domain, domain name, premium domain name for sales

Thứ Ba, 31 tháng 5, 2011

50 nhà kinh tế tiêu biểu - Steven Pressman, p5, FRANCOIS QUESNAY

FRANCOIS QUESNAY (1694 – 1774)

Ông nổi tiếng là người sáng tạo ra mô hình kinh tế đầu tiên, Biểu kinh tế (Tableau Economique) và là người đứng đầu trường trái Trọng nông. Chính sách Thị trường tự do (Laissez-Faire) và phản đối của ông đối với việc đánh thuế khu vực sản xuất được các nhà kinh tế bảo thủ đánh giá cao. Ông cũng đã chỉ ra được tầm quan trọng của thặng dư kinh tế trong sản xuất.

Quesnay sinh năm 1694 trong một gia đình có cha là nông dân và là chủ cửa hàng nhỏ. Vì thế ông không được giáo dục một cách chính thống. Nhưng Quesnay là một người ham mê sách và thường đến Paris để mua các cuốn sách cũ của Plato và Aristotle.

Vào năm 17 tuổi, ông quyết định trở thành nhà giải phẫu. Mặc dù không thích máu nhưng ông vẫn tiếp tục nghiên cứu y khoa. Năm 1717, ông vượt qua kỳ thi về y học và được cấp chứng chỉ để sau đó mở một trạm y tế trong làng. Sau khi xuất bản vài cuốn sách về y học, ông trở nên nổi tiếng. Năm 1735, ông được mời làm bác sĩ riêng cho Công tước của Villeroy. Năm 1744, ông nhận bằng tiến sĩ y học và trở thành thành viên của Hội khoa học Pháp. Sau đó 5 năm, ông đến sống ở Versaille làm bác sĩ riêng cho bà Pompadour, người tình của vua Louis 15, đồng thời làm cố vấn y tế cho nhà vua.

Vào khoảng năm 55 tuổi, ông trở nên quan tâm đến kinh tế học và toán học. Với hiểu biết và mối quan hệ rộng, ông được mời viết một số mục trong Bách khoa thư của Diderot mà sau đó khiến ông trở nên rất nổi tiếng và được nhiều người ủng hộ.

Tất cả những bài viết cho Bách khoa thư đều phân tích quá trình kinh tế như một luồng luân chuyển của tiền tệ, hàng hoá và con người từ khu vực này sang khu vực khác của nền kinh tế.
  • “Ngũ cốc” là mục quan trọng nhất vì lần đầu tiên nó đưa ra học thuyết tuyên bố rằng chỉ có khu vực nông nghiệp là mang tính sản xuất và có thể tạo ra thặng dư, hay cách khác nghĩa là chỉ trong nông nghiệp thì sản lượng đầu ra mới lớn hơn đầu vào nhờ tính chất tự nhiên và sự màu mỡ của đất đai. Quan điểm này khác với quan điểm của trường phái trọng thương từng tuyên bố là của cải tạo ra nhờ thương mại. Tuy vậy, quan điểm này cũng chịu nhiều chỉ trích vì không đánh giá đúng vai trò của sản xuất công nghiệp trong việc tạo ra thặng dư, mà chỉ chú trọng vào nông nghiệp.
  • Quesnay phát triển thêm ý tưởng của Cantillon về miêu tả vận hành của nền kinh tế thông qua Biểu kinh tế, một mô hình nền kinh tế thông qua toán học. Ông cho rằng nền kinh tế có 3 khu vực:
    • Khu vực nông nghiệp: sản xuất ra lương thực, nguyên liệu thô và các hàng hoá nông nghiệp khác.
    • Khu vực công nghiệp: sản xuất ra hàng hoá công nghiệp cũng như các công cụ cần thiết cho lao động trong nông nghiệp và công nghiệp. Khu vực này cũng bao gồm khu vực dịch vụ ngày nay vẫn thường nói đến vì nó tạo thuận lợi cho thương mại trong nước và quốc tế.
    • Tầng lớp địa chủ: những người không sản xuất gì mà chỉ hưởng lợi từ địa tô, thặng dư của nông nghiệp.
--> Qua mô hình Zizac[1] thì ông cho rằng nên đánh thuế vào địa chủ, vì giai cấp này không sản xuất ra gì mà chỉ hưởng lợi để rồi tiêu xài xa xỉ, lãng phí. Không nên đánh thuế vào công nghiệp vì nó không tạo ra thặng dư, và nếu đánh thuế vào công nghiệp thì sẽ làm khu vực này giảm đầu vào nên dẫn đến công nghiệp suy thoái và kéo theo sản lượng đầu ra của nông nghiệp cũng giảm sút theo. Đánh thuế nông nghiệp thì kết quả càng tồi tệ hơn so với đánh thuế vào công nghiệp.

·         Hệ thống nông nghiệp Pháp cần phải được cơ cấu lại và cần có 2 thay đổi đặc biệt cần thiết sau:
o       Nông nghiệp phải được hiện đại hoá. Những mảnh đất nhỏ được canh tác bằng kỹ thuật lạc hậu thì cực kỳ kém hiệu quả. Bằng cách mở rộng sở hữu đất đai ở Pháp, những phương thức canh tác mới mà chỉ có thể áp dụng trên quy mô lớn mới có thể được áp dụng.
o     Nông nghiệp phải mang tính tư bản chủ nghĩa hơn. Bởi khi cải cách[2] dẫn đến tăng năng suất khiến cho thặng dư nông nghiệp tăng và khi đó nước Pháp sẽ thịnh vượng hơn.
o       Từ mô hình Biểu kinh tế của mình, ông cho rằng sự tiết kiệm, hay tích trữ tiền dẫn đến thiếu hụt tiền sẽ khiến cho suy giảm sản lượng quốc gia, khiến cho kinh tế Pháp bị đình đốn.
  • Cuối cùng, đối lập với trường phái trọng thương, ông ủng hộ tự do thương mại hàng hoá giữa các quốc gia. Bởi khi có tự do thương mại quốc tế sẽ dẫn đến hàng nông nghiệp của Pháp bán ra được nhiều hơn và từ đó nước Pháp sẽ giàu có, thịnh vượng.


[1] Một dạng số nhân k trong vĩ mô hiện đại
[2] Cụ thể là hiện đại hoá nông nghiệp


--- CÒN TIẾP ---

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét