domain, domain name, premium domain name for sales

Thứ Hai, 18 tháng 4, 2016

[NHỮNG SAI LẦM KHI CHỌN NGHỀ]


NHỮNG SAI LẦM KHI CHỌN NGHỀ

Liệu có nên học ngành mình thích hay học những ngành đảm bảo “an toàn” về thu nhập và vị trí xã hội cho tương lai? Có nên liều lĩnh thứ sức và khám phá với một nghề mới hay chỉ nên yên tâm với một công việc quen thuộc? Đó là những thắc mắc thường gặp ở tuổi trẻ, đặc biệt là những bạn học sinh THPT trước ngưỡng cửa thi vào Đại học, chọn đúng ngành đúng nghề phù hợp với bản thân. Dưới đây là 10 sai lầm bạn cần nên tránh khi đưa ra quyết định chọn ngành nghề cho bản thân:

1.      Chọn nghề theo kiểu may rủi, phong trào:
Đây là một đặc trưng tâm lí của rất nhiều thí sinh thi đại học. Nguyên nhân cũng là do gia đình không quan tâm đến việc tạo điều kiện cho con em mình tìm hiểu những nghề nghiệp trước, đến lúc phải nộp hồ sơ thì tặc lưỡi chọn đại một ngành nào đấy có vẻ “đường được”. Cũng có khi gia đình và thí sinh chọn một ngành nào đó vì thấy nhiều bạn bè cùng chọn ngành đó. Kiểu chọn nghề như vậy rất sai lầm vì không dựa trên những thông tin cụ thể về ngành nghề và năng lực của bản thân.

2.      Bị hấp dẫn bởi vẻ ngoài của nghề:
Nhiều bạn trẻ chọn sai nghề do bị hấp dẫn bởi vẻ bề ngoài của nghề đó mà thiếu sự hiểu biết cần thiết nội dung lao động của nghề.
3.      Dựa dẫm vào lời khuyên của người khác:
Điều này xảy ra với những bạn không có chính kiến riêng cho bản thân, tức là cũng không hiểu mình muốn gì và cần gì ở nghề nghiệp tương lai. Nhiều gia đình coi việc chọn ngành học cho con là việc của bố mẹ chứ không phải là mong muốn của con cái vì cho rằng con mình chưa đủ lớn khôn để quyết định điều đó. Do đó, bạn sẽ gặp thất vọng lớn khi phát hiện ra là mình chẳng hề thích hợp với nghề nghiệp mà gia đình hoặc người khác chọn cho.

4.      Chọn nghề đang “hot”:
Thời gian qua, đã có nhiều bài báo và cuốn sách liệt kê những ngành nghề hot trong tương lai. Việc bạn tham khảo những danh sách đó không có gì là tổn hại cả. Và sẽ rất bình thường nếu một trong những nghề đó hấp dẫn bạn. Tuy nhiên bạn đừng “nhắm mắt đưa chân” chọn liều một nghề trong danh sách đó với hi vọng sau này mình sẽ nổi tiếng, sẽ thành công. Những dự đoán đó thường dựa theo một số tài liệu nhất định hoặc những linh cảm đặc biệt của các chuyên gia, nên nhiều khi không hoàn toàn đúng. Có nhiều nghề hiện tại đang hot nhưng không có nghĩa là trong tương lai chúng vẫn hot. Thêm vào đó là trước khi lựa chọn một nghề, bạn phải cân nhắc thêm rất nhiều yếu tố: Sở thích, năng lực, kĩ năng… của bản thân xem mình có phù hợp không?

5.      Chọn nghề giống người thân:
Nếu bạn thân (người thân) của bạn hạnh phúc và thành đạt với lĩnh vực họ chọn thì không có gì đảm bảo rằng bạn cũng vậy. Mỗi người có một năng lực và sở thích khác nhau và họ phù hợp với những công việc khác nhau. Bạn đừng nghĩ rằng nếu người thân của bạn thành công trong ngành kế toán chẳng hạn thì bạn cũng sẽ trở thành một kế toán giỏi. Bạn có thể lắng nghe lời khuyên của họ nhưng đừng áp dụng máy móc. Hãy quan tâm đến lĩnh vực mà bạn yêu thích và bạn có thể làm tốt chứ đừng bắt chước một cách máy móc.

6.      Không đánh giá đúng năng lực của bản thân:
Một tình trạng cũng hay gặp là người học không đánh giá đúng năng lực của bản thân nên lúng túng trong khi chọn nghề
Do đó, có hai tình trạng thường gặp: hoặc đánh giá quá cao năng lực của mình, hoặc đánh giá không đúng mức và không tin vào bản thân.
Cả hai trường hợp đều dẫn đến hậu quả không hay: Nếu đánh giá quá cao khi vào nghề sẽ vấp phải tình trạng chủ quan ban đầu, thất vọng lúc cuối.
Nếu đánh giá quá thấp, sẽ không dám chọn những nghề mà đáng ra là nên chọn.
Có trường hợp ngộ nhận mình có năng khiếu về nghề hấp dẫn, thời thượng mà chọn nghề, khi vào nghề gặp thất bại sẽ chán nản.

7.      Chọn nghề chỉ căn cứ vào năng lực học tập mà không tính đến khả năng, năng khiếu, thiên hướng của bản thân:
Như một ngầm định, học sinh những trường trung học có tiếng của Hà Nội thường rủ nhau đăng kí những trường top như Ngoại thương, Quan hệ Quốc tế, Kinh tế, Sư phạm, Bách khoa, Y… Những học sinh ở các trường ít nổi tiếng hơn thì lựa chọn những trường “bậc 2” như Xây dựng, Giao thông… Thật ra học lực cũng là một tiêu chí rất quan trọng để tính đến việc bạn sẽ thi vào đâu. Nhưng có một thực tế là không ít các bạn trẻ dù thi đỗ và theo học những ngành mà điểm đầu vào rất cao nhưng cũng không thể phát huy được hết năng lực học tập của mình ở môi trường học tập ấy vì không có năng khiếu phù hợp

8.      Thiếu hiểu biết về thể lực và sức khỏe của bản thân:
Có những trường hợp thiếu sự hiểu biết về thể lực và sức khỏe của bản thân, lại không có đầy đủ thông tin về những chống chỉ định y học trong các nghề. Điều này dễ gây nên những tác hại lớn:
Đơn cử, ngươi yềú tim lại chọn nghề nuôi dạy trẻ, người hay viêm họng và phổi lại định hướng vào nghề dạy học, người có bệnh ngoài da lại đi vào nghề “dầu mỡ”…


LÊ THỊ KIM OANH – 40K12

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét