domain, domain name, premium domain name for sales

Thứ Tư, 6 tháng 7, 2011

Định khoản - Book-Keeping / Journal Entry

4.    Định khoản (Book-Keeping / Journal Entry)

Định nghĩa:
Định khoản nghĩa là quá trình phân tích và ghi lại kết quả của các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Khi định khoản, kế toán viên cần phải xác định 3 điều:
  • Tài khoản nào bị ảnh hưởng

  • Ảnh hưởng tăng hay giảm

  • Số tiền tăng hay giảm cụ thể


Ghi sổ đơn (Single Entry)
Là phương pháp định khoản phản ánh sự biến động của chỉ 1 tài khoản duy nhất cần quan tâm khi có nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Phương pháp này chỉ sử dụng cho các tài khoản loại 0.

Ghi sổ kép (Double Entry)
Là phương pháp định khoản phản ánh được sự biến động của 2 hay hơn 2 tài khoản bị thay đổi tăng, giảm có liên quan đến nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
Ví dụ: Doanh nghiệp mua lô hàng trị giá 2 triệu, trả trước 1 triệu và nợ số còn lại.
à Nghiệp vụ này liên quan đến 3 tài khoản: tăng hàng hoá (156[1]), tăng nợ nhà cung cấp (311) và giảm tiền mặt (111) của doanh nghiệp.
à        Nợ 156                        2.000.000
                                    Có 111                        1.000.000
                                    Có 331                        1.000.000

Sơ đồ chữ T (T-chart)
  • Một tài khoản có thể biến động hoặc tăng hoặc giảm hoặc đôi khi cả hai nên người ta dùng sơ đồ chữ T để theo dõi sự biến động của tài khoản đó qua hai cột Nợ (Debit) và Có (Credit).

  • Tùy theo loại tài khoản mà sẽ có nguyên tắc định khoản riêng phù hợp với tài khoản đó[2].

  • Sơ đồ chữ T giúp thuận tiện để phân tích chi tiết của tài khoản, đặc biệt hữu ích cho kiểm toán viên.





Nguyên tắc định khoản: đối với đa phần tài khoản có nguyên tắc định khoản phù hợp chung. Nhưng cũng có một số loại tài khoản đặc biệt thì sẽ có nguyên tắc định khoản riêng.
  • Nguyên tắc chung

    • Tài khoản Tài sản (Asset) loại 1, 2: phát sinh tăng ghi Nợ, phát sinh giảm ghi Có. LOẠI TRỪ những tài khoản có đuôi mang số 9 (tài khoản dự phòng) hoặc TK 214 (khấu hao TSCĐ). Số dư đầu kỳ (Opening Balance) và cuối kỳ (Close Balance) ở bên Nợ.

    • Tài khoản Nguồn vốn (Capital) loại 3, 4: phát sinh tăng ghi Có, phát sinh giảm ghi Nợ. Số dư đầu kỳ và cuối kỳ ở bên Có. Và những tài khoản loại trừ của loại 1, 2.

    • Tài khoản Doanh thu loại 5, 7: định khoản giống loại 3, 4. Tăng ghi Có, giảm ghi Nợ. Không có tồn số dư. Số dư được kết chuyển sang TK Xác định kết quả kinh doanh 911 sau đó. Sau khi ghi nhận doanh thu cần phải định khoản tiếp theo tài khoản chi phí giá vốn.

    • Tài khoản Chi phí loại 6, 8: định khoản giống loại 1, 2. Tăng ghi Nợ, giảm ghi Có. Không có tồn số dư. Số dư được kết chuyển sang TK Xác định kết quả kinh doanh 911 sau đó.

    • Tài khoản trung gian để kết chuyển kết quả kinh doanh, loại 9 (Profit and Loss Account): tài khoản Doanh thu (loại 5, 7) được chuyển sang Có, chi phí (loại 6, 8) được chuyển sang Nợ. Kết quả cuối cùng [3]được xác định như sau:

-                    Nợ > Có à tính được phần lỗ à kết chuyển sang TK Lợi nhuận chưa phân phối (421), lúc này mang giá trị âm à Nợ 421, Có 911
-                    Nợ < Có: tính được phần lãi à kết chuyển sang TK 421 à Nợ 911, Có 421
-                    Nợ = Có: huề vốn à không cần định khoản
    • Tài khoản loại 0: định khoản giống Tài sản, tăng ghi Nợ, giảm ghi Có. Đây là tài khoản đặc biệt, và chỉ dùng định khoản đơn.

  • Tài khoản đặc biệt: là những tài sản loại trừ của TK loại 1, 2 có đuôi mang số 9 (tài khoản dự phòng) và TK 214 (khấu hao TSCĐ). Phát sinh tăng ghi Có, phát sinh giảm ghi Nợ. Số dư đầu kỳ và cuối kỳ ở bên Có.



PHỤ LỤC - BẢNG TỶ LỆ KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG Ở VIỆT NAM

                                                                                    Đvt: %





Mã TK
Doanh nghiệp
Cá nhân NLĐ
Tổng
Kinh phí công đoàn
Bảo hiểm xã hội
Bảo hiểm y tế
Bảo hiểm thất nghiệp

338.2
338.3
338.4
338.9
2
16
3
1
-
6
1.5
1
2
22
4.5
2




[1] Mã số của tài khoản Hàng hoá trong Bảng Hệ thống tài khoản kế toán Việt Nam
[2] Xem ở phần Nguyên tắc định khoản
[3] Xem thêm phần Tài khoản, phân loại


--- CÒN TIẾP ---

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét