domain, domain name, premium domain name for sales

Thứ Tư, 5 tháng 10, 2011

Lý thuyết phát triển, p1, Lý thuyết tăng trưởng tuyến tính


a)      Lý thuyết tăng trưởng tuyến tính
  • Lý thuyết cất cánh (The take off) của W. Rostow (1950): ông cho rằng quá trình phát triển kinh tế xã hội đều phải trải qua 5 giai đoạn phát triển tuần tự. Giai đoạn sau sẽ kế thừa vốn tích lũy, những tiến bộ kỹ thuật và lao động của giai đoạn trước đó.
    • Giai đoạn xã hội truyền thống (The traditional Society): ngành nông nghiệp giữ vai trò thống trị trong nền kinh tế. Năng suất lao động thấp, trình độ kỹ thuật còn thô sơ, kém phát triển.
    • Giai đoạn chuẩn bị cất cánh (Precondition for the take off / Transition Stage): tồn tại song song cả 2 khu vực nông nghiệp truyền thống và công nghiệp hiện đại. Xuất hiện của tầng lớp doanh nhân, những người sẵn sàng mạo hiểm trong đầu tư vào các kỹ thuật mới để tạo ra năng suất cao hơn.
    • Giai đoạn cất cánh (Take off): nền kinh tế sẽ xuất hiện các ngành mũi nhọn, tăng trưởng nhanh chóng và vượt lên so với những ngành khác. Các ngành mũi nhọn đó cũng đồng thời thúc đẩy kéo theo những ngành khác cùng phát triển. Công nghệ mới và phương pháp sản xuất mới được ứng dụng vào sản xuất giúp tăng năng suất. Lợi nhuận tăng thêm của các chủ doanh nghiệp sau đó cũng được tích lũy cho tái đầu tư. Cầu trong giai đoạn này cần được khuyến khích để hỗ trợ nền kinh tế tăng trưởng. Giai đoạn này được cho kéo dài khoảng 20 đến 30 năm.
    • Giai đoạn trưởng thành (Drive to Maturity): tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế tương đối ổn định, nhưng chú trọng vào phát triển công nghiệp nặng. Tỉ lệ tiết kiệm và đầu tư tăng cao hơn giai đoạn trước, GDP bình quân tăng nhanh. Nhu cầu xuất nhập khẩu tăng mạnh. Giai đoạn này được cho kéo dài khoảng 60 năm.
    • Giai đoạn tiêu dùng cao (High Mass Consumption): hoạt động của giai đoạn trưởng thành được tiếp tục duy trì và năng suất cao hơn tốc độ tăng dân số để đảm bảo tiêu dùng khối lượng lớn, do dân số tăng và thu nhập tăng khiến nhu cầu sử dụng hàng hoá tăng. Trình độ phát triển công nghệ kỹ thuật và lao động cao. Các chính sách kinh tế chủ yếu hướng vào nâng cao phúc lợi xã hội. Giai đoạn này được cho là kéo dài nhất, khoảng 100 năm.
àLý thuyết của ông được cho là quá đơn giản vì đã bỏ qua các vấn đề quan trọng như sự chuyển tiếp giữa các giai đoạn, quá chú trọng vào vốn đầu tư mà bỏ qua các yếu tố như thể chế chính trị, quan hệ quốc tế…

  • Lý thuyết tăng trưởng của Harrod – Domar (1940[1]):
    • Đây là mô hình do 2 nhà khoa học Harrod & Domar nghiên cứu độc lập nhau. Mô hình cho rằng nguồn gốc của tăng trưởng kinh tế là nhờ vốn tích lũy từ tiết kiệm quốc gia. Sự thay đổi lượng vốn đầu tư sẽ ảnh hưởng đến sản lượng đầu ra của quốc gia.
    • Đặt Hệ số xác định mối quan hệ tỷ lệ giữa thay đổi vốn với đầu ra gọi là ICOR – Incremental Capital Output Ratio – hệ số gia tăng vốn và đầu ra. Ta có:


 
àVậy tốc độ tăng trưởng gY tỉ lệ thuận với tỉ lệ tiết kiệm quốc gia và tỉ lệ nghịch với hệ số gia tăng vốn đầu ra ICOR.

  • Lý thuyết tăng trưởng của Kaldor:
    • Ông cho rằng nguồn gốc tăng trưởng không chỉ là gia tăng vốn sản xuất mà còn phụ thuộc vào sự phát triển của công nghệ.




  • Lý thuyết tăng trưởng của Sung Sang Park: quá trình tăng trưởng kinh tế phụ thuộc vào quá trình tích lũy vốn và tích lũy công nghệ. Tích lũy vốn được thực hiện liên tục nhờ đầu tư, còn tích lũy công nghệ phụ thuộc vào đầu tư nguồn nhân lực.
àKhác với Kaldor, Park đã giải thích được nguồn gốc của tăng trưởng nhờ tích lũy công nghệ là do đầu tư vào nhân lực. Đây là gợi ý quan trọng cho các nước đang phát triển khi chỉ tập trung đầu tư vào máy móc sản xuất thời đó mà bỏ quên yếu tố con người.


[1] Vào khoảng thập niên 1930 - 1950


--- CÒN TIẾP ---

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét