domain, domain name, premium domain name for sales

Thứ Tư, 5 tháng 10, 2011

Giới thiệu Kinh tế phát triển


Kinh tế phát triển là một nhánh của Kinh tế học nghiên cứu về các khía cạnh kinh tế trong quá trình phát triển tại các quốc gia nghèo. Kinh tế phát triển không chỉ nghiên cứu về sự tăng trưởng, phát triển sản lượng[1] của nền kinh tế mà còn quan tâm về chất lượng cuộc sống của con người có được cải thiện không sau khi tăng trưởng kinh tế. Như sự tăng thu nhập bình quân của người dân, vì nếu mức tăng dân số nhiều hơn mức tăng sản lượng thì đời sống vật chất của người dân cũng không cải thiện được. Hay quan tâm những mặt khác như tuổi thọ trung bình của người dân, y tế, giáo dục, chiều cao, dinh dưỡng, an sinh, phúc lợi xã hội…

Hơn thế nữa, người ta còn mong đợi sự phát triển đó sẽ bền vững, lâu dài qua việc quan tâm đến tăng trưởng phát triển kinh tế nhưng vẫn bảo tồn được nét văn hoá truyền thống của quốc gia, môi trường sống thiên nhiên trong lành để con người có được cuộc sống ấm no và hạnh phúc.


Các giai đoạn phát triển của kinh tế thế giới
Nền kinh tế Thế giới đã trải qua những giai đoạn phát triển khác nhau nhưng mạnh mẽ và ghi dấu nhất là cuộc Cách mạng công nghiệp thế kỷ 19 tại nước Anh và sau Thế chiến thứ 2 nổi lên tại Mỹ.

  • Cách mạng công nghiệp: cuộc cách mạng công nghiệp tại Anh thế kỷ 19 đã thúc đẩy nền kinh tế không chỉ riêng nước Anh mà cả những nước châu Âu và ở Mỹ phát triển mạnh mẽ. Các nước này mở rộng thị trường giao thương, hủy bỏ thuế quan và các khoản thu phí, khuyến khích đầu tư tư nhân, tăng cường giáo dục và đào tạo lao động trình độ cao. Có thị trường rộng lớn khiến cho tốc độ công nghiệp hoá càng tăng mạnh. Tuy vậy, một số thuộc địa khác như Úc, New Zealand, Argentina, Brazil dù được hưởng lợi ích như vậy nhưng do dân số tăng nhanh qua việc di dân lan tràn, cơ sở hạ tầng chưa được đầu tư phát triển kịp thời, công việc chủ yếu là khu vực nông nghiệp nhưng đất đai chỉ tập trung vào một số ít người nên hiệu quả là năng suất tăng thấp, lương thấp, tăng trưởng thu nhập bình quân thấp, gia tăng nghèo đói.
  • Sau Thế chiến thứ 2:
    • Nước kém phát triển (LDCs): có GDP thấp, dưới 2.000USD và dưới 600USD là những nước cực nghèo.
      • Hiện trạng: kinh tế chủ yếu dựa vào nông nghiệp truyền thống và các ngành nghề thủ công, khu vực công nghiệp kém phát triển, thể chế thị trường và các tổ chức xã hội phát triển rất thấp.
      • Giải pháp: tăng xuất khẩu, chủ yếu là nguyên liệu thô, tăng cường giáo dục và cải tạo cơ sở hạ tầng
    • Nước phát triển trung bình (LDCs): GDP trên 2.000USD
      • Hiện trạng: kinh tế phát triển nhanh nhưng không cân bằng nên dẫn đến những mâu thuẫn xã hội và mất ổn định chính trị. Các chính phủ đa phần yếu kém khả năng quản lý.
      • Giải pháp: tăng cường đầu tư công và khuyến khích đầu tư khu vực tư nhân, tăng năng suất khu vực nông nghiệp và phát triển công nghiệp chế biến dựa vào nguồn nguyên liệu có sẵn từ tự nhiên như nông sản, phát triển ngành công nghiệp hàng tiêu dùng, tăng giáo dục dân trí, hướng dần vào hệ thống thuế trực thu hơn là thuế gián thu[2]
    • Nước công nghiệp mới (NICs): bắt đầu nổi lên từ thập niên 90 tạo nên sự thần kỳ ở Đông Á, những con rồng, con hổ của châu Á gồm: Nam Hàn, Singapore, Hong Kong, Đài Loan và những nước ở các châu lục khác như Hy Lạp, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Brazil, Mexico, Argentina, Israel. Ngoài ra có thể kể đến những quốc gia Ảrập giàu có nhờ xuất khẩu dầu mỏ. GNP bình quân đầu người trên 6.000USD.
      • Hiện trạng: mức độ đô thị hoá, tiêu dùng, giáo dục và thể chế kinh tế chính trị hoàn thiện hơn. Chính phủ các quốc gia này ủng hộ tập trung phát triển kinh tế qua những ngành công nghiệp mũi nhọn, trọng điểm.
      • Giải pháp: vai trò chủ đạo của chính phủ quan trọng, tiếp tục phát triển công nghiệp nhưng khuynh hướng chuyển dần sang công nghiệp thâm dụng vốn và tri thức.
    • Nước phát triển (DCs): còn được gọi là những nước giàu hay hậu công nghiệp như Mỹ, Nhật, Anh, Pháp, Đức, Ý, Canada, Nga, Úc, New Zealand và một số những nước Tây và Bắc Âu. Những nước này có tỉ trọng công nghiệp cao trong GDP và GNP bình quân là từ 20.000USD trở lên.
      • Hiện trạng: hệ thống tài chính hoàn chỉnh, nhà doanh nghiệp với văn hoá kinh doanh chuẩn mực. Chính phủ đóng vai trò là nhà cung cấp dịch vụ và ổn định kinh tế, chính trị và xã hội.
      • Giải pháp: khuynh hướng chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế sang khu vực dịch vụ và công nghệ cao. Thúc đẩy xuất khẩu công nghệ và dịch vụ sang những nước khác kém phát triển hơn, thông qua những tổ chức, liên minh hợp tác song phương, toàn cầu.


[1] Số lượng sản phẩm
[2] Do thu thuế trực thu được nhiều hơn và chi phí quản lý cũng ít hơn.



TÀI LIỆU THAM KHẢO

Nguyễn Trọng Hoài, Kinh tế phát triển, NXB Lao Động 2010
Đinh Phi Hổ, Kinh tế phát triển, NXB Thống Kê 2009
Đinh Phi Hổ, Kinh tế học Nông nghiệp bền vững, NXB Phương Đông 2008


Website



Người tổng hợp: Vũ Thị Xuân Lan
xuanlanvu@gmail.com

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét