domain, domain name, premium domain name for sales

Thứ Hai, 30 tháng 5, 2011

50 nhà kinh tế tiêu biểu - Steven Pressman, p2, WILLIAM PETTY

WILLIAM PETTY (1623 – 1687)

Ông là một trong những người đầu tiên suy nghĩ và viết ra một cách có hệ thống về kinh tế học và là một trong những người đầu tiên áp dụng nguyên lý kinh tế học vào thực tiễn. Ông có vai trò quan trọng chủ yếu do đã nhấn mạnh đến việc dùng con số hoặc dữ liệu để hiểu và giải thích nền kinh tế thực tế vận hành ra sao, dù rằng phải mất đến 250 năm sau mới có được dữ liệu đáng tin cậy cho thống kê.

Ông sinh năm 1623, trong một gia đình thợ may nghèo ở Hampshire, miền Nam nước Anh. Việc học của ông về cơ bản chỉ học thuộc lòng, đó là kiểu giáo dục điển hình đối với trẻ em thuộc tầng lớp xã hội thấp thời đó. Dù vậy ông rất tò mò và đọc rộng về văn chương và khoa học.

Vào độ 13-14 tuổi, ông phụ việc trên một chiếc tàu qua lại biển Manche. Trong năm đầu tiên, ông bị gãy chân nên phải nghỉ và ở lại Pháp. Petty quyết định đi học. Sau đó ông dành 3 năm trong hải quân, rồi tiếp đến ở Hà Lan để học giải phẫu và y học.

Năm 1646, ông trở lại Anh để học y tại trường Oxford. Sau khi nhận bằng tiến sĩ, ông được bổ nhiệm làm Giáo sư giải phẫu tại Oxford. Ông trở nên nổi tiếng sau đó. Nhưng rồi nhận thấy cuộc sống nghiên cứu không thích hợp nên ông đã rời Oxford để trở thành bác sĩ trưởng trong quân đội Ailen. Thời gian này, ông đã dùng kiến thức và tích luỹ được nhiều của cải, đất đai.

Vào năm 1660, ông giúp thành lập Hiệp hội hoàng gia London về Nâng cao hiểu biết tự nhiên, với mục đích tuân theo phương pháp khoa học của Francis Bacon để quan sát và thí nghiệm, nghiên cứu thế giới tự nhiên và xã hội.

Ông phát triển Phương pháp số học chính trị khi áp dụng chương trình nghiên cứu của Hiệp hội hoàng gia vào hiện tượng kinh tế. Phương pháp này tận dụng phương pháp định lượng để phân tích các hiện tượng kinh tế và xã hội. Nó sử dụng các con số và phép đo để miêu tả thực tại. Dùng những con số để suy luận về cách thức thế giới vận hành. Điều này có ý nghĩa rất quan trọng vì nó đã cố gắng tách phân tích kinh tế ra khỏi vấn đề đạo đức hay niềm tin của cá nhân, làm cho kết quả nghiên cứu trở nên khách quan hơn. Nhưng đáng tiếc, vào thế kỷ 17, nước Anh không có các cơ quan của chính phủ để báo cáo các số liệu kinh tế một cách đều đặn, báo chí cũng không cung cấp mọi số liệu thống kê mà người quan tâm muốn biết, vì vậy khi cần ông phải tự thu thập tư liệu cần thiết.

Mặc dù được xem là nhà trọng thương nhưng ông ủng hộ thặng dư thương  mại để tăng việc làm hơn là để tích lũy của cải. Ông cũng nhận thấy nhiều lợi ích từ thương mại quốc tế. Ông không hướng vào thương mại để tăng trưởng kinh tế mà hướng vào tài chính công, chi tiêu của chính phủ hơn và cho đó là điều quan trọng để quốc gia phát triển thịnh vượng. Ông cho rằng thuế thu sẽ chỉ ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế nếu phần thuế này bị loại khỏi lưu thông, thậm chí những khoản chi tiêu công này phải bỏ vào những khoản vô ích nhưng nó vẫn tạo ra công ăn việc làm giúp loại bỏ nhàn rỗi. Ông chỉ trích sổ số Nhà nước và ủng hộ thuế lũy tiến mà theo đó người ta trả theo quyền lợi của họ trong nền Hoà bình công cộng theo tài sản hay sự giàu có và đôi khi ông cũng ủng hộ thuế tỉ lệ với tiêu dùng. Ông là người đầu tiên đưa ra ý niệm về thặng dư và giải thích nó qua địa tô mà sau đó được Quesnay phát triển.


--- CÒN TIẾP ---

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét