domain, domain name, premium domain name for sales

Thứ Sáu, 29 tháng 7, 2011

Kinh tế công cộng, p5, NGOẠI TÁC

NGOẠI TÁC[1] - EXTERNALITIES

  • Định nghĩa: là tình trạng phát sinh những trao đổi không tự nguyện về các giá trị và lợi ích bên ngoài thị trường, nghĩa là ngoài người bán và người mua còn có đối tượng khác bị ảnh hưởng bởi hoạt động giao dịch kinh tế đó. Ngoại tác có thể mang tính tích cực hoặc tiêu cực.
  • Nguyên nhân:
    • Quyền sở hữu: Ví dụ sản lượng đánh bắt cá trong ao sẽ phụ thuộc vào chủ sở hữu cái ao.
    • Khoa học kỹ thuật: Ví dụ máy móc càng hiện đại thì khuynh hướng ngoại tác tiêu cực càng giảm.
    • Hàng hoá công cộng: ngoại tác mà số lượng các đối tượng bị tác động không phụ thuộc hoặc liên quan rất ít đến nó. Ví dụ buổi chiếu phim ngoài trời công cộng là ngoại tác tích cực nhưng không phụ thuộc vào số người xem phim.
  • Hậu quả
    • Ngoại tác tiêu cực à MC<MSC à QTT>Q*, nghĩa là chi phí biên của doanh nghiệp thấp hơn so với chi phí biên mà xã hội phải chịu nên doanh nghiệp sản xuất nhiều hơn số lượng xã hội mong đợi, gây tổn thất cho xã hội.


    • Ngoại tác tích cực à MB<MSB à QTT<Q*, nghĩa là lợi ích biên của doanh nghiệp nhỏ hơn lợi ích biên của xã hội nên sản lượng được sản xuất thực tế ít hơn sản lượng mong đợi, gây tổn thất cho xã hội.


Giải pháp
  • Tư nhân: Ronal Coase cho rằng trong thực tế không nhất thiết luôn cần có sự can thiệp của nhà nước khi có sự mâu thuẫn giữa tư nhân với nhau, mà bản thân họ có thể thương lượng tự tìm được cách thức giải quyết tối ưu nhất đối với các bên liên quan. Tuy nhiên, để làm được điều đó thì cần phải có quyền sở hữu phân định rõ ràng để tránh việc chi phí giao dịch quá cao cho một số ít người trong khi lợi ích thì nhiều người khác cũng được hưởng.
  • Chính phủ: khi giải pháp tư nhân thất bại, nhà nước cần có sự can thiệp bằng các công cụ như công cụ về kinh tế thông qua phạt, trợ cấp hay công cụ hành chính luật pháp như các tiêu chuẩn, quy định, điều luật.
    • Phạt
      • Phạt tiền cố định: là chế độ phạt tiền mà chính phủ áp dụng khoản tiền phạt cố định trên một đơn vị sản lượng. Chế độ tiền phạt này chính phủ thường áp dụng đối với những ngoại tác không quá nghiêm trọng, khi mà mức độ tiêu cực tỉ lệ thuận với sản lượng còn chi phí biên được xem là như nhau với mỗi đơn vị sản lượng.



      •  
        Phạt tiền phi tuyến: là chế độ phạt mà chính phủ áp dụng khoản tiền phạt dựa vào mức độ nghiêm trọng của tác động tiêu cực. Ở đây sẽ chia làm 2 mức phạt: mức phạt rất thấp đối với mức tiêu cực ở mức độ cho phép và sau đó là mức phạt rất cao nếu ở mức tiêu cực vượt ngưỡng cho phép. Mức phạt rất cao này khiến cho doanh nghiệp hoặc phải đóng cửa, phá sản hoặc phải khắc phục để tuân thủ theo đúng quy định của chính phủ.



    • Trợ cấp
      • Trợ cấp tích cực

  

      • Trợ cấp tiêu cực




Tuy nhiên phương pháp trợ cấp cho tiêu cực ít được sử dụng trong thực tế, vì lý do các doanh nghiệp có khuynh hướng lấy bớt phần tiền trợ cấp để đầu tư cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nên phương pháp này không hiệu quả.




CƠ SỞ LỰA CHỌN CHÍNH SÁCH / CÔNG CỤ

Ý tưởng căn bản: như đã nói ở trên, chính phủ có 2 kiểu công cụ là liên quan đến kinh tế như hình thức thuế biểu hiện là phạt hay trợ cấp hay liên quan đến biện pháp hành chính – luật. Mỗi cách có những ưu khuyết điểm riêng và để lựa chọn biện pháp hành chính hay kinh tế thì cần dựa trên những tiêu chí sau:
  • Chi phí kiểm soát: bao gồm những khoản chi phí liên quan đến việc xác định mức độ tác động tiêu cực cho phép, theo dõi, kiểm tra, đánh giá mức độ tiêu cực. Chi phí kiểm soát sẽ thay đổi tùy theo các biện pháp khác nhau. Đối với tiêu chí này thì biện pháp hành chính là có ưu thế nhất vì nó chỉ đòi hỏi chi phí kiểm soát doanh nghiệp có vượt quá chuẩn cho phép không mà không cần biết chính xác mức độ hậu quả.
  • Yêu cầu thông tin: để hạn chế được ngoại vi thì cần phải có thông tin về ngoại vi và hậu quả tác động của nó, những chi phí liên quan để giải quyết vấn đề… Lượng thông tin yêu cầu này thay đổi tùy theo sự phát triển của khoa học kỹ thuật, thời điểm… Mặt khác, các doanh nghiệp cũng thường có khuynh hướng che giấu bớt thông tin nên thông tin không đầy đủ và chính xác, do đó kết quả thường không đảm bảo yêu cầu. Đối với tiêu chí này thì biện pháp về kinh tế là đạt yêu cầu nhất, vì chỉ cần dựa trên số liệu thực tế hay quá khứ đã có để tính toán và ra quyết định.
  • Lợi ích ròng của xã hội: thay đổi tùy theo không gian, thời gian xảy ra ngoại vi tiêu cực. Tiêu chí này cũng bị tác động bởi tiêu chí Chi phí kiểm soát ở trên. Ngoài ra đôi khi vì mục tiêu tăng trưởng phát triển kinh tế, ổn định xã hội (lợi ích của xã hội) nên có thể chi phí sẽ bị bỏ qua.
  • Giá trị trung bình: do mỗi biện pháp đều có ưu và khuyết khác nhau nên đôi khi giải pháp chọn giá trị trung bình, đứng chính giữa lại là một giải pháp hay. Ví dụ 2 doanh nghiệp A và B đều xả thải ra môi trường nhưng mức độ xả thải là khác nhau. Nếu để quy định mức xả thải riêng cho A hay B sẽ đòi hỏi chi phí rất cao nên thường chính phủ chọn mức trung bình có thể sẽ khiến A thiệt hại nếu A xả thải nhiều hơn B (dù rằng B cũng chẳng được lợi gì khi tăng sản lượng[2]), nhưng cuối cùng chính phủ đạt được mục đích là cả A và B cuối cùng chỉ xả 1 lượng như quy định hoặc thấp hơn quy định.
  

  • Khả năng lũng đoạn của các tổ chức, cá nhân có quyền lực về kinh tế chính trị. Trong trường hợp này thì biện pháp luật pháp tỏ ra có ưu thế.
  
Cơ sở lý thuyết: LỢI ÍCH – CHI PHÍ XÃ HỘI SO VỚI TƯ NHÂN

Dựa trên cơ sở là lợi ích ròng, nghĩa là phần còn lại sau khi lấy lợi ích – chi phí của xã hội trừ cho lợi ích – chi phí của tư nhân.

Đối với dự án tư nhân: sử dụng những công thức dòng tiền trong tài chính để chiết khấu dòng tiền thu được từng năm của dự án ở tương lai về hiện tại và cộng thêm cả phần bù rủi ro[3] cho lãi suất mong đợi.

Đối với dự án công: đánh giá lợi ích – chi phí xã hội bằng cách so sánh giá trị các yếu tố sau trước và sau khi thực hiện dự án với tiêu chuẩn mong đợi để rồi ra quyết định:
  • Thặng dư tiêu dùng
  • Thời gian tiết kiệm được
  • Tiện ích, giá trị tinh thần: như môi trường trong lành, mức độ hạnh phúc, an toàn…
  • Chi phí hiệu quả: đối với những dự án liên quan đến giá trị cuộc sống thì khó xác định chi phí nên thường chọn giải pháp phân tích hiệu quả của chi phí. Ví dụ: về các nguy cơ môi trường và chi phí để giảm chúng[4].

STT

số tử vong trên
1 triệu người tiếp xúc với rủi ro
chi phí để tránh một ca tử vong
(triệu USD)
tổng chi phí
để không có
tử vong
1
trihalomethane trong nước
420.0
0.2
84.000
2
phóng xạ hạt nhân
6,300.0
3.4
21,420.000
3
thải chất Benzen
1,470.0
3.4
4,998.000
4
tiếp xúc Benzen
39,600.0
8.9
352,440.000
5
tiếp xúc Asbetos
3,015.0
8.3
25,024.500
6
tiếp xúc Arsenic
63,000.0
23.0
1,449,000.000
7
tiếp xúc Acrylonitrile
42,300.0
51.5
2,178,450.000
8
tiếp xúc than cốc
7,200.0
63.5
457,200.000
9
chất độc thải trên đất
2.0
4,190.2
8,380.400
10
tiêu chuẩn chất rắn thải
1.0
19,107.0
19,107.000
11
thải chất bảo quản gỗ (<1)
0.9
5,700,000.0
5,130,000.000



Ta nhận thấy chi phí để chi cho mục số 6, 7 và 11 chiếm tỉ lệ rất lớn hay chi phí để giảm tử vong cho 1 cá nhân là quá cao so với rủi ro hiện có là rất thấp, nhất là mục 11. Ở đây nên tập trung chi phí vào việc giảm rủi ro của các mục còn lại là 1, 2, 3, 4, 5 và 8 sẽ hiệu quả hơn, chi phí tốn ít hơn và số lượng người chết sẽ giảm được nhiều hơn. Mục 9 và 10 tuy chi phí ít nhưng do rủi ro không đáng kể nên cũng không cần thiết.

  • Chi phí cơ hội nhỏ nhất: giá trị những đánh đổi của xã hội trong tương lai đối với dự án. Ví dụ như việc đầu tư cho xây dựng cầu đường sẽ giúp cho giao thông tiện lợi, kinh tế phát triển, nhưng xã hội sẽ mất đi phần chi tiêu đó cho những dự án khác như đầu tư vào giáo dục, hàng hoá của người dân bị ít đi do phải đóng thuế…



[1] Đôi khi được gọi là ngoại vi, ngoại sinh
[2] Nếu B tăng sản lượng tuy chi phí biên MC có thấp hơn doanh thu biên MR, nhưng như vậy cũng làm cho lợi nhuần ròng bị giảm xuống, có thể bởi do hàng bán không được, tồn hàng nhiều khiến B sau đó giảm giá… Xem thêm vi mô.
[3] Xem thêm tài chính
[4] R. Kelly Turner, David Pearce & Ian Bateman, Kinh tế môi trường, Tài liệu lưu hành nội bộ của ĐH Nông Lâm 1995, trang 114.


--- HẾT ---
xuanlanvu@gmail.com

Kinh tế công cộng, p4, ĐỘC QUYỀN

ĐỘC QUYỀN – CẠNH TRANH KHÔNG HOÀN HẢO[1]

  • Định nghĩa: là tình trạng xảy ra khi trên thị trường mà người bán hay người mua đều có thể tác động tới giá cả hàng hoá, dịch vụ. Ví dụ như công ty điện độc quyền nâng giá bán bắt buộc khách hàng phải mua vì không có lựa chọn khác. Hay trường hợp các quỹ phòng vệ hedge fun thông qua hợp đồng tương lai mà mua bán quá nhiều dẫn đến giá cả tăng mặc dù trên thực tế nhu cầu tiêu dùng thật của họ là không nhiều đến thế.
  • Thuế trong độc quyền:
    • Định giá trong độc quyền: Đặc điểm trên thị trường độc quyền[2] là đường cầu QD và đường doanh thu biên MR không trùng nhau, đường cầu nằm trên đường doanh thu biên. Khi doanh nghiệp độc quyền tối đa hoá lợi nhuận có MR=MC[3] thì có sản lượng Q*, nhưng sau đó doanh nghiệp độc quyền sẽ tính giá bán P* dựa trên đường cầu chứ không lấy giá P thông thường như trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo.


    • Thuế % trên giá trị hàng hoá: là thuế khi đánh lên hàng hoá khiến cho đường cầu bị dịch chuyển thấp xuống so với đường cầu ban đầu và xoay quanh Q, khi P=0. Khi P càng tăng thì khoảng cách chênh lệch giữa 2 đường cầu cũ và mới càng lớn dần. (Ở đây lấy ví dụ trường hợp Cung co giãn hoàn toàn - MC nằm ngang[4] )


    • Thuế cố định trên đơn vị sản lượng: là thuế mà khi áp dụng khiến cho đường cầu bị dịch chuyển xuống dưới và song song với đường cầu ban đầu 1 đoạn bằng đúng với thuế đánh.



[1] Lưu ý là ở đây không dùng Độc quyền không để tránh hiểu là độc quyền bán. Ở đây bao gồm cả độc quyền mua nên ghi thêm Cạnh tranh không hoàn hảo.
[2] Xem lại ở vi mô
[3] Luôn đúng đối với mọi doanh nghiệp trong mọi thị trường khi muốn tối đa hoá lợi nhuận và tối thiểu hoá lỗ.
[4] Lưu ý, cung là một phần của đường chi phí biên MC. Xem thêm trong vi mô.


--- CÒN TIẾP ---

Kinh tế công cộng, p3b, THUẾ - CÔNG CỤ CỦA NHÀ NƯỚC

Ảnh hưởng của Thuế tăng[1] trong các trường hợp đặc biệt: tùy theo co giãn của cung và cầu, bên nào co giãn nhiều thì sẽ ít chịu thuế và ngược lại.

Cầu không co giãn (ED = 0)



Cầu co giãn hoàn toàn (ED à µ)



Cung co giãn hơn cầu






Cầu co giãn hơn cung






[1] Để phân biệt với trường hợp trợ cấp (thuế giảm). Ở đây chỉ minh hoạ trường hợp đánh thuế (tăng), trợ cấp thì NGƯỢC LẠI với THUẾ. Bên nào CO GIÃN ÍT thì bên đó HƯỞNG LỢI. Xem thêm ở vi mô




--- CÒN TIẾP ---

Thứ Tư, 27 tháng 7, 2011

Kinh tế công cộng, p3a, THUẾ - CÔNG CỤ CỦA NHÀ NƯỚC

  • Định nghĩa:
    • Là khoản thu mang tính chất bắt buộc của chính phủ đối với các tổ chức, cá nhân trong xã hội và được quy định bởi pháp luật.
    • Là nguồn thu (đầu vào) chủ yếu để duy trì hoạt động của chính phủ. Nhưng đồng thời thuế cũng là công cụ để điều tiết hoạt động của nền kinh tế (chính sách tài khoá[1] – đầu ra[2]).

  • Đặc điểm của thuế:
    • Thuế sẽ không được hoàn trả trực tiếp mà sẽ được trả gián tiếp qua các hàng hoá, dịch vụ công cộng mà người dân thụ hưởng.
    • Thuế đồng thời là công cụ điều tiết của chính phủ giúp hạn chế hay khuyến khích hoạt động sản xuất kinh doanh, tiêu dùng trong nền kinh tế hay giúp phân phối lại thu nhập, giảm bớt bất bình đẳng trong xã hội.

  • Phân loại: có nhiều cách phân loại nhưng chủ yếu là phân theo:
    • Thuế trực thu: thuế đánh trực tiếp vào thu nhập hay tài sản của người trả thuế. Người nộp thuế là đối tượng chịu đánh thuế. Ví dụ như thuế thu nhập cá nhân, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thừa kế
    • Thuế gián thu: là thuế được tính một phần trong giá của hàng hoá, dịch vụ. Người nộp thuế có thể hoặc không là đối tượng phải chịu đánh thuế mà chỉ thu thuế hộ rồi trả cho chính phủ. Ví dụ như thuế VAT, tùy theo độ co giãn của cung hay cầu mà người tiêu dùng hay nhà sản xuất phải chịu gánh nặng thuế. Nhưng nhà cung cấp vẫn tính vào giá thành để thu hộ sau đó đưa lại cho chính phủ.

  • Phân biệt thuế và chi phí
    • Thuế mang tính chất bắt buộc. Hàng hoá dịch vụ được hoàn trả gián tiếp qua các hàng hoá, dịch vụ công cộng và có thể hàng hoá dịch vụ công đó không có. Trợ cấp là một hình thức hoàn trả thuế. Còn phạt là hình thức thuế thu, dù không phải khoản thuế thu nào cũng là phạt. Ví dụ: người giàu không được hưởng trợ cấp cho người nghèo, cây cầu xây ở vùng A thì chỉ những người đi qua vùng đó mới thụ hưởng được lợi ích từ cây cầu mang lại.
    • Phí không mang tính bắt buộc. Chỉ phải trả phí khi mua hàng hoá, dịch vụ. Nhận được trực tiếp và gần như tức thời hàng hoá, dịch vụ mua.

  • Nguyên tắc đánh thuế
    • Nguyên tắc công bằng
      • Đối tượng hưởng nhiều thì phải chịu thuế nhiều. Ví dụ: người có xe phải đóng thuế nhiều hơn người đi bộ trong việc xây dựng và bảo quản đường xá, thông qua thuế cầu đường
      • Người có khả năng nhiều hơn thì đóng thuế nhiều hơn. Ví dụ: người giàu phải đóng nhiều hơn người nghèo, thông qua thuế thu nhập, nhất là thuế lũy tiến, trong khi người nghèo thậm chí còn được hưởng trợ cấp.
    • Nguyên tắc hiệu quả: việc đánh thuế là luôn gây ra tổn thất cho đối tượng chịu thuế. Tuy nhiên, cần phải cân nhắc trên lợi ích ròng tổng thể của xã hội và sao cho tổn thất là tối thiểu.
    • Nguyên tắc linh hoạt: phản ánh độ nhạy cảm của thuế đối với nền kinh tế qua đo lường mối tương quan giữa thuế thu được với tổng sản lượng quốc dân (GNP) hay quốc nội (GDP). Công thức tính: % thay đổi thuế thu (có thể bao gồm hoặc không bao gồm sự thay đổi trong chính sách thuế) chia cho % thay đổi GNP hoặc GDP. 
    • Sự mâu thuẫn giữa các nguyên tắc: các nguyên tắc thường mâu thuẫn nhau như công bằng và hiệu quả là không thể cùng đạt với nhau được, như người làm việc nhiều để kiếm tiền tăng thu nhập nhưng lại bị đánh thuế thành ra không khuyến khích họ làm việc, dẫn đến kinh tế suy giảm, không hiệu quả. Thậm chí bản thân các nguyên tắc đôi khi cũng mâu thuẫn với chính nhau như việc người giàu đôi khi hưởng lợi ích hơn người nghèo (trợ cấp) nhưng lại phải đóng nhiều hơn (thuế thu nhập lũy tiến).

  • Mức thuế suất hiệu quả: là thuế suất mà tại đó chính phủ thu được số thuế tối đa. GS Arthur Laffer đã phát hiện ra sự rò rỉ thuế được biểu diễn bằng đồ thị sau:



  • Thuế với phân phối thu nhập: các chính phủ thông qua thuế để phân phối lại thu nhập, lấy bớt của người giàu để chuyển cho người nghèo hơn. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện phân phối lại đó thì luôn bị rò rỉ thuế[3] thông qua các khoản chi phí hành chính, giảm bớt sản lượng của khu vực tư nhân, sự không hiệu quả của hàng hoá công… và thường sự rò rỉ là rất lớn.




  • Thuế với cung hàng hoá công hiệu quả:




  • Đường cầu đền bù (Compensated Demand Curve)[4]: là đường cầu trong điều kiện bị ảnh hưởng thu nhập, nghĩa là khi giá tăng hay giảm khiến thu nhập thực tế thay đổi. Hick cho rằng tại mức giá P’ thì có thể không nhận thấy rõ vì QD và QD’ giao nhau. Nhưng tại mức giá P thì lợi ích sẽ thấy rõ ràng, NTD sẽ bị mất đi một lượng hàng hoá do việc tăng giá bởi thuế. Giải thích tương tự đối với trường hợp giá giảm[5].           



  • Ảnh hưởng của thuế:
    • Khi đánh thuế, nguồn lợi từ tiền thuế sẽ được chuyển cho chính phủ. Đối tượng chịu thuế sẽ bị thiệt hại, bị giảm tài sản. Hành vi kinh tế của họ bị thay đổi do thu nhập có ít đi một khoản bằng với thuế đã đóng (hiệu ứng thu nhập) hoặc do thuế làm giá hàng hoá dịch vụ tăng lên (hiệu ứng thay đổi).
    • Ảnh hưởng của thuế đến NTD
        • Khi xét đến ảnh hưởng của thuế cần phải so sánh 3 yếu tố sau:
          • Giá cả à NTD hay nhà sản xuất là người chịu thuế / hưởng trợ cấp và mức chịu bao nhiêu của mỗi bên
          • Sản lượng à giảm hay tăng bao nhiêu
          • Tổn thất hay Lợi ích ròng của toàn xã hội




      [1] Xem thêm môn Kinh tế vĩ mô
      [2] Các công cụ của nhà nước bao gồm: phạt, trợ cấp (liên quan đến kinh tế) và hành chính – luật pháp, sẽ được nêu rõ trong các trường hợp sau đó.
      [3] Trong sách Kinh tế công cộng của PGS. TS. Nguyễn Thuấn ghi là Hạn chế của phân phối thu nhập.
      [4] Còn gọi là đường cầu Hick Q=f(P,U), khác với đường cầu thông thường là đường cầu Marshall Q=f(P,I). 2 đường cầu này tuy cách biến số là khác nhau nhưng thặng dư tiêu dùng thì cách tính vẫn không thay đổi, do 2 đường cầu này không có sai biệt quá nhiều, vì có hàng hoá đa phần co giãn theo thu nhập không đáng kể.


      --- CÒN TIẾP ---

      Kinh tế công cộng, p2, HÀNG HOÁ CÔNG CỘNG

      HÀNG HOÁ CÔNG CỘNG

      Hàng hoá công: là những hàng hoá và dịch vụ có ít nhất 1 trong 2 đặc điểm sau:
      • Không thể định suất hay nếu định suất thì rất khó và đòi hỏi phải tốn chi phí rất cao.
      • Lượng sử dụng không bị ảnh hưởng khi sử dụng: nghĩa là người này sử dụng không gây ảnh hưởng đến việc sử dụng của người khác.


      Phân loại hàng hoá công: được chia làm 2 loại chính:
      • Hàng hoá công thuần túy: là những hàng hoá công không thể hoặc rất khó định suất[1] được. Hàng hoá công thuần túy chia làm 2 loại:
        • Không bị ảnh hưởng khi sử dụng: nghĩa là khi người này sử dụng không gây ảnh hưởng  hoặc gây ảnh hưởng không đáng kể đến người khác. Ví dụ như nắng, gió, đèn đường, an ninh quốc phòng…
        • Bị ảnh hưởng khi sử dụng: nghĩa là lượng sử dụng của người này sẽ gây ảnh hưởng đến người sử dụng khác. Ví dụ: không khí trong căn phòng, giao thông trên đường vào giờ cao điểm…
      • Hàng hoá công không thuần túy: là hàng hoá công có thể định suất được nhưng phải tốn chi phí. Ví dụ: chi phí khám bệnh, giáo dục vẫn có thể tính được, ai sử dụng thì người nấy trả tiền nhưng giá cả có sự quản lý của nhà nước để không dẫn đến quá cao


      Khác biệt giữa hàng hoá công cộng và tư nhân
      • Hàng hoá cá nhân: là hàng hoá và dịch vụ mà khi tiêu dùng sẽ dẫn đến lượng thay đổi. Người này tiêu dùng thì người kia phải bị bớt đi.
      QTT  = Q1 + Q2 + … + Qn
      • Hàng hoá công cộng: là hàng hoá và dịch vụ mà THÔNG THƯỜNG khi tiêu dùng lượng sẽ không đổi hoặc thay đổi không đáng kể nên dẫn đến kết quả người này tiêu dùng sẽ không gây ảnh hưởng đến người khác.
      QTT  = Q1 = Q2 = … = Qn[2]


      LỰA CHỌN CUNG CẤP TƯ NHÂN HAY CÔNG CỘNG

      • Hàng hoá công cộng cung cấp tư nhân không hiệu quả: do thuộc tính định suất khó khăn bởi chi phí biên khó hoặc không thể tính của hàng hoá công cộng nên:


      • Hàng hoá công cộng cung cấp tư nhân không hiệu quả KHI CHI PHÍ KIỂM SOÁT QUÁ LỚN


      • Hàng hoá cá nhân được cung cấp công cộng: là loại hàng hoá được cung cấp không mất tiền hoặc rất ít nhưng chi phí khi sử dụng thêm mỗi sản phẩm lại rất lớn. Mục đích của cung cấp công cộng cho hàng hoá này là nhằm thực hiện tính công bằng, ổn định cho xã hội.


      • Các biện pháp định suất hàng hoá cá nhân được cung cấp công cộng
        • Định suất đồng đều: xem thêm ở phần lựa chọn giá trị trung bình
        • Xếp hàng



      [1] Không hay khó định suất nghĩa là người ta không thể hoặc khó lòng mà tính chi phí, giá thành để bắt người tiêu dùng trả khi mua sản phẩm, dịch vụ đó
      [2] Lưu ý tính chất đặc biệt này để giải các bài toán. Tính chất này sẽ giúp cộng lượng Q của thị trường theo hàm số P=f(Q), nghĩa là cộng theo chiều dọc, trục tung mà không cần chuyển hàm số về Q=f(P) như thông thường phải làm.


      --- CÒN TIẾP ---