domain, domain name, premium domain name for sales

Thứ Năm, 7 tháng 7, 2011

Bảng cân đối kế toán – Balance Sheet

9.    Bảng cân đối kế toán – Balance Sheet

Định nghĩa:
  • Là một trong ba báo cáo tài chính quan trọng trong kế toán, cho biết giá trị tài sản và tình hình tài chính của công ty tại một thời điểm (ngày) cụ thể.
  • Bảng cân đối kế toán gồm 2 phần luôn cân bằng nhau. Phần bên trái liệt kê toàn bộ các tài sản thuộc sở hữu hay quyền quản lý, sử dụng của công ty. Phần bên phải thể hiện nguồn gốc vốn được sử dụng để tạo nên tài sản, bao gồm nợ vay và vốn chủ sở hữu. Vì thế nên còn gọi là bảng tổng kết tài sản.

Đặc trưng:
  • Tổng tài sản luôn luôn bằng với tổng nguồn vốn tại mọi thời điểm của mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh, nhờ vào nguyên tắc đối ứng của ghi sổ kép.
  • Mang tính chất thời gian. Phải xác định thời điểm cụ thể khi lập bảng cân đối kế toán. Thời điểm có thể là ngày, cuối tháng, quý, nửa năm hay năm. Tuy nhiên, việc lập Bảng cân đối kế toán liên tục sẽ gây tăng chi phí nên thường chỉ được lập vào cuối các kỳ báo cáo hay vào những lúc cần thiết thật sự.

Vai trò:
  • Giúp người đọc thấy rõ giá trị tài sản tổng quát doanh nghiệp hiện có và nguồn hình thành tài sản đó tại thời điểm báo cáo
  • Giúp người đọc đo lường kết quả hoạt động của công ty[1] trong suốt thời gian trước đó qua các giá trị của các tài khoản như:
    • Hiệu quả sử dụng vốn lưu động: tiền mặt, khoản phải thu, hàng tồn kho, khoản phải trả
    • Hiệu quả quản lý vốn: qua các tình hình thu nợ và trả nợ

Nguyên tắc lập và trình bày Bảng cân đối kế toán:
  • Luôn đảm bảo tồn tại 2 phần Tài sản (tài khoản loại 1, 2) và Nguồn vốn (loại 3, 4), dù Bảng cân đối được viết theo kiểu cấu trúc một hay hai bên.
  • Tổng giá trị của Tài sản luôn bằng tổng giá trị Nguồn vốn[2] (Đẳng thức kế toán - Account Equation).
  • Tài sản, Nợ phải trả được thu hồi hay thanh toán trong vòng 12 tháng được xếp vào loại Ngắn hạn
  • Những Tài sản, Nợ phải trả được thu hồi hay thanh toán trong thời gian hơn 12 tháng thì được xếp vào loại Dài hạn.
  • Thứ tự các tài khoản luôn được xếp theo thứ tự Ngắn hạn trước và Dài hạn sau, hoặc các tài sản có tính thanh khoản cao được ưu tiên xếp trước.

Cơ sở lập Bảng cân đối kế toán:
  • Bảng cân đối kế toán kỳ trước (số đầu kỳ)
  • Sổ kế toán tổng hợp của những tài khoản loại 1, 2, 3, 4 (số cuối kỳ)
  • Sổ, thẻ hoặc Bảng kế toán chi tiết của những tài khoản loại 1, 2, 3, 4 (kiểm tra trùng khớp)


[1] Xem thêm phần Phân tích các chỉ số trong Quản trị tài chính
[2] Đây là một trong những đẳng thức / phương trình kế toán và là quan trọng nhất.


--- CÒN TIẾP ---

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét