domain, domain name, premium domain name for sales

Thứ Tư, 5 tháng 10, 2011

Lý thuyết phát triển, p4, Lý thuyết tân cổ điển


d)      Lý thuyết tân cổ điển
  • Lý thuyết tăng trưởng của Robert Solow:
    • Được đưa ra từ năm 1956, mô tả và giải thích sự tăng trưởng kinh tế trong dài hạn dựa vào những yếu tố như năng suất, tích lũy vốn, tỉ lệ tăng lao động và tiến bộ công nghệ. Mô hình còn có tên là Solow – Swan[1] hay mô hình tăng trưởng Ngoại sinh[2]. Đây cũng là mô hình cân bằng động có thể xây dựng theo khung thời gian rời rạc hay liên tục.
    • Mô hình được giả định rằng 2 yếu tố đầu vào lao động và vốn có thể thay thế cho nhau. Hàm sản xuất bị ảnh hưởng bởi quy luật năng suất biên giảm dần và doanh nghiệp hoạt động trên thị trường cạnh tranh hoàn toàn để giá cả bằng chi phí biên, tiền lương thực tế bằng giá trị sản phẩm biên của lao động, chi phí vốn thực bằng giá trị sản phẩm biên vốn nhằm tính toán mức độ đóng góp của mỗi nhập lượng vào quá trình tăng trưởng.
    • Solow cho rằng không chỉ vốn mà cả lao động và thay đổi công nghệ đều ảnh hưởng đến sản lượng đầu ra. Hơn thế, yếu tố công nghệ mới chính là yếu tố quyết định tăng trưởng kinh tế trong dài hạn. Do mức vốn tích lũy bình quân bị ảnh hưởng bởi 3 yếu tố: tiết kiệm bình quân, tốc độ tăng dân số, tỷ lệ khấu hao. Sinh lợi vốn sẽ giảm dần nên sau đó dù vốn tăng đều nhưng sản lượng Y tăng giảm dần. Cuối cùng đến mức tăng vốn nào đó (chỉ là giả định vì thực tế không thể nào tăng vốn mãi, vì cũng có những lúc kinh tế suy thoái) thì cũng không thể làm tăng sản lượng. Vì vậy, tích lũy vốn không thể duy trì tăng trưởng bền vững mà chỉ có tác dụng giúp mức sản lượng ở trạng thái dừng (trạng thái không còn tăng sản lượng được) cao hơn. Chính yếu tố công nghệ mới giúp tạo ra gia tăng vốn đầu tư, yếu tố quan trọng để tích lũy và tăng trưởng kinh tế, chứ không phải chỉ vốn ban đầu.

 




àMô hình dựa trên giả thiết sinh lợi vốn giảm dần nên nước nghèo sẽ phát triển nhanh hơn nước giàu và suất sinh lợi nước nghèo cũng vì vậy cao hơn nước giàu sẽ khiến cho dòng vốn chảy ra khỏi nước giàu. Vì lý do đó mà sẽ có sự hội tụ quốc tế về tốc độ tăng trưởng và thu nhập, nghĩa là khoảng cách giữa nước giàu và nghèo ngày càng thu hẹp để cuối cùng là không còn nữa. Tuy nhiên, do thiếu bằng chứng thuyết phục cũng như thực tế cho thấy khoảng cách giữa các quốc gia giàu và nghèo ngày càng tăng nên mô hình Solow sau đó bị từ bỏ.

  • Lý thuyết Tân cổ điển (New Classical School):
    • Hình thành vào cuối thế kỷ 19 bởi nhà kinh tế tiêu biểu Alfred Marshall.
    • Lý thuyết cho rằng khi khu vực công nghiệp thu hút lao động của khu vực nông nghiệp sẽ dẫn đến lao động nông nghiệp khan hiếm nên lương khu vực nông nghiệp tăng. Đồng thời sản lượng lương thực bị giảm, giá nông sản tăng và thu nhập của lao động khu vực công nghiệp sẽ không đủ chi tiêu và lương khu vực công nghiệp vì vậy cũng sẽ phải tăng theo.
    • Để khắc phục tình trạng trên thì phải đầu tư cho khu vực nông nghiệp ngay từ đầu giúp tăng năng suất, giảm áp lực tăng giá nông sản. Đối với công nghiệp phải đầu tư theo phát triển chiều sâu nhằm giảm áp lực cầu lao động.

 
   
  • Lý thuyết Tân cổ điển cải cách[3] (Neo Classical Counter Revolution): Hình thành vào thập niên 1980. Trường phái này đi ngược lại với Lý thuyết phát triển Quan hệ quốc tế khi cho rằng nguyên nhân nghèo khó và kém hiệu quả ở những nước đang phát triển không phải là do những nước giàu mà do sự can thiệp quá đáng vào thị trường cũng như sự tham nhũng của chính phủ những nước đang phát triển này. Trường phái cũng cho rằng để đạt hiệu quả và tăng trưởng kinh tế thì tốt nhất là nên để thị trường tự do vận hành và nên tư hữu hoá các doanh nghiệp quốc doanh, giảm sở hữu công cộng, bỏ hàng rào thuế quan và bảo hộ.

  • thuyết phát triển Nội sinh (Endogenous Growth Theory):
    • Mô hình được phát triển bởi Mankiw, Romer và Weil vào năm 1992 và là một trong những mô hình căn bản nhất chứng minh vai trò của vốn nhân lực.
    • Mô hình giải thích sự chênh lệch thu nhập giữa nước nghèo và nước giàu và cho rằng quá trình hội tụ về thu nhập giữa các nước chỉ xảy ra có điều kiện.
    • Ngoài biến số lao động thông thường và công nghệ, các giả định như mô hình Solow thì mô hình Nội sinh đưa vào thêm biến số đại diện cho vốn nhân lực vào hàm số tăng trưởng Cobb Douglas, với giả định hiệu suất không đổi theo quy mô.
    • Kết quả của mô hình là tại trạng thái dừng (steady state) của 2 quốc gia dù có cùng tỉ lệ tiết kiệm, tỉ lệ tăng dân số nhưng thu nhập của 2 quốc gia vẫn có thể khác nhau nếu có tích lũy vốn nhân lực khác nhau.


[1] Mô hình này cũng được 2 nhà kinh tế là Solow và T.W. Swan nghiên cứu độc lập nhau dựa vào số liệu thống kê thành tựu phát triển của nền kinh tế Mỹ.
[2] Do tăng trưởng kinh tế được cho là chủ yếu dựa vào những yếu tố Ngoại sinh, bên ngoài mô hình như tăng lao động và tiến bộ công nghệ.
[3] Còn dịch là Lý thuyết phát triển Cách mạng tân cổ điển




TÀI LIỆU THAM KHẢO

Nguyễn Trọng Hoài, Kinh tế phát triển, NXB Lao Động 2010
Đinh Phi Hổ, Kinh tế phát triển, NXB Thống Kê 2009
Đinh Phi Hổ, Kinh tế học Nông nghiệp bền vững, NXB Phương Đông 2008


Website



--- HẾT ---
Người tổng hợp & viết: Vũ Thị Xuân Lan
xuanlanvu@gmail.com

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét