domain, domain name, premium domain name for sales

Thứ Hai, 23 tháng 5, 2011

Đại cương về tiền tệ, p4

III. BẢN VỊ TIỀN

Là hình thức tổ chức lưu thông[1] tiền tệ hay còn gọi là kiểu chế độ tiền tệ


1) Đơn bản vị bạc, Đơn bản vị vàng và Song bản vị vàng và bạc

Thời xưa, khi người ta dùng kim loại làm tiền, bạc và vàng là những kim loại quý được đúng thành tiền theo tiêu chuẩn hình dáng và trọng lượng nhất định rồi được đưa vào lưu thông. Sau này khi tiền giấy xuất hiện thì cũng được quy ước gắn liền với một giá trị bạc hay vàng tiêu chuẩn cụ thể. Nếu chỉ dựa vào bạc thì gọi là Đơn bản vị bạc, nếu chỉ dựa vào vàng thì gọi là Đơn bản vị vàng. Nếu dựa vào cả hai tiêu chuẩn bạc và vàng thì gọi là chế độ Song bản vị vàng và bạc.

Trong một nền kinh tế cùng tồn tại 2 loại tiền thì đồng tiền nào yếu sẽ loại đồng tiền mạnh. Đây cũng là nội dung của định luật Gresham “Trong một quốc gia khi nào hai thứ tiền tệ cùng được luật pháp công nhận theo một giá đổi chính thức thì đồng tiền xấu sẽ dần dần đuổi đồng tiền tốt ra khỏi lưu thông.”[2]


2) Bản vị ngoại tệ

a) Chế độ tiền tệ Genova
Được hình thành dựa trên những thoả thuận giữa các nước tham gia Hội nghị tiền tệ quốc tế tổ chức tại Genova, Ý vào năm 1922. Các nước thừa nhận đồng Bảng Anh là đồng tiền chính trong thanh toán và dự trữ. Chế độ tiền tệ này còn gọi là Bản vị Bảng Anh.


b) Chế độ tiền tệ Bretton Woods
Sau Thế chiến lần 2, do không bị thiệt hại từ chiến tranh phải tái thiết lại như những nước châu Âu, Mỹ trở thành một quốc gia hùng mạnh nhất thế giới và đồng thời là nước có lượng vàng dự trữ lớn nhất. Tháng 7 năm 1944, Mỹ đã đứng ra tổ chức Hội nghị tiền tệ quốc tế tại Bretton Woods với sự tham gia của 44 quốc gia. Hệ thống tài chính Bretton Woods ra đời với các tổ chức Tổ chức tiền tệ quốc tế (IMF) và Ngân hàng thế giới (WB) cùng với việc thừa nhận đồng USD là đồng tiền tiêu chuẩn trong dự trữ và thanh toán quốc tế. Các đồng tiền quốc gia khác phải gắn chặt với USD theo một tỷ giá cố định. Và vàng sẽ được gắn một giá cố định là 1 ounce vàng có giá 35USD.

Các quy định của chế độ tiền tệ Bretton Woods yêu cầu ngân hàng trung ương các quốc gia thành viên có trách nhiệm giữ tỷ giá các đồng tiền quốc gia mình luôn theo tỷ giá cố định đã quy định, nghĩa là họ phải can thiệp vào thị trường ngoại hối, bán đồng nội tệ để mua đồng USD đẩy giá trị đồng nội tệ quốc gia đó xuống nếu đang bị cao hơn hay mua đồng nội tệ nước mình vào để đẩy giá đồng tiền đó lên khi nó đang bị thấp.


--- CÒN TIẾP ---

________________________________________

[1] Viện ngôn ngữ học, Từ điển Tiếng Việt, trang 31, NXB Đà Nẵng – 2004, in lần thứ 10

[2] TS Nguyễn Minh Kiều, Tiền tệ ngân hàng, trang 44, NXB Thống Kê 2009

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét