp: Vũ Thị Xuân Lan
xuanlanvu@gmail.com




Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét