TẠI SAO KHI TỶ GIÁ THẢ NỔI THÌ NÊN ÁP DỤNG CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ?
2. Áp dụng chính sách tiền tệ: liên quan đến cung cầu tiền, lãi suất, dự trữ ngoại tệ, công cụ thị trường mở (trái phiếu chính phủ)
HỆ TRỤC (Y,r)
Giả sử nếu tăng cung tiền SM (có thể áp dụng trường hợp ngược lại là giảm SM nhé và nếu áp dụng giảm thì ảnh hưởng sẽ ngược lại với tăng) –> LM dịch chuyển sang phải –> lãi suất nội điạ r giảm và nhỏ hơn lãi suất r* của thế giới –> dòng vốn trong nước đi ra –> e (tỷ giá giữa nội tệ và ngoại tệ) giảm, ngoại tệ lên giá do ngoại tệ bị khan hiếm, nội tệ dư nên mất giá
- nếu e cố định –> nhà nước phải bán dự trữ ngoại tệ FR ra và thu bớt nội tệ vào –> dự trữ ngoại tệ FR giảm và SM giảm –> LM dịch chuyển sang trái cho đến khi lãi suất nội địa r trở lại vị trí cũ, cân bằng với lãi suất r* của thế giới –> tại đây Y0 = Y1 à KHÔNG HIỆU QUẢ vì không tăng Y mà lại còn mất dự trữ ngoại tệ
- nếu e thả nổi –>nhà nước “kệ” –> xuất khẩu tăng do nội tệ mất giá[1] –> Y tăng –> IS dịch chuyển lại sang phải đến vị trí mà r sẽ cân bằng với r* –> sản lượng Y1 sau đó lớn hơn Y0 –> HIỆU QUẢ
HỆ TRỤC (Y,e)
Giả sử nếu tăng cung tiền SM (có thể áp dụng trường hợp ngược lại là giảm SM nhé và nếu áp dụng giảm thì ảnh hưởng sẽ ngược lại với tăng) –> LM dịch chuyển sang phải –> e giảm, ngoại tệ lên giá do ngoại tệ bị khan hiếm, nội tệ dư nên mất giá
- nếu e cố định –> nhà nước phải bán dự trữ ngoại tệ FR ra và thu bớt nội tệ vào –> dự trữ ngoại tệ FR giảm và SM giảm –> LM dịch chuyển sang trái cho đến khi e như cũ à tại đây Y0 = Y1 –> KHÔNG HIỆU QUẢ vì không tăng Y mà lại còn mất dự trữ ngoại tệ
- nếu e thả nổi –> nhà nước “kệ” –> xuất khẩu tăng do nội tệ mất giá –> Y tăng –> IS dịch chuyển lại sang phải đến vị trí mà e sẽ như cũ –> sản lượng Y1 sau đó lớn hơn Y0 –> HIỆU QUẢ
CHÚ Ý:
- Việc tăng hay giảm Y là tùy thuộc vào từng thời điểm để ra chính sách chứ không nhất thiết là tăng Y là tốt hay giảm Y là xấu. Ví dụ như khi suy thoái thì cần tăng Y, nhưng khi kinh tế có dấu hiệu tăng nóng thì cần giảm Y.
- Tương tự như vậy, việc hiệu quả hay không hiệu quả cũng không mang ý nghĩa là hoàn toàn tốt hay xấu. Ví dụ khi cần tác động vào thị trường mà không muốn gây ảnh hưởng thì người ta sẽ dùng chính sách Không hiệu quả và ngược lại.
Ngoài kiểu đồ thị dạng hệ trục (Y,r) ra thì người ta có thể quy về hệ trục toạ độ khác là (Y,e). Khi đó:
- Đường IS vẫn có dạng dốc xuống về bên phải như cũ, mang đặc tính của đường cầu.
- Đường LM thì thẳng đứng do lượng cung tiền trong nước không bị ảnh hưởng bởi lượng ngoại tệ. Thay vào đó khi lượng ngoại tệ tăng giảm trong khi nội tệ đứng yên không đổi thì tỷ giá hối đoái e sẽ biến động.
Cách giải thích đồ thị thì cũng không có gì thay đổi so với đồ thị trong hệ trục toạ độ (Y,r).
Người viết: Vũ Thị Xuân Lan
[1] Ở đây thực ra đồng thời cũng có sự di chuyển của dòng vốn ra ngoài, nghĩa là đường LM sẽ điều chỉnh dịch sang trái một chút. Cùng với IS tăng dịch sang phải, LM giảm dịch sang trái thì r sẽ dần được điều chỉnh về vị trí cân bằng ban đầu.
— HẾT —
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét