domain, domain name, premium domain name for sales

Thứ Hai, 30 tháng 5, 2011

50 nhà kinh tế tiêu biểu - Steven Pressman, p1, THOMAS MUN

THOMAS MUN (1571 – 1641)

Ông là người nổi tiếng và được kính phục nhất trong hàng ngũ các nhà kinh tế trọng thương Anh thế kỷ 17. Hai ý tưởng nổi bật của ông là:
  • Chính sách kinh tế của chính phủ nên được sử dụng để tạo ra thặng dư
  • Một quốc gia có thể tăng trưởng kinh tế nhờ tăng trưởng xuất khẩu

Ông của Mun làm việc cho Sở đúc tiền Hoàng gia còn cha ông là nhà công nghiệp trong ngành dệt. Bản thân Mun đã sớm trở thành một thương nhân, sống ở Italy nhiều năm và tích lũy được lượng tài sản lớn. Sau đó ông tham gia vào công ty Đông Ấn, một công ty cổ phần lớn của Anh, buôn bán chủ yếu ở Viễn Đông. Vào năm 1615, ông được đề cử là Giám đốc công ty, cương vị ông nắm giữ đến hết đời. Ông cũng được bổ nhiệm vào một số Hội đồng và Ủy ban của Anh, mặc dù bản thân ông chỉ viết có 2 bài khảo luận về kinh tế.

Tác phẩm đầu tiên của ông (1621) nhằm mucj đích bảo vệ công ty Đông Ấn lại những chỉ trích khi công ty này nhập khẩu gia vị về Anh, làm mất đi vàng bạc của Anh. Ông đã đưa ra lập luận rằng:
  • Nếu như các gia đình trở nên tằn tiện và chi tiêu ít hơn thu nhập, gia đình đó sẽ giàu có. Và công ty Đông Ấn cũng vậy, nếu nó giàu có phát đạt thì nước Anh sẽ giàu có thịnh vượng hơn.
  • Việc nhập khẩu những lương thực, quần áo và đạn dược là cần thiết và sẽ tăng phúc lợi cho nước Anh, do đó là những mặt hàng thiết yếu. Sẽ chỉ có hại cho nước Anh nếu người ta nhập những hàng hoá xa xỉ. Và hàng hoá mà công ty Đông Ấn nhập khẩu là những hàng hoá thiết yếu.
  • Ngoài ra, việc giao thương với Ấn Độ cũng sẽ giúp Anh mở rộng thị trường xuất khẩu sang Ấn và nó sẽ làm lợi cho Anh hơn là giao thương với Thổ Nhĩ Kỳ.

Tác phẩm thứ 2 của ông được xuất bản sau khi ông qua đời giúp ông trở nên nổi tiếng trong lịch sử tư tưởng kinh tế. Trong tác phẩm này, ông đứng trên quan điểm tổng thể quốc gia, nhìn nhận thương  mại nói chung chứ không phải chỉ là thương mại của công ty Đông Ấn. Ông cho rằng ngoại thương sẽ làm một quốc gia trở nên giàu có nếu nó dẫn đến thặng dư thương mại. Ông cũng đồng thời đề xuất những phương pháp để những nhà lãnh đạo nước Anh thực hiện nếu muốn cải thiện vị trí thương mại của nước này.
  • Để tăng thặng dư thì cần phải có chính sách giá “tốt nhất”. Nếu nước Anh độc quyền trong thương mại hoặc gần với độc quyền thì nên bán với giá cao. Nhưng nếu cạnh tranh với nước ngoài nữa thì hàng hoá của nước Anh cần phải bán với giá càng thấp càng tốt, bởi nó sẽ giúp đánh bại được địch thủ nước ngoài. Và khi đối thủ cạnh tranh biến mất thì có thể tăng giá nhưng cũng không nên quá cao đến mức lại hấp dẫn đối thủ cạnh tranh đó quay lại thị trường.
  • Hàng hoá chất lượng tốt sẽ có nhu cầu cao hơn trên thế giới và cũng sẽ giúp nước Anh xuất khẩu được nhiều hơn. Ông đề xuất thành lập Hội đồng thương mại để có thể cố vấn cho chính phủ những vấn đề liên quan đến quy định hoạt động công nghiệp và thương mại, cũng như để đảm bảo rằng nước Anh có thể sản xuất ra hàng hoá chất lượng cao.
  • Thuế quốc gia có thể giúp tạo ra thặng dư nếu đánh thuế vào những hàng hoá xa xỉ. Không nên đánh thuế xuất khẩu vì nó sẽ tạo ra chi phí cho hàng hoá nước Anh ở nước ngoài. Thuế nhập khẩu nên thấp nếu hàng hoá đó sau đó được xuất khẩu, còn đánh thuế nhập khẩu cao đối với những hàng nhập dành cho tiêu dùng.
  • Ông cũng lưu ý Nhà nước khi thu được thuế rồi thì không nên chi tiêu xa xỉ, lãng phí mà tiền thuế đó cần phải được tiết kiệm để dành cho những lúc khẩn cấp. Nhà nước cũng đồng thời không nên thu thuế quá cao bởi sẽ làm cho nguồn vốn tạo ra tư bản bị giảm sút.

Dù tư tưởng của phái trọng thương bị một số người phản đối, do nhà nước can thiệp quá nhiều vào thị trường. Nhưng những tư tưởng này vẫn được ca ngợi bởi Keynes hay được thực hiện thành công tại nước Nhật, châu Á vào nửa sau thế kỷ 20. Chính phủ Nhật đặt ra các tiêu chuẩn sản phẩm chất lượng cao, sử dụng thuế quan và bảo hộ cho nhập khẩu trong khi đó khuyến khích các công ty trong nước xuất khẩu.



--- CÒN TIẾP ---

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét