Sự cần thiết của kinh tế công cộng
Thị trường cạnh tranh được cho là đạt hiệu quả nhất thông qua lý thuyết “bàn tay vô hình” của Adam Smith. Tuy nhiên, thực tế cho thấy rằng thị trường có những khuyết tật như độc quyền, ngoại tác và bất bình đẳng nên cần phải có sự can thiệp của nhà nước.
Cơ sở lý luận
1. Hiệu quả Pareto (nếu điều chỉnh được lợi ích – có thể đánh đổi được)
- Hiệu quả Pareto còn gọi là hiệu quả cấp phát cho rằng một nền kinh tế ĐƯỢC XEM là đã đạt tối ưu nếu khi mà tăng lợi ích của cá nhân này sẽ làm giảm lợi ích của cá nhân khác. Hay là không thể tăng lợi ích cho cá nhân này mà không làm giảm lợi ích của cá nhân khác.
- Khi nền kinh tế đạt hiệu quả Pareto nghĩa là sản xuất của nền kinh tế nằm trên đường PPF.
- Những điểm nằm trong PPF là chưa đạt được tối ưu, chưa đạt tới Pareto và cần phải hoàn thiện Pareto để tiến về đường PPF nhằm đạt tối ưu.
- Những điểm nằm ngoài PPF là không thể đạt được với nguồn lực sẵn có ở hiện tại.
2. Nguyên lý đền bù (nếu không điều chỉnh được lợi ích – không thể đánh đổi)
- Trong trường hợp không thể điều chỉnh lợi ích của cá nhân gây xâm hại lợi ích của cá nhân khác thì cá nhân được lợi phải đền bù cho cá nhân có lợi ích bị xâm hại.
- Dùng hộp Edgeworth – Bowley để giải thích như sau:
Giả sử chỉ có 2 cá nhân An và Bình với sản lượng có sẵn trên thị trường mô tả trên đồ thị:
- Đường bàng quang (đẳng ích) của An: màu đỏ và được xem là CỐ ĐỊNH
- Đường bàng quang (đẳng ích) của Bình: 3 đường màu xanh
à Điểm A, C: điểm lợi ích mà cả An và Bình đều có thể đạt
à Điểm D: mong muốn nhưng không thể đạt đối với An nhưng thấp hơn mong đợi của Bình
à Nếu lợi ích của An là cố định thì Bình cần phải điều chỉnh sao cho đạt tối ưu nhất, ít bị thiệt hại nhất.
--- CÒN TIẾP ---
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét