domain, domain name, premium domain name for sales

Chủ Nhật, 24 tháng 4, 2016

[HỌC HÓA, CÓ THẬT SỰ KHÓ?]

Không phải bất kì học sinh nào chọn Hóa là một trong ba môn thi chính trong kì thi tuyển sinh Đại học cũng dễ dành nhận được điểm cao. Khác với Lý, Hóa học có tính kết nối, bắt buộc các người học phải theo dõi và học hành nghiêm chỉnh từ lúc còn học lớp 10, 11.Việc ghi nhớ hàng chục công thức hóa học, các tính chất vật lý cũng như các hiện tượng hóa học thật sự không phải là điều dễ dàng, sau đây là một vài bí quyết giúp các sĩ tử giành kết quả tốt trong kì thi quan trọng sắp đến.

Ngoài việc học kiến thức từ trường, từ lớp học thêm thì tự học vẫn là yếu tố quan trọng nhất. Đối với môn Hóa, lý thuyết nằm toàn bộ trong sách giáo khoa vì vậy việc đọc đi đọc lại là điều hoàn toàn cần thiết. Hơn nữa, một điều bắt buộc đôi với mỗi học sinh học Hóa là phải ghi nhớ toàn bộ các tính chất vật lý, hóa học, phản ứng điều chế để tránh nhầm lẫn trong quá trình làm bài. Để nắm vững kiến thưc một cách hiệu quả hơn, mỗi một chất các bạn nên vẽ sơ đồ tư duy hoặc bảng tóm tắt những ý chính để tiện cho việc theo dõi mà không bị loạn. Còn đối với các phản ứng hóa học, các bạn nên quan sát kỹ những thí nghiệm mà thầy cô thực hành trên lớp hoặc các bạn  có thể lên mạng xem những video hóa học, việc xem phản ứng trực tiếp bằng mắt sẽ dễ ghi nhớ hơn là chỉ đọc trong sách giáo khoa.

Nắm vững các lý tính, hóa tính, phản ứng điều chế của từng chất sẽ giúp ích rất nhiều cho  học sinh trong việc giải quyết các bài toán. Cân bằng nhanh và chính xác phản ứng hóa học cũng là một trong những lợi thế giúp học sinh tiết kiệm được thời gian làm bài. Khi gặp trúng những bài toán dài các bạn không nên nao núng, lo sợ, bởi lẽ đó là những bài toán có nhiều dữ kiện, chỉ cần xác định đúng những dự kiện,bạn có thể dễ dàng giải quyết bài toán. Nên nhớ: Đề càng dài, càng nhiều dữ kiện. Đề càng ngắn, càng ít dữ kiện.

Mỗi ngày, hãy dành ra khoảng hơn 90 phút để tập trung giải thử một đề thi Đại học mà không nhờ sự trợ giúp của thầy cô, bạn bè ,sách vở và sau đó là tự mỗi bạn sẽ chấm bài của mình dựa trên những đáp ứng có sẵn. Việc giải thử này sẽ khiến cho học sinh thích nghi vs không khí phòng thi cũng như tâm lí đi thi. Hơn nữa, khi kiểm tra thử, học sinh sẽ dễ dàng nhận ra những câu mình hay sai để  từ đó ghi nhớ và rút kinh nghiệm.Bởi vì thời gian khônh chờ đợi một ai cả, vì vậy đừng nên quá tập trung vào một câu mà mình mãi không giải được. Cần phân chia rõ ràng, thời gian dành cho mỗi câu, nếu câu trên vẫn chưa giải được nhưng đành chấp nhận bỏ qua và giải quyết câu tiếp theo.

Một vài mẹo ghi nhớ hay:
Cách ghi nhớ các nhóm nguyên tố chính:
-         Nhóm IA: Li-Na-K-Rb-Cs-Fr: Lâu nay không rảnh coi phim
-         Nhóm IIA: Be –Mg –Ca – Sr – Ba – Ra: Bé mang cây sung bắn ruồi
-         Nhóm IIIA : B – Al- Ga – In - Ti: Bà anh lấy gà trong tủ lạnh
-         Nhóm IVA: C – Si – Ge – Sn - Pb: Chú Sỉ gọi em sang nhậu phở bò.
-         Nhóm VA : N – P – As – Sb - Bi: Ni cô phàm tục ắc sầu bi.
-         Nhóm VIA: O – S – Se – Te - Po: Ông sau sỉn té bò
-         Nhóm VIIA : F -  Cl – Br – I - At: Phải chi bé yêu anh
-         Nhóm VIIIA : He – Ne – Ar – Kr – Xe - Rn: Hằng Nga ăn khúc xương rồng
Dãy hoạt động hóa học kim loại:
 K Na Ca Mg Al Zn Fe Ni Sn Pb H Cu Hg Ag Pt Au.
-         Cách nhớ: Khi nào cần may áo giáp sắt nhớ sang phố hỏi cửa hàng áo phi âu.

Mặc dù, lượng kiến thức môn Hóa thật sự rất nhiều, tuy nhiên, bằng sự chăm chỉ kết hợp với các phương pháp học tập hiệu quả các bạn học sinh có thể dễ dàng hơn trong việc giành được điểm cao khi thi Hóa.

Ngọc Hà - 41k12.3

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét