ĐỘC QUYỀN – CẠNH TRANH KHÔNG HOÀN HẢO[1]
- Định nghĩa: là tình trạng xảy ra khi trên thị trường mà người bán hay người mua đều có thể tác động tới giá cả hàng hoá, dịch vụ. Ví dụ như công ty điện độc quyền nâng giá bán bắt buộc khách hàng phải mua vì không có lựa chọn khác. Hay trường hợp các quỹ phòng vệ hedge fun thông qua hợp đồng tương lai mà mua bán quá nhiều dẫn đến giá cả tăng mặc dù trên thực tế nhu cầu tiêu dùng thật của họ là không nhiều đến thế.
- Thuế trong độc quyền:
- Định giá trong độc quyền: Đặc điểm trên thị trường độc quyền[2] là đường cầu QD và đường doanh thu biên MR không trùng nhau, đường cầu nằm trên đường doanh thu biên. Khi doanh nghiệp độc quyền tối đa hoá lợi nhuận có MR=MC[3] thì có sản lượng Q*, nhưng sau đó doanh nghiệp độc quyền sẽ tính giá bán P* dựa trên đường cầu chứ không lấy giá P thông thường như trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo.
- Thuế % trên giá trị hàng hoá: là thuế khi đánh lên hàng hoá khiến cho đường cầu bị dịch chuyển thấp xuống so với đường cầu ban đầu và xoay quanh Q, khi P=0. Khi P càng tăng thì khoảng cách chênh lệch giữa 2 đường cầu cũ và mới càng lớn dần. (Ở đây lấy ví dụ trường hợp Cung co giãn hoàn toàn - MC nằm ngang[4] )
- Thuế cố định trên đơn vị sản lượng: là thuế mà khi áp dụng khiến cho đường cầu bị dịch chuyển xuống dưới và song song với đường cầu ban đầu 1 đoạn bằng đúng với thuế đánh.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét