domain, domain name, premium domain name for sales

Thứ Hai, 23 tháng 5, 2011

Đại cương về tiền tệ, p6

IV. SỰ SỤP ĐỔ CỦA BẢN VỊ VÀNG


Tuy có ưu điểm là khan hiếm nên giá trị được đảm bảo. Nhưng hạn chế của Bản vị vàng cũng từ ưu điểm này mà ra. Do nền kinh tế sản xuất hàng hoá phát, hàng hoá ngày càng sản xuất ra nhiều hơn nhưng vàng thì lại có hạn nên nếu theo chế độ bản vị vàng thì hàng hoá sẽ bị giảm phát. Vì thế, người ta phải tìm thứ khác có giá trị để thay thế. Bên cạnh đó, việc thanh toán, dự trữ vàng gặp nhiều khó khăn khi vận chuyển, bảo quản tốn nhiều chi phí.

Thêm nữa, việc phụ thuộc vào Bản vị vàng sẽ khiến cho các chính phủ khó can thiệp vào thị trường thông qua chính sách tiền tệ do giá trị đồng tiền quốc gia được neo vào vàng. Việc nắm giữ nhiều vàng cũng không cho thấy được hoàn toàn về sức mạnh kinh tế hay bình ổn của quốc gia. Nhật Bản là một nước có nền kinh tế lớn thứ 2 trên thế giới nhưng lượng vàng dự trữ lại ít hơn rất nhiều so với cần thiết như các nước khác.


V. SỰ SỤP ĐỔ CỦA HỆ THỐNG GENOVA & BRETTON WOODS


1) Sự sụp đổ của hệ thống Genova

Đại chiến thế giới thứ nhất qua đi khiến nước Anh bị thiệt hại nặng và đồng thời cả châu Âu bị tụt hậu so với Mỹ. Từ đây, đồng Bảng Anh dần bị mất vị thế trên thị trường để nhường vị trí cho đồng đô la Mỹ.


2) Sự sụp đổ của hệ thống Bretton Wood

Sau khi đồng USD được xem là đồng tiền tiêu chuẩn của thế giới trong giao dịch thương mại và dự trữ thì một thời gian sau đến nước Mỹ bị thâm hụt thương mại. Do chi tiêu quá nhiều vào chiến tranh, cộng với chi tiêu phúc lợi cho xã hội của Mỹ quá cao nên Mỹ bắt đầu in thêm tiền, dẫn đến hậu quả lạm phát. Cùng lúc đó, các nền kinh tế của Nhật, Đức lại bắt đầu hồi phục và phát triển, thặng dư tại những nước này tăng dần. Các nước này sau đó lấy USD thặng dư để mua vàng của Mỹ theo một giá cố định quy ước ban đầu khiến dự trữ vàng của Mỹ cạn dần. Để chống lại việc này Mỹ đã ngừng việc chuyển đổi và thả nổi giá vàng vào năm 1973. Việc Mỹ lạm phát nên đồng USD mất giá so với các đồng tiền khác nhưng các nước như Đức, Nhật và Thụy Sĩ lại từ chối việc cân bằng tỷ giá như thoả thuận đã ký trong Hiệp định khiến cho USD giảm giá mạnh. Vì những lý do đó, hệ thống Bretton Woods sụp đổ vào năm 1971.


--- CÒN TIẾP ---

________________________________________

[1] Liên minh châu Âu dùng đồng EUR. Nhưng trước khi đồng EUR được lưu thong rộng rãi thì SDR dựa vào đồng Mác Đức và Franc của Pháp.

[2] http://translate.googleusercontent.com/translate_c?hl=vi&langpair=en|vi&u=http://www.ecb.int/euro/exchange/html/index.en.html&rurl=translate.google.com.vn&twu=1&usg=ALkJrhhWs3MdWUxEMHdXlvkyowOEDKT29A

[3] http://fx.sauder.ubc.ca/ECU.html

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét