domain, domain name, premium domain name for sales

Thứ Sáu, 29 tháng 7, 2011

Kinh tế công cộng, p5, NGOẠI TÁC

NGOẠI TÁC[1] - EXTERNALITIES

  • Định nghĩa: là tình trạng phát sinh những trao đổi không tự nguyện về các giá trị và lợi ích bên ngoài thị trường, nghĩa là ngoài người bán và người mua còn có đối tượng khác bị ảnh hưởng bởi hoạt động giao dịch kinh tế đó. Ngoại tác có thể mang tính tích cực hoặc tiêu cực.
  • Nguyên nhân:
    • Quyền sở hữu: Ví dụ sản lượng đánh bắt cá trong ao sẽ phụ thuộc vào chủ sở hữu cái ao.
    • Khoa học kỹ thuật: Ví dụ máy móc càng hiện đại thì khuynh hướng ngoại tác tiêu cực càng giảm.
    • Hàng hoá công cộng: ngoại tác mà số lượng các đối tượng bị tác động không phụ thuộc hoặc liên quan rất ít đến nó. Ví dụ buổi chiếu phim ngoài trời công cộng là ngoại tác tích cực nhưng không phụ thuộc vào số người xem phim.
  • Hậu quả
    • Ngoại tác tiêu cực à MC<MSC à QTT>Q*, nghĩa là chi phí biên của doanh nghiệp thấp hơn so với chi phí biên mà xã hội phải chịu nên doanh nghiệp sản xuất nhiều hơn số lượng xã hội mong đợi, gây tổn thất cho xã hội.


    • Ngoại tác tích cực à MB<MSB à QTT<Q*, nghĩa là lợi ích biên của doanh nghiệp nhỏ hơn lợi ích biên của xã hội nên sản lượng được sản xuất thực tế ít hơn sản lượng mong đợi, gây tổn thất cho xã hội.


Giải pháp
  • Tư nhân: Ronal Coase cho rằng trong thực tế không nhất thiết luôn cần có sự can thiệp của nhà nước khi có sự mâu thuẫn giữa tư nhân với nhau, mà bản thân họ có thể thương lượng tự tìm được cách thức giải quyết tối ưu nhất đối với các bên liên quan. Tuy nhiên, để làm được điều đó thì cần phải có quyền sở hữu phân định rõ ràng để tránh việc chi phí giao dịch quá cao cho một số ít người trong khi lợi ích thì nhiều người khác cũng được hưởng.
  • Chính phủ: khi giải pháp tư nhân thất bại, nhà nước cần có sự can thiệp bằng các công cụ như công cụ về kinh tế thông qua phạt, trợ cấp hay công cụ hành chính luật pháp như các tiêu chuẩn, quy định, điều luật.
    • Phạt
      • Phạt tiền cố định: là chế độ phạt tiền mà chính phủ áp dụng khoản tiền phạt cố định trên một đơn vị sản lượng. Chế độ tiền phạt này chính phủ thường áp dụng đối với những ngoại tác không quá nghiêm trọng, khi mà mức độ tiêu cực tỉ lệ thuận với sản lượng còn chi phí biên được xem là như nhau với mỗi đơn vị sản lượng.



      •  
        Phạt tiền phi tuyến: là chế độ phạt mà chính phủ áp dụng khoản tiền phạt dựa vào mức độ nghiêm trọng của tác động tiêu cực. Ở đây sẽ chia làm 2 mức phạt: mức phạt rất thấp đối với mức tiêu cực ở mức độ cho phép và sau đó là mức phạt rất cao nếu ở mức tiêu cực vượt ngưỡng cho phép. Mức phạt rất cao này khiến cho doanh nghiệp hoặc phải đóng cửa, phá sản hoặc phải khắc phục để tuân thủ theo đúng quy định của chính phủ.



    • Trợ cấp
      • Trợ cấp tích cực

  

      • Trợ cấp tiêu cực




Tuy nhiên phương pháp trợ cấp cho tiêu cực ít được sử dụng trong thực tế, vì lý do các doanh nghiệp có khuynh hướng lấy bớt phần tiền trợ cấp để đầu tư cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nên phương pháp này không hiệu quả.




CƠ SỞ LỰA CHỌN CHÍNH SÁCH / CÔNG CỤ

Ý tưởng căn bản: như đã nói ở trên, chính phủ có 2 kiểu công cụ là liên quan đến kinh tế như hình thức thuế biểu hiện là phạt hay trợ cấp hay liên quan đến biện pháp hành chính – luật. Mỗi cách có những ưu khuyết điểm riêng và để lựa chọn biện pháp hành chính hay kinh tế thì cần dựa trên những tiêu chí sau:
  • Chi phí kiểm soát: bao gồm những khoản chi phí liên quan đến việc xác định mức độ tác động tiêu cực cho phép, theo dõi, kiểm tra, đánh giá mức độ tiêu cực. Chi phí kiểm soát sẽ thay đổi tùy theo các biện pháp khác nhau. Đối với tiêu chí này thì biện pháp hành chính là có ưu thế nhất vì nó chỉ đòi hỏi chi phí kiểm soát doanh nghiệp có vượt quá chuẩn cho phép không mà không cần biết chính xác mức độ hậu quả.
  • Yêu cầu thông tin: để hạn chế được ngoại vi thì cần phải có thông tin về ngoại vi và hậu quả tác động của nó, những chi phí liên quan để giải quyết vấn đề… Lượng thông tin yêu cầu này thay đổi tùy theo sự phát triển của khoa học kỹ thuật, thời điểm… Mặt khác, các doanh nghiệp cũng thường có khuynh hướng che giấu bớt thông tin nên thông tin không đầy đủ và chính xác, do đó kết quả thường không đảm bảo yêu cầu. Đối với tiêu chí này thì biện pháp về kinh tế là đạt yêu cầu nhất, vì chỉ cần dựa trên số liệu thực tế hay quá khứ đã có để tính toán và ra quyết định.
  • Lợi ích ròng của xã hội: thay đổi tùy theo không gian, thời gian xảy ra ngoại vi tiêu cực. Tiêu chí này cũng bị tác động bởi tiêu chí Chi phí kiểm soát ở trên. Ngoài ra đôi khi vì mục tiêu tăng trưởng phát triển kinh tế, ổn định xã hội (lợi ích của xã hội) nên có thể chi phí sẽ bị bỏ qua.
  • Giá trị trung bình: do mỗi biện pháp đều có ưu và khuyết khác nhau nên đôi khi giải pháp chọn giá trị trung bình, đứng chính giữa lại là một giải pháp hay. Ví dụ 2 doanh nghiệp A và B đều xả thải ra môi trường nhưng mức độ xả thải là khác nhau. Nếu để quy định mức xả thải riêng cho A hay B sẽ đòi hỏi chi phí rất cao nên thường chính phủ chọn mức trung bình có thể sẽ khiến A thiệt hại nếu A xả thải nhiều hơn B (dù rằng B cũng chẳng được lợi gì khi tăng sản lượng[2]), nhưng cuối cùng chính phủ đạt được mục đích là cả A và B cuối cùng chỉ xả 1 lượng như quy định hoặc thấp hơn quy định.
  

  • Khả năng lũng đoạn của các tổ chức, cá nhân có quyền lực về kinh tế chính trị. Trong trường hợp này thì biện pháp luật pháp tỏ ra có ưu thế.
  
Cơ sở lý thuyết: LỢI ÍCH – CHI PHÍ XÃ HỘI SO VỚI TƯ NHÂN

Dựa trên cơ sở là lợi ích ròng, nghĩa là phần còn lại sau khi lấy lợi ích – chi phí của xã hội trừ cho lợi ích – chi phí của tư nhân.

Đối với dự án tư nhân: sử dụng những công thức dòng tiền trong tài chính để chiết khấu dòng tiền thu được từng năm của dự án ở tương lai về hiện tại và cộng thêm cả phần bù rủi ro[3] cho lãi suất mong đợi.

Đối với dự án công: đánh giá lợi ích – chi phí xã hội bằng cách so sánh giá trị các yếu tố sau trước và sau khi thực hiện dự án với tiêu chuẩn mong đợi để rồi ra quyết định:
  • Thặng dư tiêu dùng
  • Thời gian tiết kiệm được
  • Tiện ích, giá trị tinh thần: như môi trường trong lành, mức độ hạnh phúc, an toàn…
  • Chi phí hiệu quả: đối với những dự án liên quan đến giá trị cuộc sống thì khó xác định chi phí nên thường chọn giải pháp phân tích hiệu quả của chi phí. Ví dụ: về các nguy cơ môi trường và chi phí để giảm chúng[4].

STT

số tử vong trên
1 triệu người tiếp xúc với rủi ro
chi phí để tránh một ca tử vong
(triệu USD)
tổng chi phí
để không có
tử vong
1
trihalomethane trong nước
420.0
0.2
84.000
2
phóng xạ hạt nhân
6,300.0
3.4
21,420.000
3
thải chất Benzen
1,470.0
3.4
4,998.000
4
tiếp xúc Benzen
39,600.0
8.9
352,440.000
5
tiếp xúc Asbetos
3,015.0
8.3
25,024.500
6
tiếp xúc Arsenic
63,000.0
23.0
1,449,000.000
7
tiếp xúc Acrylonitrile
42,300.0
51.5
2,178,450.000
8
tiếp xúc than cốc
7,200.0
63.5
457,200.000
9
chất độc thải trên đất
2.0
4,190.2
8,380.400
10
tiêu chuẩn chất rắn thải
1.0
19,107.0
19,107.000
11
thải chất bảo quản gỗ (<1)
0.9
5,700,000.0
5,130,000.000



Ta nhận thấy chi phí để chi cho mục số 6, 7 và 11 chiếm tỉ lệ rất lớn hay chi phí để giảm tử vong cho 1 cá nhân là quá cao so với rủi ro hiện có là rất thấp, nhất là mục 11. Ở đây nên tập trung chi phí vào việc giảm rủi ro của các mục còn lại là 1, 2, 3, 4, 5 và 8 sẽ hiệu quả hơn, chi phí tốn ít hơn và số lượng người chết sẽ giảm được nhiều hơn. Mục 9 và 10 tuy chi phí ít nhưng do rủi ro không đáng kể nên cũng không cần thiết.

  • Chi phí cơ hội nhỏ nhất: giá trị những đánh đổi của xã hội trong tương lai đối với dự án. Ví dụ như việc đầu tư cho xây dựng cầu đường sẽ giúp cho giao thông tiện lợi, kinh tế phát triển, nhưng xã hội sẽ mất đi phần chi tiêu đó cho những dự án khác như đầu tư vào giáo dục, hàng hoá của người dân bị ít đi do phải đóng thuế…



[1] Đôi khi được gọi là ngoại vi, ngoại sinh
[2] Nếu B tăng sản lượng tuy chi phí biên MC có thấp hơn doanh thu biên MR, nhưng như vậy cũng làm cho lợi nhuần ròng bị giảm xuống, có thể bởi do hàng bán không được, tồn hàng nhiều khiến B sau đó giảm giá… Xem thêm vi mô.
[3] Xem thêm tài chính
[4] R. Kelly Turner, David Pearce & Ian Bateman, Kinh tế môi trường, Tài liệu lưu hành nội bộ của ĐH Nông Lâm 1995, trang 114.


--- HẾT ---
xuanlanvu@gmail.com

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét