domain, domain name, premium domain name for sales

Thứ Năm, 18 tháng 2, 2016

R&D - YẾU TỐ SỐNG CÒN CỦA DOANH NGHIỆP

Trong khi lĩnh vực công nghệ - kỹ thuật liên tục phát triển mạnh và ngày càng chiếm phần quan trọng thì nhu cầu của người tiêu dùng cũng đa dạng và có những đòi hỏi cao không kém. Cạnh tranh trên thương trường khốc liệt trong bối cảnh toàn cầu hóa là những nguyên nhân làm cho sản phẩm của các doanh nghiệp phải thay đổi từng giờ để bắt kịp xu hướng nếu không muốn bị rớt lại phía sau. Chính vì thế, sẽ không có cơ hội cho những doanh nghiệp thiếu chuyên môn về năng lực quản lý, kém sáng tạo đổi mới các dòng sản phẩm hay ngủ quên trên những thành công nhất thời.
 Trong thời buổi mà từ các tập đoàn đa quốc gia lớn mạnh cho đến các doanh nghiệp vừa và nhỏ đều không ngừng tập trung sáng tạo, nghiên cứu sản phẩm mới.  Để doanh nghiệp tồn tại và phát triển một cách bền vững, thì khả năng nghiên cứu và triển khai thực sự là nhân tố cạnh tranh quan trọng và là yếu tố bắt buộc.
 Nghiên cứu và phát triển trong doanh nghiệp ( Reseach and Development – R&D) là quá trình tổng hợp bao gồm nhiều khâu, từ nghiên cứu khoa học đến tổ chức doanh nghiệp, phát triển thị trường hay các sản phẩm mới, quản lý các dự án... Ngoài ra, nó còn liên quan đến việc nghiên cứu nhu cầu của khách hàng. Thông qua đó, sẽ có tầm nhìn rõ ràng hơn về việc cải tiến sản phẩm và đáp ứng được các nhu cầu.  R&D được biết đến như một công cụ giá trị cho việc phát triển và cải thiện trong công việc kinh doanh. Các doanh nghiệp khi hoạch định được một chiến lược R&D sẽ có cơ hội thành công cao hơn.

 Chức năng nghiên cứu và phát triển trong các đơn vị kinh doanh có hai nhiệm vụ cơ bản: R&D sản phẩm/ dịch vụ và R&D các tiến trình. Nếu như R&D sản phẩm/ dịch vụ thể hiện những nỗ lực nhằm dẫn đầu công việc cải tiến hoặc đổi mới các yếu tố đầu ra của doanh nghiệp so với các đối thủ cạnh tranh trong ngành thìR&D các tiến trình nhằm giảm chi phí các hoạt động và nâng cao hiệu quả các hoạt động trong các tiến trình đó.  Trong môi trường năng động và cạnh tranh như hiện nay, cả hai phần nghiên cứu và phát triển đều vô cùng quan trọng.
 Có hơn một phần tư nhân viên công ty Samsung tham gia nghiên cứu và phát triển những dòng sản phẩm thế hệ mới. Hãng điện tử này dành đến 9%  lợi nhuận từ việc bán hàng để đầu tư vào các hoạt động này. Trong khi đó, hãng điện thoại Huawei đến từ Trung Quốc được biết đến như là doanh nghiệp chịu chi nhất cho các hoạt động liên quan đến R&D vào năm 2014. Công ty này thậm chí còn thành lập hẳn công ty thành viên chuyên về nghiên cứu và phát triển. Và điều này góp phần không nhỏ dẫn đến thành công hiện nay của hãng. CEO luân phiên của Huawei phát biểu: “Nếu chỉ có đội ngũ nghiên cứu phát triển và quy trình thì không đủ vì anh có thể khiến R&D hàng ngày làm sai việc. Ví dụ đáng ra phải làm ra điện thoại di động thì lại làm ra cái cốc. Do đó mà nghiên cứu sáng tạo sản phẩm và hệ thống kinh doanh tiêu thụ chiến lược giúp đảm bảo những sản phẩm chúng tôi làm ra là thực sự phù hợp với nhu cầu của khách hàng...Sự cạnh tranh của mỗi nghề, mỗi sản phẩm đều là đúng lúc khách hàng cần thì mình có và cũng vừa đúng với nhu cầu khách hàng, nếu có sức cạnh tranh hơn các đối thủ khác thì đó là điều vĩ đại nhất. Hệ thống nghiên cứu phát triển của chúng tôi mà đạt đến mục tiêu này thì là điều vĩ đại nhất 
 Tùy theo các hình thức kinh doanh , hay các dòng sản phẩm mà các doanh nghiệp tự hoạch định cho mình một chiến lược R&D cụ thể. Nhưng chi tiêu nhiều tiền bạc và thời gian chưa chắc đã làm cho kế hoạch R&D thành công. Chìa khóa ở đây chính là việc nghiên cứu thị trường rộng lớn để xác định được thị hiếu và nhu cầu của khách hàng. Từ đó, xác định được hướng đi cụ thể cho doanh nghiệp mình.
 Nguyễn My My - 41K12

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét