c) Lý thuyết quan hệ quốc tế: Mô hình này được sự ủng hộ rộng rãi nhất là của các học giả thuộc các nước nghèo vào thập niên 1970. Những mô hình này giải thích cho biết các nước nghèo luôn bị dính chặt và bị phụ thuộc vào các nước giàu. Có 3 mô hình điển hình:
- Lý thuyết tân thuộc địa (Neocolonial Dependence Theory): Quan điểm cho rằng tình trạng khó khăn của các nước nghèo tồn tại là do sự bóc lột của các nước giàu và những nhóm thiểu số thống trị ở chính những nước kém phát triển. Lý thuyết này từ đó đã khuyến khích các cuộc đấu tranh giai cấp hay những phong trào cấp tiến để xây dựng lại xã hội và đòi hỏi những nước giàu không được can thiệp, kiểm soát các nước nghèo khác.
- Mô hình mẫu sai (the False Paradigm Model): cho rằng sự kém phát triển ở các nước nghèo là do nhận được tư vấn sai, không phù hợp của các chuyên gia. Sự không phù hợp này chủ yếu là do các chuyên gia đến từ những nước phát triển nên không có kinh nghiệm thực tế của chính những nước nghèo hay kể cả những chuyên gia được những chính phủ nước nghèo cử đi đào tạo thì cũng được trang bị những kiến thức không phù hợp để áp dụng, từ đó đưa ra những chính sách sai lệch, không hiệu quả.
- Luận đề phát triển đối ngẫu (the Dualistic Development Thesis): còn gọi là lý thuyết Nhị Nguyên. Lý thuyết này chỉ ra sự đối nghịch giữa 2 hình ảnh tương phản, nước giàu và nước nghèo, người giàu thống trị hay những thị dân và người dân nghèo hay dân ở nông thôn. Lý thuyết này cũng chỉ ra hiện tượng trên sẽ tồn tại dai dẳng chứ không chỉ có tính chất nhất thời, chuyển giai đoạn trong giai đoạn đầu của quá trình phát triển kinh tế. Và khoảng cách giữa các tầng lớp, quốc gia sẽ có xu hướng tăng lên, đặc biệt khi các nước giàu chứng tỏ cho thấy sẽ chẳng làm gì để nâng đỡ các nước nghèo.
--> Lý thuyết quan hệ quốc tế này nhấn mạnh vào sự bất bình đẳng trong quyền lực thế giới mà không chú trọng đến chỉ tiêu đánh giá tăng trưởng kinh tế qua GDP hay GNP. Lý thuyết gợi ý rằng để giảm bớt sự bất bình đẳng, nhất thiết phải có những cải cách căn bản về kinh tế, chính trị, thể chế trong nước và cả quốc tế. Và vì vậy, sở hữu công cộng sẽ là phương thức hữu hiệu để giúp giảm bất công, đói nghèo, nâng cao phúc lợi cho đại đa số dân chúng trong xã hội.
--- CÒN TIẾP ---
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét