domain, domain name, premium domain name for sales

Thứ Ba, 31 tháng 5, 2011

50 nhà kinh tế tiêu biểu - Steven Pressman, p4, RICHARD CANTILLON

RICHARD CANTILLON (1687 – 1734)

Richard Cantillon là một nhân vật bí hiểm và đầy lôi cuốn. Người ta không biết nhiều về sự sinh thành và tuổi trẻ của ông. Cái chết của ông hiện vẫn còn gây tranh cãi.

Cantillon sinh ra trong một gia đình Thiên chúa giáo ở một thị trấn nhỏ Tây Bắc Ailen vào khoảng giữa 1680-1690. Năm sinh của ông được suy đoán nhờ vào thời gian ông nhập quốc tịch Pháp năm 1708 và để làm được điều đó, ông phải 21 tuổi. Từ năm 1711 đến 1713, ông làm thư ký cho Trợ lý Tổng chưởng Kho bạc Anh tại Tây Ban Nha. Năm 1716 ông trở về Pháp để tiếp quản ngân hàng từ một người họ hàng. Năm 1720 ông kiếm được một tài sản nho nhỏ nhờ vào kế hoạch Mississippi theo Đạo luật John, liên quan đến việc phát hành cổ phiếu cho toàn bộ vàng bạc mà người ta nghĩ là có ở khu vực sông Mississippi. Sau đó ông cho những người định đầu cơ và cổ phiếu này vay. Để lách luật chống cho vay nặng lãi của Pháp, ông đã giấu những khoản vay dưới dạng các giao dịch ngoại tệ bằng cách cho vay một loại tiền và yêu cầu thanh toán dưới dạng đồng tiền khác. Tuy vậy, những vụ kiện pháp lý vẫn xảy ra và để tránh nên ông quyết định trở về Anh sống cuộc sống xa xỉ với số của cải khổng lồ kiếm được.

Cái chết của ông gây nhiều tranh cãi. Đêm ngày 14-5-1734 ngôi nhà ông ở bị cháy và việc người ta chỉ tìm được cái xác không đầu sau vụ cháy. Việc trước ngày xảy ra vụ hoả hoạn, ông đã rút một số tiền lớn 10.000 bảng Anh, cũng như nhiều năm sau đó tại thuộc địa Surinam của Hà Lan ở Nam Mỹ, các giấy tờ cá nhân của ông được tìm thấy khiến nhiều người nghi ngờ ông còn sống sau vụ cháy.

Tác phẩm Luận về bản chất của thương mại của Cantillon được xuất bản sau hơn 20 năm xảy ra vụ cháy nhà ông ở London. Tác phẩm gồm 3 phần, chia thành 3 quyển:
  • Quyển 1, phần đầu mô tả nền kinh tế như một hệ thống gồm các luồng luân chuyển của tiền tệ và hàng hoá có mối liên hệ và tương tác với nhau ra sao. Ông cũng thấy rằng sản xuất trong các ngành nghề khác nhau bị quyết định bởi lượng cầu của các hàng hoá đó. Thuật ngữ “chủ doanh nghiệp” (entrepreneur) được ông giải thích chi tiết là người gánh vác rủi ro và những hoạt động kinh tế đều có tính rủi ro, nếu không có những người gánh vác rủi ro trong hiện tại để hy vọng kiếm được lợi nhuận trong tương lai thì sản xuất sẽ không diễn ra. Và những “chủ doanh nghiệp” này đóng vai trò rất quan trọng cho sự thịnh vượng của quốc gia.
  • Quyển 2 xem xét ảnh hưởng của tiền đến quá trình chu chuyển trong nền kinh tế. Việc có thêm nhiều tiền sẽ khiến cầu tăng và vì vậy việc làm và sản lượng sẽ mở rộng. Tuy nhiên, cầu tăng cũng sẽ làm cho giá cả tăng nhưng không nhất thiết tỷ lệ với tăng cung tiền. Và nếu tiền về cơ bản rơi vào tay thương nhân và nhà xuất khẩu thì sẽ có nhiều tiền tiết kiệm và đầu tư hơn, khiến cho sản xuất tăng thì giá sẽ không có xu hướng tăng. Nhưng nếu tiền rơi vào tay địa chủ, họ sẽ tiêu dùng xa xỉ nên giá cả sẽ tăng nhiều hơn, nhất là hàng xa xỉ. Và khi giá tăng sẽ dẫn đến xuất khẩu kém cạnh tranh và hàng nhập khẩu sẽ trở nên tương đối rẻ, hấp dẫn đối với người tiêu dùng trong nước. Khi đó thâm hụt sẽ xảy ra. Ông đã phát hiện ra cơ chế lưu chuyển của tiền tệ.
  • Quyển 3 thảo luận về chính sách thương mại và những gợi ý. Ông ủng hộ chủ nghĩa bảo hộ và bảo đảm thặng dư thương mại trong công nghiệp. Tuy nhiên ông ủng hộ nó vì mục đích quân sự nhiều hơn là vì nguyên nhân kinh tế, bởi thặng dư thương mại trong lĩnh vực công nghiệp sẽ cho phép Anh nhập khẩu lương thực và có thể đảm bảo cho dân số đông hơn, nước Anh hùng mạnh hơn.

--- CÒN TIẾP ---

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét