Marketing xanh thực ra là một thuật ngữ xuất hiện đã lâu trên thế giới. Bắt đầu từ những năm 90 của thế kỷ trước, khi các quốc gia dần nhận ra tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường. Những “phong trào xanh” bắt đầu nổi lên và dần trở thành xu hướng toàn cầu. cùng với sự xuất hiện ngày càng nhiều của những khái niệm mới như thực phẩm xanh, đồ gia dụng xanh, công xưởng xanh… đã thúc đẩy hoạt động “tiêu dùng xanh” – tiêu dùng những sản phẩm không có hại cho môi trường – gia tăng mạnh mẽ. Trong bối cảnh đó, marketing xanh, được xem là một hiện tượng mới ngược với marketing truyền thống, dần phát triển mạnh mẽ và có ảnh hưởng vô song tới hoạt động thương mại quốc tế.
Marketing xanh là…
Theo Hiệp hội Marketing Hoa Kỳ, marketing xanh là hoạt động marketing cho các sản phẩm được coi là an toàn cho môi trường. Chiến dịch marketing xanh làm nổi bật các đặc điểm bảo vệ môi trường của các sản phẩm và dịch vụ của công ty. Do đó marketing xanh là sự kết hợp một loạt các hoạt động, bao gồm việc điều chỉnh sản phẩm, thay đổi quá trình sản xuất, thay đổi bao bì, cũng như thay đổi quảng cáo. Marketing xanh thường nhấn mạnh các đặc điểm của sản phẩm bao gồm những thứ như giảm chất thải trong bao bì, tăng hiệu quả năng lượng của các sản phẩm trong quá trinhg sử dụng, giảm sử dụng hóa chất trong nông nghiệp, hoặc giảm phát thải độc hại và các chất ô nhiễm khác trong sản xuất.
Chiến lược marketing xanh cũng bao gồm 4P, cụ thể là :
- Sản phẩm: thúc đẩy sản phẩm có các thuộc tính thân thiện với môi trường
- Giá: Giá sản phẩm có thể cao hơn một chút so với các sản phẩm thay thế thông thường.
- Phân phối: Một chuỗi phân phối là rất quan trọng, mục tiêu chính là bao bì hay đóng gói sinh thái.
- Chiêu thị: Truyền thông tới thị trường nên đặt nặng khía cạnh môi trường. Ví dụ như công ty sở hữu một giấy chứng nhận CP hoặc chứng nhận ISO 14000. Điều này có thể được công bố công khai để cải thiện hình ảnh công ty.
Marketing xanh trên thế giới
Người tiêu dùng đang dần hiểu được tác động của khí hậu thời tiết đối với đời sống và ngày một có nhiều hành động rõ rệt để bảo vệ môi trường tự nhiên. Những năm gần đây xu hướng tiêu dùng những sản phẩm “xanh” – thân thiện với môi trường an toàn cho người sử dụng đang ngày tăng cao.
Bắt kịp xu hướng ấy các nhãn hàng nổi tiếng trên thế giới đã và đang thực hiện các chiến lược marketing xanh nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh.
Chẳng hạn hãng thức ăn nhanh lớn nhất thế giới – Mc Donald đã thay thế những bao bì sản phẩm bằng nylon bằng những mẫu bao bì bằng nguyên liệu có thể phân hủy trong môi trường nhằm gia tăng ý thức bảo vệ môi trường cho khách hàng. Hay như công ty công nghệ Xerox giới thiệu dòng máy photocopy sử dụng giấy tái chế để giúp khách hàng giảm thiểu những tác hại đến môi trường tự nhiên.
Ngoài ra, rất nhiều công ty bắt đầu nhận thức họ là thành viên của một cộng đồng rộng lớn vì vậy cần phải có trách nhiệm với môi trường, điều này đồng nghĩa với công ty nhận thức rằng việc đạt được những mục tiêu về môi trường cũng quan trọng như việc tối đa hóa lợi nhuận và những vấn đề về môi trường đang ngày càng tích hợp với văn hóa của tổ chức.
Marketing xanh tại Việt Nam
Trong những năm gần đây, các doanh nghiệp Việt Nam bắt đầu ứng dụng Marketing xanh trong các hoạt động Marketing của mình.
Điển hình là tập đoàn Metro, quyết định bán túi cói cho khách hàng thay vì cũng cấp miễn phí túi nilon như trước. Chiến lược này được thực hiện nhằm đánh thức nhu cầu xanh của người tiêu dùng và cải thiện hình ảnh doanh nghiệp với xã hội. Bên cạnh Metro, hãng điện thoại Nokia cũng là một trong những thương hiệu tại Việt Nam nhanh chóng thích nghi với xu hướng xanh của khách hàng. Bằng hoạt động thu gom điện thoại cũ để tái chế, Nokia đã thành công thu hút sự quan tâm của giới trẻ và những người có xu hướng tiêu dùng xanh. Thành công ghi điểm trong mắt người tiêu dùng là một nhãn hàng đẳng cấp và có trách nhiệm với cộng đồng.
Những thách thức phía trước
Sản phẩm xanh đòi hỏi vật liệu tái tạo và tái chế vì vậy tốn kém cho doanh nghiệp:
- Yêu cầu một công nghệ tiên tiến, đòi hỏi đầu tư lớn vào nghiên cứu và phát triển.
- Công nghệ xử lí nước rất tốn kém.
- Phần lớn người dân không nhận thức của các sản phẩm xanh và cách sử dụng của họ.
- Phần lớn người tiêu dùng không sẵn sàng để trả tiền bảo hiểm cho các sản phẩm xanh.
Marketing xanh không nên bỏ qua những khía cạnh kinh tế của thị trường. Các nhà marketer cần phải hiểu những tác động của marketing xanh. Nếu bạn nghĩ rằng khách hàng không quan tâm đến vấn đề môi trường hay sẽ không trả tiền bảo hiểm cho các sản phẩm sinh thái thì bạn cần phải suy nghĩ lại. Bạn phải tìm một cơ hội để nâng cao hiệu suất sản phẩm của bạn và tăng cường lòng trung thành của khách hàng và một mức giá cao hơn. Marketing xanh vẫn còn trong giai đoạn phôi thai và rất nhiều nghiên cứu sẽ được thực hiện để khám phá đầy đủ tiềm năng của nó.
https://chienluocmarketing.wordpress.com/tag/marketing-xanh/
http://www.inc.com/encyclopedia/green-marketing.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét