domain, domain name, premium domain name for sales

Thứ Hai, 23 tháng 5, 2011

Đại cương về tiền tệ, p1

Tiền là Tiên, là Phật,
Là sức bật của tuổi trẻ,
Là sức khoẻ của tuổi già,
Là cái đà tiến thân,
Là cán cân công lý,
Đồng tiền thật hết ý!


Hãy nghe dân gian nói thì biết thì tiền đóng vai trò quan trọng như thế nào trong cuộc sống của chúng ta. Đối với cá nhân nếu không có tiền thì sẽ không mua được hàng hoá, dịch vụ thoả mãn nhu cầu, sở thích của mình. Còn đối với nền kinh tế chung của xã hội thì sản xuất sẽ thụt lùi, vì sản xuất ra mà người mua hoặc không có tiền để mua hay chỉ có những món hàng không như mong muốn của người bán thì sẽ không tạo động cơ để người ta tiếp tục sản xuất nữa.

Sách Kinh tế học của Samuelson định nghĩa về Tiền như sau:
Tiền là bất kỳ vật gì hoạt động như một phương tiện trao đổi hay phương tiện thanh toán được chấp nhận rộng rãi.”[1]

Trong Tự điển phân tích kinh tế của Bernard Guerrin thì định nghĩa:
Tiền tệ là một vật phẩm được dùng vừa làm phương tiện trao đổi, phương tiện dự trữ và vừa là đơn vị tính toán (sản phẩm thước đo). Tiền tệ có thể có dạng “hữu hình” (đồng kim loại, tiền giấy) hoặc “vô hình” (ký tự trong tài khoản một ngân hàng hay một thể chế bất kỳ nào khác).[2]


I. HÌNH THÁI CỦA TIỀN TỆ

Đây là những hình thức biểu hiện của tiền từ khi mới hình thành đến nay. [3]


1) Hoá tệ

a) Hoá tệ phi kim loại

Đây là hình thức tiền tệ cổ xưa nhất. Khi đó, người ta sử dụng các hàng hoá được ưa chuộng và thông dụng nhất để thực hiện chức năng của tiền, dùng để làm thước đo trong trao đổi buôn bán. Các hàng hoá này thường là rượu, thuốc lá, trà, vỏ sò, động vật… Tuy nhiên, do hình thức này bất tiện vì khó cất giữ, vận chuyển, dễ hư hỏng, khó chia thành đơn vị nhỏ... và những con người với những nhu cầu khác nhau tại những thời điểm, không gian khác nhau nên hình thức này dần dần ít được sử dụng.


b) Hoá tệ kim loại

Dần về sau, người ta biết sử dụng những công cụ bằng kim loại để đưa vào sản xuất, năng suất tăng dần. Hàng hoá trong nền kinh tế xã hội càng nhiều hơn. Xã hội càng phát triển, nhu cầu trao đổi tăng hơn. Người ta bắt đầu nhận ra được những thuộc tính của kim loại như vận chuyển, bảo quản, chia nhỏ… dễ dàng hơn, có thể khắc phục cho nhược điểm của hoá tệ phi kim loại và họ bắt đầu dùng chúng để đúc thành tiền. Tiền kim loại ra đời.

Tiền kim loại tồn tại chủ yếu là do giá trị nội tại của kim loại chứa trong tiền. Tiền kim loại chia làm hai loại:

  • Tiền kim loại thông thường
  • Tiền kim loại quý hiếm: sử dụng kim loại vàng và bạc. Tuy nhiên đối với những kim loại này do ít nên chỉ dùng trong trao đổi hàng hoá số lượng lớn hay giá trị cao. Bởi khi đó nếu dùng loại tiền kim loại thông thường thì số lượng quá nhiều vận chuyển sẽ khó khăn. 


--- CÒN TIẾP ---


________________________________________


[1] Samuelson A. Paul và Nordhalls D. William, Kinh tế học – tập 2, trang 201, NXB Tài chính 2007, tái bản lần thứ nhất

[2] Bernard Guerrin, Từ điển phân tích kinh tế, trang 682, NXB Tri Thức 2007
[3] Viện ngôn ngữ học, Từ điển Tiếng Việt, trang 442, NXB Đà Nẵng – 2004, in lần thứ 10

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét