domain, domain name, premium domain name for sales

Thứ Tư, 27 tháng 7, 2011

Kinh tế công cộng, p3a, THUẾ - CÔNG CỤ CỦA NHÀ NƯỚC

  • Định nghĩa:
    • Là khoản thu mang tính chất bắt buộc của chính phủ đối với các tổ chức, cá nhân trong xã hội và được quy định bởi pháp luật.
    • Là nguồn thu (đầu vào) chủ yếu để duy trì hoạt động của chính phủ. Nhưng đồng thời thuế cũng là công cụ để điều tiết hoạt động của nền kinh tế (chính sách tài khoá[1] – đầu ra[2]).

  • Đặc điểm của thuế:
    • Thuế sẽ không được hoàn trả trực tiếp mà sẽ được trả gián tiếp qua các hàng hoá, dịch vụ công cộng mà người dân thụ hưởng.
    • Thuế đồng thời là công cụ điều tiết của chính phủ giúp hạn chế hay khuyến khích hoạt động sản xuất kinh doanh, tiêu dùng trong nền kinh tế hay giúp phân phối lại thu nhập, giảm bớt bất bình đẳng trong xã hội.

  • Phân loại: có nhiều cách phân loại nhưng chủ yếu là phân theo:
    • Thuế trực thu: thuế đánh trực tiếp vào thu nhập hay tài sản của người trả thuế. Người nộp thuế là đối tượng chịu đánh thuế. Ví dụ như thuế thu nhập cá nhân, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thừa kế
    • Thuế gián thu: là thuế được tính một phần trong giá của hàng hoá, dịch vụ. Người nộp thuế có thể hoặc không là đối tượng phải chịu đánh thuế mà chỉ thu thuế hộ rồi trả cho chính phủ. Ví dụ như thuế VAT, tùy theo độ co giãn của cung hay cầu mà người tiêu dùng hay nhà sản xuất phải chịu gánh nặng thuế. Nhưng nhà cung cấp vẫn tính vào giá thành để thu hộ sau đó đưa lại cho chính phủ.

  • Phân biệt thuế và chi phí
    • Thuế mang tính chất bắt buộc. Hàng hoá dịch vụ được hoàn trả gián tiếp qua các hàng hoá, dịch vụ công cộng và có thể hàng hoá dịch vụ công đó không có. Trợ cấp là một hình thức hoàn trả thuế. Còn phạt là hình thức thuế thu, dù không phải khoản thuế thu nào cũng là phạt. Ví dụ: người giàu không được hưởng trợ cấp cho người nghèo, cây cầu xây ở vùng A thì chỉ những người đi qua vùng đó mới thụ hưởng được lợi ích từ cây cầu mang lại.
    • Phí không mang tính bắt buộc. Chỉ phải trả phí khi mua hàng hoá, dịch vụ. Nhận được trực tiếp và gần như tức thời hàng hoá, dịch vụ mua.

  • Nguyên tắc đánh thuế
    • Nguyên tắc công bằng
      • Đối tượng hưởng nhiều thì phải chịu thuế nhiều. Ví dụ: người có xe phải đóng thuế nhiều hơn người đi bộ trong việc xây dựng và bảo quản đường xá, thông qua thuế cầu đường
      • Người có khả năng nhiều hơn thì đóng thuế nhiều hơn. Ví dụ: người giàu phải đóng nhiều hơn người nghèo, thông qua thuế thu nhập, nhất là thuế lũy tiến, trong khi người nghèo thậm chí còn được hưởng trợ cấp.
    • Nguyên tắc hiệu quả: việc đánh thuế là luôn gây ra tổn thất cho đối tượng chịu thuế. Tuy nhiên, cần phải cân nhắc trên lợi ích ròng tổng thể của xã hội và sao cho tổn thất là tối thiểu.
    • Nguyên tắc linh hoạt: phản ánh độ nhạy cảm của thuế đối với nền kinh tế qua đo lường mối tương quan giữa thuế thu được với tổng sản lượng quốc dân (GNP) hay quốc nội (GDP). Công thức tính: % thay đổi thuế thu (có thể bao gồm hoặc không bao gồm sự thay đổi trong chính sách thuế) chia cho % thay đổi GNP hoặc GDP. 
    • Sự mâu thuẫn giữa các nguyên tắc: các nguyên tắc thường mâu thuẫn nhau như công bằng và hiệu quả là không thể cùng đạt với nhau được, như người làm việc nhiều để kiếm tiền tăng thu nhập nhưng lại bị đánh thuế thành ra không khuyến khích họ làm việc, dẫn đến kinh tế suy giảm, không hiệu quả. Thậm chí bản thân các nguyên tắc đôi khi cũng mâu thuẫn với chính nhau như việc người giàu đôi khi hưởng lợi ích hơn người nghèo (trợ cấp) nhưng lại phải đóng nhiều hơn (thuế thu nhập lũy tiến).

  • Mức thuế suất hiệu quả: là thuế suất mà tại đó chính phủ thu được số thuế tối đa. GS Arthur Laffer đã phát hiện ra sự rò rỉ thuế được biểu diễn bằng đồ thị sau:



  • Thuế với phân phối thu nhập: các chính phủ thông qua thuế để phân phối lại thu nhập, lấy bớt của người giàu để chuyển cho người nghèo hơn. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện phân phối lại đó thì luôn bị rò rỉ thuế[3] thông qua các khoản chi phí hành chính, giảm bớt sản lượng của khu vực tư nhân, sự không hiệu quả của hàng hoá công… và thường sự rò rỉ là rất lớn.




  • Thuế với cung hàng hoá công hiệu quả:




  • Đường cầu đền bù (Compensated Demand Curve)[4]: là đường cầu trong điều kiện bị ảnh hưởng thu nhập, nghĩa là khi giá tăng hay giảm khiến thu nhập thực tế thay đổi. Hick cho rằng tại mức giá P’ thì có thể không nhận thấy rõ vì QD và QD’ giao nhau. Nhưng tại mức giá P thì lợi ích sẽ thấy rõ ràng, NTD sẽ bị mất đi một lượng hàng hoá do việc tăng giá bởi thuế. Giải thích tương tự đối với trường hợp giá giảm[5].           



  • Ảnh hưởng của thuế:
    • Khi đánh thuế, nguồn lợi từ tiền thuế sẽ được chuyển cho chính phủ. Đối tượng chịu thuế sẽ bị thiệt hại, bị giảm tài sản. Hành vi kinh tế của họ bị thay đổi do thu nhập có ít đi một khoản bằng với thuế đã đóng (hiệu ứng thu nhập) hoặc do thuế làm giá hàng hoá dịch vụ tăng lên (hiệu ứng thay đổi).
    • Ảnh hưởng của thuế đến NTD
        • Khi xét đến ảnh hưởng của thuế cần phải so sánh 3 yếu tố sau:
          • Giá cả à NTD hay nhà sản xuất là người chịu thuế / hưởng trợ cấp và mức chịu bao nhiêu của mỗi bên
          • Sản lượng à giảm hay tăng bao nhiêu
          • Tổn thất hay Lợi ích ròng của toàn xã hội




      [1] Xem thêm môn Kinh tế vĩ mô
      [2] Các công cụ của nhà nước bao gồm: phạt, trợ cấp (liên quan đến kinh tế) và hành chính – luật pháp, sẽ được nêu rõ trong các trường hợp sau đó.
      [3] Trong sách Kinh tế công cộng của PGS. TS. Nguyễn Thuấn ghi là Hạn chế của phân phối thu nhập.
      [4] Còn gọi là đường cầu Hick Q=f(P,U), khác với đường cầu thông thường là đường cầu Marshall Q=f(P,I). 2 đường cầu này tuy cách biến số là khác nhau nhưng thặng dư tiêu dùng thì cách tính vẫn không thay đổi, do 2 đường cầu này không có sai biệt quá nhiều, vì có hàng hoá đa phần co giãn theo thu nhập không đáng kể.


      --- CÒN TIẾP ---

      Không có nhận xét nào:

      Đăng nhận xét