domain, domain name, premium domain name for sales

Thứ Hai, 30 tháng 5, 2011

Các học thuyết thương mại quốc tế, p1

Chủ nghĩa trọng thương


Stafford: chủ trương chỉ có xuất mà không có nhập khẩu, có các quan điểm thương mại chủ yếu sau:

  • Đề nghị cấm nhập khẩu hàng xa xỉ, thu hẹp tiêu dùng hàng nước ngoài, chống sự tiêu xài xa xỉ, cấm xuất khẩu nhiên liệu mà sau đó tái chế biến để nhập lại vào nước anh
  • Những thương nhân nước ngoài mua hàng nước Anh đều phải dùng đồng bảng, tiền của Anh.
T. Mun: khác với Stafford, ông cho rằng:
  • Việc tạo thêm của cải (tiền) cho Anh quốc không chỉ bằng cách cấm xuất khẩu chúng mà còn bằng ngoại thương tích cực: tăng giá trị xuất khẩu so với nhập khẩu H – T – H’ (H>H’): xuất khẩu hàng hoá H, bán lấy tiền T và nhập khẩu (mua hàng hoá khác của nước ngoài) H’, nhưng H’<H thì vẫn có lợi
  • Sẵn sàng xuất khẩu tiền nếu nó đảm bảo cho việc tăng lên của lợi nhuận thương nghiệp T – H – T’ (T<T’), xuất khẩu (dùng) tiền T mua hàng hoá H của nước ngoài sau đó gia công hoặc bán lại cho nước khác và thu lại số tiền là T’ và T’>T thì vẫn có lợi
  • Vẫn ủng hộ chế độ thuế quan bảo hộ mậu dịch nhưng cần giảm thuế xuất khẩu đối với những hàng hoá trong nước sản xuất
Nói chung, chính sách của chủ nghĩa trọng thương là trong ngoại thương nước này được thì nước khác phải bị thiệt
Chủ nghĩa trọng nông
Trái ngược với trọng thương khi cho rằng cần phải bãi bỏ thuế quan và cho tự do mậu dịch, tự do xuất khẩu hàng nông sản ra nước ngoài để bảo vệ cho quyền lợi của giai cấp tự sản trong nông nghiệp, nhưng vẫn đánh thuế vào giai cấp địa chủ.
— CÒN TIẾP —

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét